Hăy nói trước ngày chết

Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đă bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đă tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn c̣n đỏ rực, nhà tù vẫn c̣n giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

Người đời có thói quen kết án Stalin đă gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đă giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không c̣n là vấn đề tranh cải nữa. Tuy nhiên, làm thế nào một nông dân có gốc gác b́nh thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhă nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xă hội Khmer c̣n chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đă giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?

Bởi v́ chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lư luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng. Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ v́ họ là “ kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày kư hàng loạt bản án tử h́nh.

Giết một vài đối thủ th́ không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác ǵ con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.

Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để t́m hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đă không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết v́ bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn c̣n sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một ṭa án nào truy tố hay kết án.

Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đă cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở v́ bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt t́nh với lư tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi c̣n trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn c̣n trong ṿng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của ḿnh.

T́nh trạng kẻ sát nhân và gia đ́nh những người bị sát hại vẫn c̣n sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà c̣n rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Vơ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy T́m và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người th́ đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đă ră ra. Trên thi hài c̣n thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đă gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đă trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của ḿnh. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đă bỏ tù họ.

Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi tŕnh diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ ḿnh sắp bị chôn sống chỉ v́ làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đ́nh, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xă trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “ṭa án nhân dân” và kết án tử h́nh.



Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân : “Sự thực là tôi đă từ giă Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng c̣n lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đă ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy ḷng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đ́nh người Huế đă phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nh́n từ lương tâm dân tộc, và nh́n trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lănh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế”và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lư do nào đi nữa, th́ trách nhiệm vẫn thuộc về những người lănh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”

Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lănh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương.

Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền h́nh dài 15 phút dành cho hệ thống WGBH, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đă có mặt tại Huế: “Tôi đă đi trên những đường hẽm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên th́ toàn là máu …Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..” và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đă căm thù quá lâu, đó là những người đă bị chính nó tra tấn, chính nó đă làm cho tất cả gia đ́nh phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v. và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh th́ họ đi t́m những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu c̣n sống th́ nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”

Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lănh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên chủ nghĩa xă hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba ḍng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ ǵ phải che giấu mà c̣n xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng” .

Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính ḿnh 15 năm sau “bây giờ, là những người lănh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đ́nh nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lănh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.

Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố t́nh bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đă xác nhận ḿnh ở Huế với những t́nh tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc.

Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của ḿnh đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, những người bị giết chắc chắn biết người giết ḿnh là ai.

Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đă có liên hệ ǵ với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết nhân đọc bài “trịnh công sơn – Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “C̣n tôi th́ có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.”

Nhà văn Nhă Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế v́ đă “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “C̣n tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành ǵ, nếu tôi muốn làm những việc như Nhă Ca viết th́ cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ư làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không c̣n đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa…”

Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt t́nh cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đă ngă nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.

Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong ḷng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dă man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết ǵ, không thấy ǵ th́ trẻ con ngây thơ cũng không tin được.

Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết ǵ, không thấy ǵ, không viết ǵ về Thảm sát Tết Mậu Thân th́ quả là chuyện lạ. Hăy thử đặt ḿnh trong vị trí của gia đ́nh các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân hoặc đă giết hoặc biết chắc ai đă giết thân nhân các ông các không?

Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay v́ than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần c̣n lại của đời ḿnh đi t́m cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính ḿnh. Gia đ́nh nạn nhân c̣n đó, nhân chứng c̣n đó, hầm hố c̣n đó, bạn bè c̣n đó, chứng tích c̣n đó, chế độ c̣n đó. Có thể người đọc v́ sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v.. măi măi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.

Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà c̣n có Băi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác.

Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẻ, vinh quang mà c̣n cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục. Tại sao ông không viết? Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ ? Sự im lặng của các ông các bà không phải là một công án thiền mà là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.

Dân tộc Việt Nam đă trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dă tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của ḥa giải là công lư và sự thật chứ không phải che đậy và lăng quên.

Nhiều tác giả đă viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có ǵ mới mà đă được nhắc đi nhắc lại. Dụng ư của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” c̣n sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian c̣n lại như tiếng chuông ngân đă quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo ǵ cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính ḿnh nhưng các ông, các bà vẫn c̣n nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.

Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, v́ tương lai dân tộc, các ông các bà hăy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.

Trần Trung Đạo

 


B̀NH LUẬN

Tản mạn cuối năm  
H́nh ảnh đáng ghi nhớ trong năm 
Miệng kẻ sang có gang có thép 
Hiến dâng máu ! 
Xướng xa vô loài
Khinh bỉ
Học làm người
Cái Hộ Chiếu/Thông Hành
Thất bại hay thành công
Ngân hàng quân đội
Nói chuyện với Hà Sĩ Phu
Trái khoáy cuộc đời 
Một chế độ hèn hạ 
Chữ với nghĩa 
Cơm với cá…  
Tuyên bố đầy tính sáng tạo
Chưa hết đu dây
C̣n có t́nh người không? 
Cả tin hay nghi ngờ 
Ca sĩ hải ngoại... Những kẻ bán linh hồn xho quỷ
Sợ hay không sợ trung quốc
Gây hấn!
Lại nói về lá cờ
Trớ trêu của lịch sử
Các anh, một chính phủ khốn nạn!
Xin cám ơn Tổng Thống Obama
Nổ
Nước mắt cá sấu 
Bánh ḿ Ai Cập, cá Việt Nam, khát vọng con người 
Trách niệm về đâu 
Mặc cảm dốt nát
Đâu là sự thật ?
Bệnh Nổ Ở Mỹ Rất Thịnh Hành?  
Gần 2 triệu người đă hy sinh cho cuộc chiến, v́ mục đích ǵ?  
Văn hóa "Giả Vờ"  
Tổng Thống Donald J. Trump ?
Mừng mùa Xuân dân chủ!
Tâm lư chính trị
Bắt Ls Nguyễn Văn Đài là hành động tuyệt vọng của CS
Chuyện ǵ cũng chấm hết !
Dốt như chuyện tu, Ngu như tại chức
Bài học nặng kư
Không thể tha thứ được
Em bé và những viên sỏi
Bệnh "nói dai, nói dài, nói dở, nói dô diên"
Rường cột nước nhà
Rỗng tuêch rỗng toác
Vẫn chuyện xe cán chó
Hai cái băy nguy nhiểm của "Nhớ rừng"
Giá trị của VNCH
30 Tháng Tư, cô nghệ sĩ Kim Chi dứt khoát
C̣n ǵ xấu hổ hơn nữa?
V́ sao Do Thái không dám không kích Iran?
Ông "cha" Trịnh tuấn Hoàng
Nói KHÔNG Với Cộng Sản!
Những sự thật cần phải biết  về VNCH  
Đập "b́nh" phải đập cái b́nh... phong! 
Thăm dân cho biết sự t́nh 
Cái giá của Tự Do 
Con chuột và cái b́nh  
Đàn ḅ vào thành phố 

Tranh quyền đoạt lợi
Làm từ thiện - Nên hay không

Thôi rồi... 
Chuyện biển đông 
Quả đại pháo cuối cùng  
Biển Đông dậy sống  
Vụ HD 981: Việt Nam xem xét quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ
Thư trả lời một bạn Du Học Sinh....
Gửi các anh Quân Nhân QLVNCH đang ảo tưởng
Tổ Quốc muốn ta phải kiên cường
Đừng mắc mưu bọn Việt cộng....
Việt Cộng – Việt Cộng  
Một âm mưu thâm độc của Việt Cộng 
Họ là “ngụy”, ta là ǵ?  
Việt cộng hóa

Kinh nghiệm tạo ra kinh nghiệm
Những sự thật cần phải biết
Giọt nước mắt cho quê hương
Vơ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng
Muốn Việt Cộng sớm sụp đổ
Tổ Quốc Việt Nam - C̣n hay đă mất?
Đồng chí Ếch dốt chính tả
Đứng chàng hảng 
Thời sinh viên ở Sài G̣n  
Hăy nói trước ngày chết  
Chuyện cái sổ hưu
Thật giả, giả thật
Bất an
Nhận định về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ 2012
Thế hệ của tôi – một thế hệ vứt đi
Người CS - Cộng sinh hay kư sinh
Miền Nam sau 37 năm dưới chế độ CS
Lẳng lặng mà xem...
Chủ nghĩa tư bàn và chủ nghĩa tư bản đỏ
Không có gí quư hơn độc lập con c...
Bản án chế độ cộng sản VN
Phản hồi về bài báo "Hành động lố bịch" trên báo QĐ...
Thân phận một tù nhân chính trị VN bi quên lăng
Hơi ấm non sông
Mẹ kiếp: Đứa nào bán nước?
Thêm lần nhắc nhớ
Hào khí Việt Nam – Đáp lời Sông Núi!  
Nhân ngày Quân Lực 19 tháng 6...  
Hai câu chuyện phụ nữ Việt Nam
Tương lai nào cho đảng cộng sản VN?
Anh hùng dân tộc
Thiên tài đảng ta
Ngọc ở trong nhà
Băi nhiệm và bất tín nhiệm
Ngày phán xét sẽ đến
Thân phận "cử tri" và "Đại biểu Nhân dân" ở Việt Nam
Sức mạnh của Cộng Đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại  
Giữa Đạo và Đời
Tiên lăng - Chuyện không đơn giăn
Triệu con tim, c̣n triệu khối kiêu hùng
Độc quyền đẻ ra đặc quyền
Những viên Đạn Hợp Âm
Đảng là tên đầy tớ phản phúc!
Cơn băo lốc
Kẻ thù nguy hiểm chính là thành phần đánh phá cộng đồng
Xuân quê hương
Nhân quyền trong rừng luật
Nhận lầm đồng hương
Vô tôn giáo
Bạo lực của cường quyền: Xưa và Nay
Nhân quyền trong rừng luật
Những người "vọng quốc"
Chó sói gởi chân
Làm thế nào để giành lại tự do?
Thử cho biết
Tin nhà nước !
Thế chân hạc mới tại Á Châu
Thời anh hùng
Đỗ Thị Minh Hạnh - Giọt nước hay mảnh thuỷ tinh
Tuyển dụng nhân tài
Nghề bán nước
Đạp vào mặt lịch sử
Cái giá của độc lập và tự do
Thêm một chiến sĩ đấu tranh bị cầm tù
Thằng dân
Người lính VNCH & vành khăn tang Tổ Quốc
Nhận định t́nh h́nh đất nước hiện nay
Núm ruột quê hương
Dép râu và nón cối của bộ đội Việt Cộng
Khủng bố: Xưa và nay
Lại viết về nổi bất hạnh của QLVNCH
Bài học 30 tháng 4
36 năm Quốc hận nghĩ về tâm trạng của tù nhân chính trị
Những ngộ nhận lịch sử
36 năm Quốc hận tôi nghĩ ǵ?
Nhớ lại nỗi bất hạnh của QLVNCH
Quốc gia thua để thắng, cộng sản thắng để thua
Chiến sĩ VNCH được giải ngũ chưa?
Người lính VNCH
Sáng mắt ra chưa?
Trí tức thổ tả
Giă từ Thiện và bệnh Mù Loà
Triển vọng chiến thắng công sản của người Quốc Gia
Tôi là ai?
Xuống đường
Nằm Vùng? Ai? Ở Đâu?  
Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa ở Việt Nam
Mậu Thân, Anh c̣n nhớ hay đă quên ?
Thiên đàng XHCN
Từ Tunisia, qua Yemen, đến Ai Cập, bao giờ đến công sản Việt Nam ?
Đàn cá trong ao bác Hồ và những con chó của Pavlov
Ṭm tem...
Thư gửi Nguyễn Đắc Xuân
Về chuyện “trong sáng hóa” tiếng Việt...
Tự điển
Văn hoá và con người
Chuyến xe buưt và khúc hát người lính mù  
Vài suy nghĩ về biểu t́nh chống văn hóa vận tại Melbourne
Những kẻ thầy đời
Nhạc lính
Tin và không tin trong xă hội VN
Khi bài hát trở về
Từ buổi chiều trên nghĩa địa Hàng Dương
Ḷng dân đang chuyển ?
Tứ Bất Tận - Tứ Bất Năng
Lê Thị Công Nhân
Nh́n lại đống rác lịch sử đánh Mỹ cứu nước của csvn
34 năm sau, họ là ai ?
Nh́n Tây Tạng thấy Việt Nam
Chuyện đời...
Đặc công văn hoá miền Nam
Bài viết từ một người SG
Thư ngỏ gửi những người trí thức mê sảng...
Tội nghiệp đất nước tôi
Thời thế mới, đấu tranh mới...
Bao giờ dân Việt trở thành thiểu số trên chính quê hương ḿnh
Nói với các con tôi
Phiên phiến tuổi già
Hành vi nhỏ... dă tâm lớn
Gà trống và cáo
Xin đừng lăng quên nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ
Thảm trạng người Việt tỵ nạn tại Cam-bốt
Sao anh nỡ đành quên
Thế hệ già hải ngoại nên nh́n lại
Khiếp nhược: Nhục và hèn
Tiếng nói từ Mộ Đức
Từ tiếng súng Trần Văn Bé Tư
Ca rao thời đại hcm
Những vần thơ chui
Lê Thị Công Nhân - Người con cưng của ...
Cũng bởi thằng dân ngu
Chống VC hay TC?
Cái Làn và cái L...
Trông thấy vậy mà không phải vậy
Thèm
Hăy vất bỏ khối nặng của tính ác và sự xấu
Chọn lựa
C̣n cờ đỏ sao vàng th́...
Đừng măi lợi dụng "nỗi đau da cam"...
Lạ và nhạy cảm
Chân dung người vợ lính
Việt Nam lâm nguy
Gịng sông Bến Hải vẫn c̣n
Giáo dục VN, tội ác băng hoại xă hội
34 năm nh́n lại cuộc chiến chống csVN
Nay anh, mai tôi
Chiến dịch hoa hồng đỏ của csVN
Đêm nhớ về anh
Nhớ Vơ Hoàng
Cái miệng
Từ Lê Văn Thinh đến Nguyễn Cung Thương
Chuyện phải viết
Vất chanh bỏ vỏ
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm
Mối nhục của một quốc gia
Lá Cờ
Mơ ước của tôi
Chim hạc và chó săn
Tường tŕnh 10 điểm, Đạo đạt lên LHQ
NK Đặng Thuỳ Trâm - Sản phẩm dối trá ...
Tóm tắt một số tội ác cs VN
Sự thực về cái gọi là "Đại thắng mùa Xuân
Bọn cs sợ quan thầy ...
Xin hăy cứu lấy Tổ Quốc
Tâm t́nh gửi đến anh chị CQN QLVNCH
Đỉnh cao cháy rụi
Mậu Thân, anh c̣n nhớ hay đă quên
Cảnh giác âm mưu "tẩy nảo" của Casula Powerhouse
Bệnh "dại" của người Việt
Chuyện Nguyễn Thái Hoàng
Niềm kiêu hănh của người Việt
Chiến dịch "tháng Tư đen"
Tổng phản công nghị quyết 36
Kép độc cứu nguy
Thăm nom và săn sóc nhau lúc c̣n sống
Giặc từ thiện
Tiền nhân...
Những ám ảnh khó tẩy xóa
Tính hay quên của người Việt tỵ nạn cs
Món nợ nên ghi nhớ
Nên đầu tư cho thế hệ trẻ
Mẹ Âu Cơ - Tiếng thở dài và niềm an ủi
Trăm trứng trăm con - Một truyền thuyết
Hai h́nh ảnh - Một sự so sánh
Ông Kỳ "Xuống Cấp"
Tôi thấy và nghe được ǵ ở Sài-G̣n ...