LƯ DO PUTIN CŨNG PHẢI BẤT NGỜ TRƯỚC CUỘC CHIẾN KINH TẾ CỦA CHÂU ÂU



(Tomas Sedlacek (45 tuổi), giáo sư kinh tế học người Séc)

Thế giới phương Tây đang dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế của ḿnh vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tomas Sedlacek (45 tuổi) là một nhà kinh tế học người Séc, nổi tiếng với cuốn sách “Kinh tế học của cái thiện và ác”. Ông từng là cố vấn cho cựu tổng thống Séc Vaclav Havel. Sau đó, ông có giúp cải tổ hệ thống thuế của Cộng ḥa Séc.

Sedlacek từng theo học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Ông hiện giảng dạy tại Đại học Charles ở Praha. Trong cuộc tṛ chuyện với báo WELT (Thế giới), ông đă tính toán cuộc chiến này tốn kém như thế nào, và v́ sao đă đến lúc phải giải phóng người Nga khỏi Putin.

WELT: Giáo sư là một trong những nhà kinh tế lớn đă yêu cầu dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế vào cuộc chiến tranh này. Ông đă thấy hài ḷng chưa?

Tomas Sedlacek: Rồi, tôi không chỉ hài ḷng, mà thậm chí c̣n tự hào và ngạc nhiên, với tư cách là một nhà kinh tế và một người châu Âu. Tôi rất ngạc nhiên nhận thấy mọi người thực sự đă nỗ lực hết ḿnh, và hầu như tất cả mọi người sau đó đều đă thực hiện những điều cần làm. Đây là những thời điểm cay đắng, nhưng có vẻ như chúng tôi, các nhà kinh tế, có thể sử dụng kinh tế trong cuộc chiến chống lại cái ác, tức là trong những lúc cam go, bức thiết. Cho dù nó khiến cho chúng ta phải trả giá ít nhiều.

WELT: Các biện pháp trừng phạt sẽ gây hại như thế nào ở Nga?

Sedlacek: Một trong những hậu quả đầu tiên của việc đóng băng tiền ở nước ngoài là khiến người Nga nháo nhào đến các ngân hàng rút tiền. Chúng ta đă chứng kiến điều này tại các máy ATM ở Moscow. Và nếu sự hoảng loạn bùng phát trong nền kinh tế Nga, hậu quả sẽ rất lớn và tức th́. Hơn hết, điều này dẫn đến nhận thức là chế độ của Putin không những không thành công lắm, mà c̣n đang khiến người dân Nga ngày càng nghèo đi. Việc trừng phạt nhắm vào các ngân hàng đă có hiệu ứng tức th́ và đem lại các hậu quả đầu tiên.

WELT: Nhưng đó không chỉ là điều duy nhất.

Sedlacek: Đúng thế. Hệ quả thứ hai là Ngân hàng Trung ương Nga không c̣n khả năng hấp thụ sự mất giá của đồng rúp, ít nhất là không theo cách mà họ mong đợi. Và điểm thứ ba, tôi nghĩ, đây là bằng chứng tuyệt vời nhất cho thấy chúng ta đă thực sự làm được điều mà Putin không thể ngờ tới: nếu bạn nh́n kỹ vào số liệu thống kê của Nga, bạn có thể thấy nền kinh tế đă có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến này. Rất tiếc là chúng tôi đă không phát hiện ra điều đó trong các dữ liệu từ trước. Nhưng nếu bạn nh́n vào dự trữ ngoại hối ở nước ngoài, có một vài điều nổi bật: Nga đă tích trữ rất ít đô la Mỹ, dự trữ của họ được đổi lấy vàng hoặc Nhân dân tệ Trung Quốc. Nhưng điều ngạc nhiên lớn nhất là 32% dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga lại nằm ở châu Âu.

WELT: Tức là Putin chỉ tính đến các lệnh trừng phạt từ người Mỹ, chứ không phải từ châu Âu?

Sedlacek: Ông ta thực sự không nghĩ rằng người châu Âu sẽ tấn công ḿnh như vậy, v́ vậy ông ta không hề ngần ngại để một phần ba số tiền tiết kiệm của ḿnh trong tay các tổ chức do nước ngoài kiểm soát, chủ yếu ở châu Âu. Bây giờ Putin biết rằng ḿnh không chỉ chiến đấu chống lại Ukraine, mà chống lại toàn bộ thế giới phương Tây. Tuy nhiên, điều hoàn toàn vượt quá mong đợi của tôi là việc Chủ tịch EU, Ursula von der Leyen, tuyên bố Ukraine sẽ được phép gia nhập EU. Điều đó thực sự tuyệt vời và cuối cùng sẽ đưa Ukraine thoát khỏi “vùng đất không người” này, điều mà nước này đă phải gánh chịu trong ba mươi năm qua.

WELT: Chiến tranh sẽ tiêu tốn của Putin một khoản tiền khổng lồ chỉ tính riêng về trang thiết bị quân sự, và không ai muốn gánh những chi phí đó. Liệu một quốc gia như Nga có gánh vác được không?

Sedlacek: Theo quan điểm sinh thái và kinh tế, chiến tranh là cách hủy hoại hàng hóa tàn khốc nhất. Tất cả các công cụ chiến tranh được thiết lập để bị phá hủy. Như tôi đă nói, tôi nghĩ nền kinh tế Nga đă chuẩn bị trước cho điều này, và đây lại là một nhận thức đau đớn khác: chúng ta đă làm việc với một quốc gia được cho là thân thiện với ḿnh, trong khi quốc gia này đă chuẩn bị cho chiến tranh từ năm 2014. Tôi tin rằng họ đă sẵn sàng chấp nhận những tổn thất quân sự, đáng tiếc là cả về sinh mạng lẫn vật chất.

WELT: Thông qua các lệnh trừng phạt mạnh mẽ, thế giới phương Tây cũng đang tham gia vào cuộc chiến tranh này?

Sedlacek: Đúng thế, nhưng chúng ta không phản ứng theo kiểu thời kỳ đồ đá, ném đá hoặc thuốc nổ vào đối phương. Chúng ta tiến hành chiến tranh theo kiểu các nền văn minh tiên tiến, chiến tranh thông qua kinh tế. Chúng ta đă có bài học rằng kinh tế có thể gây những điều khá tồi tệ, ở châu Âu hay ở châu Mỹ, điều đó từng xảy ra vào năm 2008, hoặc trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp, và c̣n có những ví dụ khác nữa. Bây giờ chúng ta đang bị tấn công và cần một vũ khí để đánh trả. Đó là cách thức của một nền văn minh tiên tiến sử dụng nền kinh tế như một vũ khí chiến tranh chống lại một nhà nước khủng bố. Nước Nga hiện nay thực sự đă trở thành một quốc gia khủng bố phải bị buộc quỳ gối. Chúng ta có nghĩa vụ về đạo đức trong việc sử dụng vũ khí kinh tế. Nếu không chúng ta cũng sẽ phải sử dụng vũ khí thông thường, thứ mà tất cả chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta sẽ không bao giờ phải sử dụng nữa.

WELT: Thế c̣n Trung Quốc th́ sao? Ông có tin Trung Quốc sẽ nhập cuộc?

Sedlacek: Tôi nghĩ Trung Quốc rất thực dụng và họ có quyền lựa chọn: họ có thể đứng về phía các quốc gia tiến bộ, có học thức và yêu chuộng ḥa b́nh, hoặc họ có thể đứng về phía một quốc gia đă tách rời khỏi cộng đồng, và về thương mại và chính trị, trong ba mươi năm qua đă không học thêm được điều ǵ mới, dù là nhỏ nhất. Nga có những vũ công tuyệt vời và những nghệ sĩ xuất chúng, và chúng ta có thể học hỏi rất nhiều điều từ Nga trong lĩnh vực này. Nhưng khi nói đến chính trị hoặc kinh tế, Nga không có ǵ để trưng ra. V́ vậy, nếu Trung Quốc muốn ở bên cạnh một chế độ cực kỳ bất an, bán toàn trị và cực kỳ kém cỏi, chỉ có thể chứng tỏ sức mạnh quân sự, th́ họ sẽ chọn Nga. Ngay từ bây giờ chúng ta nên mở rộng cửa cho Trung Quốc và cho nước này cơ hội b́nh tĩnh nh́n nhận lại vị thế của ḿnh. Và hy vọng rằng, ở một thế giới phân đôi, Trung Quốc sẽ tham gia vào phần tự do, giàu có và bao dung của thế giới.

WELT: Cuộc chiến này cũng sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt. Các hộ gia đ́nh của chúng ta, các chính phủ của chúng ta, giá năng lượng của chúng ta, sự thịnh vượng của chúng ta, đều có nguy cơ gặp rủi ro.

Sedlacek: Vâng, điều đó là chính xác. Chúng ta có sự xa xỉ khi được phép tiến hành một cuộc chiến mà chỉ bị giảm sút về thịnh vượng. Nếu không, bạn và tôi, có thể cả con cái hoặc bạn bè của chúng ta, sẽ phải đi lính. Nhưng điều đó không nhất thiết phải như vậy. Bởi v́ chúng ta đang sử dụng vũ khí kinh tế của ḿnh, điều đó tất nhiên cũng sẽ gây tổn hại đáng kể cho chúng ta. Nhiều công ty châu Âu sẽ phá sản, đặc biệt là những công ty kinh doanh với Nga. Sẽ có những nút thắt ở một số sản phẩm có dây chuyền sản xuất phức tạp. Chúng ta có thể tiếp tục tiến lên mà không cần có Nga, ngoại trừ khí đốt. Và trong vấn đề đó, có thể chúng ta sẽ phải chịu đựng cái lạnh khó chịu, không lạnh đến chết người hoặc đe dọa tính mạng, nhưng chúng ta có thể phải sử dụng tiết kiệm, dành khí đốt cho các bệnh viện, để sản xuất những vật dụng thiết yếu, và để phục vụ người cao tuổi. Cái giá đó cũng đắt nhưng không là ǵ so với việc con cái của chúng ta phải ra trận.

WELT: Các doanh nghiệp nào của Đức bị đe dọa nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh này?

Sedlacek: Nga trong nhiều thập niên đă là một thị trường đáng ngờ, nhưng đặc biệt là từ năm 2014. Mọi nhà phân tích đều cảnh báo không nên đặt tiền của bạn vào đó. Nga là một quốc gia độc tài, có xu hướng tấn công nước ngoài, và những người thực sự muốn làm ăn ở đó đă được cảnh báo. Các công ty sẽ phá sản, kể cả các công ty của Đức, và đó là cái giá phải trả cho cuộc chiến kinh tế này. Putin sẽ không muốn điều đó, nhưng nếu chúng ta cố gắng giữ cuộc chiến chỉ nằm trong lĩnh vực kinh tế, th́ chúng ta sẽ dễ dàng giành chiến thắng. Chúng ta sẽ phải chuẩn bị chấp nhận giảm sự thịnh vượng của ḿnh xuống khoảng một nửa. Tôi biết, đây là điều khó chịu nhất và đắt giá nhất đối với châu Âu, nhưng đồng thời nó sẽ gây nguy hiểm chết người cho Nga. Thế giới vẫn phát triển tốt cho dù không có nước Nga, nhưng nước Nga không thể sống mà không có thế giới.

WELT: Vậy ông có khuyên không nên giao thương với Nga nữa không? Theo phương châm: không nhận một đồng rúp của Nga, và không trả dù chỉ một rúp cho hàng hóa của Nga?

Sedlacek: Thương mại giữa phương Tây và phương Đông chỉ nên được nối lại khi chúng ta đă buộc được Putin và các nhà tài phiệt của ông ta ngồi vào bàn đàm phán. Sau đó phải đặt ra câu hỏi về việc rút quân đội Nga ra khỏi biên giới ban đầu. Lư tưởng nhất là chế độ của Putin sẽ bị lật đổ từ bên trong. Chỉ khi đó, chúng ta mới nên giúp xây dựng lại mọi thứ. Chúng ta không chống lại người Nga, chúng ta chống lại chế độ độc tài này, một chế độ vốn chống lại chính người Nga. Tôi vẫn c̣n nhớ: Khi Vaclav Havel được hỏi tại Quốc hội Mỹ hồi năm 1990 rằng Hoa Kỳ có thể giúp đỡ Tiệp Khắc như thế nào, ông đă đưa ra câu trả lời nổi tiếng: Nếu các vị muốn giúp Tiệp Khắc, th́ hăy giúp Nga. Không ai muốn có một siêu cường hạt nhân nhưng bất ổn và yếu ớt. Tất cả chúng ta sẽ ổn hơn nhiều nếu có một nước Nga tự do, thịnh vượng và dân chủ. Và đó là một thông điệp mà chúng ta cũng nên thẳng thắn gửi tới người dân Nga: cuộc chiến này chỉ chống lại Putin, không chống lại bản thân người Nga.

WELT: Nhưng nhân dân Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến này. Chẳng phải họ đang phải trả cái giá lớn nhất trong số tất cả những bên liên quan sao?

Sedlacek: Mọi người dân có nhiệm vụ bầu ra các chính khách của ḿnh. Nếu họ làm điều ǵ đó xấu xa, như trường hợp của Putin, th́ nhiệm vụ của người dân là lật đổ tên bạo chúa này. Không ai muốn người Nga chết v́ các lệnh trừng phạt, nhưng chúng sẽ khiến cuộc sống của họ ngày càng khó chịu, bức xúc, đặc biệt là ở những người trong nhóm thu nhập cao nhất.

Cùng với các sinh viên của ḿnh, tôi đă nghiên cứu xem bộ phận nào của dân chúng đă trở nên giàu có trong ba mươi năm qua. Kết quả: Trên khắp thế giới, người giàu ngày càng giàu hơn, nhưng bản thân người nghèo cũng khá giả hơn chút đỉnh. Ở đâu cũng đều như vậy. Cho dù ở Châu Âu, Châu Mỹ, Ấn Độ hay Trung Quốc. Chỉ có ở Nga, người nghèo lại càng nghèo hơn. 50% dân số nghèo nhất của Nga ngày nay nghèo hơn 23% so với năm 1980. Đồng thời, 0,01 phần trăm dân số trở nên giàu hơn 320 lần. Ở Nga, những người giàu đă trở nên giàu có v́ họ sống trên lưng những đồng bào khốn khó của ḿnh. Hiện tại, chúng ta chỉ đang đóng băng dự trữ tài chính của những người Nga giàu có. Chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa, đó là có thể tịch thu các khoản dự trữ này, cũng như tài sản của các công ty Nga ở phương Tây, và sau đó trả lại toàn bộ số tiền đó cho dân chúng Nga. Những người điều hành chế độ Putin đă đánh cắp tất cả những tài sản đó trong ba mươi năm qua.

Fb Peter Trần Văn Thành

 

 

       

 

 


B̀NH LUẬN

2021
2020
2019
2018
2017
2016

Trung cộng và Taiwan : Đánh hay không đánh
Toàn bộ kế hoạch của đảng Dân Chủ  
Đặng Tiểu B́nh trong chiến tranh Việt-Trung 1979

Những ưu tư về hệ thống y tế Hoa Kỳ  
Hoàng Sa giữa những phản bội và trung thành  
Trách nhiệm chính trị
Dĩ ḥa vi qúy
Môi sinh và đời sống con người  
Những kẻ phản quốc  
Bạn muốn nước Mỹ trở thành như Florida hay như California?
Sự hổn loạn không ngừng trên toàn thế giới  
Từ xung đột Israel-Hamas 2023  
Giá trị của Việt Nam Cộng Ḥa
Khi “Đồng Minh” lại nhảy vào?  
Triết lư - Hành động xây dựng CĐVN/HN  
Ai mới là Ngụy?
Sự thật sẽ giải thoát chúng ta  
Không phải nước mắt nào cũng mặn  
Quyền dân tộc tự quyết  
Người đứng bên trái bức h́nh tên ǵ?
Nhân lễ Độc Lập Hoa Kỳ  
Đọc Nguyễn Gia Kiểng: Tổ Quốc ăn năn  
Nước mắt Tây Nguyên

Ơn đăng cái con cờ
VNCH thua là đúng rồi?
Lời thật mất ḷng  
Khi bộ trưởng trả thù  
Ghẹo cho chúng chửi
Liệu nước Mỹ có thể vỡ nợ ?  
Những người tranh đấu ở VN....
Thư không niêm gửi bà Dương Thu Hương
Trăm ngh́n nhánh khổ!  
Một nền giáo dục dối trá toàn diện  
Món nợ tuổi 20  
Bạn sẽ dạy con trẻ thế nào về sự thật và lịch sử VN?
Nói với ông Bảo Ninh
Nghề ... bán nước  
Chính trị và nói láo
Một năm nói nhảm, nói láo
Hữu Loan và bài thơ "Màu tím hoa sim"
Cách chặt cánh tay nối dài...  
Bệnh háo danh  
Nội chiến Cộng Hoà  
Chính trị Mỹ đi vào cực đoan  
Lạy ông tôi ở bụi này
Tại sao ủng hộ Ông Trump?  
Thực hư tăng trưởng kinh tế 2.6% trong quư 3/2022  
Dân Tây không hiểu ǵ về nước Mỹ  
Bầu cử 2022  
Joe Biden, Một Tổng Thống bất tài...
Dân gánh lè lưỡi  
Nạn cuồng trong cộng đồng tị nạn  
Di dân, tội ác & ma túy đe dọa tới dân Hoa Kỳ  
Biden bị cuồng nặng  
Bùi Tín: kẻ đánh tráo lịch sử  
Thủ tướng của năm bộ - Dân chủ Úc có vấn đề?  
Ai cho tôi được làm người trung thực?
Ukraina: Sau 6 tháng chiến tranh  
Tôi ủng hộ Donald Trump  
Một Trung Quốc đă thấm mệt – I. Bài học Mỹ  
Ông Tập tái đắc cử chưa hẳn là chuyện xấu...  
FBI đă vượt sông Rubicon?  
Thế lực ngầm sẽ thống trị toàn thế giới  
Nếu Mỹ và Trung Quốc thực chiến, ai sẽ thắng?
Tư tưởng chủ nghĩa của Marx....  
Dốt hay nói chữ  
Tiếng Việt trong sáng  
Phản bác ông Bùi Bảo Trúc  
Hát cho một người quỳ xuống
Tin tối cao pháp viện  
Biden t́m phao để khỏi chết ch́m  
Nước Mỹ biến thái dưới Biden  
Khi Domino ngă  
Nhạc sĩ Cung Tiến ... 
Thái độ mới của Mỹ đối với Đài Loan  
Điều tra cuội...  
Cuộc chiến Ukraina: trận đồ Bát Quái

Học thuyết... chống liên xô  
Bầu tổng thống Pháp  
Hoa Kỳ hồi sinh  
Chuyện bà Clinton bao giờ chấm dứt?  
Tản mạn ngày 30 tháng 4  
Anh hề thay đổi thế giới  
Bảo vệ chính nghĩa  
Dân Việt Nam không có khả năng  
thay đổi chính phủ một cách ôn ḥa?

TT Kennedy & VN
Nguy cơ trung cộng
Biden: Một đại họa thế giới  
Biden: Bỏ rơi con người & vô trách nhiệm
Cháy nhà ra mặt chuột  
Gấu điên mà thế giới bó tay  
Putin bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của Châu Âu  
Tầm nh́n chính trị qua xung đột Nga & Ukraine  
Ai để Nga "chơi cha" dân Mỹ?  
Putin trong cơn tuyệt vọng  
Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của một thằng không do người đẻ !!!  
Tranh chấp tại Biển Đông ...  
Trung Cộng cài gián điệp ảnh hưởng bầu cử ở Úc
Biden quá tầm tay
Viết cho tuổi 30

Câu chuyện "mắc dịch" 
Chính quyền ngoài hành tinh 
Năm mới bới chuyện cũ  
Điều tra cuội về biến cố 6/1/2021
Đại dịch tội ác
Tổng thống Mỹ "Giỏi nhất"