Tháng Ba năm nay, khói lửa chiến tranh bạo tàn đă khởi dậy từ vùng trời Đông Âu!

Đất nước tôi, Việt Nam, từ tháng Ba 1975, người dân miền Nam cũng đă phải trả cái giá cho Tự Do bằng nước mắt và máu xương của chính ḿnh; trong một cuộc chiến mà họ đă không bắt đầu, và cũng đă không mong muốn. Họ đă phải chiến đấu; chỉ v́ không muốn mất những ǵ đă có, những ǵ là của ḿnh. Họ không muốn mất Tự Do và đất nước miền Nam…

Đất nước tôi!

Câu chuyện của tháng Ba với lắm tang thương!
. . .

Mùa lạnh nơi đây kéo dài từ giữa tháng Mười Một đến gần cuối tháng Ba. Cái áo giáp thêm nặng nề, nhưng giúp người lính trận có thêm may mắn sống sót, và làm ấm hơn trong những ngày giá lạnh như hôm nay. Đội lại cái nón sắt lên đầu, người mặc quân phục bước xuống chiến hào. Hơn nửa giờ lội ś sụp trong nước và bùn; bùn bê bết lên hai ống quần. Từ đây, trong tầm mắt, người ta đă có thể nh́n thấy vị trí tuyến đầu của địch quân. Nghe vị chỉ huy đơn vị khuyên ngăn, người đàn ông dừng lại; chỉ về hướng các binh sĩ đang bố trí phía trước chiến hào, họ cũng mang băng vải nhỏ làm dấu hiệu nhận bạn có màu vàng của quốc kỳ, ông hỏi thăm:

- Có phải là lính ḿnh không vậy?

- Thưa vâng!... Nhưng, chỗ này đă quá xa khu vực an toàn… Xin hăy quay lại ngay!

Thật vậy, họ đă lọt vào trong tầm đạn của những khẩu súng bắn tỉa từ bên kia chiến tuyến. Tại chỗ này, mấy hôm trước đó, chúng đă bắn tử thương ba binh sĩ trong đơn vị. Nét mặt có dấu mệt mỏi, nhưng ánh mắt vẫn cương nghị, ông giải thích:

- Không được! Các binh sĩ ấy nghe thấy tôi có đến đây, mà không đến gặp họ. Họ sẽ rất thất vọng…"

Nói rồi, ông lách ḿnh vượt qua các bụi rậm trên đường để đi tới gặp các binh sĩ phía trước…

Người đàn ông ấy chính là Volodymyr Zelenskyy, Tổng Thống của nước Ukraine, tức là Tổng Tư Lệnh của quân đội đang bị quân xâm lược Nga bao vây. Khi trở về, ông nói với phóng viên của báo Time:

- Nga muốn chúng tôi sợ hăi. Họ muốn phương Tây phải khiếp sợ trước sức mạnh và quyền lực của họ... Không có ǵ là bí mật lớn lao cả!

Sự đe dọa chết chóc khi đất nước bị xâm lăng khiến ai cũng phải sợ; cũng như những người lính, Zelenskyy bắt buộc phải vượt qua nỗi sợ hăi của chính ḿnh, và không thể để quân Nga khinh thường trong lúc này…

Hôm 24 tháng 2 vừa qua, quân đội Nga đă rầm rộ vượt qua biên giới để đánh chiếm nước Ukraine. Nước Mỹ có khuyến khích, và hứa giúp đưa Tổng Thống cùng gia đ́nh đi tỵ nạn. Tỵ nạn như thế cũng có nghĩa Tổng Tư Lệnh đă đào ngũ; đấy là đầu hàng, là giúp cho quân Nga vào chiếm đất nước ḿnh một cách dễ dàng hơn.

Ông đă từ chối: “Chiến trận là tại đây; Tôi cần súng đạn, không cần đưa đi đâu cả!

Hai hôm sau, sáng ngày thứ Bảy, trong một đoạn phim ngắn tự quay bằng điện thoại cầm tay, ông cho thế giới thấy rơ ḿnh đang cùng các vị Bộ trưởng của Ukraine đứng tại thủ đô. Ông nói: "Tôi vẫn ở đây!... Chúng tôi không đi đâu cả!... Chúng tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ đất nước của ḿnh… Nơi đây chính là đất nước của chúng tôi, có tương lai của con cái chúng tôi, và chúng tôi sẽ cùng nhau bảo vệ tất cả những điều này.”

Sát cánh với Zelenskyy, quân dân Ukraine đă can đảm chống lại lực lượng quân Nga, đông đảo hơn và có hỏa lực tấn công tối tân, mạnh bạo hơn gấp bội phần. Không riêng quân nhân tại ngũ, các cựu quân nhân, dù đă cao tuổi hay là thương binh, cũng cầm lại vũ khí để bảo vệ đất nước của ḿnh. Hàng chục ngàn công dân từ hơn 50 quốc gia đă tham gia vào lực lượng quân đội t́nh nguyện; trong đó có hàng trăm người từ Canada.

Khi ra lệnh tấn công, Nga tin rằng sẽ xâm chiếm trọn vẹn Ukraine trong vài ba ngày. Các giới chức cao cấp của Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới cũng cho rằng: Nga sẽ chiến thắng một cách dễ dàng, chỉ trong 72 giờ.

Nhưng sự thật đă vượt qua mọi dự đoán!

Trước sự chống trả quyết liệt của quân đội và dân chúng Ukraine, quân Nga đă phải tấn công bằng nhiều cách và cho đến ngày thứ 20 mà vẫn chưa chiến thắng.

Trong khi đó, hàng ngàn người dân Ukraine đă chết v́ hỏa tiển và bom pháo của quân Nga. Chúng đă bắn bừa băi vào các khu vực dân cư, như trường học, kể cả bệnh viện; trong đó có một bệnh viện sản khoa và nhi đồng ở thành phố Mariupol, đă bị phi cơ Nga đánh bom và phá hủy hoàn toàn, vào ngày 10 tháng 3 này…

Thế giới văn minh ngày nay đă chứng kiến quân Nga pháo kích, giết hại dân lành quá tàn nhẫn; và phải nh́n nhận đấy là tội ác chiến tranh. Những h́nh ảnh vô cùng thương tâm ấy đă nhắc đến tội ác của cộng sản Bắc Việt, một thứ quân đội chiến đấu v́ chủ nghĩa cộng sản quốc tế và Nga-Tàu; cũng đă từng dùng chiêu bài “giải phóng” như quân xâm lược Nga hiện nay. Bọn chúng cũng đă nhẫn tâm tàn sát đồng bào ruột thịt, nhất là trận pháo kích tại An Lộc, năm 1972.

An Lộc chỉ là một thị trấn nhỏ, chừng mười kí lô mét vuông, thế mà đă bị mọi thứ đạn pháo của cộng sản Bắc Việt, có lúc đến gần 8 ngàn trái đạn trong một ngày, như ngày 11 tháng 5 năm 1972. Hơn hai tháng, An Lộc đă chịu đựng hơn hai trăm ngàn quả đạn pháo.

Không cần chứng kiến tận mắt An Lộc sau những cơn mưa pháo bất tận; ai ai cũng có thể h́nh dung được cảnh tượng đổ nát của thị trấn nhỏ bé này, khi cứ chừng 20 mét vuông th́ bị tàn phá bởi một trái pháo của Nga-Tàu cung cấp, và do cộng sản Bắc Việt bắn vào đồng bào ḿnh!

Đất nước tôi có lắm chuyện bi thảm mà thế giới văn minh khó tin là sự thật; như một đoạn trong bài báo tường thuật về trận địa An Lộc:

Dưới trận mưa pháo kinh hoàng của đoàn quân xâm lược, ít người được chết chỉ một lần. Vắng tiếng pháo, người sống vội vă lo cho người chết, đào tạm cái hố, gom vội thi hài để người chết có được nơi yên giấc và cũng để tránh cảnh xác người śnh thối trước mắt người sống. Thế nhưng giấc ngủ của kẻ chết cũng không yên giấc dưới tay giặc Cộng. Mộ mới "đắp" được vài phút, đạn pháo kích của Cộng quân lại rơi vào. Xác người chết vốn không c̣n nguyên vẹn lại bị giết thêm một lần nữa, bởi sự vô lư của mộng xâm lăng hầu chụp lên đầu dân miền Nam chủ thuyết cộng sản của quan thầy Nga -Tàu.

Người dân c̣n ở lại An Lộc cùng người lính quyết tâm tử thủ bảo vệ thành phố này, đă cố gắng chịu đựng đến tột cùng của sự cố gắng, trước cái kinh hoàng của "mưa pháo" để thành phố không thất thủ…. Cái kinh hoàng bây giờ không c̣n ở hai tai mà ở đôi mắt; khi nh́n thấy những người đi thu lượm chấp nối đầu, rồi tay, rồi chân hay thân ḿnh của thân nhân hay bạn hữu cho đầy đủ trước khi vùi sâu dưới ḷng đất lạnh.

Ngày 15 tháng 5 năm 1972, hơn 10 ngàn dân An Lộc chạy vô khu nhà thờ và nhà thương An Lộc. Người ta hy vọng Cộng quân không tấn công hai địa điểm này, bởi nếu c̣n một chút ḷng người, không một cấp chỉ huy quân sự nào có thể ra lịnh bắn vào nhà thương và nhà thờ. Chính v́ hai chữ "thương" và "thờ" với sự tượng h́nh đặc thù của nó, tự nó đă nói lên tất cả ư nghĩa của sự việc dân chúng t́m hai nơi này lánh nạn. Tuy nhiên, quân cộng sản Bắc Việt vẫn nhẫn tâm mà tập trung hỏa lực để pháo kích vào cả hai nơi này...

Gần hai tháng sau, khi kể lại vụ nhà thờ ngày 15 tháng 5 cho chúng tôi, một người lính tử thủ tại An Lộc vẫn c̣n kinh hoàng và kinh tởm cho dă tâm của cộng sản Bắc Việt. Anh nói: "Cả chục ngàn người đang ở khu vực nhà thờ, họ cùng các vị lănh đạo tinh thần chỉ c̣n biết cầu xin đấng duy linh tối thượng, thương xót cho đám con dân lạc loài qua khỏi cảnh đao binh. Không ai có thể h́nh dung được cảnh hỗn loạn, thảm khốc khi hơn 10 ngàn người đạp lên nhau chạy thoát khỏi khu nhà thờ. Số thương vong không biết sao kể siết…"

Như bài tường thuật, quân cộng sản đă làm cho An Lộc sụp đổ toàn diện. Có đến 4 ngàn binh sĩ và thường dân tại An Lộc đă tử thương. Thế nhưng thị trấn nhỏ bé này vẫn đứng vững, vẫn c̣n tồn tại và trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu can trường của người dân miền Nam. An Lộc đă là một trong những biểu tượng cao cả của một dân tộc không chấp nhận sống dưới chế độ cộng sản!
. . .

Kính thưa quư vị!... Như quư vị đă thấy, tôi không đọc bài viết sẵn trên giấy, giai đoạn trên giấy tờ đă kết thúc, chúng ta đang phải đối phó với thực tế sống c̣n. Không có quư bạn, Ukraine sẽ đơn độc. Chúng tôi đă chứng minh được ư chí và sức mạnh của ḿnh; chúng tôi cũng giống như các bạn, phải bảo vệ đất nước. Hăy chứng minh rằng các bạn sẽ không bỏ rơi chúng tôi. Khi đó sự sống sẽ chiến thắng cái chết!

Tổng Thống Zelenskyy dừng lại, rồi nói tiếp trước đại diện của 27 quốc gia thành viên, của Hội Đồng Châu Âu: "Đây là cái giá của tự do. Chúng tôi đang chiến đấu chỉ v́ đất nước của chúng tôi, và v́ tự do của chúng tôi; dù rằng tất cả các thành phố của chúng tôi hiện đă bị phong tỏa, chỉ trong vài ngày qua đă có hơn bảy trăm thường dân tử thương, trong đó có 15 trẻ em đă chết …"

Tiếng người phiên dịch của ông cũng xúc động khi nói về những cái chết thê thảm của trẻ em, khi quân Nga đánh chiếm Ukraine. Zelenskyy nói tiếp:

Chúng tôi đấu tranh cho quyền lợi, cho tự do, cho cuộc sống của chúng tôi và bây giờ chúng tôi đang đấu tranh cho sự sống c̣n của chúng tôi… Mỗi quảng trường hôm nay, bất kể nó đă có tên là ǵ, sẽ được gọi là Quảng trường Tự Do, ở mọi thành phố của đất nước chúng tôi…"
. . .

Tổng Thống Zelenskyy nói đúng:

Cái giá của Tự do quả thật là vô giá!

Tháng Ba năm nay, khói lửa chiến tranh bạo tàn đă khởi dậy từ vùng trời Đông Âu. Đất nước tôi, Việt Nam, từ tháng Ba năm 1975, người dân miền Nam cũng đă phải trả cái giá cho Tự Do bằng nước mắt và máu xương của chính ḿnh. Những người lính Việt Nam Cộng Ḥa cũng đă phải trả cái giá vô cùng khắc nghiệt, v́ đă tham dự cuộc chiến mà người dân miền Nam đă không bắt đầu, và đă không bao giờ mong muốn. Họ đă phải chiến đấu chống lại quân cộng sản; chỉ v́ không muốn mất những ǵ đă có, những ǵ là của ḿnh. Họ không muốn mất đất nước và mất Tự Do; mất quyền được sống và làm người!

Trong hồi kư “Tháng Ba Găy Súng”, tác giả Cao Xuân Huy có kể lại:

… Khoảng 2 giờ trưa, bọn Việt Cộng được tăng cường thêm bộ đội chủ lực đến, di chuyển tất cả tù binh chúng tôi ra phá Tam Giang đợi gọ để đi sâu vào trong đất liền... Tại bờ phá, khi không c̣n bóng dáng người dân nào, chúng tôi bắt đầu được nếm mùi thổ phỉ, kẻ bị tước bút, người bị lột đồng hồ, kẻ bị tháo nhẫn, người bị gỡ dây chuyền. Nhiều tên du kích mặt mũi non choẹt, chừng mười lăm, mười bảy tuổi vác M-16, vác AK la hét, chửi mắng chúng tôi.

“Thằng này đeo nhiều bút chắc chắn phải là thằng chỉ huy cấp lớn, lột hết bút nó đi.”

“Thằng này để nhiều râu chắc chắn phải là thằng sĩ quan, lột đồng hồ của nó ra.”

Thôi th́ có quá nhiều lư do “chính đáng” để chúng tôi bị lột sạch. Thậm chí đến sợi dây kim loại để đeo thẻ bài chúng tôi cũng bị lột với lư do là phương tiện chiến tranh của quân đội Ngụy.

Ưu tiên sĩ quan chúng tôi qua phá trước hết.

Trong khi tập họp đợi tất cả mọi người qua phá, một tên h́nh như là cán bộ chính trị đứng thao thao bất tuyệt với chúng tôi.

Nào là quân đội nhân dân là quân đội bách chiến bách thắng dưới sự lănh đạo sáng suốt của đảng.

Nào là các anh là những người may mắn đă được nhân dân và cách mạng giải phóng khỏi gông xiềng của Mỹ Ngụy.

Nào là chính sách khoan hồng nhân đạo của chính phủ lâm thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam đối với tù binh biết ăn năn hối cải.

Nào là thành phố Đà Nẵng đang bị bao vây mọi mặt, mọi phía từ đường núi, đường bộ, đường biển đến vùng trời.

Một người đứng lên hỏi.

“Xin anh giải thích cho chúng tôi một số điều, thứ nhất hành động chôn người tập thể tại Huế trong trận Tết Mậu Thân và bắn giết bừa băi những người dân vô tội tại “đại lộ kinh hoàng” năm 72, thứ nh́, tại sao mang tiếng là xâm lược mà khi chúng tôi rút khỏi Quảng Trị và Huế, dân chúng lại bỏ chạy hết vào Đà Nẵng và Sài G̣n để tránh nạn Cộng Sản, thứ ba, anh giải thích thế nào về hành động quân đội nhân dân của các anh đă và đang cướp bóc ở bên kia phá, thứ tư, chúng tôi sử dụng súng đạn của đế quốc Mỹ hay mấy anh sử dụng súng đạn của Cộng Sản Nga, Tàu để tàn sát đồng bào, thứ năm…”

Tên cán bộ chính trị Việt Cộng tức giận ngắt lời và ra lệnh cho bọn thủ hạ: “Lôi cổ thằng ngoan cố này ra ngoài” – quay sang chúng tôi, hắn gằn giọng – Các anh phải biết Đảng và nhân dân chỉ khoan hồng cho người nào thực sự biết ăn năn hối cải, c̣n tên nào ngoan cố chỉ có hại vào thân thôi.”

Nói xong, tên này hầm hầm đi ra ngoài. Chúng tôi nghe một tiếng súng nổ ở phía phá Tam Giang.

Khi mọi người đă qua phá xong, chúng tôi bị dẫn đi dọc theo con đường đất quanh co hướng về phía quốc lộ 1.

Lúc năy, ở bờ phía bên kia phá, chúng tôi được nếm mùi cướp bóc, thổ phỉ, và bây giờ trên con đường đất hai bên là ruộng, là lùm, là bụi này, chúng tôi được thưởng thức món giết người.

Đoàn tù chúng tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người ngă xuống bờ ruộng, đoành một tiếng, một xác người nữa ngă xuống bờ ruộng. Một người đi ngay bên cạnh tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng dính cả vào người tôi.

Tṛ bắn giết rất kỳ cục và khó hiểu. Những người bị bắn chết và những người không bị bắn -hay chưa bị bắn- đều không hiểu tại sao bọn Việt Cộng lại bắn người này mà không bắn người kia. Tại sao thằng Việt Cộng này không bắn người này mà bắn người nọ? Chúng tôi rất hoang mang nhưng lúc này không ai có phản ứng ǵ, mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất thểu đi. Đói, khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang không hiểu bao giờ đến lượt ḿnh bị bắn….
Số người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi nhiều hơn!”

. . .

Chiến tranh… Lửa đạn… Nước mắt trẻ thơ…

Nước mắt hôm nay và ngày mai…

Chiến tranh nào cũng mang đến những đổ nát, tang thương; những vết thương không bao giờ lành được!

Dân tộc của đất nước bị xâm chiếm bị bắt buộc phải tham chiến; cho dù phải đối đầu với bất cứ thế lực to lớn và bạo tàn như thế nào. Cùng một câu hỏi mở đầu kịch bản Hamlet của Shakespeare, “c̣n tồn tại hay không c̣n tồn tại, đó chính là câu hỏi”. Câu trả lời của một dân tộc bị cưỡng chiếm đó là: họ phải c̣n tồn tại; họ phải chiến đấu đến cùng!

Tương tự với chiến trận vào tháng Ba năm 1975, trên đất nước Việt Nam; thế giới cũng đă biết trước được trong trận chiến tại Ukraine, ai là kẻ chiến thắng và những thảm hại cho quân dân trên đất nước bị xâm lược sẽ tàn khốc ra sao.

Cho dù quân Nga có chiến thắng ra sao; chúng cũng đă là kẻ chiến bại trước tinh thần chiến đấu của người dân Ukraine và phán xét của thế giới tự do!

Cũng như tại đất nước Việt Nam, cho đến ngày hôm nay, cái chiến thắng bằng bạo lực man rợ mà quân xâm lược gọi là “giải phóng”, đă không là chiến thắng thật sự, chúng đă không bao giờ chiếm được ḷng người đang bị cai trị. Đối với người Ukraine, di sản của trận chiến này sẽ tồn tại qua nhiều thế hệ, cho dù kết cuộc sẽ thế nào.

Đất nước tôi!

Gần thế kỷ qua, con đường Tự Do và Công Lư vẫn bị quân Đồng Khởi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa chiếm đoạt. Ước mong Tự Do, Công Lư và quyền được sống như con người của người dân Việt Nam vẫn c̣n quá xa xôi. Độc lập mà nô lệ ngoại xâm, dâng bán biển đất cho Trung cộng; không ai c̣n ngạc nhiên khi Nhà nước Việt cộng đă và đang tuyên truyền ủng hộ các cuộc xâm lược của các quan thầy.

Ôi, Việt Nam!

Ôi,… đất nước tôi!

Bùi Đức Tính
 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết