Đêm thật dài, chập chờn, thao thức. Đầu óc cứ xoay quanh với suy tính, với bồn chồn, và lo lắng lắm thứ. Giấc ngủ chóng vánh theo sóng nước. Đêm hôm qua trời yên ấm, không mưa. Tôi nằm ngủ trên mui ghe như thường lệ. Nghe có tiếng gà gáy sáng từ bên kia sông. Không ngủ được thêm, tôi hé nóp, nh́n ra bên ngoài. Bến tàu cùng đoàn ghe thuyền c̣n yên ngủ. Trời c̣n mờ tối, nhưng một ngày mới đă khởi đầu.

Tối hôm qua, Vũ rót hết phần rượu trong chai vào chén và đẩy sang tôi, “Ê!... Hết rượu rồi!... tụi ḿnh chia hai nghen… trước đi!”

Nghe bạn ḿnh nói chia hai chén rượu, lời mời nói qua lại rất b́nh thường khi uống rượu với nhau. Thế nhưng, lúc này tôi nghe sao có ǵ đó vương vấn bùi ngùi. Tôi nh́n bạn ḿnh bâng khuâng, Bạn bè chia nhau men rượu thân t́nh lần này, biết đâu lại là lần sau cùng. Tôi nh́n Vũ, trầm ngâm: “Được!” Tôi gật đầu rồi đưa tay nhận lấy bát whisky từ tay Vũ. Uống hết nửa ly rượu, tôi đưa bát lại cho Vũ. Vũ uống một hơi cạn chén, khà khà hơi rượu đế cay nồng. Và rồi lại lè nhè. “Chán quá! Máy ǵ mà hư hoài!... Ngày mai mà không mắc sửa máy, tao… tao đi mua thêm chai nữa uống cho đă!”

Thực ra, máy của ghe vẫn chạy b́nh thường, chúng tôi không phải bận rộn lo sửa máy chi cả. Chẳng qua, Vũ cố ư mượn rượu mà nói lớn tiếng cho các ghe tàu đậu gần cùng nghe, để họ không lưu ư mà ḍm ngó, dị nghị khi ghe chúng tôi bỏ chuyến, nằm bến thêm ngày mai.

Theo dự tính, sáng hôm nay từ chuyến xe đ̣ rời bến sớm nhất, gia đ́nh và thân hữu của Vũ sẽ tuần tự đi đến các điểm hẹn, Để tránh bị lưu ư, họ sẽ xuống ghe chúng tôi theo từng nhóm nhỏ, vài ba người, với nhiều cách và phương tiện lưu thông khác nhau. Trưa hôm qua, anh Ba đi báo với Pḥng Vận Chuyển là máy ghe chúng tôi bị hư, không nhận chạy chở hàng cho công ty. Anh cũng cho Văn Pḥng biết là ḿnh phải trở về thành phố để mua đồ phụ tùng và t́m thợ quen xuống giúp sửa máy. Chuyến về này cũng là để anh Ba thu xếp đem vợ và hai con đi theo ḿnh xuống ghe. Cũng như thân quyến trên các ghe quanh đây, vợ con của anh Ba và Vũ, thỉnh thoảng xuống ghe và ở lại vài ba ngày là b́nh thường, sẽ không ai thắc mắc chi cả.

C̣n lại dưới tàu, Vũ và tôi có nhiệm vụ tháo nắp máy cùng vài bộ phận linh tinh. Những nơi dễ tháo ráp, các thứ trông bề bộn mà không gây ảnh hưởng quan trọng đến vận chuyển của động cơ, nhất là nhanh chóng chỉnh lại được, nếu có sơ sót. Chúng tôi bày biện các bộ phận mới tháo ra, kể cả các bộ phận cũ c̣n giữ pḥng hờ, cùng dụng cụ, vải lau bê bết nhớt máy... Nh́n vào trong ghe là thấy ngay cảnh tượng bi đát của động cơ bị hư, đang sửa chữa. Thỉnh thoảng, Vũ và tôi để tay lem luốc dầu máy, ghé qua các ghe quanh bến để t́m mượn dụng cụ hay thăm hỏi về kinh nghiệm tháo ráp máy, làm như đang bối rối t́m cách sửa động cơ.

Báo cáo hỏng máy, chiếc ghe của chúng tôi không cần phải rời bến. Nhờ đó chúng tôi có thể cập bến gần đó để chủ động đón rước và giấu vào bên trong ghe. Ngoài ra, chúng tôi c̣n có thời gian xem xét lại mọi thứ cần thiết cho chuyến vượt biển đi t́m tự do. Chuẩn bị từ nhiên liệu, nước uống, thực phẩm, v.v. Kiểm tra từ động cơ chính cùng trục động cơ đến chân vịt phía dưới thân tàu và hai máy bơm nước phụ. Mọi thứ phải được chu đáo và sẵn sàng cho chuyến đi ngày mai. Sau nhiều tháng t́m đường, tạo điều kiện trốn thoát, chú Vũ chọn một ngày ra đi. Tối ngày mai, chiếc ghe số 3392 này sẽ đưa thuyền nhân đến cửa biển, rồi vượt biển. Một chuyến rời bến mà không quay lại thành phố như lần trước đó. Chuyến vượt biển định mệnh đầy hiểm nguy.

Rượu cạn. Men rượu làm con người ngầy ngật, đầu óc lừ đừ. Lúc này c̣n làm tâm trí thêm ngổn ngang, chồng chất, chơi vơi trên ngọn sóng. Hai đứa tôi ngồi tư lự một lúc rồi lẳng lặng về chỗ của ḿnh nằm. Nằm t́m giấc ngủ. Đă khuya lắm rồi. Bến tàu chung quanh chúng tôi không c̣n ghe về hay rời bến. Ngoài sông cũng đă vắng ghe tàu qua lại. Lâu lắm, mới có tiếng máy tàu chạy ngang, hay tiếng khua nước của chiếc xuồng nhỏ chèo chống gần tàu ḿnh. Đám muỗi về khuya như khát máu hơn. Đă khó ngủ, thêm đám muỗi vo ve, châm chít càng thêm khó ngủ. Tôi chui vào nóp nằm tránh muỗi, cho dễ ngủ hơn. Nhưng rồi cũng không ngủ được. Nằm trăn trở, tâm trí rối rắm trước lúc ra đi. Ra đi là trốn lánh, xa rời quê hương, bỏ lại đồng đội chiến hữu, bỏ cha mẹ và các em của tôi. Rời bỏ quê hương là đánh mất những ǵ cao quư nhất!

Một lần đi không hẹn ngày về!

Biết đến khi nào Việt Nam sẽ hết bị cộng sản cai trị, để được trở về quê hương?!
Nhưng ở lại th́ tiếp tục bị tṛng cổ, trói tay, cùm chân trong cái lao tù mới là xă hội chủ nghĩa cộng sản. Ngày lại ngày, đường tương lai của tôi đen thẫm và là chuỗi ngày dài gánh nặng âu lo của gia đ́nh. Rời bỏ cha mẹ và các em là nỗi ray rứt, rát nát trong ḷng; gia đ́nh đă hy sinh cho tôi rất nhiều để tôi có được cơ hội trốn đi ...

. . .

Khi ra đơn vị, tôi chỉ có một lần về phép. Mất hơn một ngày đi đường. Thời gian c̣n lại không trọn ngày vui với gia đ́nh. Thăm mừng chưa cạn lời đă đến lúc từ biệt. Nh́n Mẹ tôi dấu nước mắt lúc từ biệt, tôi chạnh ḷng xót thương. Nước mắt đă che mờ niềm vui. Tôi ái ngại, không c̣n lấy phép về thăm gia đ́nh. Đi phép lần ấy, lúc trở lại đơn vị, Tuyết thay tôi dẫn đơn vị đi đổ toán, đạp phải ḿn khi sắp lên tàu rời vùng hành quân. Bạn tôi bị cụt mất bàn chân trái; chỉ bốn ngày trước khi Tuyết được về phép để kết hôn… Và rồi ngày miền Nam mất, tôi cũng đă không cơ hội về nhà, biệt tăm suốt cả bốn tháng. Gia đ́nh trông mong tin tức, không biết tôi c̣n sống hay đă bỏ xác nơi đâu. Măi cho đến khi trại tù, chế độ cộng sản gọi là “trại cải tạo”, cho gởi thư th́ gia đ́nh mới biết là tôi đă bị bắt từ trưa ngày 30 tháng Tư năm 75 và đang bị tù đày.

Tháng Tư Đen là địa ngục trần gian!

Là tang tóc đổ lên đầu dân Việt!...

Tôi vẫn nhớ hôm đạp xe về vườn, từ giă cha mẹ để xuống ghe trốn đi với Vũ. V́ ba tôi đă bỏ trường lớp, không cộng tác với cộng sản, gia đ́nh bị mất nhà và phải rời thành phố mà về nông thôn. Trong thời buổi sinh sống khó khăn dưới chế độ cộng sản cai trị, được đi dạy học tại thành phố lớn là ước mong của rất nhiều người. Dạy học là một nghề được nhiều người quư trọng và có tiền sinh sống. Thế nhưng, ba tôi không muốn chỉ v́ sinh kế mà tiếp tay với cộng sản đầu độc thế hệ trẻ. Bỏ chức nghiệp và trường lớp, ông đă bị tịch thu trọn vẹn số tiền hưu trí của một công chức 30 năm. Ba tôi chấp nhận bị mất tiền hưu trí, chọn làm nông dân với tay lấm chân bùn mà tạo hạt gạo trắng sạch cho ḿnh và lương tâm không hổ thẹn.

Từ gian nhà phía sau, cha tôi bước vào và đưa cho tôi non chục trứng gà,

- Ba gởi con và mấy anh em trên ghe...

Trứng gà trên tay tôi hăy c̣n hơi ấm. Tôi biết cha ḿnh mới gom lấy từ ổ trứng của gà mẹ đang ấp. Chục trứng gà là tài sản rất lớn cho nhiều người dân lúc này. Tôi nén xúc động, thưa với cha ḿnh:

- Con cám ơn Ba nhiều lắm. Nhưng, Ba cho con được để trứng lại, cho gà mẹ ấp … Ba và Vú tha lỗi cho con, con ra đi trong khi mẹ cha đă cao tuổi và lúc mà nhà ḿnh đang sinh sống khó khăn v́ chế độ này.

Mẹ tôi quay đi, bước vội vào nhà bếp. Tôi biết, mẹ tôi bước tránh đi để dấu nước mắt lúc biệt ly. Dù đă từng hối thúc con ḿnh t́m đường vượt biển, và biết trước sẽ có lúc con phải đi. T́nh thương con suối nguồn dạt dào, khó ngăn ḍng nước mắt. Khi c̣n là tù nhân chính trị, mẹ tôi đă bao lần lội ruộng, băng rừng, nằm vất vưởng cho qua đêm trong đ́nh làng, để chờ sáng vào thăm con trong trại giam. Bây giờ, con ḿnh lại phải ra đi. Từ biệt này, biết đâu cũng là lần vĩnh biệt?

Tính ba tôi trầm tĩnh, nhận giữ mất mát, đau buồn trong ḷng. Ba chậm răi:

- Tụi con đi… thành công!

Ba nói rồi đưa bàn tay cho tôi. Chưa bao bao giờ ông đưa tay mời tôi như thế. Tôi ngạc nhiên cùng xúc động, cầm lấy bàn tay của cha ḿnh:

- Con cảm ơn Ba-Vú và các em rất nhiều. Xin Ba và Vú giữ sức khoẻ.

Nghe tiếng tôi bước vào, mẹ tôi lau nhanh nước mắt, nh́n tôi gượng cười:

- Củi c̣n ướt, khói quá, làm cay mắt quá… Thấy cũng chiều rồi, Vú tính làm miếng cơm cho con ăn với Ba Vú rồi hăy đi. Nhưng Ba khuyên nên để con đi sớm, đừng nấn ná trong xóm này lâu … Thôi, con với mấy anh em trên ghe đi… b́nh an nghen!

Đến lúc này, tôi thật sự nghẹn lời. Tôi chỉ c̣n biết nh́n qua màn nước mắt, nh́n mẹ ḿnh đang gượng giữ nụ cười…
 

hế đấy, tôi đă từ biệt mẹ cha.

Đạp xe về…

Chiều buồn tênh…

Biệt ly từ đây!

. . .

Tiếng dân chúng chở hàng ra chợ buôn bán nghe nhộn nhịp hơn, tôi hé nóp nh́n những ngọn đèn dầu trên ghe xuồng, lung linh nhấp nhô theo nhịp bơi chèo ngoài sông. Không ngủ thêm được. Nằm cũng không yên. Tôi chui ra khỏi nóp, quấn mền che muỗi, ngồi đốt thuốc hút. Sáng sớm, bến tàu thật yên tĩnh. Hàng đèn trên bến c̣n soi sáng. Ánh sáng vàng buồn quen thuộc trong đêm đen. Trụ đèn, thân gầy guộc đứng gục đầu nh́n ghe thuyền và sóng nước, mà ước mong sao ḿnh được làm một chiếc ghe, như những chiếc đang nằm quanh bến. Biết đâu, sẽ có một ngày nào đó, được cùng thuyền nhân vượt biển đến bến bờ tự do.

Từ sáng sớm, trời không mưa, sóng nước thật yên b́nh. Tôi nh́n ra hướng cửa biển, bâng khuâng lo lắng, thầm cầu nguyện Ơn Trên ban cho yên b́nh đến tất cả thuyền nhân đang trong sóng gió ngoài biển khơi và chuyến ra đi của ghe ḿnh hôm nay.

Có tiếng động bên dưới mui. Vũ cũng không ngủ được, đă thức dậy sớm. Chắc bạn ḿnh đang nấu nước. Tôi ngồi nán lại, hút thêm vài hơi cho hết điếu thuốc. Muỗi ở đây chừng như đă quen, không sợ khói thuốc, hay chúng nó cũng ghiền khói thuốc như con người. Mới ngồi dậy đốt xong điếu thuốc th́ chúng nó ào ào kéo nhau bâu bám khắp nơi có da thịt. Lấy tay đuổi chỗ này, chúng đáp ngay vào nơi khác. Tôi bất cần, bỏ mặc cho chúng châm chích, cứ ngồi thưởng thức điếu thuốc đầu ngày, phớt lờ đi tiếng vi vo của đám muỗi bay bên tai, tôi nhủ thầm lấy ḿnh: “Như thế này là may lắm rồi, hồi bị việt cộng giam trong Connex làm ǵ có nóp hay mùng mền….” Nh́n bụng con muỗi căng ph́nh mà nó vẫn cắm chúi đầu hút máu trên tay ḿnh, tôi nghĩ: “Cái giống ruồi, muỗi, gịi, bọ này y hệt như loài cộng phỉ; hở ra là bâu vào mà châm, mà chích, mà hút lấy hút để máu mủ của nhân dân!”

- Ê! Tính!... Cà phê!

Vũ hé nắp mui tàu gọi nhỏ, kéo tôi trở về với thực tại.

Tôi nh́n xuống bạn ḿnh:

- T́nh quá, bạn hiền!

Lấy mền quạt thật mạnh để xua đám muỗi bay cho xa, tôi thả người tuột lẹ xuống bên trong ghe, rồi đậy nắp mui lại. Ghe tàu đậu kế cạnh c̣n yên ngủ. Như đang ở căn pḥng chung vách ván với hàng xóm, chúng tôi phải thật thận trọng khi phải bàn tính thêm những việc cần thiết cho chuyến đi hôm nay. Mong đợi làm ngày tháng dài ra, dài đằng đẵng. Thế rồi đến ngày đi th́ lắm việc phải làm, cứ lo sợ không kịp với thời gian. Cảnh tượng bi thảm của đồng bào vượt biên c̣n đó. Họ đă phải trả cái giá cho ước vọng tự do bằng oằn người chịu đựng trận đ̣n thù tra tấn, bằng sinh mạng của ḿnh. Những bài học đă phải trả bằng máu và nước mắt cho người t́m tự do. Uất hận giờ trỗi dậy, nghe xót đau chừng như mới vừa hôm qua.

“History repeats itself!”

Lịch sử đă lập lại. Đă qua gần nửa thế kỷ, từ giữa thập niên 1950, h́nh ảnh “thuyền nhân” Vinh vượt tuyến t́m tự do trong phim “Chúng Tôi Muốn Sống”, cùng tất cả các chứng tích và tội ác của chế độ cộng sản hăy c̣n đó, c̣n âm vang oán hờn. Sự sống và cái chết trong “Chúng Tôi Muốn Sống” vẫn là hiện thực, vẫn tiếp nối nhau tái diễn từ Bắc vào Nam. Hàng triệu “thuyền nhân” Vinh từ sau tháng tư năm 1975, may mắn thoát khỏi bọn cướp “cạn” cộng phỉ man rợ ở miền Bắc, được vào sống trong miền Nam tự do, bây giờ c̣n phải đối đầu với đám công an biên pḥng bất nhân và cướp biển dă man trên biển Đông. Từ khi cộng sản cướp chính quyền đến nay, không thể biết được bao nhiêu triệu “thuyền nhân” Vinh đă trốn đi và câu chuyện bất hạnh đă theo xác người nằm lại trong đáy nước hay bờ hoang.

Tôi nh́n đồng hồ, ngày đă khởi đầu và bay vụt qua mất sáu giờ. Một ngày trọng đại đă đến. Một ngày mới không biết rồi sẽ ra sao giữa tự do và tù đày, giữa sự sống và cái chết. Một ngày mới khởi đầu cho chuỗi ngày định mệnh vô lường. Định mệnh của con tàu 3392 này và tất cả sinh mạng nó sẽ mang theo. Đến lúc này, sự lo lắng cho chu toàn trách nhiệm đă lấn át mọi sợ hăi.

Có phải chăng, một lần đi, sẽ là măi măi thương đau!
Vẫn biết rằng, ra đi là chấp nhận thương đau, chấp nhận tù đày và cái chết. Thuyền nhân của chiếc 3392 này chỉ c̣n con đường duy nhất, phải vượt thoát chế độ cộng sản!

Hôm nay, chúng tôi phải ra đi!

Bùi Đức Tính

(KỲ TỚI: CHƯƠNG 11 – TỪ D̉NG SÔNG NÀY)
 

 

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết