Cô gái làng Đông Tác - Dĩ An

Minh Đức

CHƯƠNG 1:

Chuyện nầy kể lại lâu lắm rồi. Lúc đó chàng trai trong chuyện chỉ là một thằng bé khoảng 9, 10 tuổi ǵ đó. Nhà nó ở phố 20 căn ở chợ quận Dĩ An một quận nhỏ như bao quận khác ở miền Nam Việt Nam. Một cái quận đất đai khô cằn, không có sông rạch như những nơi khác. Lúc bây giờ chiến tranh cũng không đến nổi khốc liệt lắm, nhưng không ai dám đi ra khỏi nhà quá xa v́ chung quanh ấp đều có những ấp chiến lược ngăn lại người bên ngoài và người bên trong ấp .

Chiều chiều thằng bé sau giờ tan trường nó hay đi thả diều cùng những thằng bạn cùng trang lứa. Nghe lời má nó dặn không được đi chơi xa. Thật ra có một miếng đất rộng chỉ cần đi qua khỏi ḷ muối cạnh nhà ông Xă Sở (Ông là ông nội của một thằng bạn học. Sau nầy ông bị những tên du kích VC ám sát chết). Phiá bên nầy của ấp chiến lược có một khoảng đất rất rộng thích hợp cho tụi tui thả diều. Vào những ngày tháng ba sau tết nguyên đán, những đám khoai ḿ thu hoạch xong chờ mưa xuống để trồng đậu phộng. Nơi đây tha hồ cho chúng tôi vui đùa thỏa thích.

Con diều của tôi là một trong những con diều chiến đấu do một thằng bạn thân ( thằng nầy rất khéo tay ) nó cắt từ những miếng giấy dầu rồi sơn phết, tô màu khi thả lên gặp gió diều bay cao chao qua lượn lại trông rất đẹp .

Một buổi chiều nọ tôi cùng thằng bạn đem diều ra thả, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy một con bé cứ lủi thủi theo tôi nh́n con diều tôi đang thả một cách say mê, thèm muốn. Tôi hỏi:

- Ê nhỏ ! sao mầy theo con diều tao hoài vậy ? Nhà mầy ở đâu ?

- Nhà tao ở Đông Tác.

- Th́ Đông Tác là đây nè .. Mầy phải nói rơ nhà mầy ở chỗ nào tao mới biết chớ.

- Tao thấy ba mầy hay dẫn mầy tới hớt tóc ở tiệm anh Năm Xuyển hoài chớ đâu. Nhà tao gần tiệm anh Năm đó nên tao biết mày rất rành, tao c̣n biết mầy học ở trường Cây Bàng sau chợ nữa ! .

- Th́ ra mầy theo dơi tao từ lâu hả ?

- Mầy là cái thá ǵ để tao phải theo dơi . .

- Vậy mầy cũng học ở trường Cây Bàng hả ?

- Ừ .

- Hỏi lại lần nữa nhà mầy ở đâu ?

- Nhà tao kế quán hớt tóc của anh Năm Xuyển .

- À tao biết rồi, phải ba má mầy có xe Cam nhông chở đồ bỏ mối cho mấy tiệm ở chợ phải không ?

- Đúng. Đó là nhà tao . .

- Mầy tên ǵ ?

- Không cần biết tên tao là ǵ. Mầy kêu tao là “ Con Đông Tác “, c̣n tao sẽ kêu mầy là “ Thằng Xóm Chợ “. Được không ?

- Tùy mầy kêu ǵ cũng được. À ! coi bộ mầy thích con diều tao lắm phải không ?

- Mầy có thể cho tao con diều của mầy được không ?

- Tao chỉ có một con diều, cho mầy rồi tao c̣n diều đâu để thả. Hay là mầy mua giấy và nhợ đi rồi tao sẽ làm diều cho mầy.

- Má tao nói con gái không được chơi thả diều.

- Thôi được, tao sẽ cho mầy chơi chung …. Nhưng mà nói nghe nè, tụi ḿnh là học tṛ kêu mầy tao như vậy nghe không đuợc. Từ đây ḿnh kêu là anh xóm chợ và em Đông Tác nhé ?

- Ừ. Có thể cho anh biết tên em là ǵ ?

- Vơ Thu Hà, c̣n anh ?

- Điệp, Nguyễn Khắc Điệp . .…..

CHƯƠNG 2 :

Bây giờ đă vào mùa mưa, mảnh đất nầy đă được người ta tỉa những luống đậu phộng, v́ nhờ mưa đều đặn nên những dạt đậu phộng xanh tốt nên tụi tôi không c̣n đất để thả diều nữa, vả lại đă vào mùa mưa nên không thể đi thả diều, bù lại chúng tôi được đi bắt những con dế để đá cùng nhau. Tṛ chơi nầy không được bọn con gái thích nên tôi ít gặp lại đứa con gái Đông Tác. Những buổi đi học chúng tôi gặp nhau và dễ dàng trở thành đôi bạn, nàng có vẻ thẹn thuồng v́ nhớ lại những buổi đi thả diều cùng nhau nhưng tuổi thơ mau quên chúng tôi không c̣n nh́n nhau với vẻ mặt thẹn thùng nữa .

Thời gian thắm thoát trôi mau, chúng tôi không c̣n học ở trường Cây Bàng nữa mà đi đến trường tiểu học phải đi học xa hơn. Gia đ́nh tôi đă dọn nhà về xóm nhang để ở ( một xóm chuyên xe chân nhang để bán cho Chợ Lớn ), thế là đă không c̣n có dịp đến Đông Tác thả diều và bắt dế nữa.

Vài năm sau, chúng tôi đă lớn và vào bậc trung học. Nàng theo học ở trường bán công c̣n tôi học ở trường công lập. Hai trường song song với nhau nhưng nó đă chia hai chúng tôi, chỉ những ngày cuối tuần gặp nàng đi chợ qua ḍ hỏi của bạn bè tôi được biết nàng đă dành cho tôi những cảm t́nh của một người bạn học, nhất là có những kỷ niệm của một thời tuổi thơ ngây cùng đùa giỡn chung ở miếng đất làng và c̣n rất nhiều kỷ niệm của thời thơ ấu.

V́ mang mặc cảm là con nhà nghèo, dù biết qua lời nói và cử chỉ tôi biết Hà đă dành cho tôi nhiều cảm t́nh ngoài t́nh bạn nhất là khi đọc những quyển tiểu thuyết nói về sự chênh lệch của hai gia đ́nh.

“ Ngó lên trời thấy sao nguyệt bạch.
Ngó xuống ḷng lạch thấy con cá chạch nó lội đỏ đuôi.
Nước chảy xuôi con cá buôi nó lội ngược.
Nước chảy ngược con cá nược nó lội theo..
Anh than với em rằng số phận anh nghèo !
Đủa tre đâu dám sánh.Đèo ….với đủa mun “.

( Ḥ miền nam )

CHƯƠNG 3 ( kết )

Mùa hè 1972, lúc nầy miền nam Việt Nam khói lửa chiến tranh lan tràn thật khốc liệt, nhứt là các tỉnh Quảng Trị, B́nh Long, Kontum... Nhiều người dân của các tỉnh nầy phải bỏ của cải để mà chạy loạn. Lệnh tổng động viên ban ra, chàng trai Dĩ An ngày nào phải rời bỏ bút nghiên lên đường nhập ngũ. Sau hơn chín tháng thụ huấn ở quân trường. Ra trường, chàng được thuyên chuyển về Sư Đoàn 5 Bộ Binh đóng ở vùng Lai Khê, Bến Cát thuộc tỉnh B́nh Dương. Gót chân chàng đă dẩm nát những vùng Chánh Lưu, Bàu Bàng, Chơn Thành, Phú Giáo, Bông Trang, Nhà Đỏ, Lai Khê. Thỉnh thoảng dừng quân nghỉ ngơi chàng nhớ về Dĩ An nơi cất tiếng khóc chào đời. Mặc dù là một xứ nghèo nhưng nơi đó có những kỷ niệm êm đềm của những ngày c̣n đi học, những buổi đi rong chơi cùng chúng bạn nhứt là không kịp từ giă “ người em Đông Tác “.  Xin người hăy hiểu cho đời trai thời loạn mà thông cảm cho tôi.

Tôi nhớ vô cùng ngôi đ́nh Dĩ An bé nhỏ của tôi, phơi ḿnh trên cuộc đất g̣, khô cằn cỗi. Mái đ́nh cong vút rêu phong, bền bỉ chịu đựng nắng táp mưa sa, nơi đó có những cây dầu, cây sao cao vút đứng yên tỉnh với tháng ngày lặng lẽ .. Xin nói thêm là đ́nh Dĩ An tôi nỗi tiếng linh thiên. Nghe đồn có người lẻn vào đ́nh trộm bộ chân đèn cặp hạc đă bị thần bắt ôm chân đèn ngồi tại chỗ cho đến khi vị thủ từ phác giác, những năm đ́nh đáo lệ có mở lễ hội rất vui.….

Và tôi c̣n nhớ những buổi hẹn ḥ giữa tôi và người bạn gái ở tiệm ḿ chú Quảy, quán nước đá đậu chú Mười. Đây cũng là mối t́nh của thời học sinh thơ mộng…….

30-4-75, lệnh buông súng đầu hàng ban ra do sự bất tài của người lănh đạo đất nước. Sau đó tôi và những người bại trận phải gánh chịu những năm tháng tù đày nơi rừng sâu nước độc. Ôi thảm cảnh cho những người sanh ra trong một nước nghèo khổ, chiến tranh liên miên ! Cả một dân tộc ch́m đắm trong cảnh đau thương, nghèo đói ! Tôi cũng là một phần tử trong dân tộc nầy chịu chung số phận !. Sau 5 năm làm thân tù tội được thả về, nhưng khi về lại làng Dĩ An xưa th́ xóm làng tiêu điều sơ xác ! Chợ không c̣n hợp đông đúc như xưa nữa v́ những hợp tác xă ra đời, những nhà hàng sang trọng như Việt Long, Đạt Hải nay không c̣n nữa, thay vào đó là những cửa hàng ăn uống quốc doanh của nhà nước đảng CS. Đến làng Đông Tác để t́m lại người xưa th́ nhà đă đổi chủ, hỏi thăm vài người quen họ cho biết cô gái làng Đông Tác của tôi ngày xưa đă đi lấy chồng và cùng gia đ́nh đă vượt biên. Xin được chúc mừng cho hạnh phúc của nàng. Cầu xin ơn trên cho gia đ́nh nàng được đến bến bờ tự do.

V́ cuộc sống, v́ chén cơm manh áo tôi phải rời xa mảnh đất khô cằn đễ đến Túc Trưng, Gia Kiệm vào rừng để hầm than lậu, v́ làm lậu phải luôn tránh sự ŕnh rập của bọn kiểm lâm nên ḷ hầm than phải di chuyển thường xuyên. Có lần khi đi mua lương thực ngoài xóm vào buổi trưa nghe tiếng người mẹ ru con ngủ.

“ Chim quyên xuống đất ăn trùng ,
Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than “

( ca dao )

Tiếng ru năo nuột, chạnh nhớ phận ḿnh long đong v́ nổi trôi theo vận nước, gần ba mươi tuổi đời, tương lai mờ mịt. C̣n mẹ già nhưng không nuôi được phải để mẹ hẩm hút cháo rau. Mẹ ơi xin tha cho con tội bất hiếu nầy .!

Một ngày nọ khi đến Sài G̣n đễ trị bệnh, gặp lại một thằng bạn thân cùng thụ huấn ở quân trường Thủ Đức. Nó rủ tôi về quê nó ở xả Phú Lễ, huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Ba má nó hiện giờ có một xưởng nhỏ chuyên làm thảm sơ dừa, v́ thấy nghề hầm than lậu nguy hiểm, lại có thể bị bắt đi tù lần nữa v́ tội phá hoại tài sản XHCN nên tôi đă mạnh dạn theo nó về quê nó nơi mà nó gọi là “ quê hương đồng khổ ( nhại lại từ quê hương đồng khởi ) ". Ba má nó có một xưởng chuyên làm những vật dụng từ trái dừa. Tiếng là xưởng nhưng chỉ độ chừng chục công nhân. Tôi được phân công chuyển những miếng sơ dừa cho một chị để đưa vào máy ép thành những tấm thảm. Công việc không nặng nhọc lắm. Xưởng đă vào hợp tác xă làm ngày gần mười tiếng, sau khi trừ tiền ăn uống mỗi tháng được phát khoảng 20 đồng, tiền nầy chỉ đủ cho bản thân ḿnh chớ không thể nào nuôi sống gia đ́nh nỗi. Những buổi chiều đi theo thằng bạn bơi xuồng trên sông Hàm Luông giăng lưới bắt cá nghe tiếng ḥ của cô thôn nữ vừa chèo, vừa ḥ để quên những nỗi nhọc nhằn.

“ Ḥ..ơ….. Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Đồng Nai .
Nước sông trong sao chảy lộn sông ngoài ..
Em thương người xa xứ.
Ḥ..ơ…. Thương người xa xứ, lạc loài tới đây. “


Nghe giọng ḥ của thôn nữ sao mà buồn da diết, nó diễn tả đúng tâm trạng của tôi bấy giờ, một người xa xứ. Bị lưu đày trên chính quê hương của ḿnh. Thấy tâm trạng tôi buồn thằng bạn thường hay rủ tôi đi tới những chổ vui chơi. Ở Ba Tri người ta thường tụ tập lại để đờn ca tài tử, đây là một bản sắc của người nông dân chơn chất miền Tây, nhờ con sông Cửu Long đầy chất phù sa và nhiều tôm cá. Họ cũng là những người trọng nghĩa khí. Nh́n anh Sáu Tâm đóng vai Đơn Hùng Tín trong trích đoạn “ Tống tữu Đơn Hùng Tín “ nó đă diễn tả được tài của anh, chị Út Linh ca rất hay không thua ǵ những đào kép chuyên nghiệp. Họ diễn để làm vui cho bà con cô bác chứ không hề nhận một thù lao nào. Đặc biệt ở thôn Phú Lễ có một lối hát gọi là “ Hát sắc bùa Phú Lễ “ chỉ cần vài ba người. Một đờn c̣, một trống cơm, một cặp nhịp sanh ( hai miếng gổ gơ vào nhau để giữ nhịp. Họ diễn tả khi có dịp giỗ kỵ

“ Chim Phượng Hoàng đậu nhánh cheo leo ,
Sa cơ mà … Thất thế. Phải đành theo đàn gà .
Kêu với vũng Bàu Đa, ếch nhái kêu với vũng Bàu Đa ….
Tám trái đào giọi đở tam quan ,
Chờ người quân tử để…. thở than với người .
Trống canh một thơ thẩn vào ra. " ( hát 2 lần ) .

Nh́n họ hát tôi chợt nhớ đến làng Dĩ An, quê tôi cũng có một lối hát rất đặc biệt đó là hát “ Chặp bóng rỗi Địa, Nàng, cũng hát nơi miễu hội ". Tôi nhớ hồi nhỏ, tôi từng đi theo bác Sáu Giao. Ông Tư Xuyến ( ông chuyên đóng vai ông Địa ), Bà cốt Trưng ( bà là mẹ vợ của thầy Nguyễn Văn Báo ). Bà có biệt tài múa mâm vàng. Mâm được làm bằng giấy sơn phết màu cho đẹp làm thành h́nh tháp ba tầng bà đội lên đầu nhảy múa theo tiếng nhạc của trống, kèn. Thân h́nh bà lắc lư ẽo lă, chiếc mâm bà đội trên đầu không bao giờ bị rớt v́ bà biết nương theo đà của nó để giữ chiếc mâm được thăng bằng. Khi dứt tiếng nhạc bà lẹ làng dùng tay chụp nó xay ngược tay đưa mâm ra sau lưng, dùng tay kia chụp lấy nó. Làm nhiều lần với những góc độ khác nhau như để chào khán giả. Trong tiếng vỗ tay hoan hô của nhiều người. Tiền giấy và tiền cắc thi nhau thảy vào để thưởng tài bà. H́nh như có một oai lực vô h́nh nào đó giúp bà múa may linh hoạt chứ b́nh thường tôi thấy bà đi đứng làm việc có phần chậm chạp lắm. Đến phần diển tích Địa, Nàng cũng không kém phần hấp dẫn. Ông Tư Xuyến hóa trang thành ông địa bụng bự, mặt vui tươi đến giỡn  với chị đóng vai Nàng ( rất tiếc tôi đă quên tên bà ). Sau đây là những lời đối đáp của họ

- Hả. Anh nói cái ǵ bánh quy.

- Chị nghe lầm rồi. Đâu phải tôi nói bánh quy đâu. Tôi nói đây là nói quến quy, quy nhơn, quy đạo, quy phú quới cho họ gia. Cô bác gần xa quến quy đông đủ. Đó là hậu hữu để trả nợ lệnh tiên nương. Cầu chúc câu phước thọ vô cương. Đó là nói quến quy gần nhứt đó chị ….

Sẵn đây, tam đa hữu phúc chúc cho d́ hai bán chè lại một bài đă có công đăi địa một chén chè. Năm hay d́ hữu lộc lại hữu tài. Hừng đông tảng sáng d́ dọn chè ra khách tới mua kêu d́ liền liền, d́ lấy tiền vô không kịp. Chúc d́ kim chi ngọc diệp phú quới lại hưng long. Năm nay thuận vợ lại thuận chồng ơn trên thời gia hộ. Trên trời cũng độ năm mẹ (ư nói năm bà ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ ) lại cũng cho. Chúc d́ luôn hai chữ ấm no. Dư trăm tuổi, dư trăm tuổi thọ …. Không hiểu sau thời tôi sống cũng có chút văn minh về tới nơi tôi ở. Có những bài tân nhạc rất hay nhưng tôi lại thích những lối hát cổ xưa chắc tại do ảnh hưởng bởi ông ngoại tôi, Ông có chân trong ban tế tự đ́nh thần Dĩ An. Ông thường dắt tôi đi theo mỗi khi có đ́nh đám, những tuồng hát bội hầu như tôi thuộc ḷng từng lớp. Nó thường kể cho tôi nghe về nổi tự hào của người dân Ba Tri. Có một cụ già v́ không chịu nỗi sự áp bức của làng tổng đối với cụ, cụ quyết định ra kinh thành Huế nhờ vua can thiệp. Sau nhiều tháng lội bộ ra kinh vất vă cụ cũng gặp được vua, vua ra lệnh làng tổng ở đó phải trả lại điền sản cho cụ. V́ vậy ông già nào kiên cường đều được gọi là ông già Ba Tri .

Sau 5 năm sống ở Ba Tri, tôi làm quen với vợ chồng bác Sáu Quảng. Vợ chồng bác có chiếc ghe lớn chuyên chở dừa lên bán tận Phnom Penh, Campuchia. Bác có ư muốn tôi đi với bác lên đất chùa tháp để làm thợ hồ ( Nói chuyện với bác tôi từng thổ lộ là hồi ở trong trại tù tôi đă học được nghề nầy ). Bác nói bọn Pol Pot khi vào tiếp quản xứ nầy chúng đă thi hành chế độ diệt chủng, chúng đă giết chóc và tàn phá hầu hết những công tŕnh. Nay bọn chúng đă bị lật đổ, người dân Phnom Penh không c̣n bao nhiêu người, họ rất cần nhiều thợ để xây dựng lại những ǵ đổ nát. Nghe vậy máu giang hồ lăng tử trong người tôi nổi lên. Thế rồi tôi giă từ gia đ́nh thằng bạn và những người quen biết xếp hành trang theo ghe bác Sáu để đi đến vùng đất mới. Trước sự giă từ ra đi của tôi, ba má thằng bạn tôi quyến luyến lắm nhưng thấy ư tôi đă muốn làm người lăng tử, ông bà đành phải bằng ḷng và chúc tôi ra đi được nhiều may mắn. Khi đặt chân đến Phnom Penh th́ cảnh tượng thê lương đă hiện ra trước mắt tôi. Thành phố như một băi tha ma, chỉ c̣n những người già, c̣n những người trẻ hầu hết đều chết. Lớp bị giết, lớp bị chết v́ bệnh không có thuốc trị. Hiện giờ người ta rất cần những bàn tay xây dựng lại từ những đổ nát. Tôi được một người cai công tŕnh mướn vào đội thợ hồ, được nuôi ăn ngày ba bữa, tiền sẽ trừ lại sau khi phát lương hai tuần một lần. Những ngày nghỉ cuối tuần chúng tôi được hướng dẫn đến thăm hoàng cung nơi ở và làm việc của quốc vương Norodom Sihanouk (ông nầy đă bị Lon Nol lật đổ 1973 và lánh nạn sang Pháp). Hoàng cung thật là rực rỡ, đồ vật dát toàn vàng bạc. Chỉ có nơi nầy bọn diệt chủng chừa lại không đập phá. Nắng xứ Chùa Tháp nóng khủng khiếp, chỉ gần một tháng mà tôi đă đen không thua v́ người Miên bản xứ. Ông cha xưa đă nói “ Một chén mồ hôi, đổi lấy chén cơm “. Thật vậy, một bức tường tôi xây lên trong đó có trộn lẫn mồ hôi của bọn tôi trong đó.

Sau 20 năm sống khổ cực dưới sự cai trị của những tên dốt nát nhưng làm chủ đất nước. Năm 1995, tôi được sang Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn. Muốn được ra đi tôi đă phải có những “ thủ tục đầu tiên “ từ xă, phường đến quận. Cuối cùng tôi cũng được ra đi như những người bạn cùng cảnh ngộ. Cái giá của những năm tù tội. Bỏ lại mẹ già, xa những người thân !

Một lần nhân dịp đi đến Little Saigon họp mặt những cựu tù. Đang đi dạo chơi ở khu Phước Lộc Thọ t́nh cờ tôi gặp lại một h́nh ảnh quen thuộc mà tôi tưởng sẽ không c̣n dịp gặp lại nữa. Hai người có khuôn mặt thật giống nhau, mới nh́n tưởng đó là hai chị em, thật ra có một người có vẻ phong trần già dặn hơn. Nàng cũng sửng sờ nh́n lại tôi như lục lại kư ức bóng h́nh một cơi xa nào. Bất giác nàng thốt lên:

- Xin lỗi anh có phải là Điệp. Nguyễn Khắc Điệp ?

- Chị là Hồng Hà ?

Th́ ra đây là cô gái làng Đông Tác của ngày nào mà gần 40 năm xa cách. Giờ gặp lại thật ngỡ ngàng tưởng kiếp nầy sẽ không c̣n dịp gặp lại.

- Đây là con gái của Hà, nó c̣n một người anh nữa nhưng đă có vợ và ra ở riêng.

- Từ khi qua đây Hà ở đây à ?

- Cùng gia đ́nh vượt biên ở đảo một thời gian gia đ́nh Hà được phái đoàn phỏng vấn cho vào định cư Hoa Kỳ v́ ông xă Hà trước là lính. Cách đây vài năm ảnh mang chứng bệnh ung thư quái ác dù y học tân tiến nhưng đành bó tay và ảnh đă qua đời. Hiện tại Hà đang ở chung với con gái.

Đứa con gái thấy mẹ gặp lại người bạn xưa, lịch sự cúi chào rồi lẩn đi nơi khác cho mẹ được tự nhiên hơn.

- Đời Hà từ khi qua đây xem như phải làm lại từ đầu. Thời gian đầu rất cực vừa đi học vừa đi làm để nuôi các con c̣n nhỏ, mới vài năm nay con gái Hà bảo Hà làm ít lại để có nhiều th́ giờ với con cháu. Đành phải nghe lời tụi nó, c̣n anh thế nào ?

- Đời tôi cũng như ngày nào, bước chân lăng du chưa bị ràng buộc. Một ngày nào đó chân mỏi, gối ṃn sẽ nương nhờ vào cửa đạo chờ bỏ kiếp người. Đó là kiếp số của tôi.

- Sao anh nói chuyện có vẻ chán đời vậy ? À Hà muốn mời anh đến dự đám cưới của của con gái Hà vào ngày…. Tháng ….Ở …. Anh có hứa không ?

- Nếu có dịp tôi sẽ đến nhưng xin lỗi Hà tôi không dám hứa. Xin chúc mừng hạnh phúc của cháu.

Mong người Đông Tác xưa tha thứ. Chúng ta có hai lối rẽ, hai đường song song chắc chắn sẽ không có lối để gặp nhau. Nếu c̣n duyên kiếp hai ta sẽ gặp lại nhau ở kiếp sau chứ c̣n kiếp nầy hăy xem như là ảo mộng. Xin mượn câu ca dao đễ kết thúc chuyện nầy .

“ Giấc Nam Kha khéo bất b́nh ,
Bừng con mắt dậy thấy ḿnh tay không "


Minh Đức

San Jose, 3/11/2016.

Những nhân vật có tên trong bài nầy đều là hư cấu, nếu có sự trùng hợp xin thông cảm và tha thứ.
Cám ơn

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Kư của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm ngh́n nhánh khổ  
Sài-G̣n miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lư nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim t́m về tổ ấm  
T́nh nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người c̣n đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên ḍng sông Saigon 
Ṿng tṛn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đă tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không c̣n nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đă thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút