Kỳ trước, Chương 8: C̣n Thương Quê Hương Tôi

Tôi không hỏi và anh Thà cũng không nói. Ai cũng biết là không nên hỏi han chi về chuyện trốn đi của anh Bá, lúc này. Nhưng trong anh và tôi, cũng đều cầu mong cho chiếc ghe đánh cá bé nhỏ của ba con Lượm thoát đi b́nh an, và đến bến bờ tự do. Bây giờ, ai cũng mong có cơ hội chạy thoát như anh Bá. Chúng tôi cũng mong muốn ra khơi từ hơn năm nay rồi. Anh Thà chắc cũng mong ḿnh có cơ hội để vượt biển cùng với chị Thà và thằng Quư lắm. Dân ḿnh bây giờ ai cũng vậy, chỉ muốn vượt biên, vượt biển t́m tự do. Nhưng thoát đi một ḿnh đă khó, mang vợ con xuống ghe để theo cùng th́ không phải dễ, càng khó hơn gấp bội phần. Tội nghiệp chị Bá và con Lượm chắc khóc vùi lúc này. Nhưng anh Bá mà thoát đi được, c̣n sống và đến bến bờ; th́ chị Bá và con Lượm c̣n có cơ hội sang với anh, và được làm người tự do…
Thôi đành… xa nhau từ đây. Chia ly từ đây!

Con chim hải âu muộn màng, đơn độc chao lượn gọi đàn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày loáng thoáng, lấp lánh trên mặt sóng. Bến tàu thưa vắng, không c̣n tàu thuyền ra khơi hay trở về bến. Thêm vài phút ngắn, mặt trời đă ch́m khuất hẳn dưới biển

Ngày tàn!

Đêm đen phủ trùm!

Ngày mai, trời lại sáng trên biển. Nhưng đêm đen của đe dọa và bạo tàn vẫn c̣n phủ trùm trên quê hương tôi. Con thuyền ra khơi nhớ bến cũ và người thân. Trùng dương như khóc như than, xót đau cho chia ĺa, xa nhau…

Xa nhau măi từ đây, chia ly măi từ đây. Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy.

Vâng, c̣n sống; tôi c̣n nhớ, tôi c̣n thương quê hương tôi!

Đây, Chương 9: Nhớ Cả Trời Việt Nam

. . .

Chiều về. Mặt trời trông như ch́m xuống đại dương nhanh hơn vào lúc hoàng hôn. Ngó thấy khối ánh sáng chói chang c̣n nhấp nhô bên trên mặt sóng. Chốc lát sau, th́ màn đen đă trùm kín bầu trời và đại dương. Cơm chiều xong, công nhân bắt đầu tập họp tại Trạm để làm việc. Họ chuẩn bị xay thêm nước đá và cho vào các thùng tôm, trước khi chuyển xuống ghe chúng tôi. Chuyến về tối nay ghe phải chạy ngược nước, cần hơn 6 giờ mới tới thành phố, sẽ cập bến công ty vào khoảng 2 giờ sáng. Sau khi các thùng tôm đă chuyển hết lên trên bến, dọn rửa ghe xong, chúng tôi đi lên chợ th́ quán chú Hón cũng mở cửa. Vậy là Vũ và tôi sẽ được thưởng thức cà phê của chú Hón mới vừa pha xong. Hương vị cà phê thơm nóng đầu ngày.

Trạm Thu Mua ngoài cửa biển này cũng tương tự như các trạm khác. Nó chỉ có một văn pḥng nhỏ. Kế bên văn pḥng là kho giữ lạnh, chứa nước đá và các thùng tôm đă ướp đá xay. Chính giữa trạm chừa trống, dành cho các thứ công việc cần thiết, như: nhận hải sản, nhập kho nước đá, ướp lạnh tôm, chuyển hàng xuống ghe vận chuyển… Không có công việc ǵ bận rộn và cũng không có ai bày ra ăn nhậu, th́ nơi đây vắng lắm. Thỉnh thoảng mới có người ra đây ngồi hút thuốc, chuyện tṛ, hay ngó trời và biển. Họ ở đây một lúc ngắn, rồi cũng rời đi.

Cái máy phát điện khởi động kêu śnh sịch mấy tiếng ngắn rồi chạy đều. Bóng đèn trên Trạm nối nhau cháy sáng lên. Trong bóng đêm bên ngoài cửa biển, giữa xóm nhà lưa thưa với ánh đèn vàng leo lét, gian nhà sàn bây giờ rực sáng. Sáng choang một góc biển. Và nơi đây trở nên rất nhộn nhịp. Tiếng máy chạy cùng tiếng thùng đựng hải sản bị kéo lôi, bị thảy nện trên sàn gỗ nghe vang dội. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau… thật ồn ào. Máy xay nước đá giờ được kéo ra khoảng trống, gần bên cửa kho. Tiếng máy chạy đă rầm rĩ, mỗi lần nó ngốn cây nước đá th́ khua nghe rổn rảng, inh ỏi; làm người ta phải nói như la hét với nhau.

Tôi lấy cái xô nhựa, bước lên trên trạm. Chú Miên, công nhân chạy máy xay nước đá, nh́n thấy đă hiểu ư ngay:

- Nước đá hả?

Hỏi để hỏi, để chào hỏi. Miệng hỏi tôi, tay chú Miên đă đón lấy cái xô đưa vào máy. Soạt một cái là nó vun đầy.

- Dạ đủ rồi chú!

Tôi nói xong câu th́ Chú Miên đă ém đá xay xuống và hứng thêm. Chú Miên đưa xô đá xay đầy vun cho tôi, cười tươi:

- Kệ nó!... Nhằm nḥ ǵ!

- Cám ơn chú Miên nghen… Hồi chiều, anh Thà cho mớ cá với mực. Tụi tui ướp đá để đó. Sáng mai mới mần…. Sắp xuống hàng chưa chú?

Tôi giải thích cho có chuyện để nói. Ở đây, không ai thèm thắc mắc với vài xô nước đá. Chẳng nhằm nḥ ǵ, như chú Miên nói. Chú Miên hất mặt về hướng hàng thùng đă đậy nắp, sẵn sàng để chuyển xuống ghe, và chừng hơn một lố c̣n mở nắp, chờ ướp thêm nước đá xay:

- Gần xong rồi! C̣n hơn chục thùng ǵ đó thôi.

Số tôm này đă thu mua và ướp lạnh trong các thùng hải sản từ mấy hôm trước. Tối nay, trước khi chở đi, các thùng tôm tồn kho được mở nắp ra để kiểm lại, rồi đổ thêm nước đá mới xay cho đầy kín thùng.

- Ngon lành! … Tụi tui chuẩn bị ghe để xuống hàng.

Tôi từ giă chú Miên, rồi đi trở về ghe. Ngó Vũ đang đứng bên trên mui, tôi báo tin:

- Sắp xong!

Cột ghe ngoài Trạm Thu Mua, nằm chờ chuyến mà không có ǵ làm, không có độ nhậu th́ buồn chán lắm, v́ ngoài này buồn lắm. Biết tin có chuyến chạy và được chạy về thành phố th́ vui lắm. Vũ chỉ chờ nghe vậy, tuột ngay xuống mui cho máy chạy, rồi mở đèn rọi trên mui và các đèn trong khoang cho sáng ghe, để công nhân dễ dàng chuyển hàng xuống. Tôi lo phần dọn dẹp khoang ghe. Chỉ cần kéo gom mấy tấm bạt ra phía sau, thế là khoang ghe trống trải ngay. Tối nay chỉ có 36 thùng tôm. Chất ba thùng ngang, chừa lối đi hai bên trong ḷng ghe, hàng dọc để sáu thùng; chất hai tầng là xong. Ba mươi sáu thùng tôm th́ quá nhẹ, so với trọng tải 15 tấn của ghe. Được trả tiền theo chuyến, cho nên cần nhiều chuyến. Mỗi chuyến, ḿnh cầu cho chở ít hàng để nhẹ ghe. Ghe nhẹ th́ dễ lái, chạy nhanh mà lại ít hao tốn dầu. Nhờ đó có dư thêm dầu để vượt biển sau này. Nhằm những lúc biển động, dù có thu mua ít tôm, Trạm Thu Mua cũng không thể neo ghe vận chuyển lâu quá, v́ tôm giữ trong kho nhiều ngày sẽ bị hư. Cho nên, tối nay trạm cũng phải cho chúng tôi chở hết số tôm tồn kho về.

Công nhân trên trạm và hai đứa tôi, phụ nhau chuyển hàng xuống ghe. Chỉ một lúc ngắn th́ xong. Cái máy xay nước đá đă được dẹp sát vào vách kho. Chuyền vài chục thùng nước biển lên, quét dọn và rửa sạch nước tôm trên sàn nhà, là hoàn tất. Như thường lệ, sau khi xuống hàng, th́ dọn dẹp và kế đến là ăn uống. Tối nay, hàng gởi về ít, làm hết việc nhanh chóng. Thế nhưng, làm việc quần quật như thế cũng đă đủ mệt, nhân viên trên trạm gom lại mà lai rai, để giải lao. Phía trong sàn nhà, nơi c̣n khô ráo, nhóm người trên trạm cười nói vui vẻ quanh cái bàn nhỏ có mớ khô và chai rượu trắng.

Vũ và tôi lấy mấy tấm bạt, trùm lên khối thùng tôm sắp gọn giữa ḷng ghe, cho kín gió để giữ nước đá chậm tan. Che đậy xong, Vũ bước lên trạm nhập vào đám nhậu cho vui và từ giă. Tôi coi chừng ghe và chờ bạn ḿnh. Trở xuống ghe, Vũ vào đứng bên động cơ, sẵn sàng điều khiển máy. Tôi leo lên mũi ghe, đi lên trạm để tháo dây.

Thấy tôi đi mở dây, anh Bền ngồi bên ngoài, tay cầm cái ly, tay bóc miếng khô, nhanh nhẹn đi xuống cầu tàu, gọi lớn:

- Để đó đi!... Tui tháo dây cho… Nè! Làm miếng cho ấm người đi…

Vũ đă uống xong, tôi biết là tới phiên ḿnh. Tôi vói tay đón lấy miếng khô mực và ly rượu. Luật bất thành văn, “làm miếng” hay “làm một miếng” có nghĩa là cạn ly rượu.

Rượu trong veo, “nước mắt quê hương” đấy!

Rượu lấp lánh, sóng sánh ngang đường ngấn của ly “xây chừng.” Tôi đưa ly hướng về nhóm công nhân trong bàn mà gọi lớn: “Dzô!”

Tiếp theo tiếng hô “Dzô!” đáp lời trên trạm, tôi uống cạn cái “xây chừng”. Uống cho cạn t́nh, cạn nghĩa. Tôi đưa trả ly đựng rượu cho anh Bền và vẫy tay từ giă chung:

- Tụi tui d́a nghen!

Anh Bền hài ḷng, tay tháo dây, cuộn tṛn và thảy xuống mũi ghe.

- Rồi… Chạy đi!

- Cảm ơn anh Bền.

Quấn nhanh sợi dây, tóm cho gọn chặt vào mũi ghe. Tôi kéo cây sào trong khoang ghe lên, chống và đẩy cho mũi ghe xoay ra ngoài ḷng sông, rồi chạy nhanh lên mui ghe để giữ cần lái. Chờ tôi cầm lấy cần lái, Vũ đạp cần ly hợp (em brayage) và tay gài cần số cho ghe chạy tới. Cánh quạt quay, đạp nước phùn phụt. Sức đẩy cuộn ṿng nước thành sóng, đập mạnh vào bánh lái. Cần lái rung động trong ḷng bàn tay. Tôi luyến tiếc quay nh́n ra biển. Nh́n không gian quanh ḿnh mờ tối, nh́n ḍng sông phía trước và biển sau lưng trống vắng, ḷng bồn chồn mơ ước. Ước ǵ ḿnh có thể tắt máy, làm như động cơ ghe bị hư, và để ḍng nước đang xuôi chiều đưa chiếc ghe trôi dần ra ngoài biển khơi. Và rồi cho máy chạy mà phóng nhanh ra hải phận quốc tế… Cứ chạy thẳng tới. Tới đâu cũng được. Đâu cũng sẽ là trời và biển của tự do!

Ước muốn, để rồi nuối tiếc mà quay về với thực tại. Tôi tăng dần tốc độ máy, tay đẩy cần lái sang phải; đưa chiếc ghe chạy trở về thành phố.

Biển của chúng tôi đây!

Biển của ước mơ đang mở rộng, đợi chờ!

Tự do trong tầm mắt, nhưng hăy c̣n ngoài tầm tay!

Sau lưng chúng tôi, đèn trên Trạm Thu Mua rồi cũng mờ khuất trong màn đêm. Biển ở lại và xa dần. Biển và tự do của chúng tôi rất thật, thật gần; nhưng c̣n lắm trắc trở. Mỗi lần quay trở về, tôi bồi hồi, nao nao, ḷng đầy nuối tiếc. Ra đến biển, nh́n biển khơi mênh mông, như đang mong chờ, để rồi lại quay trở vào. Cái nao nao, bồi hồi hôm nay càng thêm bồn chồn lo lắng với chuyện ghe đánh cá của anh Bá mới trốn đi. Chữ “đi” bây giờ chan chứa đau thương và đầy nước mắt.

Nước mắt của người đi và người c̣n ở lại!...

. . .

Hồi kư của một linh mục Ḍng Tên (Societas Iesu), người trước đây từng phục vụ ở vùng Đông Dương và đă quay lại để giúp các thuyền nhân, cung cấp một tường thuật sinh động về t́nh trạng vô cùng bi thảm tại một trại tỵ nạn ở gần băi biển của Thái Lan:

“Mỗi buổi sáng, khi chúng tôi đi xuống các băi biển, sẽ có những thi thể - đàn ông, phụ nữ và trẻ em – trôi dạt vào bờ trong đêm qua.

Đôi khi, có đến hàng trăm xác người, trông như những mảnh gỗ trên băi biển. Trong số xác người đó, có nhiều cô gái đă bị hăm hiếp sau đó ném xuống biển để rồi chết đuối. Bi thảm tột cùng mà ngôn từ không thể nào kể lại được ... Đôi khi, cũng có người, với một phép lạ nào đó, họ vẫn c̣n sống sót. Họ nằm trên băi biển v́ kiệt sức hoặc bất tỉnh. Họ trôi dạt vào bờ trong đêm, chúng tôi đă giúp họ hồi sinh và chăm nom họ, khi chúng tôi t́m thấy. Tất nhiên, thời tiết đă gây nhiều tai hại cho thuyền nhân. Có nhiều chiếc thuyền vượt biển thật nhỏ bé, mong manh, tồi tàn. Cũng có nhiều khi, người tỵ nạn bị nhà cầm quyền Việt Nam bắn chận và kéo tàu họ về Việt Nam, những người phạm tội vượt biển c̣n sống sót th́ bị tù đày. Thế nhưng, thảm nạn cướp biển có lẽ là nguyên nhân trầm trọng nhất, trong các vụ giết người. Bọn cướp biển chận bắt gần như tất cả ghe thuyền vượt biên.

Trước tiên, chúng nó t́m kiếm vàng, thậm chí c̣n tàn bạo đến mức kéo cạy lấy vàng bọc răng từ trong hàm răng của mọi người. Điều tiếp theo thu hút chúng nó, chính là những cô gái trẻ. Những tên cướp biển lo ngại bị bắt, và cách tốt nhất để không bị bắt với tang chứng là phá hủy chiếc thuyền và giết hết tất cả những người mà chúng đă hăm hại, và thậm chí chúng nó c̣n ném các cô gái xuống biển, khi đồng bọn đă thỏa măn ... Sau đó, các thi thể thuyền nhân bị cuốn trôi vào bờ biển hoặc chỉ ch́m mất vào trong ḷng biển.”

Đoạn hồi kư trên được trích từ trang 105 & 106, trong quyển Running On Empty, cùng biên soạn bởi các tác giả Michael J. Molloy, Peter Duschinsky, Kurt F. Jensen, và Robert J. Shalka. Đây là một bộ tài liệu lịch sử dày đến 582 trang, được biên soạn rất công phu. Trong đó, có ghi lại biết bao chuyện thương tâm về người tỵ nạn cộng sản tại Đông Dương, về thuyền nhân Việt Nam.

Những thảm cảnh đă được thế giới biết đến và gọi là “Asian Holocaust”; như thời Holocaust, 1941-1945, khi người Do Thái bị quân Nazi lùng bắt và tàn sát man rợ.

Trang 112 có một tường thuật về chế độ man rợ của cộng sản như sau:

“Vào cuối tháng Mười Hai năm 1978, có gần 200.000 người tỵ nạn trong các trại tạm cư trên khắp Đông Nam Á...

Thời báo NewYork Times đă kể lại một câu chuyện thật, thật kinh hoàng: “Các nguồn tin chính thức của Philippines hôm nay cho biết rằng quân đội cộng sản Việt Nam đă giết 85 người tỵ nạn người Việt, trong đó có 45 trẻ em, khi thuyền đánh cá của họ mắc cạn... Trên một ḥn đảo ở Biển Đông... 8 người may mắn sống sót sau vụ thảm sát ngày 22 tháng Sáu này và cuối cùng trôi dạt đến được đất liền và ẩn náu ở Philippines... Tài liệu đáng tin cậy đă cho biết quân đội cộng sản Việt Nam đă nổ súng vào chiếc ghe của người tỵ nạn bằng súng cối, súng máy và các thứ vũ khí tự động.”

Theo Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc, khoảng 200.000 đến 400.000 thuyền nhân đă chết trên biển.

Bao chuyện thương tâm của thuyền nhân Việt Nam đă được nghe biết. Hăy c̣n biết bao nỗi hăi hùng, đă theo thân xác của người vượt trốn chế độ cộng sản, vùi chôn trong rừng hoang, trên hoang đảo hay dưới đáy biển!

Biết bao chuyến đi đă không bao giờ đến được bến bờ tự do. Họ ra đi mà không bao giờ đến!

. . .

Chiều nay, chị Bá và con Lượm vừa khốn khổ, vừa kinh hoàng v́ tra khảo của bọn công an, về chuyện anh Bá đă bỏ bến nhà, bỏ vợ và con mà vượt biển t́m tự do. Lại thêm vừa lo âu cho số phận của anh Bá bấp bênh trên sóng nước.

Chiều nay, trong các xóm biển và biết bao gia đ́nh trên quê hương tôi c̣n xót xa đau, trông chờ tin người thân yêu đă ra đi…

Chuyện người, như chuyện ḿnh!

Như sóng uất hờn muôn đời c̣n cuộn dậy trên Biển Đông!

Chiều ra biển đứng ê chề!
T́m trên ngọn sóng… có về xác em?
Vớt rong rêu… ngỡ tóc mềm.
Quay về hướng gió… tưởng em thơ dại.
T́m trong bọt trắng… thân người.
Nghẹn ngào dấu vết c̣n phơi lơa lồ!
Xác em… nay ở phương nào?
Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương?
Có khi xác vượt trùng dương,
trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu!
Biển lớn cuốn em đi…
Biển lớn cuốn em đi…
Rời xa, rời xa… rời xa măi!
Biển ơi, trả cho ta...
Biển ơi, trả cho ta...
Xác em yêu!...
Xác em yêu!

. . .
Chiều ra biển đứng ngậm ngùi!

Nhớ em!

Và… nhớ cả trời Việt Nam!”*


Bùi Đức Tính

(KỲ TỚI: CHƯƠNG 10 – MỘT LẦN ĐI)

* Xác Em Nay Ở Phương Nào - Thơ: N gọc Khôi
 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết