Tháng tư đen và những vần thơ máu lệ!

Mũ Nâu 11
Thủy Gia Trang-Mùa Quốc Hận 2011

Ba mươi sáu năm đã trôi qua, từ dạo tháng tư đau buồn ấy.
Thời gian hầu như bào mòn sức lực bao lớp người trẻ tuổi trưởng thành trong ba thập niên năm mươi, sáu mươi và bẩy mươi của thế kỷ trước.
Thời gian cũng nhuộm trắng những mái đầu xanh với bao hoài bão, ưóc mơ cao vời.
Và thời gian cũng đã làm nhạt nhòa những tia mắt rực sáng niềm tin yêu, tràn đầy nhựa sống.
Nhưng có một điều mà đến nay thời gian vẫn hoàn toàn bất lực đó là xóa mờ nỗi đau trong lòng những người dân miền Nam nói chung và những người đã một thời cầm súng bảo vệ quê hương nói riêng, mỗi độ tháng tư về.
Nỗi đau ấy được thể hiện bằng những hoạt động như biểu tình, tưởng niệm, truy điệu,thắp nến,v.v...
Và diễn đạt qua thơ văn...
Ba mưoi sáu năm nay, từ những người đã lưu vong , đến người còn trong nước, không biết bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu áng văn đã được viết ra.
Từ những người viết văn chuyên nghiệp đến những nhà thơ tài tử, cả những người suốt đời chưa bao giờ cầm bút, cũng sẵn sàng tham gia để trút cạn nỗi lòng trên trang giấy qua nhiều hình thức.
Nếu làm một cuộc thống kê thì có lẽ nguồn văn chương viết về ngày quốc hận tháng tư sẽ là một chủ đế có số lượng người tham gia đông đảo nhất và đa dạng nhất trong nền văn học nước nhà.
Làm sao kể hết những truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, hồi ký, tự truyện, tản văn, phiếm luận.v.v... và v.v…
Nhưng số lượng đồ sộ nhất có lẽ là thơ.
Như một ai đó đã nhận định: “Mỗi người Việt Nam là một thi sĩ” quả không ngoa,
Chỉ cần vài ba câu với cách kết hợp vần điệu đã quá quen thuộc trong ca dao tục ngữ, người viết đã phần nào nói lên được cảm xúc của mình.
Và thơ thì thiên hình vạn trạng, chất chứa đầy cảm xúc.
Mỗi bài thơ mang một tâm tư.
Như những lời thơ xé lòng của thi sĩ Võ Ngô khiến người đọc ngậm ngùi qua bài Tháng Tư Đen:

Ba sáu năm trời quê hương oan nghiệt.
Ba sáu năm đất rỉ máu chia lìa.
Ba sáu năm cộng sản vẫn còn kia.
Ba sáu năm người dân luôn khốn khó.
...

Phải, ba mươi sáu năm, nỗi đau đó hành hạ Con Hồng Cháu Lạc từng phút từng giây. Không phải chỉ những người dân khốn khổ dưới cùm gông của người cộng sản mới phải chịu đựng. Mà những người đã ra ngoài vòng cương tỏa của bạo quyền cũng xót xa ngày đêm, như nhà thơ Dương Thượng Trúc đã thổn thức qua bài Tháng Tư Tổ Quốc Phủ Màu Tang:

Tháng tư Tổ Quốc phủ màu tang.
Dân tộc đau thương oán hận tràn.
Tủi phận nam nhi đời lữ thứ.
Hướng về quê mẹ lệ chứa chan...
...

Họ hướng về quê hương với những nhớ nhung vời vợi, nhớ về một thành phố đã mất tên, nơi ấy họ đã trải qua tuổi hoa niên đầy ắp mộng mơ, hoài bão. Mà những áng thơ của Lưu thái Dzo đã nói lên qua bài Viết Tên Sàigòn:

Sàigòn em có sướng vui không?
Trước cảnh đầu xanh, lứa tuổi hồng.
Đốt cháy tương lai bằng sống vội.
Yêu cuồng trong vũng lội tình ngông.
...

Mang chung tâm trạng lưu vong, Túy Hà mượn điển tích từ hai câu thơ cổ
Hồ Mã Tê Bắc phong
Việt điểu sào Nam chi.
để nói lên nỗi lòng kẻ xa xứ và cũng thể hiện cái hào khí của người trai một thời vùng vẫy qua bài “Ngựa Hồ Gió Bắc Quảng Trị ta”:

Hiền Lương Bến Hải làn ranh
Đôi bờ thương hận cũng đành sang sông.
Đổi đời, đất lạ mênh mông
Lạc đàn tôi vẫn bắc phong ngựa hồ.

Tháng tư, tháng năm hay tháng nào đi nữa thì cũng chỉ là con số x ác định thời gian trôi trong chu kỳ 365 ngày xoay chuyển của đất trời.
Nhưng kể từ khi vận nước nổi trôi thì Tháng Tư đã để lại một vết thương nhức nhối trong lòng người Việt Quốc Gia chẳng biết đến bao giờ mới lành miệng.
Nhà thơ Khiếu Như Long đã trút cạn tâm sự cùng các chiến hữu với bài "Tháng Tư Uất Hận":
Tháng Tư mình mất cuộc đời
Ngày buông tay súng chơi vơi hận cuồng
Trời quê hương chợt nhuốm buồn
Một đời chinh chiến hào truông biên thùy.
...
Lê Khắc Anh Hào diễn tả tâm trạng của người một thời cầm súng, đứng trước sự biến động vô cùng kinh hoàng đã có những quyết định trái ngược nhau, với bài "Tháng Tư Buồn, Rồi Lại Thángg Tư Buồn" :
“Tháng Tư bẻ súng lần ra biển
Có kẻ âm thầm vô Trường Sơn
Ra đi là chết đời cung tiễn
Ai biết rừng sâu kẻ ngậm hờn!”

Thy Lan Thảo, một trong những người thơ có nhiều bài nói về tháng tư và nỗi đau khôn nguôi, bày tỏ cảm xúc với “Tâm Ý Tháng Tư”:

Tháng tư buông súng tuổi còn xuân
Nước mắt hoen mi ướt thấm dần
Cả một đọan đường đầy gian nhục
Hận thù hứng chịu nặng quằn thân !

Nhà thơ Trúc Lâm, trong bài "Soi Bóng" vẽ nên hình tượng những chinh phụ ngày xưa, nay trở thành "tù phụ", khi người chiến sĩ oai dũng thuở nào vác hành lý đi vào địa ngục trần gian.
Ba mươi tháng Tư mưa bão trĩu vai
Đè nặng lên tâm hồn người em gái
Em vẫn đó dáng trang đài.. héo hắt
Soi bóng mình quặn thắt dõi chinh nhân.

Chẳng phải chỉ "dáng em trang đài héo hắt", mà cả đất trời, cả dân tộc cũng chìm đắm trong nỗi đắng cay ngậm ngùi như tiếng thở than của Huy Văn trong "Mủa Kiếp Nạn":
30-4! Lại buồn thân vong quốc
Bồi hồi dâng những đồng vọng mông lung
Tiếng hoài âm hay sông núi ngàn trùng
Đang thổn thức trên từng dòng hận sử?

Mang cái hào khí của tráng sĩ một đi không trở lại, nhưng chí chưa thành danh chưa toại, đã phải mang thân lưu lạc nơi xứ người. Nhìn trời nước mênh mông mà chạnh lòng nhớ về đất mẹ. Và tự hỏi lòng còn có ngày sang sông Dịch hay chăng! Là tâm sự Xuân Du được thổ lộ trong “Như Qua Sông Dịch”:

Ta bỏ đi giữa trời mưa gió.
Từng giọt rơi buồn trên bến sông.
Như tráng sĩ một lần qua Dịch Thủy.
Biết có còn trở lại hay không?

Nhà thơ Không Quân Phạm Tương Như, trên bước đường luân lạc, nghĩ mình như làn mây trắng, vẩn vơ lơ lững trôi trong gió chiều ủ rũ.
Đò đã xuôi dòng sông cũ, để lại những ngậm ngùi cho dấu vết kỷ niệm ngày xưa cũng đã chết dần theo năm tháng. Phố thị cũ mờ phai trong ký ức mỏi mòn. Đó cũng chính là khổ thơ kết của bài“Nỗi lòng Người Đi”:

Ta như mây trắng lững lờ trôi.
Vẫy tay chào gió tiếng không lời.
Đò đưa xuôi sóng dòng sông cũ.
Phố thị ngày xưa ngỡ chết rồi.

Nói về văn chương, nhất là nguồn thơ qua chủ đề Tháng Tư Đen chẳng khác nào chúng ta chơi vơi giữa đại dương mênh mông với trăm ngàn cơn sóng dữ.
Những cơn sóng mà một ngày nào đó sẽ phủ trùm lên và cuốn trôi đi cái chế độ nghiệt ngã đã đọa đầy dân tộc chúng ta hơn nửa thế kỷ qua.
Xin cám ơn tất cả các thi sĩ, các người thơ đã góp tay làm nên cơn sóng này.
Những tâm tư khắc khoải, những đau đớn ê chề, những hoài vọng thiết tha và những ước mơ giản dị của tất cả những người yêu chuộng tự do, yêu chuộng công bình bác ái được viết thànhh thơ sẽ để lại những chứng tích hiệu quả nhất cho lịch sử về tội ác của người cộng sản đối với Dân Tộc và Tổ Quốc
Xin mượn những dòng lục bát sắt son của nữ sĩ Đoan Khánh từ bài "Mùa Hè Trong Tôi” để chia sẻ những xúc cảm về mùa Quốc Nạn năm nay:
75 dậy sóng tơi bời
Vùng kinh tế mới “đổi đời” dân ngoan
Ai sinh lắm kẻ bạo tàn?
“Cha già dân tộc” đầu đàn lũ con
Hè còn Phượng đỏ sắt son
Dòng máu Lạc Việt mãi còn luân lưu.

Thủy Gia Trang
Wichita - Tháng 4/2011



 


THƠ

Sóng vẫn trời xa
Chùm thơ buồn nhớ
Nằng nặng trong tâm
Thơ Xuân của Đặng Huy Văn
Tuyêt  lạnh
Lặng lẽ cảnh tù
Mai anh về, mai tôi về
Làm lại từ đầu
Vá cờ & Nhìn em vá cờ
Thơ xuân 2012
Sắc xuân
Chúc tết
Chùm thơ xuân
Cám ơn
Chiếc bóng
Người trinh nữ sông Hương
Hiu quạnh
Khói lam chiều
Vong thư từ quần đào Hoàng Sa
Bài thư tình thứ nhất
Như những vần mây
Nhưng có khi nào ta tự hỏi...
Kỷ vật quý nhất
Cỏ thu hoàng thị
Một ngày cho người nằm lại đây  
Chùm thơ tình trong mây  
Vụng tu...  
Đi tu...  
Nẻo về Tây Trúc  
Thực ý bước đời  
Chuyện người cải tạo 
Chính tôi là người bạo động  
Xin hát mãi bên đời 
Về đâu phuợng đỏ 
Đăng đắng cảnh tù  
Một thuở cũng đành  
Chùm thơ mùa đông  
Phụ bạc  
Hờn vong quốc

Mùa Giáng Sinh
Vết đời giữ riêng
Viết cho thằng bạn già
Thư cho những thằng chống nạng
Quay lại Bình Long
Hãy vùng lên
Hãy đứng lên
Thật dễ thương
Thơ tình trong mưa
Hỡi em
Em đi
Gửi em, những búp măng vàng
Ngược ý tiếng đời
Vẫn là mơ
Thì cứ gầm lên biển quê nhà
Hồn bướm mơ tiên
Chờ ai
Bày con phản phúc
Thì thầm cùng anh...
Mùa Giáng Sinh chinh chiến
Ngày ấy tôi về
Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Ta hãy đứng lên!
Một cảnh đời thường
Trường ca thầm lặng
Rối nhịp tim
Vẽ nét tình xa
Từ những tấm hình
Em gần, em xa
Lững thững lưng đồi
Tình quê chinh chiến
Mơ bóng Thiên Thần
Dấu tích ngọt tình
Tâm lòng ao ước
Thu quyến rũ
Lâm sơn lạc phúc
Bản trường ca thứ chín
Gờn gờn tấm lòng
Ý thức lòng ta
Nỗi nhớ tận cùng
Có phải em là người xưa phố núi ?
Thu ca cho Kiến
Cảnh nghèo
Ý chí là vũ khí
Vạn nỗi niềm
Chuyện của đời
Những chùm thơ 4 câu
Trả nón cho trăng
Thu Ly Hương
Vàng chữ hy sinh
Gom chữ tạ tình
Ý lòng chung một
Nhẹ như mây trời
Chào một ngày
Hãy đón Thu như đón cuộc đời
Gửi người dưới mộ
Sài Gòn không có mùa Thu như em đã ngỡ
Áo trắng ngày xưa
Tình em
Nhan sắc
Áo trắng ngàn thơ
Nói với em
Ý lòng trăn trở
Giá anh còn sống
Anh không về đại lễ đâu em
Nhìn qua...
Cali một chiều mưa
Xóm biển đêm về
Trận tàn ta vẫn chưa thua
Khi anh chưa đến
Mối tình huyền thoại  
Mộ gió
Thu mùa chinh chiến
Lá đã chuyển màu
Nốt nhạc sầu
Thất ngôn tình nhớ
Tuổi thu
Tương tư
Chiều
Ghen

Tình Phan Rang
Từ Mỹ Phước Tây
Gờn gợn ý tình
Gửi anh Phạm Đức Nhì
Một giọt tình
Thiên đường lạc lối
Thương khúc tình xưa
Tình quê
Đánh cược
Một dòng sông
Đi tìm
Trầm mặc thu
Hãy khóc đi anh
Bờ vẫn quá xa
Thư gửi bạn bên kia Thái Bình Dương
Người phế binh đêm giao thừa
Khi tự do vang lên tiếng nói
Chút khó của đời
Bóng hình năm cũ
Đất nước tôi
Đôi nạng gỗ đã què!
Bàn tay em, bàn tay anh
Ý Thu - Tính Nhớ
Nét xưa
Cám ơn đời và cám ơn người
Bất Khuất hẹn hò
Nhớ nhau mãi mãi
Gởi bạn Hiệp
Nỗi buồn người dưng
Giấc mơ ngọt ngào
Quê hương ơi ! Sẽ có một ngày
Vẫn là huyền mộng
Có những điều
Ngụy Văn Thà ơi Lịch sử rất công bằng
Bỗng thấy bâng khuâng
Quên đi lời hẹn
Hào Quang cho Ngụy Văn Thà
Thơ Huyền Lâm
Trả lời bạn
Một thuở rêu phong
Tấm lòng vẫn nhớ
Em bé VN trên đường...  
Vết khắc
Bước đời huyền mộng
Thay mày đưổi giặc!
Những người lính năm xưa
Lá thư Pleime
Người bạn cũ... chiến trường xưa
Lụa trắng ngày xưa
Thất ngôn gửi mẹ
Đêm vẫn mịt mờ
Nỗi lòng người xa
Bảng lảng ý chiều
Ngày xưa yêu anh
Ý viết cho bạn
Người lính VNCH... tôi nợ anh
Ai về nước Việt mà coi
Tôi là ai ?
Nỗi nhớ bước tù
Viết gửi thằng bạn
Ray rứt tình riêng
Tình Mẹ
Thương Binh
Thức dậy đi & Giờ thiên đã điểm
Chuyện lạ...

Hỏi thăm Huỳnh tấn Mẫm
Bờ vẫn quá xa
10 thương ngày nay
Tình chiến hữu
Em gái Ninh Kiều
Ý viết cho người xưa
Nhận chịu buồn thương!
Chút tình thương nhớ
Rối giấc nặng đời
Gởi Trang Y Hạ
Hận chiến trường
Trệu bàn tay
Chuyện không bình yên
Thơ gửi Mẹ
Mưa Houston - Mưa Sài-Gòn
Sài Gòn vấn vương
Qua ngõ nhà em
Mày bảo tao quên sao?
Tháng Tư lật trang sử...
Tháng Tư và những câu hỏi
Hãy cứu sơn hà
Cờ Vàng là đại trụ
Tháng tư đen và những vần thơ máu lệ!
Hướng nhìn
Bài thơ cho tháng 4 đen
30 tháng 4...
Buồn tháng 4
Các anh còn sống mãi
Mẹ...
Hoàng hôn nhớ Mẹ
Trọn tình thương nhớ
Tức tưởi niềm đau
Giờ đã điểm
Khắc ghi
Lá thư viết trong đêm trừ tịch
Mắt em thật buồn
Gò Công... tha thiết
Khúc hát trần gian
Tù và khỉ
Lòng em ta hiểu
Em ấm tình em
Thấm đậm buồn thương
Người lính dũng cảm
Thương Phế Binh
Dòng thơ lịch sử
Thơ máu
Ý tình thương nhớ
Bài thơ gửi anh
Tri ân chiến sĩ Cộng Hòa
Cũng vẫn là mơ
Cảnh đời đau nhục
Sẽ có một ngày...
Đêm qua tôi mơ...
Trở giấc
Con khóc bên trời xa Mẹ thương
Vết đạn xuyên
Hoa lài khoe sắc
Nhớ cố hương
Trả lại tôi
Cậu bé đánh giầy
Hãy đứng lên đồng bào ơi!
Tâm ý tháng Tư
Buồn lữ thứ
Gởi một dòng sông  
Mái tóc người quả phụ miền Tây  
Tết Tân Mão  
Thơ viết chiều mùng ba  
30 lần nhìn lại  
35 năm gặp lại  
Hẹn nhau tại SàiGòn 
Còn đâu chiếc áo Bà-ba 
Ca dao nhân gian thời XHCN VN 
Bánh Tết mồng năm
Lời đầu năm cho con
Mấy lời gửi chị
Ý của tình xưa
Nhớ cố hương
Ý tình trao chị
Mừng Xuân Tân Mão 2011
Xuân nào tôi đưa em về
Anh lính Cộng Hoà ơi !
Cám ơn mày, cám ơn chị
Nửa hồn Xuân Lộc
Đêm nhớ trăng Sài-Gòn
Thơ Huyền Lâm
Đắng rát bước đời
Ý vẫn ngàn phương
Phố núi
Thơ Xuân 2011
Đêm ứng chiến  
Nỗi đau còn mãi  
Phố buồn  
Tháng Chạp quê người  
Gửi Em Cô Gái Bình Long
Xót xa nhớ tù  
Về khúc Tống Biệt  
Thơ Lê Chân  
Vịnh Hoa Đào  
Cây đa... bến cũ
Nữa không mày
Những người lính tôi yêu
Gọi mải tên anh
Thư gởi bạn
Lưu linh
Khắc đậm ý tình  
Vàng thu lá đổ 
Đôi dép 
Mắt tiễn người xưa  
Nhớ bạn ngày xưa   
Mưa nắng quê tôi  
Một lần đến Huế  
Bao năm rồi... Tỉnh lộ 7B  
Mưa rơi giọt sầu
Quê em
Nhớ bạn ngày xưa
Người lính trẻ
Mây xám trời thu
Gương người lính già
Ngàn năm Thăng Long 2010
Đêm lãng mạn chia đều cho anh nhé!
Về thăm quê
Nét hương tiễn anh
Ray rứt
Chút ý
Tô canh của mẹ
Bước vấp lối đời
Mắt mẹ tình con
Phiến lá buồn
Thương nhớ Mỹ Huê
Ước hẹn
Em tôi
Anh đã trở về
Chim bay về tổ
Vầng sáng rực ngời
Đốt vài câu thơ
Năm tên bảy họ
Hẹn em
Dòng thư gửi chị
Nguyễn Hữu Cầu - VN Đại tố khúc
Nhớ khúc quân hành
Khúc nhạc tình quê
Bản trường ca thứ bảy
Tao chỉ xin một lời tạ lỗi
Nắng mưa gợi  nhớ
Ray rứt thương buồn
Thơ Ý-Nga
Thương Ca mùa hạ
Lãnh đạo khéo hèn
Viết gửi em
Ấm cảnh nhớ tình
Bước đời sinh tử
Thuở ấy dại khờ
Lỡ làng
Gặp thằng Bá
Tìm đâu tình Mẹ
Ngày ấy
Thư gửi em
Đêm chuyển tù
Người "may" áo quan
Những vần thơ tháng Tư
Tội đồ dân tộc
Lòng ta thương nhớ
Chỉ là giấc mơ
Chú Sáu ơi !
Văn tế Anh Hùng tuẩn tiết và đồng bào Phố Núi chết vì tìm sự Tự Do
Tháng Tư về Long Khánh
Buồn một ngày tháng 4
Nỗi hờn vong quốc
Tháng Tư uất hận
Ngững mãnh đời
Ngược gió tháng Tư
Trọn đường gió mưa
Tháng Tư đen
Trời đã sáng
35 năm
Mai em về
Ca-dao Việt-nam "Lột trần chế độ"
Gương tiền nhân
Những người lính năm xưa
Hãy chụp giùm tôi
Khà...
Xuống tàu sông Hương
Ngàn năm Thăng Long
Đâu phải là mơ
Tâm ý
Thằng điên đang nói bậy
Xin anh một lời hứa
Mưa và xuân...
Xuân...
Thơ ThyLanThảo
Hồn sông núi trong em
Đêm nhớ về Sài-Gòn
Cho tôi một lần
Uống rượu với Châu Thiệt
Những ngôi mộ phủ lá cờ Vàng
Quê hương và chủ nghĩa
Tiếc thương
Bài tình ca Hậu Nghĩa
Những ngôi mộ phủ cờ Vàng
Hai hàng me ở đường Gia Long
Người ấy... tôi yêu...
Tình xa
Nhớ Bến Tre
Yêu mãi lá cờ Vàng
Tôi biết ơn những người vấp ngã
Lá thư xuân người lính chiến
Bộ đội của nhân dân ?
Tâm sự chiếc Xích Lô
Nỗi buồn cấm trại
Những mùa Giáng Sinh
Sao vẫn chưa...?
Thu tương tư
Mẹ kiếp
Cho tao chưởi mầy một tiếng
Niềm đau
Nếu mai mốt tôi về
Vẫn như thuở nào
Hoa tím lục bình
Ráng chịu
Một lần nhắc nhớ
Lời cho Lê Thị Công Nhân
Ngày tháng cũ
Đẹp tựa vầng trăng
Bọn mình
KBC4100
Lời tâm sự cuối năm
Quê tôi xứ dừa
Mối tình đầu
Thơ Tô Thùy Yên
Dăm bài thơ lính trận 1 - 2
Ngồi một mình
Chút tình cho Thủ Đức
Hương yêu
Kiếp làm chồng
Hồn ca trên biển đông
Mùa nước nổi
Chiều Sầm Giang
Ùm... tắc... cập
Đóa hoa hồng tặng em
Anh lính bảo vệ Tự Do
Anh lính VNCH
Giọt buồn ngoài ngõ
Anh ở đây
Cảm tạ ân tình
Thơ Vũ Uyên Giang
Em trở lại VN
Lời trước Nghĩa Trang
Gửi về em
Chuyến hành quân đầu đời
Trả ta sông núi
Tiên Rồng
Người lính QLVNCH
Dang dở
Cám ơn người giữ lửa Houston
Thương nhớ
Mộng ban đầu
Đêm bệnh viện
Hãy để bố...
Mai tôi chết
Chờ bạn
Gia tài của đảng mai sau
Một ngày phải khác mọi ngày
Cho tròn tiết tháo
Tiếng Việt miền nam
Gió nổi con giông
Cho bạn "Trung Niên"
Quê hương, ai phải là người
Giang hồ ca
Tiếc thương
Thơ lính 3
Người lính già vừa chết đêm qua
Những ngày xưa thân ái
Lời cuối cho Thiên Anh Hùng Ca
Thương ca Người Chiến Sĩ Thương Binh
Con nhớ ngày Cha đi tù
Chiều mệnh danh Tổ Quốc
Tưởng niệm 43 năm QLVNCH
Một ngày khác mọi ngày
Phải xé tan cờ đỏ sao vàng
Bao giờ anh trở lại
Thơ lính 1
Thơ lính 2
30 thứ tang
Hạ nhớ
Thơ của Nguyễn Khánh Chân
Có phải tôi không?
Súc sinh
Đã lâu không gọi...
Tháng Tư đen
Cùng với tháng Tư
Mày bảo tao quên sao?
Thơ Trạch Gầm
Hơi thở VN
Van xin
Nhớ mày rót rượi tưới hư không
36 năm hội ngộ
Ước nguyện
Nhớ anh Trần Văn Quí
Nhớ người
Hoa tím ngày xưa
Em phố núi cuối Đông
Yêu
Một vì sao lạc
Anh còn nhớ
Giờ này, chiều giáp Tết
Đầu Xuân chơi Tết
Chiều hành quân qua sông
Gót Xuân
Khi anh chết
Bướm hoa
Người Thương Binh
Xuân quê hương
Cali ngày mưa
Chiến tranh VN và Tôi
Hơi ấm non sông
Lá thư trần thế
Chiều cuốn năm nhớ bạn
Đêm nguyện cầu
Cành hoa tím
Tháng Chạp quê người
Thơ của Hư Vô
Đưa em đi đào xác
Ngày ấy giã từ
Yên Bái mùa Đông
Thư cho em
Tà áo trắng
E ấp
Quê tôi
Tuổi già
Tưởng niệm người lính VNCH
Chuyện "Đối Thoại"
Kỷ vật
Anh phải
Tiếng Thu...
Em bé Việt Nam và viên sỏi
Xưa và nay
Tôi tin rằng ...
Lai rai chén rượu giang hồ
Tháng 4...
Chiến tranh và tôi
Từ Công yêu
Người thực vật
Nhớ Bất Khuất
Tương ngộ
Nhớ mái trường xưa
Chiều Thu
Thu ..(thơ con cóc)

Ngày trở về
Nói với bạn tôi
Không thể nào quên
Muà Thu áo không bay
Có một loài chim
Bến Tre quê em
Nhớ
Vợ ơi là vợ...
Nhớ trại tù Hương Mỹ
Trộn chút tình
Nhớ Mẹ
Tháng 6 trời mưa
Gửi súng cho tao
Những đồi hoa Sim
Nhớ rừng
Bên lề Tổ Quốc