Thuyền Đời - Chuyến Đi Cuối Năm

 Đứng ngoài mũi ghe, cuốn dây neo lại cho gọn để cất vào hầm chứa neo, chuẩn bị rời bến. Chợt nghe có tiếng va chạm bên thành ghe, tôi ngừng tay và bước sang ngó; thấy Hải vừa cặp xuồng vào ghe.

Hải ngước nh́n tôi, cười thật tươi:

- Chạy chưa anh Tính!

Vốn là người tù chính trị, trốn tŕnh diện công an mỗi tuần, không được phép rời chỗ cư ngụ; tôi c̣n dùng lư lịch của em trai mà theo ghe, đến ẩn náo tại một tỉnh xa xôi, gần cửa biển. Tên gọi này và tên ghi trên giấy tờ của em tôi không giống nhau. Bây giờ, mỗi khi nghe gọi tên ḿnh, cái ǵ đó bâng khuâng trong ḷng. Cùng một tên Tính, nhưng con người trên một đoạn đời khác biệt. Bây giờ, tôi là thằng Tính phụ việc trên ghe chở hàng với Vũ. Hai đứa tôi hầu như chân không, áo quần bê bết dầu máy, làm như ngố ngáo, dốt chữ nghĩa. Thèm nhớ sách báo lắm, nhưng không dám chứa trên ghe hay tẩn mẩn đọc. Nhờ Vũ che dấu tôi trên ghe, và nhờ chiếc ghe này, tôi có nơi lẩn tránh công an. Đây là mái ấm gia đ́nh trên sông nước.

Hệ thống điều khiển ghe tuy c̣n luộm thuộm, có bất tiện. Ghe cần có người đứng gần máy mà đạp “embrayage” để đổi số, giống như lái chiếc máy cày trên ruộng đồng vậy!

Vũ giỏi về máy, đứng bên dưới lo phần chạy máy và sang số. Người giữ tay lái trên mui, chỉ có cái cần để gia giảm tốc độ mà thôi, không thể đổi số cho ghe chạy lui hay chạy tới, hay với số chậm lẹ cho thích ứng.

Nhưng cũng nhờ ghe và máy luộm thuộm, khó điều khiển khi sóng to ngoài biển khơi; nên được cái lợi quan trọng là giúp che dấu âm mưu vượt biên, bớt bị công an theo dơi.

Không chờ tôi trả lời, Hải liếng thoắng giới thiệu:

- Dạ, có hai d́ này xin có giang ghe mấy anh…

D́ Năm tiếp lời Hải, hướng về người đàn bà đang ngồi vịn chặt hai tay vào thành xuồng, trông như chưa quen ghe xuồng sóng nước cho lắm, nói thêm vào:

- Cho tui dới lại chị Bảy đây xin quá giang ra ngoài xóm trạm, nghen mấy chú.

Đang kiểm lại động cơ trong mui, nghe lời qua tiếng lại, Vũ đứng trên hầm máy nhóng người qua khung cửa trổ lên mui nghe ngóng, ngó thấy d́ Năm là người quen, nên vui vẻ mời:

- Lên, lên ghe đi hai d́. Tụi tui phải chạy lợi hảng để lấy nước đá ngay bây giờ...

- Ê Hải, mấy đứa bây sáng nay lặn đâu mất tiêu hết vậy, có muốn vác nước đá hay không vậy?

- Dạ, vác chứ anh Vũ! Tụi nó chèo lợi đằng hảng trước rồi anh Vũ ơi, c̣n tui th́ mắc chở hai d́ này lại đây, đây nè.

Hải lanh lẹ lắm!

Nó đă quen nghề chèo xuồng, đưa đón khách rồi; miệng nói, tay lần chiếc xuồng ra phía sau đuôi ghe, nơi thành tàu thấp gần với mặt sông, và giúp khách lên ghe…

Dân đi buôn như d́ Năm thường xin quá giang ghe tàu xuống “xóm trạm”; cái xóm có chợ quán nho nhỏ ở quanh đồn công an biên pḥng, để mua lỉnh kỉnh các thứ tôm khô, cá khô… về thành phố bán lại kiếm lời.

D́ Năm đi buôn thuờng lắm. Hầu như ghe tàu nào trong đoàn ghe vận chuyển cũng biết bà d́ này. Nhưng người bạn của d́ th́ chúng tôi chưa từng gặp.

Nh́n Vũ và d́ Năm cùng giúp cho d́ Bảy lên ghe, th́ thật khó mà tin d́ ấy cũng là bạn đi buôn chuyên nghiệp, hay là người đă quen theo ghe tàu. Bộ dạng nhút nhát sóng nước như thế, chắc d́ Bảy này vốn là dân chỉ quen sống ở thành thị mà thôi, và là người mới tập đi buôn bán.

Khách rời xuồng xong, không cần hỏi han hay ai kêu bảo, Hải đă xếp xuôi đôi chèo lên xuồng và rồi phóng người lên ghe thật gọn gàng. Nó ṿng dây xuồng cột vào móc sau đuôi ghe để ghe kéo chiếc xuồng của nó theo, cho khỏi mất công chèo đến hăng nước đá.

Thấy mọi người đă yên chỗ, tôi cuốn nhanh tay cho hết cuộn dây neo và cất vào hầm; xong rồi đi tháo lỏng sợi dây ngoài mũi. Chừa một ṿng c̣n quấn chéo qua cọc, tay cầm sợi dây ghịt giữ cho ghe đừng trôi dạt, tôi ngó lên Vũ đang đứng chờ trên hầm máy:

- Cho máy chạy được rồi, anh Tư!

Trong gia đ́nh th́ Vũ thứ Tư. Vũ là một trong tám thằng ăn cơm chung bàn với nhau, khi c̣n trọ học trong nội trú. Và rồi Phát cùng tôi vào quân trường, cùng chung Đại đội 32. Nhưng giờ th́ ăn cơm chung ở… Nhà Bàn của quân trường. Vũ cũng vào quân đội, nhưng học bảo tŕ động cơ trực thăng của Không Quân. Mấy năm sau, khi tôi rời trại tù “cải tạo,” về gặp lại nhau th́ Phát và Vũ tuần tự có vợ và có con. Cả hai đều thứ Tư, tôi cùng các bạn hay gọi đùa, cho Phát và Vũ lên chức làm anh, gọi là anh Tư.

Cái máy dầu cặn gầm lên khởi động, rồi bắt trớn ngoan ngoăn chạy ngay. Tiếng máy ấm áp, nhịp nhàng; nghe thật an tâm. Động cơ ghe được lấy ra từ chiếc máy cày cũ, hiệu Fiat 615, ráp vào ghe được gần hai năm nay rồi. Bốn máy, 66 mă lực, thừa sức đẩy chiếc ghe trọng tải 15 tấn. Có điều, máy cũ rồi. Hồi tháng trước đây, miếng đệm nắp động cơ bị cháy. Ghe phải nằm bến hơn cả tuần để chờ xoay kiếm đồ phụ tùng. Thời bây giờ phụ tùng không những chỉ giá mắc mà c̣n rất là khan hiếm, gần như không thể t́m được đồ thật.

Theo bạn ghe đồn chỉ, Vũ sang Vĩnh Long t́m được người biết làm miếng đệm nắp động cơ. Dựa theo tấm giấy mẫu h́nh dạng có đủ vị trí ốc rănh trong máy, kèm với miếng đệm bị cháy làm mẫu, người thợ già chế biến cái mới cho ghe. Khó tính đến đâu, thấy miếng đệm đă hoàn thành, chúng nó sáng bóng, gồm nhiều lớp nhôm mỏng đă cắt và ép rất tỉ mỉ, cũng phải thán phục tài khéo tay của ông. Trong t́nh trạng khan hiếm phụ tùng lúc này, quả thật ông chính là vị cứu tinh, là đại ân nhân cho giới sinh sống nhờ vào động cơ như chúng tôi. Đồ phụ tùng làm theo lối thủ công mà! Thật khó định nó bền được bao lâu, đành chịu phó thác cho thời vận. Cho nên Vũ đặt làm luôn ba miếng đệm, để pḥng hờ trên ghe.

Ghe có ba người. Anh Ba, anh rể của Vũ, đă về quê nhà thăm gia đ́nh. Cho nên mấy hôm nay ghe chỉ c̣n hai người. Vũ đứng máy và sang số, c̣n tôi vừa coi lái vừa chịu mũi. Chờ cho máy nóng, chạy đều một lát, Vũ đứng ló người lên trên mui, vịn cần sang số và gọi vọng ra ngoài mũi ghe:

- Dọt được rồi, Tính!

Nghe Vũ nói, tôi tháo hẳn dây mũi, lấy sào chống mạnh cho mũi ghe hướng ra ngoài sông, rồi chạy nhanh xuống phía sau, để leo lên mui mà giữ cần lái và đưa ghe ra khơi. Hải ngồi tḥng chân đong đưa, đùa với những cuộn sóng ṿng lên sau đuôi ghe và trông chừng chiếc xuồng của nó. Chiếc xuồng nhỏ không người nhảy trên ngọn sóng, chạy ào ào cặp theo bên hông ghe. Hải ngồi yên lặng một lúc rồi gợi chuyện với Vũ:

- Anh Vũ biết hông, chuyến rồi, tụi tui chia nhau hỏng tới đâu hết á!... Kỳ này...

Vũ đang loay hoay kiểm nước và châm thêm dầu cho máy, nghe Hải than văn bèn lên tiếng:

- Ba đứa tụi bây, chặt hết bốn năm khúc nước đá mà mày dám nói là hỏng tới đâu hết. Chỉ cần nửa khúc của tụi mày thôi, ba anh em tụi tao có hủ tíu nè, có cà phê sữa đá nè và c̣n chơi cả bao thuốc ba số năm,… Tụi mày xạo tổ mẹ! Tới thấy bà, chớ mà hổng tới, mậy!

Bị Vũ ngắt lời, Hải cười hề hề; rồi lại kèo nài thêm:

- Hôm nào có lên tôm, anh cho tui vô hốt một mớ cho bà nội tui “bồi dưỡng” nghen anh Vũ.

- Ừ!... Dễ thôi! Sẵn đó mày lên kêu Ba Thơ xuống đây hốt anh Ba, hốt luôn tao với thằng Tính cho gọn!... Giỡn mặt hoài mậy! Bộ mày hỏng thấy mấy đứa “áp tải”, nó ngó lom lom canh chừng mấy cái thùng tôm à!

Ba Thơ coi bộ phận vận chuyến hải sản. Hắn kư giấy phép cho ra biển, cấp giấy mua dầu chạy máy, chứng nhận chuyến chở hàng của ghe tàu vận chuyển,… Dĩ nhiên là phải theo nguyên tắc: đồng tiền đi trước! Cơ quan nào cũng thế, quan quyền nào cũng vậy, biết điều có kèm phong b́, có quà biếu thoả măn các quan th́ có chuyến chở hàng; không th́ neo ghe, neo tàu mà húp cháo, nằm ngó sóng nước... ca vọng cổ. Công việc của Ba Thơ th́ chỉ có vậy, nhưng hắn thích đeo cây súng ngắn K54 lủng lẳng bên hông, đủng đỉnh đi xuống bến tàu. Không bắt được tàu hải sản vi phạm luật để kiếm ăn thêm được, th́ hắn quay sang ḥ hét xua đuổi đám chèo xuồng sống nhờ vào chở khách trên sông, của bọn trẻ như Hải, để chứng tỏ có uy quyền từ cái văn pḥng trên công ty, xuống tới dưới bến cảng. Hắn rất hăng hái, chen vào những công việc không phải của hắn, như đi theo tàu công an t́m bắt tàu vượt biên. Cơ hội để vừa lập công, vừa được chia chác tiền, vàng,… ăn cướp từ những nạn nhân vượt biên, bị chúng nó bắt.

Nghe Vũ bảo thế, Hải ngồi yên lặng, đưa chân đùa với sóng do cánh quạt cuộn nước đẩy ra. Thấy vậy, Vũ tội nghiệp, thân mật lên tiếng:

- Ê Hải, bây giờ tao không có tôm tươi, tao có nồi mực kho nè, chịu th́ vô đây làm miếng cơm với tao.

Nghe Vũ mời, Hải lẹ làng lau khô chân, chui tọt vào trong mui; quên mất phải trông chừng chiếc xuồng của nó, miệng ngọt xớt:

- Dạ, anh để đó em, em dọn cơm cho anh Vũ!

Hải sống với bà nội ở bên kia sông, chúng tôi chưa nghe mà cũng không ai hỏi thêm về cha mẹ của Hải. Cũng như bè bạn, chỉ trong trạng lứa mười bốn, mười lăm tuổi mà Hải đă quen dầm mưa dăi nắng, chèo xuồng đưa khách sang sông kiếm tiền phụ nuôi gia đ́nh. Những lúc ế khách, mấy đứa chèo xuồng này la cà với ghe chở hàng, xin khuân vác hay phụ việc trên bến tàu. Mấy đứa nó khôn lanh lẹ làng, chịu khó, hơn tuổi đời; nhưng lắm lúc vẫn c̣n vương vấn nét thẻ thơ rất dễ thương. Tôi giảm tốc độ cho bớt sóng và giúp Hài ngó cầm chừng chiếc xuồng đang kéo theo phía sau ghe...

Đă gần chín giờ sáng rồi mà trông u ám, chưa thấy mặt trời, chốc lát chắc phải có mưa. Sáng sớm, tiết trời cuối năm se sẽ lạnh, lại có mưa, và phải vác nước đá. Chỉ nghĩ tới thôi đă thấy ngán quá. Ngó chân trời, tôi mong sao cho mây chậm kéo tới, chờ cho chúng tôi xuống xong nước đá hăy mưa.

Tôi cúi xuống nói vọng vào hầm máy:

- Hải!... vừa ăn vừa coi chừng xuồng nghe. Ḿnh phải dọt cho lẹ một chút. Ráng mà xuống nước đá trước khi mưa mới được!

Từ bến đến hảng nước đá, không xa lắm. Xuôi theo con nước, chỉ chạy một đoạn ngắn chừng mười phút là tới. Thêm cái may là sáng nay, hăng chưa có đủ hai trăm cây nước đá; nên khi xuống xong một trăm cây, th́ mưa mới bắt đầu lâm râm rơi hạt. Mấy đứa chèo xuồng theo nhau ra chợ bán và chia chác mớ nước đá lén chặt được. Chúng tôi đứng nghỉ tay, hít vài hơi thuốc cho ấm, rồi phụ nhau che khối nước đá trên ghe.

- Ra biển mà mưa, thấy chán quá mậy!

Vũ lầu bầu, nh́n quanh bến. Bến vắng, chỉ có ghe chúng tôi đến nhận nước đá. Ngó lên trên bờ, rồi để tấm ny-lông lên đống nước đá:

- Ê!... C̣n một tấm chót, mày đậy luôn giùm tao cho rồi... Giờ này sao không thấy ai trên công ty xuống hết, chắc là không có đứa nào đi theo ghe ḿnh hay sao á!

Nói rồi, Vũ ngẫm nghĩ:

- Kệ, tao phóng lẹ lên quán lấy hờ một lít rượu...

- Xách vài ba lít đi! Lát nữa, tới trạm biên pḥng, tụi công an hay xuống quá giang lắm…

Tôi hạ giọng nói thêm với bạn ḿnh:

- Ḿnh có rượu mà đổ cho nó ngủ. Tụi nó ngó ngang liếc dọc, lải nhải ba cái đồ “nhất trí”,“hồ hởi”, “phấn khởi” của “cách mạng” nghe xốn tai lắm!

- Ráng nhịn, mày!

Vũ nhỏ nhẹ can gián bạn ḿnh:

- Tụi ḿnh c̣n bà con trông cậy, đừng để hư bột hư đường, mậy... Tao dọt nhanh mua rượu, rồi ḿnh dông.

Vũ thay cho bác Chín, trông coi ghe để chờ cơ hội mang gia đ́nh đi. Thân với nhau từ lớp tám. Nhờ Vũ thương bè bạn và dám che chở cho thằng bạn tù trốn quản chế, tôi mới có được chỗ ẩn náu trên ghe chờ ngày trốn đi. Xuống đây, nhằm tháng Ba, “bà già đi biển”, thế mà chiếc ghe chưa chạy được đến đâu; thất bại hết một chuyến định vượt biển.

Bây giờ, Tết lại sắp đến.

Đă biết bao lần chạy ra, chạy vào hải cảng như hôm nay, mà chúng tôi vẫn chưa biết bao giờ sẽ là lần vượt biển. Mong chờ và lo lắng vô cùng cho ngày chạy trốn , nhưng phần lớn tuỳ thuộc vào quyết định của gia đ́nh của bác Chín.

Sống gần cửa biển, có lần nghe thấy thảm cảnh của đồng bào vượt biên bị chúng bắt được. Biết mà không giúp được ǵ cho đồng bào bị bọn công an hăm hại, cái xót xa cứ vương vấn trong lương tâm ḿnh. Đêm nghe tiếng súng ngoài biển, thảng thốt ngồi bật dậy nh́n đêm đen, nghe như có tiếng trách hờn.

Trời cuối năm thường không mưa nặng hạt và dai dẳng cho lắm. Nhưng hướng ra biển, chỉ thấy trời âm u mà thôi, th́ đúng như bạn tôi nói: cũng chán thiệt!

Lúc nước đầy sông th́ các cọc đáy bị găy đứng ngầm bên dưới mặt nước, đón chờ lườn ghe tàu. Bây giờ ḍng thủy triều đổ ra biển, nước đang ṛng thấp xuống, cọc đáy đâm đầu lên nhấp nhô trên mặt sóng. Mấy cây cọc đáy găy chưa quá lâu c̣n góc cạnh trông đe doạ hơn mấy đầu cọc đứng lâu năm đầu tṛn lẳng. Nhưng vỏ ghe mà cũ kỹ như chiếc 3392 này, nếu không may va rướn vào đầu cọc tṛn hay cọc nào cũng thế thôi, cũng bị vỡ bể ghe, nguy lắm.

Tôi giữ tay lái, vừa xem chừng để tránh và vừa cố gắng ôn nhớ vị trí các cọc đáy.

Đây là một trong ba tuyến đường tôi đă chọn và cần ghi nhớ. Đêm chạy trốn ra cửa biển, để tránh bị phát giác, ghe sẽ không được dùng đèn rọi để ḍ t́m các cọc đáy.
. . .

Phía trước có chiếc xuồng đang hướng ra chợ.

Cô gái nghe tiếng máy ghe phía sau, từ xa đă ngưng tay bơi, nép xuồng sát vào bờ. Nước ṛng, ḍng sông cạn và hẹp hơn, không thể tránh xa. Thấy vậy, tôi cũng hạ tốc độ máy xuống thật thấp, cho đừng dậy sóng khi chạy ngang qua. Cánh áo đă bạc màu, sắc tím lan đây đó phơn phớt, mộc mạc như đóa hoa lục b́nh ven sông. Hoa lục b́nh sáng nay, sao trông thật yêu kiều!

Cho ghe chạy thật chậm, nhẹ lướt qua chiếc xuồng. Ngó sang, thấy xuồng chở đày ấp dưa hấu, tôi lên tiếng chào hỏi:

- Cô ơi, dưa đă có mối chưa cô?

Trong màn mưa lất phất, có đôi mắt ngước nh́n lên e dè, ngập ngừng:

- Dạ... có người đặt mua rồi!... biếu... chú một trái ăn Tết cũng được!

- Anh em tui xin mua một cặp được không cô?

Cô gái kéo nón che đôi mắt, ấp úng:

- Dạ... giao thiếu dưa, Má rầy!

Ghe chậm chậm lướt qua.

Tôi nói vói theo xuồng dưa đang xa dần ra phía sau:

- Không sao đâu cô, dịp khác vậy! Cám ơn cô nhiều lắm! Cô cho anh em tôi gởi lời thăm Má: sang Năm Mới mua may bán đắt nghen cô!

Bên dưới vành nón lá, nụ cười bẽn lẽn c̣n mọng ướt hạt nước mưa. Tôi vẫn để ghe chạy thật chậm, như nấn níu, không muốn khuấy động ḍng nước hiền hoà.
. . .

- Ê, làm một điếu cho ấm đi!

Vũ nghe tôi giảm tốc độ máy, bèn chồm người lên mui, đứng yên lặng xem thằng bạn và chiếc xuồng dưa, đến bây giờ mới lên tiếng.

Tôi khom người xuống, cầm điếu thuốc đă mồi sẵn từ tay Vũ. Điếu thuốc rê, hơi khói nặng đặc quánh. Nhưng thà vấn thuốc rê mà hút, tôi ghét căm căm cái nhăn hiệu thuốc hút có cái tên rất là dị hợm: “Sài G̣n giải phóng”. Không cần biết thứ thuốc hút ấy ngon hay dở ra sao, tôi chỉ ghét cái hai chữ “giải phóng” gian manh lọc lừa của đảng cộng sản, mà đâm ra ghét lây cả gói thuốc, thế thôi!

Thà nhịn thèm, c̣n hơn phải hút,phải rớ vào cái thứ có chữ “giải phóng” bất nhơn đó. Bây giờ, tôi chỉ ước ǵ có được điếu Basto Quân Tiếp Vụ, của một thời áo trận. Tuy rẻ tiền hơn, cho quân nhân, nhưng đậm đà t́nh lính.

Quay lại nh́n chiếc xuồng dưa đă xa mờ phía sau, tôi kéo tăng tốc độ máy, cho ghe chạy nhanh hơn. Xoay điếu thuốc vấn vào trong để che mưa, cho đóm lửa con con sưởi ấm ḷng bàn tay, nh́n bạn ḿnh mĩm cười:

- Cám ơn bạn hiền!

Màn mưa mù mờ. Ḍng sông vắng bóng ghe tàu. Nhà lưa thưa, xa hút trong bờ. Tôi giữ cần lái, ḷng bồi hồi thương nhớ gia đ́nh lắm; nh́n làn khói thuốc tan loăng nhanh theo gió lùa bâng khuâng, nói lầm thầm: Sắp Tết rồi!

Biết bao cái Tết qua, gia đ́nh đă không thấy tôi về. Tết trong rừng bụi, Tết trong tù và thêm một cái Tết lưu lạc, lẫn trốn trên chiếc ghe này. Rồi đây, nếu tôi trốn thoát, sẽ thêm bao nhiêu cái Tết, mới hết loài cộng phỉ, để tôi trở về quê hương vui Tết?

- Ừ, mau quá!

Vũ khẽ thở dài.

Tôi hướng về hai người khách quá giang đang ngồi trước mũi ghe:

- Tao không tin bà d́ Bảy là dân đi buôn, quá giang để đi mua hàng. Mày ngó xem, h́nh như hai bà này t́m kiếm chi đó bên kia sông.

- Tao cũng thấy vậy!... Tao có mời vào trong này cho đỡ gió mưa, mà không ai chịu; mấy bả cứ ngồi miết ngoài ấy. Ḿnh mà hỏi th́ mấy bả có bao giờ dám nói cho người lạ như tụi ḿnh nghe đâu... Mà, cũng gần tới xóm trạm biên pḥng rồi, hai bà cũng lên trên bến đó. Thôi, tao xuống chuẩn bị giấy tờ đi tŕnh trạm công an để ra biển.

- Ừ, đến vàm lục b́nh rồi!

Nhắc đến vàm lục b́nh, tôi chợt nhớ ra, ngó theo hướng nh́n của hai người khách ngoài mũi ghe; tôi cho ghe chạy chậm lại và áp gần vào bờ hơn.

Phía vàm lục b́nh th́ đất bồi, làm ḷng sông cạn và lài ra gần giữa sông, cho nên tàu ghe lớn và chở nặng không thể chạy gần bờ. Xa xa, dải lục b́nh ven bờ, lao xao, nhấp nhô theo làn sóng gợn đưa vào. Trên thảm lá xanh mướt, sau cơn mưa, sắc hoa tím nhạt điểm nhuỵ vàng trông càng tươi thắm. Những mầm sống này trôi dạt lững lờ từng mảng theo ḍng nước; như có hẹn nhau, chúng gom tụ vào đoạn sông này, rồi sinh nấn níu nhau, không chịu rời đi nơi khác.

Không rơ từ hôm nào, bên đám lục b́nh dày đặc này cùng những mảng vỏ tràm, bọt bèo; mấy ngày nay lại thấy nổi phập ph́u một phần lưng của xác người. Cái quần nâu sậm gần cuối lưng, nh́n từ xa, không rơ là dính đất nâu đỏ của phù sa hay là vết máu. Mặt nạn nhân úp xuống nước, nên khó định được h́nh dạng và tuổi tác.

Sau những lần nghe lính biên pḥng rượt bắn ghe tàu vượt biên, th́ thỉnh thoảng lại thấy có xác nổi lên. Xác người trôi dạt và thường vướng vào đám lục b́nh trong đoạn sông này. Bản chất man rợ của nhà cầm quyền muốn thế, cứ để ḍng nước mặc t́nh đưa đẩy thi thể người bị chúng bắn chết qua lại, hay cuốn ra biển khơi. Chúng muốn như thế, để đe doạ những người mà chúng luôn miệng ve văn gọi là đồng bào, và chờ thân nhân đến nhận xác để có dịp ăn tiền, ăn trên xác chết của nạn nhân!

Tội nghiệp cho gia đ́nh quyến thuộc, họ thường thăm hỏi, xin quá giang ghe tàu chạy ngang để t́m và nh́n thi thể người thân. Muốn không bị bắt bớ tra hạch và được nhận xác thân nhân về để tẩm liệm chôn cất đàng hoàng, th́ phải có đủ tiền để lo lót cho bọn cầm quyền, cầm súng tại địa phương.

Ghe chậm chậm chạy và rồi dần dần cũng qua khỏi vàm lục b́nh. Tôi cùng hai người đàn bà ngoài mũi ghe, ngoái nh́n theo những vệt sóng đang ŕ rào gọi nhau t́m kiếm ven bờ. Không biết thi thể của người bất hạnh ấy, bây giờ đang trôi dạt hay đă ch́m nơi đâu?
. . .

Một mùa xuân hy vọng, đă ch́m vào mênh mông!

Rồi đây, mùa xuân có c̣n trở về trong ánh mắt tiếc thương của người thân c̣n sót lại?

Hay mỗi độ xuân về, mâm cơm cúng chiều Rước Ông Bà, c̣n là để nhớ ngày giỗ thân quyến và ánh nến trắng tang thương lại đốt cháy thiệp xuân hồng?

Mắt nghe cay xót!

Ḍng nước đổ ra biển đang cuộn dậy như sôi sục sóng uất hờn…

Búi Đức Tính

 

 


Bùi Đức Tính

Tập Truyện Thuyền Đời

Chương 1 - Ḍng sông quê hương - Audio
Chương 2 - Xuân quê hương - Audio
Chương 3 - Con thuyền - Audio
Chương 4 - Cuộc đời - Audio
Chương 5 - Đêm vẫn đen - Audio
Chương 6 - Chuyến đi cuối nămAudio
Chương 7 - Rồi Tết lại đến - Audio
Chương 8 - C̣n thương quê hương tôi - Audio
Chương 9 - Nhớ cả trời Việt Nam - Audio
Chương 10 - Một lần đi - Audio
Chương 11 - Từ ḍng sông này - Audio


Passage to Freedom  
Đất nước tôi!
C̣n nhớ mùa xuân  
Tết  
Hồi Kư Thuyền Đời của nhà văn Bùi Đức Tính  
Ḍng sông quê hương - Ḍng Cửu Long   
Ngày oan trái! - Audio
Đất nước tôi - Audio
Tiếng trống Mê Linh - Audio
Chuyện cuối năm - Audio
Màu áo cũ - Audio
Mang theo quê hương  Audio
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Mùa hè đỏ lửa  
Có chuyến bay  
Lời ca
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Tết