DZI - KE

Vũ Ngọc Linh

Không biết nên đặt tên cho cái nhan đề câu truyện này như thế nào. Bèn tức cảnh sinh t́nh. Lấy tên gọi đặt làm nhan đề luôn. Cái tựa câu truyện ngắn này ư mà. Xin các bạn khoan thắc mắc Dzi- Ke hay có lúc c̣ng gọi là RI - KE là cái đí ǵ nhen. Chuyện đâu c̣n đó, chuyện đâu để đó. Hạ hồi phân giải.

Sau cái ngày tang thương, giặc cờ đỏ tràn xuống chiếm đóng Miền Nam thân yêu của con dân VNCH. Anh em quân nhân công chức nói riêng hay nói đúng hơn là tất cả con dân miền Nam từ sông Bến Hải cho chí mũi Cà Mau thuộc phe " Bên Thua cuộc" nói chung.

Bọn tôi chỉ là những anh Thiếu Úy. Cấp bậc sĩ quan nhỏ nhất trong quân đội VNCH. Mà phải chi được thăng cấp lâu lâu cho cam. Mới có quyết định thăng cấp vào cuối tháng 12/1974. Nghĩa là vừa mới móc lon Thiếy Úy 4 tháng trời. Nhiều anh biết ḿnh đă thăng cấp từ mấy tháng rồi mà quyết định chưa về tới nơi do trục trặc nhiều phía. Tại con rùa hành chánh.

Như vậy cũng chưa oan, nhiều nơi lắm anh chỉ là Sinh Viên Sĩ Quan hay Chuẩn Úy mới ra trường. Chúng nó,(bọn chính quyền địa phương, bọn thừa nước đục thả câu) cứ coi như trước sau cũng là Sĩ Quan nên chúng nó lùa vào tù hết trơn.

Tôi từng chứng kiến, trong làng tôi ở, có hai vị Thiếu Tá khăn gói đi trước. Kế đến gần tám vị Đại Úy lục tục lên đường. Trước khi đi có vị c̣n bỏ nhỏ câu:

- Đi cải tạo có mấy tuần thôi, nhiều nhặn lâu lắc ǵ đâu mà phải xốn xang. Coi, hạ sĩ quan, lính tráng, công chức đó. Có mấy ngày thôi rồi về làm ăn sinh sống có ai làm ǵ đâu nào? Dễ thương thật.

Sau Đại Úy là lớp đàn anh Trung Úy trong xóm tôi chừng hơn chục mạng cũng khăn gói lên đường tŕnh diện đi...Học Tập Cải Tạo. Ngoan ngoăn, đúng hẹn. Nói theo ngôn ngữ thời đại là chấp hành đúng quy định của ủy ban Quân Quản.

Cuối cùng là bọn tôi: Thiếu Úy. Nh́n tới nh́n lui, Thiếu Úy trong xón đạo tôi ở toàn là lớp đàn anh của ḿnh v́ hầu hết họ xuất thân từ Hạ sĩ quan rồi học các khóa SQ đặc biệt leo lên T/Úy. Họ rủ nhau đi chung một xuồng. Vào ngày tŕnh diện đầu tiên. Có đấng c̣n phát biểu là đi trước về trước. Có 10 ngày thôi mà. Mau hơn giấc ngủ trưa. Tú Hà thắc mắc: "Sao anh không đi chung với họ cho có người cùng làng mà lại đi tŕnh diện một ḿnh. Có ḿnh ên thôi, khăn gói quả mướp đi ...tù vào giờ phút chót trước khi khóa sổ. Chẳng rủ rê ai mà cũng chẳng ai rủ rê ḿnh. Khỏi phiền đến ai. Có chăng là con tim nhiều ngăn không biết ngăn nào lớn hơn.

Đang lấy vài bộ quần áo, vài vật dụng cá nhân và vài cuốn sách bỏ vào ballot th́ bỗng Bố tôi (có lẽ linh tính mách bảo chăng) lại gần và bảo:

- Bố nghĩ nếu con trốn được th́ cứ trốn, chứ Bố không tin chúng nó bao giờ. Chưa chắc chúng nó nói 10 ngày là chúng nó cho về đâu. Không chừng vài ba năm là ít hay chúng nó đem đi thủ tiêu cũng nên. Bố đă từng chúng nó nhốt ở Đầm Đùn Lư Bá Sơ gần 2 năm nên Bố không lạ ǵ miệng lưỡi chúng nó.

Đi đâu tôi cũng tha theo cái Ballot bên ḿnh. Nó là vật bất ly thân mà lỵ.

Bỏ ngoài tai lời nói của Bố già v́ tối hôm trước ngồi thủ thỉ với Tú Hà tới khuya. Hai đứa hứa hẹn thề thốt với nhau đủ điều. Thiếu điều muốn kéo nhau vào nhà thờ dựng đầu ông cha dậy ban phép ngay lập tức rồi muốn ra sao th́ ra. Buổi chia tay nào cũng có nước mắt doanh tṛng.

Thong thả trưa hôm sau đón xe đ̣ Saigon -Thủ Đức lên Saigon tà tà tới trường tiểu học Hoàng Thụy Năm đường Phạm Viết Chánh. Tới nơi thấy thông cáo đă hết chỗ, có tờ giấy con con ghi địa điểm kế tiếp là trung tâm dự bị Y Khoa ở đường Trần hoàng Quân. Không sao, lại thong thả cuốc bộ tiếp một đỗi. Bên tai nghe văng vẳng:

- Thấy chưa tao đă bảo đi sớm về sớm mà mày không nghe tao. Bây giờ hết chỗ rồi không biết học tập bao lâu, ḿnh đi trễ coi chừng bị phạt. Sau này có anh diễu là 10 ngày Đông Dương. Quả người Việt Quốc Gia sống giữa xă hội dưới chính thể VNCH người ta thật thà, ngây thơ, dễ tin. Hèn nào mắc mưu bọn lưu manh lếu láo bịp bợm bao nhiêu năm cho chí suốt đời

Khi cánh cổng trung tâm khép lại sau lưng, tôi có ngay linh tính: "Trời đất từ nay xa cách măi....". Thôi phó mặc cho giời.

Xe Molotova chở bọn tôi đi trong đêm, 35 người/ xe. Chật như nêm cối. Ḷng xe Molotova nó hẹp té, chẳng bù cho cái Camion GMC của Mỹ, rộng thênh thang. (Không hiểu sao mỗi lần di chuyển bọn Việt cộng bao giờ cũng đi ban đêm. Làm như chúng nó làm cái ǵ cũng lén lén lút lút dấu dấu diếm diếm không khác mèo dấu c...). Mỗi xe 2 thằng bộ đội ôm súng AK canh chừng chúng tôi. Chợt có tiếng giọng nói dường như bực dọc:

- Bây giờ phải tự lực cánh sinh đi chứ không được dựa dẫm à nghen.... Sau này hỏi ra mới biết người thốt lên câu đó là Vinh (Tây lai), Địa Phương quân Tiểu Khu Phú Yên.

- Anh, anh! "c̣i to cho vượt" là ǵ hả anh? Đó là câu hỏi của Lê Viết Kỳ. Anh này quê ở Đàlạt. Tánh rất lư lắc. Anh ta lúc nào cũng diễu cũng tếu được.

Anh ta giả nai làm bộ hỏi hai thằng bộ đội đang canh chúng tôi. Chúng nó h́nh như không được phép đối đáp với chúng tôi mà chỉ ra lệnh và canh chừng chúng tôi mà thôi. Lê viết Kỳ cứ lải nhải hỏi đi hỏi lại. Mà anh ta cũng dạn. Thân cá chậu chim lồng, chúng nó bực ḿnh "đ̣m" cho một phát, chết oan mạng. Ai vào đây mà kiện cáo mà xử? Thằng Việt cộng (sau này mới biết chúng nó gọi mấy đứa đó là vệ binh) có vẻ lớn tuổi hơn nạt:

- Ngủ đi, hỏi làm ǵ! Đi có mức độ đấy.!

Lại Lê viết Kỳ:

- Đi đâu vậy anh? Mà đi có mức độ là làm sao vậy anh? Trong bóng tối có mấy tiếng cười rộ.

-Hỏi ǵ mà hỏi lắm với? Thôi, không hỏi nữa. Đây không trả lời đâu!

Chiếc xe ch́m trong yên lặng chỉ có tiếng máy ŕ ŕ và chiếc xe đang nuốt con đường trước mặt. Biết chắc chắn là chẳng ai có thể ngủ nổi trong t́nh trạng này. Mọi người đều khắc khoải cho thân phận ḿnh chưa biết sẽ đi về đâu.

Sáng ra (quăng 10h sáng), xe tới địa điểm phải đến. Th́ ra đây là căn cứ Trảng Lớn Tây Ninh. Có nghĩa trong đêm đoàn xe của chúng tôi di chuyển từ Saigon tới Tây Ninh ngót nghét 100 cây số. Trước đây là Bộ chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 25 và Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Tây Ninh. Thời gian kư kết thi hành hiệp Định Paris, lúc này chúng tôi gần kết thúc khóa huấn luyện giai đoạn 1 ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Chúng tôi được chọn đi chiến dịch quảng bá và lấn dất dành dân theo thỏa ước giữa 2 bên. Chúng tôi, một số anh em bắt thăm được chon vể Tây ninh. Có nghĩa là đi chiến dịch ở Tây Ninh 2 tháng. Nên coi như trở về chốn xưa. Xe chay ngang nhà thờ Phong Cốc (một xứ đao di cư gốc Bắc Ninh). Nay trở vế chôn xưa mà nhiều nơi cỏ mọc tự do, tiêu điều, hoang vu, tan hoang như trong nhà mồ. Chúng tập họp từng xe lại rồi điểm danh (đếm số người).Sau đó chúng nó bàn giao cho nhau ra sao th́ chúng tôi không được biết.

Mỗi xe chúng cử một thằng vệ binh mang súng đưa chúng tôi về chỗ ở. Nói là chỗ ở chứ thực ra nó là dăy nhà tôle dă chiến ai ở trước đă dựng tạm thời để trú mưa trú nắng. Chúng chia chúng tôi ra từng B (30 người). Mỗi B có 3 tổ (10 người /tổ). Nh́n quanh quất thấy đây là khu Pháo Binh của căn cứ trước đây. Trước mặt là giao thông hào chống chiến xa của căn cứ cũ. Nhờ nó mà bọn tôi có chút đỉnh protéine động vật một thời gian. Gần chỗ chúng tôi có đài phát tuyến với trụ antenne cao ngất ngưởng. Xa xa về phía tay trái là ngôi giáo đường xứ Phong Cốc, tháp chuông vươn lên cao. Mỗi chiều tối cùng mỗi sáng sớm. Tiếng chuông nhà thờ văng vẳng vọng lại chỗ chúng tôi nếu hôm nào xuôi gió.
Một hôm có thằng vệ binh xôm xôm vào chỗ chúng tôi . Nó hỏi:

- Anh nào là B trưởng ở đây?

Ông Nho (già) lên tiếng: "Có mặt " Thói quen mà tập họp điểm danh trong quân đội.

- Phải, tôi biết cái mặt anh là mặt tay sai, mặt bán nước....Chúng nó không từ một h́nh thức nào một cơ hội nào khi chúng có cớ có dịp mạ lỵ, sỉ nhục chúng tôi.

- Anh cho một tổ đi công tác với chúng tôi.

Bác Nho (già) chỉ tổ của tôi (10 người) đi với thằng vệ binh.

Lâu lâu cũng muốn đi chỗ này chỗ kia hy vọng gặp được người quen may ra biết được vài ba tin tức bên ngoài. Chứ trong rọ như thế này. Mọi chuyện đều bị bưng bít như hũ nút. Chẳng biết cái sự ǵ. Có biến chuyển ǵ hay không đều mù tịt.

Thằng vệ binh hướng dẫn chúng tôi tới một cái kho. Nó đếm số người chúng tôi rồi nói:

- Tôi ấy nà quán chiệt cho các anh biết ấy nà chên phân công cho các anh vào chong kho, các anh vác dza đây cho chúng tôi mỗi anh một bao Dzi Ke. Mà các anh có biết Dzi Ke nà cái ǵ không đă? Chẳng lẽ nói không biết hóa ra ḿnh ngu. Chúng tôi gật đại v́ vào trong kho thế nào mà chẳng biết.

- Các anh vào kho khẩn trương thi hành công tác.

Th́ ra đây là cái kho gạo, chúng chất đầy gạo bên trong bao lớn bao nhỏ, bao to bao bé đủ loại. T́m hoài ngó tới ngó lui chẳng thấy mà cũng chẳng biết Dzi Ke là cái giống ǵ. E ngại thằng vệ binh bên ngoài đợi lâu nóng ruột. Anh Nhạn, tổ trưởng nói với tôi:

- Linh, mày dạn miệng, mày ra ngoài hỏi thằng Việt cộng đó vậy chứ DziKe là cái giống ǵ nó làm ơn vào chỉ cho bọn ḿnh vác ra cho xong đi cho rồi.

Cực chẳng đă, tôi làm gan ra hỏi:

- Báo cáo anh,(việc lớn việc nhỏ ǵ cũng phải báo cáo) chúng tôi chẳng thấy Dzike ở đâu cả, anh làm ơn chỉ cho chúng tôi để chúng tôi vác ra cho anh.

Tên vệ binh nghe xong lắc lắc cái đầu làu bàu lảm nhảm cái ǵ đó trong miệng rồi bước vào trong kho gạo.

- Lày nhá, nại đây mà quán chiệt nhá. Thế đây nà cái ǵ? (nó chỉ mấy bao gạo) không phải Dzike nà cái ǵ.Các anh có biết đọc chữ không đấy? Dzờ i dzi, Kờ(cờ) e ke. Không phải Dzi Ke th́ nà cái ǵ ở đây. Khẩn trương lên, mỗi anh một bao, vác ra tập trung ngoài kia. Xe nó đến rồi đấy.

Ôi! cha mẹ ông bà tổ tiên thánh thần thiên địa quỷ thần ôi!!! Có ai hỏi tên tôi lúc này, chắc tôi cũng "ngọng" luôn.

Chữ RICE là gạo. Đây là loại gạo hột dài. Bên ngoài bao nó in chữ RICE long grain. Gạo viện trợ có 2 loại long grain và short grain. Chúng ta gọi là hột dài và hột tṛn. Vậy mà nó đọc là Dzi Ke th́ có khốn nạn cho cái thân tù tội không cơ chứ.

Không dám cười,chẳng dám khóc mà mặt đứa nào đứa nấy bọn tôi nửa mếu nửa cười nửa không biết phải diễn tả thế nào cho phải đạo.

Nào đă xong cho cam. Chất đủ 10 bao long grain lên xe mỗi bao 100 lbs. Thằng vệ binh bắt đầu "dạy dỗ" chúng tôi.

- Bọn ngụy các anh là chuyên nghề nói dối. Biết chữ th́ nói là biết. Không biết th́ nói là không biết để Cách Mạng bố trí cho giáo viên giáo dục các anh. Mỹ Ngụy nó ḱm kẹp bao nhiêu năm làm ngu các anh. Có chữ Dzi Ke mà cũng không biết đọc. Vậy mà lúc khai lư lịch th́ anh nào cũng khai là có Tú Tài I, Tú Tài II. Thậm chí có anh c̣n khai là có Tú Tài 10 cả đấy. Tú Tài ǵ các anh. Các anh chỉ giỏi Tú Tài mua Tú Tài bán chứ các anh làm ǵ biết chữ như Cách Mạng chúng tôi. Thôi nhá, cho các anh về lán, tranh thủ anh nào biết chữ giáo dục lại anh không biết chữ để sau này có được Cách Mạng khoan hồng cho về địa phương c̣n có tí chữ với người ta. Không có rồi lại lạc hậu mất. Ngoài kia Nhân Dân người ta tiến bộ lắm đấy.
 
Nó c̣n lảm nhảm một thôi một hồi rồi mới thả cho chúng tôi trở lại trại giam.

Về tới nơi, kể cho anh em, có anh nguyền rủa, có anh không dằn được văng ra câu tán thán. Đất trời đảo điên lộn tùng phèo. "Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy" Đổi đời mà!!!

Phần tôi, không dám quên, phải ghi nhớ thật chi tiết để có dịp kể lại cho bà con nghe những sáng tạo tài t́nh, khôn ngoan của các đỉnh cao trí tuệ loài người tiến bộ hầu sớm bước vào thiên đàng cộng sản.

Đă tính để dành kể cho Tú Hà nghe nhiều chuyện nhưng không có dịp nữa rồi.

CHỚP BỂ VŨ NGỌC LINH 311.

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Giấc mộng kinh hoàng  
Hồi Kư của vợ người tù “cải tạo”  
Viễn thám
Trong bóng hoàng hôn
Tâm sự cùng Nữ Sĩ Dư Thị Diễm Buồn  
Phản bội Đồng Minh hay thay đổi chiến lược chống CS
Cái áo Jacket Không Quân
Ánh sáng cuối đường hầm
Sức mạnh của đồng tiền  
Di chúc tuyệt mệnh  
Rồi tôi sẽ hạnh phúc  
Anh không chết đâu anh  
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân?  
Nồi chè của Ông Tướng  
Người cha trăm tuổi  
Hai ngày gác ở Nghĩa Trang Quân Đội
Dự lễ Phật Đản  
Từ mặt đường dậy sóng ...  
Viết cho một người lính  
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972 
Nghĩa Quân 
Chia sẻ với các em của chị
Có những chuyến tàu
Những mảnh hồn phiêu bạt ...
Cho nhau cuộc đời  
Cha và con với biển và cá  
Kẹt cứng gọng kềm

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba  
Cái bóng của vị thầy tu  
Cái nón sắt của người lính VNCH  
Trăm ngh́n nhánh khổ  
Sài-G̣n miền đất địa linh nhân kiệt
Triết lư nhân sinh - Luận về mộng mơ qua Văn chương và Triết học  
Tấm thẻ bài  
Tung cánh chim t́m về tổ ấm  
T́nh nghĩa Vợ, Chồng khi kẻ mất, người c̣n đời sống sẽ ra sao?  
Viết cho Nguyễn Viết Dũng  
Việt cộng - Việt cộng
Tháng Ba chôn súng  
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt 
Tiểu Đoàn 9 TQLC - Trận chiến sau cùng  
Một lần chào cuối cùng của đời quân ngũ !  
Mất Đà Nẵng  
Sự quan tâm của vị Tướng  
Saigon xưa ...cái thời xé tiền để .. thối lại !  
Giọt nước mắt của lính
BTL/HQ/V4 DH – Di tản với 3000 đồng bào  
Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 30 tháng Tư  
Bàn thờ hai mặt  
Ngôi nhà thờ cổ bên ḍng sông Saigon 
Ṿng tṛn nhân quả  
Bạn tôi người lính trẻ
Nhớ kỉ niệm .…
Một lần mất mát  
Chuyện buồn người vợ tù  
Nhẩy Dù tử chiến tại mặt trận Quảng Trị 
Ngô Quang Trưởng - Cổ kim như danh tướng 
Khai bút đầu Xuân Bính Thân 2016 - Sát cộng nô hịch

Về thăm quân trường cũ 
Xuân đă tàn chưa?

Tưởng như … Mùa xuân không c̣n nữa 
Táo quân về trời 
Đi chợ... Tri thiên mệnh  
Điều bố không dặn lại

Một đời lận đận chiến tranh  
Gió mùa xuân  
Viên đại bác cuối cùng nơi phà Cát Lái 
Người vợ là một vĩ nhân

Chưa tu đă thành Phật  
Tướng Ngô Quang Trưởng - Cô kim như danh tướng

Bắc Kỳ 9 nút - Bắc Kỳ 2 nút