ĐỌC NGUYỄN GIA KIỂNG: TỔ QUỐC ĂN NĂN

Nguyễn Công Lượng

Tổ Quốc Ăn Năn (TQĂN) là một quyển sách của tác giả Nguyễn Gia Kiểng (NGK) xuất bản năm 2001 tại Paris, từ ấy đến nay đă gây nhiều tranh luận, đă có rất nhiều người phê b́nh, phân tích và đánh giá. Có mười ba nhân vật từ chuyên viên ngôn ngữ, chuyên viên dân tộc học, nhà b́nh luận, nhà văn, nhà báo, học giả, giáo sư đại học, nhà hoạt động và b́nh luận chính trị, luật sư… khen đáo để (có in ở phần cuối sách). Có người cho đây là một kế sách được đề nghị cho việc phát triển đất nước, có người cho đây là một chương tŕnh kiến tạo lại đất nước, có người lại cho rằng đây là một cuốn sách có thể dùng làm chuẩn cho văn chính luận tiếng Việt. Từ đó họ đánh giá tác giả NGK là một trí thức can đảm, lương thiện, nhún nhường… Và cuối cùng có người đề nghị tặng cho tác giả một cành nguyệt quế. Nhưng trái lại trên nhiều tờ báo xuất bản khắp nơi đă có rất nhiều người chê bai tác giả TQĂN là ngụy biện trong lập luận, sai lầm trầm trọng trong tài liệu dẫn chứng, suy luận không hợp luận lư (lo-gich), có những mâu thuẩn trong mạch văn, kiến thức nông cạn, nhất là tác giả NGK đă có những phỉ báng xuyên tạc lên những điều thiêng liêng của lịch sử dân tộc Việt Nam một cách hồ đồ…Qua TQĂN người ta thấy được chủ trương lớn lao của tổ chức chính trị Thông Luận (TL) hay danh xưng chính thức là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) là muốn thay đổi toàn bộ Việt Nam từ tâm thức đến nhận thức, từ văn hóa cho đến lịch sử, đặt lại tương quan giữa người Việt Nam và nước Việt Nam. Đồng thời tác giả cũng đi t́m một sự đồng thuận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và tiến tới ḥa giải ḥa hợp dân tộc. Sau cùng là thực hiện 10 định luật cho việc phát triển xă hội Việt Nam trong tương lai. Đây cũng chính là lư thuyết chính trị của tổ chức THDCĐN nói trên. Tuy nhiên, mức độ thành công trong việc thực thi lại là một vấn đề khác. Ở đây chúng tôi xin giới hạn việc thảo luận trong vấn đề khả thi và bất khả thi của chủ trương đó.Trước hết cần phải dài ḍng một chút là trên 20 năm qua kể từ ngày thành lập, nhóm TL chưa đạt được một thành quả nào như mong muốn qua lời của NGK trong TQĂN: “Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đă đi vào một giai đoạn mới. Sau nhiều tranh luận, những người dân chủ Việt Nam đă đạt tới đồng thuận về một lập trường đấu tranh. Đây là một khai thông quan trọng rất đáng mừng. Nhưng tại sao có đồng thuận rồi mà cuộc vận động dân chủ vẫn chưa khởi sắc, đồng bào trong và ngoài nước vẫn chưa hưởng ứng ở mức độ chờ đợi ?” (trang 153). Xin phân biệt rơ đồng thuận của các thành viên nhóm TL qua lời nói trên với đồng thuận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam như chủ trương đang mong đợi. Nơi trang 78 và nhiều trang khác trong TQĂN tác giả cũng đă ghi nhận thành quả: “Anh em Thông Luận chúng tôi và cá nhân tôi, đă là đối tượng của những chỉ trích gay gắt, xuyên tạc và mạ lỵ”. Có nghĩa là nhóm TL đă bị chống đối, không được sự hưởng ứng của quần chúng nên thành quả chẳng có ǵ lấy làm khởi sắc. Những việc xảy ra như thế nầy không riêng ǵ nhóm TL gặp phải mà nhiều tổ chức chính trị khác cũng gặp phải. Nhưng rất tiếc là các tổ chức ấy không chịu t́m hiểu thực chất của vấn đề, là tại sao ḿnh bị đả kích và không được sự hưởng ứng nồng nhiệt của quần chúng, trái lại họ đi t́m những lư do viễn vông để quy trách. Riêng nhóm TL là tự tạo cho ḿnh một bức tường để húc đầu vào rồi quy lỗi một cách vô trách nhiệm cho những người đă chết từ bao thế kỷ trước. Trang 153 TQĂN viết: “ Theo tôi đó là v́ chúng ta đang đụng phải một bức tường tâm lư kiên cố do lịch sử và văn hóa để lại. Không chọc thủng được bức tường nầy chúng ta sẽ dẫm chân tại chỗ, không dành được dân chủ, và ngay cả nếu có dành được dân chủ cũng không thể vươn lên bắt kịp các quốc gia tân tiến. Mà muốn chọc thủng bức tường tâm lư nầy th́ bắt buộc đặt lại một số vấn đề văn hóa và lịch sử”. Đây chính là lư thuyết chính trị cơ bản mà TL muốn dùng làm bàn đạp cho một giai đoạn chuyển hướng, tiếp sau những thất bại, mong lần nầy sẽ tạo được niềm tin và thu hút sự hưởng ứng nơi quần chúng đối với tổ chức của ḿnh.Thật vậy, gây niềm tin cho quần chúng phải luôn luôn là phương châm hành động của mọi tổ chức chính trị, là việc làm hết sức khó khăn và tế nhị. Hiện nay nhân loại đă bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của điện toán, tin học. Tŕnh độ dân trí của Việt Nam cũng đă tiến rất cao, đă bỏ xa rồi cái thời chạy theo chủ nghĩa nầy, ư thức hệ nọ. Người ta sống rất hiện thực, người ta nhận thức và phân biệt rất rơ ràng việc làm nào là khả thi, lư luận nào là hợp luận lư, kế hoạch nào là không tưởng, việc làm nào là đúng đắn… Nhưng quần chúng thực sự chỉ là số đông và cần sự hướng dẫn nơi thành phần tinh nhuệ nhất của đất nước. Quần chúng thường thụ động nhưng luôn luôn theo dơi và quan sát rất kỹ từ lời tuyên bố tới hành động của các chínhtrị gia và các tổ chức chính trị. Quần chúng luôn muốn biết ḿnh được dẫn dắt theo hướng nào và đi đến đâu. Đường lối chủ trương nào đúng gây cho ḿnh được niềm tin th́ quần chung nhất tề ủng hộ và góp phần có khi hy sinh cả mạng sống của ḿnh cho chính nghĩa mà không tiếc. Đường lối chủ trương nào không đúng th́ quần chúng sẽ thờ ơ lạnh nhạt xa lánh một cách tự nhiên. Quần chúng cũng biết rằng trong đấu tranh ḿnh là người phải hy sinh ở tuyến đầu, chịu thiệt tḥi nhất, nhưng khi thành công ḿnh lại là người chẳng hưởng một chút lợi lộc ǵ về phương diện cá nhân, có khi lại nhận những đắng cay và tủi hổ. Vậy th́ tại sao họ lại đi làm cái việc “không công và dại dột” như thế ? – Chỉ v́ họ yêu nước. Ai là người lại không yêu nước và gắn bó với quê cha đất tổ của ḿnh, chỉ trừ những kẻ chạy theo những quyền lợi vật chất do ngoại bang bố thí hay mua chuộc nên đă bán đứng đồng đội, đồng bào và tổ quốc của ḿnh mà thôi! Cho nên khi thất bại các chính trị gia không thể đổ lỗi cho quần chúng cho bức tường tâm lư nầy, cho gịng sông văn hóa kia đă cản đường, mà nên xét lại việc làm của ḿnh. Câu hỏi được đặt ra là: quần chúng có thể tin tưởng, có thể cùng đồng thuận được với một nhóm chính trị có chủ trương là “đi t́m sự đồng thuận trong cộng đồng dân tộc; nhưng thực tế lại đi gây tranh căi và chia rẽ hay không ? “– Nhất định là không. Đă bốn ngh́n năm rồi nhân dân Việt Nam luôn gắn bó với đất nước ḿnh dù cho đất nước có nhỏ hẹp và nghèo nàn. Nhân dân luôn luôn vui với cái vui của đất nước, buồn với cái buồn của đất nước. Đất nước nào lại không có lúc vui lúc buồn. Khi chiến thắng được giặc ngoại xâm th́ vinh quang đó được nhân dân vui mừng hănh diện và lấy làm tự hào, khi bị nạn ngoại xâm đô hộ dày xéo th́ trước tủi nhục đó nhân dân cùng đau buồn và ư thức được ḿnh phải làm ǵ. Do đó, đối với những người có công với đất nước sau một quá tŕnh phê công luận việc ông cha ta mới tôn vinh là những bậc anh hùng, c̣n đối với những kẻ gây họa hay làm những việc không đúng có hại cho đất nước cho dân tộc th́ cũng sau một quá tŕnh dài ông cha ta cũng đau buồn để mà luận tội. Công hay tội theo truyền thống văn hóa Việt Nam không phải là để thương kẻ nầy ghét kẻ kia, tôn vinh người nầy mà hạ nhục người nọ, v́ lúc nầy tất cả họ đă ra người thiên cổ rồi; mà chỉ là để tạo những tấm gương cho con cháu đời sau soi chung. Có như thế nên tuy đất nước Việt Nam ḿnh có nhỏ hẹp và nghèo nàn nhưng vẫn giữ được qua bốn ngh́n năm bên cạnh một đất nước vừa rộng vừa đông dân và luôn luôn có ư định thôn tính những nước nhỏ làm chư hầu. Cũng chính v́ thế mà đời nào cũng có hào kiệt, đời nào cũng có anh hùng đứng lên khi tổ quốc lâm nguy, nên đất nước mới trường tồn cho đến ngày nay. Vậy th́ để chứng minh cho một lập luận của ḿnh mà đem những vị anh hùng của dân tộc ra làm con cờ thí th́ chắc chắn chủ trương nầy của nhóm Thông Luận không thể nào tạo được niềm tin và thu hút được sự hưởng ứng của quần chúng. Đó là chưa nói đến những việc làm nhằm hạ bệ các anh hùng dân tộc qua những lập luận thiếu luận lư phát sinh từ những suy nghĩ viễn vông và không có căn cứ (xin hẹn ở một dịp khác chúng tôi sẽ chứng minh những điều nầy). Ngoài ra, dù ông NGK có cho rằng Quang Trung Nguyễn Huệ là tướng cướp, hiếu sát, hung bạo…và cho dù trận chiến giữa Việt - Thanh vào mùa xuân năm kỷ dậu (1789) là quân Thanh chỉ đem có sáu ngh́n quân hay ít hơn (theo lời ông sử gia Tàu Tưởng Quân Chương), th́ việc dụng binh thần tốc chỉ trong mười ngày của vua Quang Trung đă làm cho tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vận và Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín chạy tháo thân, đại quân nhà Thanh phải tan hàng, không c̣n một bóng quân xâm lược nào trên đất nước, tránh được cái cảnh quân ngoại nhập nhởn nhơ trên đất nước c̣n dân chúng lớp th́ bị ức hiếp lớp th́ phải rút vào rừng chiến đấu, th́ đây không phải là công lớn của vua Quang Trung đối với dân tộc và đất nước Việt nam hay sao? Không một ai có thể viện dẫn bất cứ lư do ǵ để phủ nhận công lao nầy của Đại Đế Quang Trung cùng với sức chiến đấu của cả một dân tộc, bởi v́ nó đă thuộc về văn hóa – văn hóa quân sự, nét đẹp, niềm kiêu hănh và tự hào của dân tộc Việt Nam.Sách sử Việt Nam có ghi rơ ràng trung thực không dấu diếm sự kiện Hauterfeuille cùng với 7 tên lính Pháp đă hạ được thành Ninh B́nh và chỉ trong 20 ngày quân Pháp đă hạ luôn 4 tỉnh Trung Châu, Bắc Kỳ (1873). Sự kiện nầy nằm trong giai đoạn lịch sử từ năm 1858 khi quân Pháp bắn vào cửa Đà Nẵng cho đến khi quân Pháp cuốn cờ rời khỏi Việt Nam 1954, như vậy là trong thời gian ngót 100 năm. Trước sự kiện trên có biết bao nhiêu người đă hy sinh, sau đó là sự vùng lên của cả một dân tộc lấy sinh mệnh để ǵn giữ quê hương lấy máu đào để tô điểm tổ quốc, quyết đuổi quân Pháp ra khỏi cơi bờ. Thế mà ông NGK và nhóm Thông Luận chỉ v́ mục đích chính trị cố chứng minh cho lập thuyết chính trị của ḿnh mà nở ḷng cho rằng: “ chỉ v́ ông cha ta bạc nhược, không có tinh thần quốc gia dân tộc”. Lập luận như thế chẳng khác nào nói : “Chỉ có một chiếc xe tăng (ủi sập cổng dinh Độc Lập ngày 30.04.1975) là quân Cộng Sản Hà Nội đă chiếm trọn Việt Nam Cộng Ḥa, chỉ v́ quân dân Miền Nam tinh thần bạc nhược không có ư thứcquốc gia”. Tôi cho rằng đây là những lối nói thiếu suy nghĩ. Những người làm chính trị mà thiếu suy nghĩ hoặc không hiểu biết về lịch sử nước nhà để rồi đánh giá thấp dân tộc của ḿnh như vậyth́ thiết tưởng nếu họ có cơ may nắm được chính quyền họ cũng chỉ thay đổi một chế độ độc tài nầy bằng một chế độ độc tài khác để ăn trên ngồi trốc đàn áp nhân dân mà thôi, v́ họ vốn quen khinh rẻ dân tộc của ḿnh.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản vừa qua tại Việt Nam, cho đến nay cả thế giới tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để bàn rộng tán hẹp, bàn ra tán vào, đặt nhiều dấu hỏi dấu than. Nhưng người ta không hiểu được rằng tại sao người phu quét đường, cho đến người nông dân b́nh thường không hề biết Tư Bản Luận là ǵ, Các-Mác, Lê-Nin là ai, vậy mà họ hưởng ứng, góp phần và tham gia vào cuộc chiến chống Cộng một cách mănh liệt và nhiệt t́nh như vậy? Một số người đă từng đi du học ở Mỹ, ở Pháp… không biết họ hấp thụ được cái ǵ mà khi về đến Việt Nam là họ tuyên bố vung vít rồi theo hùa với thành phần phản chiến và đă cho rằng bởi v́ cái tâm lư kiên cố do lịch sử và văn hóa, thứ văn hóa bạo lực và hiếu chiến của Khổng Mạnh đă ảnh hưởng đến người dân Miền Nam. Tôi cho rằng không phải vậy. Người dân Việt Nam luôn luôn chỉ mong cầu được có một cuộc sống b́nh b́nh an an. Họ chỉ chống đối lại bất cứ học thuyết nào, chủ nghĩa nào, chủ trương nào, khi mà họ tiên đoán hay nhận định là “những sản phẩm đó” sẽ đem lại sự bất an cho họ. Làm sao họ có thể chấp nhận một chủ trương “đấu tranh giai cấp” trong mớ lư thuyết của Cộng Sản. V́ xă hội nào lại không có giai cấp ? Đấu tranh giai cấp chỉ là phá vỡ trật tự và sự ổn định của một xă hội an b́nh, hơn nữa nó chỉ là chiêu bài để lợi dụng của những kẻ say mê quyền lực nhất thời mà thôi. Đó là sự thực. Và sự thực đă trả lời: Tại Việt Nam những mỹ từ như cách mạng, giải phóng, đem lại hạnh phúc ấm no cho toàn dân, tránh cảnh người bóc lột người,… thường phát ra trên đầu môi chót lưỡi của mỗi cán bộ Cộng Sản từ những ngày xa xưa, th́ ngày nay đă trở thành những mỹ từ sáo rỗng chỉ dùng để kể chuyện tiếu lâm. Người ta đă quên hết hay có nhắc lại những mỹ từ đó cũng chỉ như là một hoài niệm hoặc cho một âm mưu muốn lường gạt ǵ đó. Người ta đă thay vào đó bằng những danh từ Dollars, ngoại tệ, vàng bạc, quư kim, buôn bạch phiến, bán gái trinh, thành lập đường dây nầy, tính chuyện đường dây nọ… Đây là một thực tế c̣n hiện tiền, là tấm gương cho những ai làm chính trị cần phải soi trước khi lập thuyết. Cũng đừng lẫn lộn tục lệ, tập quán với văn hóa. Tục lệ th́ c̣n có hủ tục, tập quán th́ c̣n có tập quán lạc hậu, chứ văn hóa th́ không có văn hóa tốt hay văn hóa xấu, văn hóa bạo lực hay văn hóa tham nhũng theo truyền thống để lại (trang 338 TQĂN). Bởi v́ cái ǵ thuộc về văn hóa th́ nó phải qua một tiến tŕnh “gạn đục khơi trong” một cách vô h́nh rồi tự nhiên nó đi vào ḷng người và có thể tự nhiên nó đi ra, nên dù cho bất cứ ai muốn lấy quyền lực bắt nó ra khỏi ḷng người cũng không bao giờ làm được. Ví dụ một cách cụ thể là sau tháng 4 năm 1975 khi Cộng Sản chiếm trọn Miền Nam họ ra lệnh cấm đồng bào hát “nhạc vàng” (tức nhạc thời Việt Nam Cộng Ḥa) và bắt buộc đồng bào phải hát “nhạc cách mạng, nhạc đấu tranh” của Cộng Sản. Nhưng kết quả là sau đó và cho đến bây giờ bên hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội người ta vẫn nghe những lời ca tiếng nhạc của các bài hát Miền Nam, c̣n lời ca của các bài hát do Đảng và nhà nước Cộng Sản phổ biến th́ ngày một lụi dần, lại bị nhân dân hát nhại để chế riễu một cách côngkhai (Như có bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán, lời bác nay đă thành tiếng chó kêu gào… Đêm qua em mơ gặp bác Hồ, chân bác dài bác đạp xích lô… Miền Bắc hút thuốc lào, Miền Trung hút thuốc rê, Miền Nam ta hút Capstan, x́ gà…). Đó là chỉ nói về lănh vực âm nhạc, chứ c̣n thơ, vè, câu đối, bài cḥi, vọng cổ… đều có những sáng tác mới chế riễu tương tự, mà chính quyền Hà Nội cũng không thể nào ngăn chận được. Vậy th́ chủ trương xóa bỏ tàn dư văn hóa

Khổng Mạnh (giống như xóa bỏ tàn dư văn hóa Mỹ-Ngụy mà Hà Nội đă chủ trương) để nhồi nhét vào tâm hồn của người dân Việt Nam, tôi e chỉ là việc làm không tưởng. Xin đừng v́ kiến thức hẹp ḥi của ḿnh, không chịu t́m ṭi sách vở để học hỏi, không chịu đi nhiều để t́m hiểu, rồi dám tuyên bố một cách lếu láo rằng th́ là: “Bốn ngh́n năm văn hiến của chúng ta không để lại bao nhiêu chứng liệu vật chất… bởi v́ nền văn minh Việt Nam không có di tích vật chất” (trang 243 TQ ĂN). Và lại c̣n dám cho rằng: “Chúng ta không sáng tác được v́ chúng ta thiếu tầm nh́n và cách nh́n để thấy được cái vĩ đại ngay chung quanh chúng ta. Chúng ta thiếu tư tưởng” (trang 261 TQ ĂN). Ông NGK cũng đọc đoạn sử nói về việc hoàng đế Trung Quốc là Minh Thành Tổ đă hai lần (hay nhiều lần ?) ra lệnh cho quan lại cai trị nước ta phải thu thập rồi tiêu hủy hoặc chở về Trung Quốc tất cả sách vở và sản phẩm văn hóa của Việt Nam. Ông chắc cũng biết dă tâm của Phương Bắc là muốn đồng hóa dân tộc ta với nhiều kế hoạch trong đó có việc tận phá các sản phẩm văn hóa. Th́ thử hỏi trong hơn một ngh́n năm bị Phương Bắc đô hộ, Việt Nam c̣n lại được những ǵ ?? Đó là nói theo lẽ thường t́nh, chứ thực ra ông cha ta ngày xưa cũng có cách ǵn giữ những báu vật của ḿnh, như chôn dấu chẳng hạn. Nhưng con cháu chưa khám phá ra hết mà thôi. Gần đây (tháng 10.2003) các báo chí đă đăng tải sự kiện tại Hà Nội t́nh cờ trong xây cất người ta đă khám phá ra được nền móng của kinh thành Thăng Long cũ và cũng t́m thấy hàng triệu cổ vật chôn dấu dưới ḷng đất. Và (tháng 1 năm 2004) tại Bắc Giang người ta cũng t́m thấy dấu tích thời vua Lê Thánh Tôn và cho thấy nơi nầy xưa kia đă có một số trung tâm kinh tế, chính trị và xă hội của nhiều triều đại trong đó rơ nét là thời nhà Lư. Th́ chúng ta có thể đoan quyết là c̣n nhiều nơi chôn dấu khác. Vả lại ông NGK có đến hết các viện Bảo Tàng và Tàng Thư, Thư Viện trong nước cũng như ở các nước ngày xưa đă một thời chiếm đóng nước ta hay có quan hệ với nước ta và tại một số tư gia của con cháu các văn nhân, thi sĩ, nghệ nhân,… thời trước để đọc để xem cho hết các tác phẩm mà hiện c̣n lưu trữ ở đó hay chưa? Tôi tin chắc ông NGK bỏ ăn, bỏ ngủ th́ suốt quăng đời c̣n lại của ông cũng không thể nào đọc hết xem hết những tác phẩm văn hóa đó. C̣n về tư tưởng, triết gia, chắc ông NGK muốn nói đến tư tưởng Cộng sản của Các-Mác, Eng-gen, Xít-ta-Lin, Lenin chứ ǵ ? Nếu Việt Nam ta có những “sản phẩm” đó th́ phỏng có ích ǵ cho ai? Nhưng nếu nói đến những tư tưởng có ích lợi cho xă hội đem lại bằng an cho thế nhân th́ cần ǵ phải t́m đâu xa, cứ t́m đọc cái kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam thiết tưởng cũng đủ dùng rồi. Xin dẫn chứng ra đây mấy câu ca dao đă có từ hằng ngh́n năm: “Con kiến mấy ở trong nhà, tao đóng cửa lại mầy ra đường nào ? Con cá mầy ở dưới ao, tao tát nước vào mầy sống được không ? “ và “Con gà cục tác lá chanh. Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi. Con chó khóc đứng khóc ngồi. Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”. Th́ chẳng cần ǵ đợi đến J.J. Rousseau, Montesquie, Voltair… người Việt Nam cũng đă biết lâu rồi thế nào là dân chủ, thế nào là tự do, và cai trị phải như thế nào. Tư tưởng của Việt Nam th́ thiếu ǵ, chỉ tiếc con cháu đời sau nhất là những kẻ đi làm chính trị lại không chịu học hỏi để mà làm, đến khi thất bại th́ quẩn trí mà nói càn nói bậy!.. Sử Việt viết rằng :”Thời nhà Mạc, Mặc Đăng Dung đă dâng 5 động cho Tàu để xin thần phục”. Th́ đến nay không biết v́ động cơ ǵ để bênh vực cho việc làm của Mạc Đăng Dung ông Nguyễn Gia Kiểng nơi trang 142 TQĂN lại viết: “…Mạc Đăng Dung chỉ dâng 5 động ở Cao bằng. Năm cái động đó có đáng ǵ đâu so với ngay cả đất đai mà nhà Lư, được coi là oanh liệt, đă phải nhượng cho Trung Quốc để cầu ḥa, sau nhiều cố gắng chiến đấu. Vả lại, người Trung Hoa chẳng bao giờ sang tiếp thu năm cái hang núi nầy cả, cho nên trên thực tế, Mặc Đăng Dung không làm mất một tấc đất nào”. Động cơ th́ chúng ta không cần biết, nhưng chỉ thấy ông Nguyễn Gia Kiểng đă để ló ra sự kém hiểu biết (dốt nát) của ḿnh khi cho rằng 5 cái động là năm cái hang núi. V́ chữ “động” tiếng Tàu có nghĩa là hang núi, nhưng “động” mà sử chép ở đây nó có nghĩa là đơn vị hành chánh; ngày nay chúng ta gọi xóm, làng, xă, quận, tỉnh… th́ ngày trước gọi là sóc, buôn, động, đạo, châu… Cũng cần nhắc đến 10 định luật phát triển xă hội của nhóm Thông Luận đưa ra (từ trang 449 – 459 TQĂN). Tôi không cần biết nội dung và chưa thể đặt vấn đề khả thi hay bất khả thi của nó. Tôi chỉ xem công việc làm nầy giống y như công việc của những luật sư dư thời giờ đă ngồi soạn bản Hiến Pháp cho một Việt Nam trong tương lai hay vẽ sơ đồ dự phóng cho một chính phủ trong tương lai gồm có Bộ nầy, Nha nọ, Phủ kia… Mặc dù làm chính trị th́ phải tiên liệu và phải có tất cả kế sách cho đường lối cai trị đất nước và an sinh xă hội, dự pḥng một khi ḿnh nắm được chính quyền th́ có mà dùng. Nhưng tôi tin chắc rằng quần chúng không thể tin tưởng vào một kế hoạch thiếu yếu tố thời gian. Cũng có một tổ chức chính trị kia đang đưa ra kế hoạch ba bước để giải thể chế độ cộng sản Hà Nội “Bước 1 là:….. Bước 2 là : ….. Bước 3 là :…..” rất là bài bản rất là hàn lâm, nhưng không thấy đề cập ǵ đến thời gian thực hiện từng bước một. Có người hỏi: Làm kế sách th́ phải có yếu tố thời gian, không thấy các anh thực hiện từng bước th́ đến bao giờ các anh bắt đầu và đến khi nào th́ các anh hoàn thành ? Câu trả lời thật khôi hài: Chúng tôi sẽ bước ba bước đồng bộ, đến năm 2005 th́ chúng tôi giải thể hoàn toàn chế độ Hà Nội. Người ta tự hỏi một người làm cách nào để có thể bước ba bước cùng một lúc ? Sao không nói chúng tôi nhảy vọt nghe có hay hơn không? Hay đây chỉ là một sự đánh hơi thời cuộc ? C̣n tổ chức Thông Luận th́ chưa có kế hoạch chiếm chính quyền, chỉ có chủ trương xin được ḥa giải ḥa hợp mà Cộng Sản th́ không đếm xỉa ǵ đến yêu cầu nầy. Vậy th́ có cơ hội nào dành cho nhóm Thông Luận để thực hiện 10 định luật phát triển xă hội Việt Nam? Hay đây cũng chỉ là bài bản để mưu t́m một chiếc ghế? Cũng không thể không bàn đến một câu nói chắc chắn sẽ “để đời” của ông NGK: “Tôi nghĩ nên cố gắng để nói ra những điều mới và nếu trong mười điều mới nói ra có tới chín điều sai và chỉ một điều đúng th́ cũng c̣n có ích hơn là nói mười điều đúng cả mười nhưng đều là những điều đă biết” (trang III Lời nói đầu TQ ĂN) và đồng thời có kèm theo lời thanh minh nhún nhẩy (chứ không phải nhún nhường) của ông, “xem đây là một thái độ khiêm tốn trong cách khiêm tốn của Nguyễn Gia Kiểng”. Người ta thường nói “Nhất ngôn bất tín, vạn sự bất tin” và người ta cũng nói: “làm thầy thuốc mà sai lầm th́ có thể giết chết một mạng người, làm chính trị mà sai lầm th́ hại cả một dân tộc, c̣n làm văn hóa mà sai lầm th́ hại đến nhiều thế hệ”. Ông Nguyễn Gia Kiểng vừa làm chính trị lại vừa làm văn hóa v́ ông là một chính trị gia thiếu thời giờ, ông viết sách và sách của ông được đánh giá là dùng để làm chuẩn cho thể văn chính luận tiếng Việt. Vậy th́ chín điều sai của ông sẽ nguy hại khôn lường ?!?! Nhưng xem ra khi đọc hết quyển TQĂN người ta nhận thấy những điều ông Nguyễn Gia Kiểng đưa ra thật mới mẻ, hết sức mới mẻ th́ không có điều nào đúng; c̣n những điều ông Nguyễn Gia Kiểng nói rất đúng, thật đúng th́ có lẽ nằm đầy trong những quyển sách hiện có ở bất cứ thư viện nào. Những câu phát kiến chắc nịch của ông NGK như : “Việt Nam không c̣n chim (trang 10, TQ ĂN). Nông thôn Miền Tây Nam Phần có một quan hệ nam nữ tự do vào bậc nhất thế giới. Ở đây ít đàn ông nào chỉ có một vợ - con số trung b́nh là ba – và cũng khó kiếm ra một người đàn bà nào chỉ có một đời chồng (trang 26 TQĂN). Dân tộc Việt Nam là một dân tộc không biết đọc, không biết viết, và không biết nói (trang 107 TQĂN). Chúng ta chưa biết cách quản lư tổ tiên (trang 152 TQ ĂN). Người chồng Việt Nam là người chồng thô bỉ nhất thế giới (trang 296 TQĂN). Cộng Đồng tị nạn mất căn cước nhanh nhất là cộng đồng tị nạn Việt Nam (trang 574TQ ĂN)”. . . Và c̣n nhiều phát kiến đại loại như vậy không thể kể xiết trong suốt 600 trang giấycủa quyển TQĂN. Một người nông dân b́nh thường chỉ nói sai một điều là đă làm mất niềm tin nơi người chung quanh, huống chi đây là một chính trị gia, một nhà văn hóa như ông Nguyễn Gia Kiểng nói ra những điều khó nghe như vậy th́ làm sao tạo được niềm tin nơi quần chúng !?!?!Nếu quả thực mộng ước của nhiều người Việt Nam hiện nay chỉ giản dị là được rời Việt Nam đi làm công dân một nước khác! Nếu quả thực ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta yêu nước th́ thực ra chúng ta yêu một cái ǵ khác! Và nếu quả thực ḷng yêu nước rất mờ nhạt trong ḷng người Việt Nam! Th́ không thể quy lỗi thực trạng nầy cho quần chúng, cho nền văn hóa, cho lịch sử, hay cho những anh hùng đă chết từ lâu đời được. Mà phải quy lỗi cho thành phần lănh đạo đất nước mà thôi. Các nhóm chính trị ngày nay không gây được niềm tin nơi quần chúng cũng chỉ v́ kiến thức nông cạn, không theo kịp đà tiến của xă hội, nên khi chưa nắm chínhquyền th́ không thu hút được sự hưởng ứng của quần chúng trong đấu tranh, mà có khi nắm được chính quyền rồi (dù bằng cách ǵ) cũng chỉ làm cho quần chúng thất vọng hơn trong cai trị. “Chấp nhất kỷ chi kiến, dĩ giá họa ư tha nhân; Tham nhất thời chi công, dĩ di tiếu ư thiên hạ” (V́ ư kiến một người, gieo họa cho bao kẻ khác; Tham công danh một buổi, để cười cho tất cả nhân gian) là lời khuyên sâu sắc chí t́nh nầy của Nguyễn Trăi trong B́nh NGô Đại Cáo cho những ai muốn làm việc lớn mà trí óc hẹp ḥi nông cạn và ḷng dạ lại tham lam. Th́ ông Nguyễn Gia Kiểng cũng không nên thêm bớt một vài chữ để xuyên tạc cho rằng đây là câu nói lạc lơng của Nguyễn Trăi để nhận định về con người Việt Nam.Tôi cũng nóng ḷng khi hay tin Cộng Sản Hà Nội hiến đất dâng biển cho Trung Cộng mà không thấy phản ứng nào từ phía nhân dân trong nước nên cũng đă viết: “Nhân dân Việt Nam ngày nay thật sự đă yếu hèn !?”. Do đó tôi rất thông cảm cho ông Nguyễn Gia Kiểng v́ “lửa đốt tâm can” trước hiện t́nh đất nước. Nhưng cách phát biểu và lập luận của ông cần phải xem lại. V́ ông không am tường nhiều vấn đề, lại đi b́nh luận và phát ngôn thật bừa băi. Làm chính trị th́ phải tiên liệu, đă tiên liệu một con đường tiến, th́ cũng phải có con đường thoái khi cần. Quan nhất thời dân vạn đại mà.

Nguyễn Công Lượng
(Tháng 4/2003)
Sau đây là :

· Những tên ca ngợi TQAN của NGK :

1. Đoàn Xuân Kiên : Chuyên viên ngữ học, nhà b́nh luận. London.

2. Nguyễn Văn Huy : Chuyên viên dân tộc học, nhà văn, nhà báo.

3. Vũ thư Hiên: Nhà văn, tác giả Đêm Giữa Ban Ngày, Pháp.

4. Nguyễn Ngọc Bích: Học giả, nhà báo. Hoa Kỳ.

5. Nguyễn Mạnh Hùng : Giáo sư Đại Học Ge4orge Mason, Virginia, chủ tịch Indochina Institute. Hoa Kỳ.

6. Đinh Quang Anh Thái : Kư giả, cựu tù nhân chính trị. Hoa Kỳ.

7. Trần B́nh Nam : Nhà hoạt động và b́nh luận chính trị. Hoa Kỳ.

8. Đào Tăng Du75cx: Luật sư, Hiệp Hội Dân Chủ Pháp Trị. Tác giả Việt Nam Tranh Đấu Luận, Úc.

9. Sơn Dương : Kư giả , Úc.

10. Tôn Thất Thiện: Giáo sư, nhà nghiên cứu và b́nh luận chính trị. Canada.

11. Nguyễn Hữu Chung: Chuyên gia, nhà b́nh luận chính trị. Canada.



· Có một đọc giả phê b́nh TQAN của NGK :

Tên là Ngụy Quyền Luong Nguyen

 

 

       

 

 


B̀NH LUẬN

2021
2020
2019
2018
2017
2016

Thất bại trong hoà b́nh
Miệng lưỡi cộng sản
Ai có quyền viết sử VN?
Joe Biden thay trắng đổi đen
Trung cộng và Taiwan : Đánh hay không đánh
Toàn bộ kế hoạch của đảng Dân Chủ  
Đặng Tiểu B́nh trong chiến tranh Việt-Trung 1979

Những ưu tư về hệ thống y tế Hoa Kỳ  
Hoàng Sa giữa những phản bội và trung thành  
Trách nhiệm chính trị
Dĩ ḥa vi qúy
Môi sinh và đời sống con người  
Những kẻ phản quốc  
Bạn muốn nước Mỹ trở thành như Florida hay như California?
Sự hổn loạn không ngừng trên toàn thế giới  
Từ xung đột Israel-Hamas 2023  
Giá trị của Việt Nam Cộng Ḥa
Khi “Đồng Minh” lại nhảy vào?  
Triết lư - Hành động xây dựng CĐVN/HN  
Ai mới là Ngụy?
Sự thật sẽ giải thoát chúng ta  
Không phải nước mắt nào cũng mặn  
Quyền dân tộc tự quyết  
Người đứng bên trái bức h́nh tên ǵ?
Nhân lễ Độc Lập Hoa Kỳ  
Đọc Nguyễn Gia Kiểng: Tổ Quốc ăn năn  
Nước mắt Tây Nguyên

Ơn đăng cái con cờ
VNCH thua là đúng rồi?
Lời thật mất ḷng  
Khi bộ trưởng trả thù  
Ghẹo cho chúng chửi
Liệu nước Mỹ có thể vỡ nợ ?  
Những người tranh đấu ở VN....
Thư không niêm gửi bà Dương Thu Hương
Trăm ngh́n nhánh khổ!  
Một nền giáo dục dối trá toàn diện  
Món nợ tuổi 20  
Bạn sẽ dạy con trẻ thế nào về sự thật và lịch sử VN?
Nói với ông Bảo Ninh
Nghề ... bán nước  
Chính trị và nói láo
Một năm nói nhảm, nói láo
Hữu Loan và bài thơ "Màu tím hoa sim"
Cách chặt cánh tay nối dài...  
Bệnh háo danh  
Nội chiến Cộng Hoà  
Chính trị Mỹ đi vào cực đoan  
Lạy ông tôi ở bụi này
Tại sao ủng hộ Ông Trump?  
Thực hư tăng trưởng kinh tế 2.6% trong quư 3/2022  
Dân Tây không hiểu ǵ về nước Mỹ  
Bầu cử 2022  
Joe Biden, Một Tổng Thống bất tài...
Dân gánh lè lưỡi  
Nạn cuồng trong cộng đồng tị nạn  
Di dân, tội ác & ma túy đe dọa tới dân Hoa Kỳ  
Biden bị cuồng nặng  
Bùi Tín: kẻ đánh tráo lịch sử  
Thủ tướng của năm bộ - Dân chủ Úc có vấn đề?  
Ai cho tôi được làm người trung thực?
Ukraina: Sau 6 tháng chiến tranh  
Tôi ủng hộ Donald Trump  
Một Trung Quốc đă thấm mệt – I. Bài học Mỹ  
Ông Tập tái đắc cử chưa hẳn là chuyện xấu...  
FBI đă vượt sông Rubicon?  
Thế lực ngầm sẽ thống trị toàn thế giới  
Nếu Mỹ và Trung Quốc thực chiến, ai sẽ thắng?
Tư tưởng chủ nghĩa của Marx....  
Dốt hay nói chữ  
Tiếng Việt trong sáng  
Phản bác ông Bùi Bảo Trúc  
Hát cho một người quỳ xuống
Tin tối cao pháp viện  
Biden t́m phao để khỏi chết ch́m  
Nước Mỹ biến thái dưới Biden  
Khi Domino ngă  
Nhạc sĩ Cung Tiến ... 
Thái độ mới của Mỹ đối với Đài Loan  
Điều tra cuội...  
Cuộc chiến Ukraina: trận đồ Bát Quái

Học thuyết... chống liên xô  
Bầu tổng thống Pháp  
Hoa Kỳ hồi sinh  
Chuyện bà Clinton bao giờ chấm dứt?  
Tản mạn ngày 30 tháng 4  
Anh hề thay đổi thế giới  
Bảo vệ chính nghĩa  
Dân Việt Nam không có khả năng  
thay đổi chính phủ một cách ôn ḥa?

TT Kennedy & VN
Nguy cơ trung cộng
Biden: Một đại họa thế giới  
Biden: Bỏ rơi con người & vô trách nhiệm
Cháy nhà ra mặt chuột  
Gấu điên mà thế giới bó tay  
Putin bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của Châu Âu  
Tầm nh́n chính trị qua xung đột Nga & Ukraine  
Ai để Nga "chơi cha" dân Mỹ?  
Putin trong cơn tuyệt vọng  
Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của một thằng không do người đẻ !!!  
Tranh chấp tại Biển Đông ...  
Trung Cộng cài gián điệp ảnh hưởng bầu cử ở Úc
Biden quá tầm tay
Viết cho tuổi 30

Câu chuyện "mắc dịch" 
Chính quyền ngoài hành tinh 
Năm mới bới chuyện cũ  
Điều tra cuội về biến cố 6/1/2021
Đại dịch tội ác
Tổng thống Mỹ "Giỏi nhất"