ĐIỀU BỐ KHÔNG DẶN LẠI

Trần-Công Anh-Dũng

11 tháng 7 năm 2010

C̣i trọng tài rít lên ba hồi dứt khoát: Trận chung kết World Cup 2010 đă kết thúc sau 120 phút giao đấu quyết liệt của hai đội Hoà Lan và Tây Ban Nha.

Trên màn ảnh TV lớn trong hội trường nhật báo Người-Việt, Nam Cali, các cầu thủ đội thắng ôm nhau nhảy nhót tưng bừng, cầu thủ đội thua ôm nhau khóc có người nằm lăn ra sân cỏ không c̣n thiết ngồi dậy nữa!

Bên dưới cử tọa, các khán giả Việt Nam, nam phụ lăo ấu đủ cả, lục tục đứng dậy.
Hàng mấy trăm người đă hoan hỉ tự ư chen chúc, lèn ép và nhồi nhét … nhau vào trong hội trường này gần 3 tiếng đồng hồ, bây giờ đă tới lúc ḿnh được ḿnh trả… tự do!

Tôi thận trọng vịn hai tay đẩy của chiếc xe lăn có bố tôi ngồi trên đó để đứng lên. Khi đă có tới 6 bó rưỡi que để đếm những năm có mặt với đời th́ làm ǵ cũng chậm chạp, nhất là bây giờ sau gần 3 tiếng đồng hồ quỳ sau xe lăn trên nền nhà, hai chân tôi tê mỏi và đầu gối muốn cứng lại; đứng dậy thật không dễ dàng chút nào!

H́ h́ h́! Đừng ai nghĩ là tôi đă ra cái điều “nhị thập tứ hiếu” quỳ bên cạnh hầu bố xem đá banh! Tôi quỳ v́ không có chọn lựa nào khác: Ngồi bệt xuống sàn nhà th́ đầu tôi thấp hơn vai bố tôi, không thấy ǵ trên màn ảnh; c̣n đứng lên th́ … chết sướng hơn! Đứng lên th́ đă là thậm bất lịch sự và không khác ǵ chọc cho hàng hàng lớp lớp khán giả ngồi phía sau ḿnh nổi giận.

Trước khi trận đấu mở màn, tôi đă nợ các vị ngồi phía sau một chút ân t́nh. Chúng tôi đến nơi chỉ trước giờ khởi sự trận đấu chừng mươi phút; so với đại đa số khán giả khán giả họ đă đến đây sớm hơn rất nhiều và hiện diện đầy trong hội trường người ngồi kẻ đứng sít như nêm; dù vậy, các vị đă vui vẻ cũng có, càu nhàu cũng có nhưng vẫn bảo nhau ép qua ép lại hai bên mở ra một lối đi hẹp vừa đủ cho chúng tôi (“chúng tôi” gồm bố tôi trên xe lăn, con gái út tôi xách giỏ “phụ tùng” cho một “ông thọ” -- không phải sữa Ông Thọ -- hơn 99 tuổi và tôi trong vai Kim Liên em hỡi Kim Liên; đẩy xecho chị qua miền Hà Khê) di chuyển dần lên phiá gần màn ảnh.

Món nợ ân t́nh trên đường đời này nghĩ qua th́ chỉ là một chút với người cho, nhưng nghĩ lại mà đem nhân cái “một chút” đó với hàng trăm người đă cho th́ người nhận sẽ mang một món nợ không nhỏ chút nào! Chắc chắn là tôi không có cách nào trả xong ngoài cách … cười trừ.

Khán giả đến chật cả pḥng sinh hoạt báo Người Việt để xem trận chung kết World Cup. (H́nh: Dân Huỳnh/Người Việt)

Tấm h́nh trên đây vừa được một đứa con rảnh việc của tôi ngẫu nhiên t́m thấy từ Người -Việt Online ngày 11 tháng 7 năm 2010 trong một bài viết ngắn của kư giả Tư Túc Cầu để “bế mạc” chiến dịch World Cup tại trụ sở Người-Việt. Tấm h́nh ghi lại một ngày vui của mọi người, ngày của trận chung kết World Cup 2010.

Ở chính giữa ảnh, bố tôi là ông cụ áo quần màu xám đậm, ngồi trên xe lăn, tôi thập tḥ phiá sau cụ, cháu gái nhỏ áo đỏ trước mặt cụ là con út của tôi. Tới trễ mà đến được “toạ độ” này là may mắn lắm rồi, tuy chưa mấy gần màn ảnh, nhưng ṿi vĩnh quá với vận may là điều không nên!

“Gia đ́nh tôi” (và mươi khán giả “mất trật tự” khác, toàn là thanh thiếu niên), đang chắn bít lối đi hẹp giữa hai lô ghế của hội trường. Đám thanh niên đó “nhẹ tội” hơn tôi v́ họ chỉ như những “khinh binh”, cơ động rất nhanh, khi cần th́ họ biến dễ dàng; phần tôi th́ không dễ ǵ xoay trở với cái “chiến xa” và cụ “trưởng xa” 99 tuổi rưỡi.

Lôí đi giữa hai lô ghế hẹp té! “Chiến xa” của bố tôi tới ngang dăy ghế nào th́ cả hai phiá của dăy đó xem như bị khoá cứng lốí exit duy nhất, cho nên tới đâu cũng được “nhân dân địa phương” hai bên mời khéo đi chỗ khác: “Lên nữa đi mé trước c̣n trống mà” hoặc bác ái hơn “lên nữa đi cho ông cụ nh́n rơ thêm chút”

Trong một bài hát “mô đi phai” từ ca dao, nhạc sĩ Phạm Duy … “nhồi” động tác leo cây bưởi của người con trai trèo lên, lên, trèo lên; trèo lên, lên trèo lên …. rồi sau cùng anh ta cũng không c̣n chỗ để mà trèo nữa. Tôi cũng vậy, khi không c̣n đẩy xe lên thêm được nữa th́ tôi ngừng lại nhận đại nơi này làm quê hương trước sự khó chịu hợp lư của những người bị chúng tôi đến ngồi sát bên cạnh.

Tôi lúng túng cố giăi bày …“hoàn cảnh gia đ́nh”, phân bua về “t́nh thế trận liệt” với vị khán giả phản đối kiên tŕ và gay gắt nhất trong số các “nhân dân địa phương” nơi chúng tôi “hạ trại” để ông thông cảm. Sau vài “thông điệp” mạnh mẽ vẫn thấy tôi nhỏ nhẻ điều đ́nh và không nhúc nhích, ông bạn này hiểu rằng “đối phương” của ông đang ở vào thế “no choice” sẵn sàng đổ ĺ một cách “không ǵ lay chuyển nổi” ông bèn không thèm “đấu tranh trực diện” với tôi nữa.

Trước khi diễn tả nét mặt của một người thà để dành hơi nói chuyện với đầu gối ḿnh, ông buông cho tôi một câu “nhận định thời cuộc”. Câu nói đó gieo cho tôi một sự áy náy bất an suốt thời gian sau đó, “anh làm bít lối đi như vậy là mất an toàn, như vầy mà city mà nó tới kiểm tra, nó phạt báo Người-Việt chết luôn!

Trời đất! Có vụ này nữa hả? Đừng nha “city”! Hôm nay chịu khó … làm biếng một bữa đi, tha cho báo Người-Việt nha, cứ ngồi yên trong văn pḥng coi TV đá banh đừng đi kiểm tra ǵ hết.

May quá! Đúng là ở hiền gặp lành, cho đến khi tan hàng, hổng thấy “city” tới làm khó dễ, ngoại trừ vài vị ứng cử viên đến cười t́nh với bà con khán giả xin “vote for me”!
* * *
Bố tôi dắt tôi đi xem đá banh từ năm tôi học lớp nhất (bây giờ gọi là lớp năm); hầu hết những lần này đều có anh cả của mẹ tôi (mà tôi gọi bằng cậu theo cách của người Huế) và một bác bạn của cả bố lẫn cậu cùng đi.

Lúc đó đang là những năm cuối cùng của sân Tao Đàn; khi đưa vé qua cổng ba người lớn quây tôi vào giữa, những người soát vé thấy ba người lớn “đồng bảo trợ” cho một nhóc t́ loắt choắt th́ họ cho vào dễ dàng.

Tôi vẫn được tiếp tục theo bố đi xem đá banh ở sân Cộng Hoà cho đến hết năm học lớp Đệ Lục (lớp 7). Qua năm học Đệ Ngũ tôi bắt đầu nhổ gị những người soát vé không cho tôi đi “ruồng theo” người lớn nữa; tôi ở nhà ôm radio chờ nhạc hiệu “tèn ten ten tén ten tèn tén ten -- tarèng--, tèn ten ten tén ten tèn tén ten-- tarèngtenten--tèn ten ten tén ten tèn ten tén … để nghe ông Huyền Vũ trực tiếp truyền thanh

Ông Huyền Vũ là một nhân tài hiếm có; không ai không khâm phục và mến mộ ông Trong các trận banh quốc tế trên các sân banh của Saigon : Sân Tao Đàn, sân Cộng Ḥa, ông tường thuật rất lưu loát, linh hoạt hấp dẫn và văn vẻ nữa.

Lúc th́ ông khoan thai tả bao quát quang cảnh sân banh với hàng chục ngàn khán giả trên các khán đài khi mưa thế nào, khi nắng ra sao; lúc th́ dồn dập trực thuật các đợt tấn công, phản công quyết liệt của hai đội banh, lại có lúc phân tích găy gọn dễ hiểu những gút mắt về một quyết định của trọng tài. Tôi thích nhất những khi ông kể lại chi tiết như đoạn phim quay chậm,những diễn tiến lắc léo,dồn dập mà từ đó một cú sút “sấm sét” được phóng ra, một đường “bay” vừa dũng cảm lại vừa lả lướt của thủ môn để cứu “một bàn thua trông thấy”, (nhất là của thủ môn “Lưỡng Thủ Vạn Năng Phạm Văn Rạng! Ôi, một thần tượng lẫy lừng khác của hàng trăm ngàn trái tim thanh thiếu niên chúng tôi thời đó!)

Ông Huyền Vũ không bao giờ biết rằng khi ông say sưa trực tiếp truyền thanh những ǵ diễn ra trước mắt ông th́ trong một căn nhà nhỏ ngoại ô, một thằng nhóc, (tôi chứ ai!), cũng say sưa làm cái việc … ngược lại. Tôi tưởng tượng ra một cách chầm chậm hay hối hả bằng h́nh ảnh những ǵ tôi nghe ổng nói. (Tất nhiên là không dễ dàng ǵ!)

Trong đám bạn cùng vào lớp trung học của tôi có một đứa nhái giọng ông Huyền Vũ rất giống, nó cũng có cái đam mê rất nhiều với thể thao nói chung và túc cầu nói riêng. Chưa xong lớp Đệ Tứ, nó đă có bài đăng trong tuần báo thể thao Đuốc Thiêng, lên các lớp đệ nhị cấp nó thành cây bút thường xuyên về thể thao cho vài nhật báo và tuần báo Thao Trường. Bây giờ nó ở Utah và tiếp tục viết báo Việt ngữ cho nhiều nơi về đủ thứ lănh vực tất nhiên là cả thể thao nữa.

Trước khi World Cup 2010 khai mạc mươi ngày, nó email cho tôi một bài b́nh luận … dài hơi những hơn 20 trang về sự kiện thể thao toàn cầu sắp diễn ra. Tôi in ra chữ to và đậm để bố tôi dễ đọc; không biết cụ đoc hết chưa, nhưng một hai hôm trước khi World Cup khai mạc cụ khen “tay này” viết “được”.

“Được” là mức b́nh điểm cao nhất bố tôi tặng cho người khác tự hồi nào tới giờ! Cái ǵ mà cụ khen “được” th́ tương đương với “hay quá” hoặc “tốt lắm” theo tiêu chuẩn đánh giá của những người … phàm như tôi! Có lẽ văn phong quen thuộc của thời Đuốc Thiêng, Thao Trường của bạn tôi đă gơ đúng mật hiệu cho cánh cửa kư ức thể thao đóng kín lâu ngày của cụ mở ra khiến cụ … hào phóng lời khen đến thế!

TV cùng với tập phụ bản báo Người Việt in lịch tŕnh các trận đấu đưa bố tôi đi sâu vào World Cup, cụ ghi chép kết quả rất đầy đủ các trận cụ có thể xem. Thường xuyên ngồi xem cùng với cụ trong thời gian này là con gái út của tôi cũng là đứa cháu nội út của cụ lúc đó vừa thôi việc, ở nhà chờ niên khoá mới khai giảng để đi học thêm.

Tuy là một bé gái gầy g̣ bởi những năm đầu đời suy dinh dưỡng nhưng cháu rất thích … đá banh. Sự mê say môn túc cầu và tính quả quyết hơn cả … con trai, đưa cháu đến vai tṛ thủ quân đội bóng tṛn … lớp Năm 3, vô địch của trường Tiểu học Phùng Hưng, Quận 11 Saigon 17 năm về trước khi lên 10 tuổi! Trong World Cup này cháu đang là bạn b́nh luận thể thao … tương đắc với ông nội! Cùng ngồi trước TV hai ông cháu tuy cách nhau 72 tuổi nhưng hay la to những tiếng giống nhau cùng một lúc: “sút!”, “zô!”, “hay quá!”, “penalty!” vv…

Cái giờ của các trận banh World Cup buổi trưa là giờ tôi phải chuẩn bị đi làm ca 2 (swing shift). Tiếng reo ḥ của hai ông cháu tuy rập ràng, sôi nổi thật đấy, nhưng tôi nghe mà có chút buồn se se trong ḷng. Không! Không! Tiếng reo ḥ của đá banh phải rền như sấm phải phát ra từ hàng vạn lồng ngực bật ra khỏi hàng vạn đôi môi cùng một lúc dù không một ai chỉ huy, điều khiển. Đó là âm thanh sống động của cầu trường

Con tôi, chưa từng xem đá banh “live” trên sân Cộng Hoà, nên có thể không có cảm giác ǵ sau những tiếng la ḥ cổ vơ của nó, nhưng bố tôi th́ khác, khi tiếng reo ḥ của cụ không được náo nức hoà tan mất hút vào các đợt sóng âm thanh ào ạt “sấm rền” quen thuộc trong kư ức cầu trường của cụ th́ cụ lại nhận ra rằng ḿnh đang ngồi nhà xem đá banh trên TV vào “một ngày như mọi ngày” trong chuỗi ngày đằng đẵng,hắt hiu buồn của tuổi già trên đất khách!

Tôi nghĩ đến các “cầu trường thu nhỏ” do các nhật báo lớn tổ chức trong trụ sở của mỗi tờ báo trên đường Moran, Westminster, tuy cũng là cầu trường “ảo” nhưng lại có rất đông khán giả … thật cùng đến xem. Khá đông những khán giả đó hẳn đă từng cùng ngồi trên các khán đài A,B,C,D của sân Cộng Hoà cùng xem những trận đấu bố tôi xem, cùng ḥ reo góp giọng vào những cơn sấm rền không ai điều khiển của cầu trường. V́ thế ngày hôm nay ba thế hệ của gia đ́nh tôi đă có mặt ở đây để xem trận chung kết này, để trong khi xem, bố tôi có thể gởi những tiếng la, tiếng reo của cụ hoà nhập một cách hào hứng vào cơn lốc, cơn băo âm thanh cùng loại của đám đông cuồng nhiệt.

Hơn nữa gia đ́nh tôi, cả ba thế hệ “hiện hành”, đều yêu mến, mê tín, tha thiết ủng hộ đội banh của xứ đất thấp hơn biển, xứ của hoa tulip, xứ của những “ngự lâm pháo thủ” trên sân cỏ Johan Cruiff, Ruud Gullit, Van Basten, Ronald Koeman: “Cơn Lốc Màu Da Cam”.
* * *
Kết quả trận đấu đă trái với ước mong của gia đ́nh chúng tôi! Cơn Lốc Màu Da Cam lần thứ ba bị vuột mất cúp vàng Julies Rimet.

Con gái tôi buồn ít nhưng có vẻ bực nhiều, nghe cháu cằn nhằn luôn miệng: Hoà Lan ơi là Hoà Lan!
Tôi đang bâng khuâng tiếc cho Hoà Lan chưa biết diễn tả ra sao, chợt thấy vai ḿnh có người vỗ nhẹ, ông bạn khán giả “nạn nhân” bị bố con tôi chiếm ngụ khoảng không gian sát cạnh đứng trước mặt nh́n tôi cười cười thân thiện. Ông khen tôi có hiếu (tôi đâu dám nhận ẩu!) và bày tỏ sự hối tiếc về những chấp nhất ban đầu của ông. Tôi cũng chân thành xin lỗi cùng bày tỏ ḷng cảm phục về sự thẳng tính của ông.

Chúng tôi siết tay nhau thân thiết nồng nàn như đôi bạn tri kỷ lạc nhau đă lâu mừng tái ngộ.
C̣n bố tôi, dù phải ngồi thật lâu một chỗ, trông cụ vẫn b́nh thường và c̣n có vẻ hả hê nữa. Tôi c̣n mong muốn ǵ hơn!

Một khán giả lớn hơn tôi mươi tuổi đi qua nh́n ông cụ và khen với tôi: “Ông già giỏi thiệt, ngồi lâu vậy mà … không đi tiểu”!
Về đến nhà bố tôi mới hé lộ tâm sự ḿnh, tiếc cho Ḥa Lan không đoạt cúp và tiếc cho cụ không được thấy đội banh cụ yêu thích lên dài vinh quang. Bốn năm sau không biết cụ c̣n không mà xem World Cup và làm sao mà Hoà Lan tranh nổi cái cúp với Ba Tây ngay trên sân nhà của họ.

Tôi nghe ḿnh nói , “Cụ lo ǵ, sự bất quá tam, lần thứ tư đá trận chung kết thế nào Hoà Lan cũng thắng; bốn năm mà ngay cả tám năm nữa cụ vẫn dư sức chờ mà”.

Bố tôi cười nh́n tôi bằng cái nh́n thấu suốt của ông bố biết rành về thằng con của ḿnh khi nó nói điều mà chính nó không tin tưởng lắm.

* * *

Bố tôi qua đời b́nh thản trước Lễ Tạ Ơn 2010 vài hôm. Đứa cháu nội út, “bạn” xem đá banh của bố tôi, từ trường học ở Paolo Alto trên đường về nhà nghỉ lễ chạy thẳng đến nhà thương được vài phút th́ ông trút hơi thở cuối cùng!

Sống tṛn một thế kỷ, minh mẫn đến những ngày cuối đời bố tôi ung dung ghi lại dặn ḍ thật chu đáo hậu sự của ḿnh như Khổng Minh để cẩm nang cho các thuộc tướng thi hành.

Có một điều cụ quên không dặn, khi World Cup trở lại những lần sau; không c̣n “Cụ Trưởng xa” nữa, “chiến xa” đă được cất kỹ trong garage th́ tôi, Kim Liên em hỡi Kim Liên, phải làm ǵ và khi Hoà Lan đoạt giải vô địch chúng ta sẽ ăn mừng thế nào.

* * *
Xin cảm ơn báo Người-Việt. Trong hội trường của quư vị, trong không khí hào hứng, sôi nổi, ồn ào của hàng mấy trăm con người chen chúc nói cười; một kỷ niệm rất riêng tư, rất sâu lắng đă lặng lẽ ngấm vào tâm năo bố con, ông cháu chúng tôi.

Cảm ơn bạn H-N-N, Utah, cựu CVA đă “có mặt” trong kỷ niêm đặc biêt này của gia đ́nh tôi; và sau hết T-M-T, Hội Y Nha Dược Florida, một cựu CVA nữa, dẫu “ngh́n trùng xa cách” vẫn “tam tứ cố thảo lư” bằng email an ủi, và thúc giục: “Hăy viết về Ông Cụ cho bớt buồn bạn ơi.”

Trần-Công Anh-Dũng

(Giao thừa 2010-2011)
 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Kư của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm ngh́n nhánh khổ  
Sài-G̣n miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lư nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim t́m về tổ ấm  
T́nh nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người c̣n đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên ḍng sông Saigon 
Ṿng tṛn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đă tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không c̣n nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đă thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút