Những bài viết của Bất Khuất

Màu áo cũ - Video
Mang theo quê hương  - Video
Trong âm thầm c̣n nhớ ai! - Audio  
Sài G̣n là đây sao em! - Audio
Chuyện trăm năm - Trên quê hương - Audio
Chuyện trăm năm - Một ngày - Audio  
Trăm đắng ngh́n cay - Audio
Chiếc áo Bà Ba - Audio
Giữa đồng xưa - Audio
Áo trắng - Audio
Gửi nơi cuối trời - Audio
C̣n nhớ mùa xuân - Audio
Từ một chuyến đ̣ - Audio
Dêm thánh vô cùng - Audio
Khi mùa đông về  - Audio
Noel năm nào - Audio
Khúc quân hành - Audio
Cho ngàn sau - Audio
Ngh́n trùng xa cách  -  Audio
Rồi lá thay màu - Audio
Con chim biển 3 - T́m về tổ ấm - Audio
Con chim biển 2 - Trên biển khơi - Audio  
Con chim biển 1 - Tung cánh chim - Audio
Đốt sách ! - Audio
Đi học  
Sài G̣n - Audio
Thầy Chín - Audio
Đi buôn - Audio
Khi tôi về - Audio  
Làng tôi - Audio 
Sao em không đến - Audio  
Anh đi!  - Audio  
Vỉa hè đồng khởi - Audio
Ngày đại tang  
Chuyện mất chuyện c̣n  
Con chim Hoàng Yến - Audio 
Nhớ cả trời Việt Nam
C̣n thương quê hương tôi
Tôi muốn mời em về
Chuyện Tết
C̣n nhớ không em?
Trên đồi Tăng Nhơn Phú - Audio
Remember!
Cánh chim non - Audio
Đốt sách
Buổi tựu trường
Đêm trắng
Nước mắt trong cơn mưa   
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


 

 


 

 

 

 

 

 

 

Gởi chiếc xe và bốn bánh chạy trên tuyết cho tiệm xong, trong khi chờ mấy cậu thợ trẻ giúp thay bánh xe, tôi tản bộ quanh khu phố. Sắp đi ngang đám đông tại trạm xe công cộng, tôi lấy miếng mặt nạ vải trong túi ra, đeo lên mặt ḿnh cho đúng luật. Trời chưa có tuyết, nhưng sáng này thời tiết lạnh buốt. Hơi thở của ḿnh bị miếng vải che bít mũi, không có lối thoát ra bên ngoài một cách thoải mái tự nhiên, và dưởng khí hít vào cũng bị ngăn chận bớt. Từng chập, hơi thở của ḿnh bị lớp vải mặt nạ bịt ngang mũi, phát thành những tiếng ph́ ph́ mệt mỏi. Luồng hơi nóng từ mũi thoát ra lại bị cái mặt nạ lùa lên phía trên mắt, bám vào tṛng kính đang lạnh giá, tạo thành đôi ṿng sương mù, làm cảnh vật quanh ḿnh tự dưng mờ mờ, ảo ảo; khung cảnh quanh tôi như trời mùa đông mù sương.

Chợt thấy phía trước ḿnh có bóng dáng ai đó đi ngược chiều đến. Cả hai chúng tôi đi cùng một bên lề đường. Theo luật của Bộ Y Tế, trong cơn dịch cúm lạ c̣n tràn lan này, tôi ép sang một bên cho trống đường. Người đàn ông phía trước tôi cũng lịch sự né sát qua phía bên kia. Vậy là giữa chúng tôi, có một khoảng cách đủ cho chiếc xe nhà loại nhỏ chạy qua. Từ cả năm nay, gặp nhau ngoài đường phố, không c̣n thấy nụ cười thân thiện như b́nh thường; nếu có chăng, nó cũng đă bị khuất mất bên dưới miếng mặt nạ. Khác với những nơi người ta đă phải bịt mũi, che miệng, chỉ v́ không khí bị ô nhiễm; cái mặt nạ nơi đây nó là hiện diện của những … lo ngại bệnh hoạn, sợ sệt lây nhiễm, tránh né nhau!

Người đàn ông chắc từ đám đông mới xuống xe ở trạm đi đến. Trông th́ cũng có nét quen quen, nhưng ai nấy bây giờ phải bịt mặt, lại thêm cái nón mùa đông trùm kín, chỉ trông thấy cặp mắt; tôi không dám đoán bừa. C̣n chừng năm ba bước phía trước, tôi ngó nhanh sang người đối diện th́ thấy ông ấy cũng đang ṭ ṃ nh́n tôi. H́nh ảnh người đối diện tuy không rơ, nhưng tôi vẫn nhận ra ánh mắt có vẻ quen và có vẻ … cũng t́nh cảm lắm.

Tôi đứng lại, lấy cặp kính mù sương ra. Thà là nh́n không kính như thế này, thấy c̣n rơ hơn là mang cặp tṛng bị lờ mờ hơi thở của ḿnh. Giờ th́, rơ ràng là ông ấy trông quen lắm. Tôi bèn lột miếng mặt nạ, tŕnh trọn khuôn mặt ḿnh và lên tiếng thăm hỏi bằng tiếng Việt; không quên kèm theo nụ cười xả giao, pḥng hờ … ḿnh đoán lầm người:

- Anh Vy đấy phải không?

Người đàn ông nghe gọi tên, cũng đứng lại, lột cái miếng vải trên mặt như tôi và cười thật tươi:

- Th́ tôi đây!... Thấy ông quen quen mà không chắc nên đâu dám gọi …

- Tôi cũng thấy anh quen quá, nhưng không nh́n rơ mặt nên cũng không dám chào anh sớm! Đi đâu … mà đi bộ vậy anh Vy?

- Xe nằm trong tiệm từ hôm qua. Nhưng sửa xong rồi, đi lấy xe đây … Anh đi đâu đó?

- Tôi đem xe thay bánh mùa đông, chắc cùng tiệm với anh…

Ông bạn già gật gù:

- Ừ, cùng tiệm rồi! Có mỗi tiệm Việt Nam ḿnh trên đường này thôi… Thiệt t́nh! … bây giờ che mặt khó nh́n ra nhau, mà nh́n lâu th́ lại ngại!

- Th́ vậy! Lại thêm đă già rồi, ḿnh cũng nên tránh … để mắt vào người khác, phải không anh!

Chúng tôi cùng cười vui, thông cảm nhau. Đứng cách xa để nói chuyện, xe cộ ồn ào, nên nói như la. Để ông bạn già đi lấy xe cho xong, chúng tôi chia tay, và chỉ nói chia tay khơi khơi thôi; từ lâu rồi, cái bắt tay thân mật như thời c̣n an lành, chưa có con vi trùng lạ, đă trở thành kiểu cách xa xưa, hết c̣n hợp thời rồi …

Đi một lúc thấy có quán cà phê, tôi qua bên kia đường và ghé vào. Quán này cẩn thận lắm, không cho khách vào bên trong, dù là khách mua mang đi; họ chỉ bán hàng qua chỗ dành cho xe chạy ngang. Tôi đứng sắp hàng xa xa, sau chiếc xe. Khi xe phía trước ḿnh chạy đi, tôi bước tới, lom khom nh́n qua khung cửa nhỏ, để nh́n thấy cô bán hàng theo thói quen khi nói chuyện, dù ai cũng đang bịt mặt. Tôi mua cho ḿnh ly cà phê và tiếp tục đi lanh quanh, cho hết giờ hẹn của tiệm sửa xe. Có ly cà phê ấm ḷng và ấm bàn tay. Tôi rẽ vào con đường nhỏ vắng người, để khỏi mang cái mặt nạ bịt cả mũi và miệng, hít thở thiếu sảng khoái và không thưởng thức cà phê được.

Cơn dịch cúm lạ làm mọi thứ b́nh thường trở thành lạ thường!

Rồi đến một ngày nào đó, được trở lại b́nh thường, không biết ḿnh có thấy đó là b́nh thường hay không?

Đă là mùa đông. Qua Lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch th́ Tết ḿnh gần kề. Hồi c̣n nhỏ, Ba tôi dạy học nên được nghỉ Tết sớm như học tṛ, thường chạy xe về chăm sóc mộ cha mẹ ḿnh trước Tết. Hồi ông Nội tôi mất, Ba tôi phải bỏ học, rời trường Petrus Kư, ở Sài G̣n, về quê nhà để chăm sóc mẹ già và ruộng vườn. Sau đó, quê hương ruộng vườn nơi Ba và bà Nội ở, về đêm hết c̣n yên b́nh. Đêm nghe tiếng chó sủa, biết là quân du kích lẻn về làng. Sáng ra, lại thấy người trong xóm bị giết, xác trôi trên sông hay thây bị bỏ ngoài phố chợ; kèm với tờ bản án dành cho “kẻ thù của nhân dân”, cột theo thi hài không toàn vẹn của người bất hạnh. Ba tôi đành phải bỏ ruộng vườn, đem mẹ ḿnh trốn ra thành phố sinh sống và làm nghề dạy học. Thỉnh thoảng, Ba chạy xe về thăm viếng mộ cha ḿnh và chăm sóc ruộng vườn, trong ban ngày mà thôi. Rồi bà Nội cũng rời phố phường nhộn nhịp, về thôn xóm nằm an nghỉ ngh́n thu bên ông Nội. Mỗi năm hai lần, mẹ tôi thay Ba, dẫn anh em chúng tôi về thăm vườn nhà và dạy cho chúng tôi quét dọn cỏ hoang và thắp nhang nơi mộ ông bà Nội, theo nghi lễ ngày Giáp Tết. Với tuổi thơ, đấy là kỷ niệm vui nhất; được về thôn quê th́ mùa nghỉ hè hay nghỉ Tết, đều vui như Tết!

Chuyến đi về thôn xóm thời đó rất xa đối với tuổi thơ, lại thêm rất lư thú v́ chúng tôi được đi bằng tàu đ̣ và xe đ̣. Phương tiện chở người bằng đường bộ ở Việt Nam ngày xưa có nhiều loại xe, nên có nhiều tên gọi khác nhau theo địa phương. Nói chung, xe loại lớn có khoảng 50 chỗ ngồi, với người miền Trung đó là “xe đ̣”, với người miền Bắc là “xe hàng” hoặc “xe khách”. Loại xe nhỏ hơn, nhưng chèn nhét chở chen chúc từ 15 chỗ trở xuống, th́ dân chúng miền Trung cho là “xe lô”, dân ở miền Bắc có chỗ kêu là “xe lô-ca-xông”, có chỗ kêu là “xe ca”. Trước ngày Sài G̣n bị mất tên, người từ miền Bắc vào miền Nam đă lâu, cũng như người ở miền Trung, sau này cùng dùng theo tên gọi của dân miền Nam, gọi là “xe đ̣”.

Rời thành phố, xe cộ thưa vắng hơn. Khung cảnh hai bên đường mở rộng ra với đồng quê yên b́nh, tươi vui, ruộng đồng mênh mông, các rặng cây xanh nối nhau như bất tận. Đường chạy ra ngoại ô càng lúc trống trải hơn. Tài xế tăng tốc độ, cho xe chạy vun vút. Hai lơ xe đứng bên hong và sau xe, thêm tai và thêm mắt cho tài xế. Họ tiếp tài xế ngó chừng đường xá cùng người và xe bên lề, và trông chừng hành khách trong xe. Họ rất linh hoạt, khi th́ rút người vào, khi đứng tung người ra. Lúc xe sắp qua cầu hay xe qua mặt nhau th́ lơ xe vỗ thùng xe th́nh thịch, rồi hô lên báo tin và nhắc chừng hành khách nhớ rút tay, rút đầu vào bên trong xe để tránh nguy hiểm. Lơ xe chỉ rút vào bên trong xe khi hai xe qua mặt nhau trong đoạn đường hẹp, hoặc khi xe qua cầu mà thôi; hầu như lúc nào thân người của họ cũng đứng đu đưa, dang tay, bung chân và miệng th́ oang oang các thứ diển biến cho hành khách và tài xế biết, hay chỉ chào đùa hoặc chọc ghẹo người bên đường cho vui. Thấy có người đón xe th́ lơ xe báo cho tài xế chậm lại để rao mời kiếm thêm khách, nếu xe có chỗ trống. Hai lơ xe lanh lẹ và tậm tâm lắm; phụ nhau đưa giúp người lên xe hay xuống xe được nhanh chóng và an toàn; nhất là khách với hành lư cồng kềnh, có dẫn theo trẻ con, hoặc người lớn tuổi … Chừng như ai cũng có bà con, thân thuộc với lơ xe; từ anh rễ, chị dâu, bác, chú, ông ngoại, bà ngoại, khách có con gái trẻ đẹp đi theo th́ thường sẽ được gọi là “Ba”, “Má”. Hoạt cảnh trên xe, trên đường, cùng tiếng động cơ, kèn xe, tiếng hô la, kêu gọi … đối với trẻ con chúng tôi thật là vui mắt và vui tai; không hề chán và quên mất những tù túng chật chội trong xe. Tuy ồn ào như thế, nhiều hành khách vẫn ngồi ngủ ngon lành; chắc có một số người lớn cũng thấy thú vị, nhưng thú vị một cách khác, có khi lại t́nh tứ và nhớ thương như tác giả Lê Duy Đoàn trong bài thơ “Ngày xưa, xe đ̣”:

Hồi xưa đi học xe đ̣,
Ngó lui anh đă ḷ ḍ theo sau.
Lên xe chẳng biết ngồi đâu,
Đành ngồi xuống ghế gần nhau vai kề,
Hương thầm người ấy lạ ghê,
Thoáng hương người ấy mà mê mẫn người,
Xa nhau mấy chục năm trời,
Tưởng chừng như vẫn c̣n ngồi gần nhau.

Xe đến bến, chúng tôi phải lấy một chuyến đ̣ đi tiếp. Không phải là đ̣ ngang, chỉ bơi chèo đưa người ngang qua bến sông bên kia; mà là một chuyến đ̣ dọc, chở khách chạy dọc theo ḍng sông một đoạn khá xa, mới tới đất vườn của gia đ́nh. Trong khi chiếc tàu đ̣ chờ đủ khách, chúng tôi được ăn quà vặt. Tôi thích nhất là món nước mía. Nước mía tươi thật thơm ngon, ngọt lịm, mát rượi với đá lạnh và thoang thoáng hương vị của trái hạnh.

Đi tàu đ̣ cũng thú vị không kém xe đ̣. Đối với trẻ con thành phố, được đi tàu đ̣ thích vô cùng. Thời trước năm 1960, sông nước miền Nam ḿnh chưa có “vỏ lăi”; loại ghe tàu h́nh dáng dài và hẹp, nên luồn lách và lướt vùn vụt trên mặt sông. Tàu đ̣ lúc bấy giờ sâu và rộng nên vững vàng, nhưng chạy chậm hơn nhiều lắm. Tuy vậy, những người từ thành phố về làng, mà không biết bơi như mẹ tôi th́ nét mặt căng thẳng, lo cho ḿnh cùng đám con trẻ trên sông nước. Mấy đứa em của tôi th́ bị mẹ tôi nắm giữ tay chằng chằng. Mẹ không lo cho tôi lắm v́ tôi biết bơi, không bắt tôi phải nắm tay bà như mấy đứa em, nhưng mỗi khi tôi lăng văng quá gần mé sông là nghe mẹ tôi gọi giật lại. Trẻ con chúng tôi chưa biết lo lắng, chỉ thấy vui và nôn nao mong cho mau được xuống tàu. Hành khách ngồi trên băng ghế gỗ, đóng dọc theo hai bên thành tàu. Chính giữa dành cho lối đi. Khung mui tàu thấp, người lớn phải đi lom khom. Hàng hóa cồng kềnh được chất trên mui. Máy đặt giữa khoang tàu. Tài công ngồi ghế đầu gần mũi tàu, nhưng phía bên phải, có tay lái trông giống như lái xe đ̣. Tốc độ tàu đ̣ chậm hơn xe đ̣, sông rộng dễ tránh né nhau, nên người làm lơ tàu đ̣ có vẻ nhàn hạ, không phải đong đu người hô la như lơ xe; nhưng cũng rất tận t́nh giúp hành khách rời tàu hay lên tàu, v́ những cầu gát lên bờ hẹp và khó đi hơn bước đi trên mặt đường. Khi tàu chạy, sóng cuộn rào rạt; ngồi tḥ tay ra cửa sổ, vói xuống sông đùa với sóng, sóng lướt qua kẻ ngón tay mát lạnh ...

Khung cảnh thôn làng hiền ḥa thân ái, khác hẳn với chốn thành thị. Chuyến thấp nhang mộ ông bà nội, thường là năm ba ngày trước Tết. Dù chưa hẳn là Tết, chúng tôi thấy mùa Xuân đă đến trên từng cánh hoa, trái cây tươi mọng và nụ cười, ánh mắt của mọi người quanh ḿnh. Chỉ có những năm xưa ấy, tôi mới thấy Ba tôi thật tươi vui trong ngày Tết. Nhưng chỉ được vài ba năm, th́ làng nhà bị đánh chiếm. Quân chiếm đóng làng ḿnh xếp Ba tôi vào loại kẻ thù số một, v́ ông là “công chức” và là “trí thức”. Do đó, mẹ và anh em tôi cũng thuộc thành phần “có tội với nhân dân”. Năm ấy, mẹ cũng dẫn chúng tôi về thăm viếng và thấp nhang mộ ông bà Nội vào dịp Tết, nhưng chỉ ở mới vài giờ, th́ phải theo dân làng xuống ghe chạy giặc, chạy ra ngoài chợ ngay. Hè đến, Ba tôi đạp xe chở tôi về làng, định đột ngột lẻn về thăm mộ cha mẹ. Như trong câu chuyện “Khi Tôi Về”, chỉ mới vừa qua chợ đầu làng th́ gặp đoàn ghe xuồng của dân làng chạy tản cư ra chợ; nơi có đồn bót của quân đội ḿnh bảo vệ. Tôi nghe bà con trong xóm nói với ba tôi, phía trước là hầm chông và ḿn bẩy; đă lâu lắm rồi, không ai dám dùng đường bộ, chỉ chèo chống xuồng đi lại trên sông mà thôi. Thật vậy, con đường ṃn phía trước trông âm u quá; cỏ dại, cây hoang mọc um tùm, chỉ c̣n chừng bàn chân người bước đi. Ba thẫn thờ, quay chiếc xe đạp về hướng chợ. Tôi leo lên yên xe ngồi. Ba tôi chậm chậm đạp xe, như luyến tiếc xa rời thôn xóm của ḿnh. Tôi chưa hiểu hết ngọn ngành, chỉ thấy Ba tôi buồn lắm, nên ngồi yên lặng, không dám nói hay hỏi han một lời.

Thế rồi, từ mùa hè đó, mộ phần ông bà Nội tôi không may lọt vào vùng bên kia chiến tuyến, gia đ́nh chúng tôi không c̣n về thôm xóm như trước. Từ đó, gia đ́nh tôi chỉ làm lấy có, theo vài nghi thức cần có trong ngày Tết tại thành phố. Ba tôi không c̣n tha thiết đón Xuân cho lắm. Tết đến, nhà không có nhiều khách. Hàng xóm, đồng nghiệp và Ba qua lại, gọi là chúc Xuân. Về “Mừng Tuổi” bà Ngoại th́ nhà bà cũng vắng, hai cậu của tôi trong quân đội, xa xôi nơi đóng quân, không được về phép. Tôi cũng không c̣n cảm thấy Tết là vui hay đặc biệt cho lắm, như trong thời miền Nam c̣n yên b́nh và ḿnh được về trong làng. Có tiền, cùng bạn bè đi xem phim, đi ăn uống lặt vặt,… những thứ này ngày thường trong năm cũng có, không phải chờ đến Tết. Không có ǵ thay thế được cho niềm vui của tuổi thơ, nơi thôn xóm có mộ phần ông bà, đă bị chiếm đoạt. Và rồi sau cái Tết Mậu Thân năm 1968; cái Tết tang tóc, kinh hoàng. Qua Tết, yên tiếng súng, học tṛ trở lại trường. Tường vách loang lổ vết đạn. Tuổi học tṛ thật bàng hoàng khi biết chú Phú, làm lao công cho trường, một ông già hiền ḥa, sinh sống tại một căn nhà nhỏ trong trường để tiện trông nom pḥng lớp, đóng mở cổng trường, lại bị quân giặc xử tử.

Từ đó, ngày Tết lại càng thêm khác!

Khác nhiều lắm!

Tết đă không c̣n là Tết của miền Nam, với niềm vui trong an lành hạnh phúc, như trước đây. Tết trở về nhắc nhớ lắm tang thương. Đến sau tháng Tư năm 1975, chốn tù đày đă không có mùa xuân, đó là điều hiển nhiên. Khi về xă hội bên ngoài nhà tù th́ cũng vẫn thế. Quanh tôi, cũng vẫn các thứ giống như trong trại tù. Cũng lá cờ đỏ. Cũng các băng đỏ. Cũng tiếng loa phát ra từ khóm phường với các âm thanh nheo nhéo, nối nhau xuyên xéo vào tai vào óc suốt ngày đêm. Nghe như trong tù, cùng một kiểu cách nói với ngôn ngữ mới, chữ nghĩa kỳ lạ, nghe như đă pha trộn với sắt thép, kiêu hănh, đe dọa, … Trong khu phố tại đây, hầu hết đều có chủ mới. Những người chủ nhà xa lạ, như những tên đường xa lạ. Người quen và người không quen, như đang mang cùng một mặt nạ với h́nh nét lạnh lùng, xa tránh...

Tôi vẫn c̣n nhớ mùa Xuân!

Nhưng Sài G̣n đă mất tên và đất nước ḿnh đă tuần tự nối theo Hoàng Sa, bị nhà cầm quyền dâng hiến cho quan thầy nơi phương Bắc. Trên quê hương Việt Nam bây giờ, Xuân chỉ c̣n là những chữ “mừng đảng mừng xuân”, “đại thắng mùa xuân”… Những câu tuyên truyền được chế độ cầm quyền lập đi lập lại từ năm này sang năm khác; người ta viết vẻ, sơn phết chúng trên nền màu đỏ, treo trên căn phố, cơ quan, cột ngang qua đường, qua hẻm. Chúng nó trông giống như những lớp băng nhuốm ướt máu, che đậy các vết thương chưa hề lành của hàng triệu người dân miền Nam.

Từ đó, Tết đă không c̣n là Tết!

Trời mùa đông lạnh, cà phê trong ly bị lạnh theo nhanh lắm. Thành phố nơi đây đang là mùa đông và rồi mùa xuân cũng sẽ đến. Mùa xuân cũng sẽ trở về trên vạn vật. Nhưng Tết đă vẫn không c̣n là Tết trên quê hương Việt Nam ḿnh, mà là … “nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy”, như nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đă ghi lại trong ḍng nhạc “Em C̣n Nhớ Mùa Xuân”, được sáng tác tại Sài G̣n sau năm 1975:

“… Trời Sài G̣n chiều hôm nay c̣n nhiều mưa bay
Nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nh́n đất nước tơi bời một thời em có hay …”

Có đâu bằng Sài G̣n hôm qua,

Và … Sài G̣n đă mất!

Bùi Đức Tính
 

Link bài đọc

 

 


VĂN CHƯƠNG

2021
2020
2018-2019
2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả


Một Thoáng “AT ... TEN”  
 

Trả lời vài câu hỏi về cuộc bại trận của QLVNCH
Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất
Lạc giữa mùa xuân
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân  
Thủ Đức vang tiếng gọi  
Vũ Hoàng Chương  
Giai nhân tự cổ…  
Mẹ chồng, nàng dâu  
Lính thư sinh  
Thư gởi Ba  
F1, F2, F3..!?  
Cao nhân
Lính Rùa...!?  
Bước đường tị nạn tại Mỹ vào năm 1975  
Bảy tháng giữa xác người  
Một thời oan trái
Cuối đời của Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp  
Người muôn năm cũ  
Đưa vợ đi đẻ 
Câu chuyện của nữ HQ Đại Tá Quân Y Mỹ gốc Việt  
Úc trang bị tàu ngầm hạt nhân Mỹ  
Sống "bụi"  
Đêm kinh hoàng

Bài thơ phá giặc xâm lăng nhà Tống
Sự tích bài thơ "Trèo lên cây bưởi hái hoa"
Thằng gà chết
Năm Gà Mổ
Tay muốn chạm tay
Pleiku, thơ và thi nhân
Tính trước  
Trận Pleime năm 1974
Không quên người chiền sĩ QLVNCH
Áo học tṛ và áo trận
Lê Bá Định, vị NT Không Quân khả kính  
Động cơ T53-L-13 của trực thăng UH-1  
Câu chuyện ‘Áo Lụa Hà Đông’  
Một thời vang bóng  
Khép một vầng trăng  
Sứ mệnh văn hóa  
Một cơn ác mộng  
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Người tù đi gánh củi
Chuyến vượt biên của tôi
BV B́nh Dân những ngày khói lửa tháng 4-1975
Tưởng chừng đă quên
30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?
Hào kiệt phương Nam - HQ Tr/Ta Ha Ngoc Lương
Hai người lính Dù
Tưởng niệm tháng tư đen lần thứ 46!
Một cơn ác mộng
T́nh yêu giữa tôi và nàng tiên  
Hồi kư "Dang Dở"  
Sự trả thù đê hèn và dă man của VC
Về Thăm quê cũ  
Buổi điểm danh cuối cùng  
Mai vẫn nở trên điêu tàn của Huế
Thằng "Nước Mắm"
Những mảng màu khô
Chữ nghĩa bây giờ
Xuất xứ những bài nhạc Việt vang bóng...  
Thiên lư tương ngộ  
Một cái Tết khó quên  
Tản mạn về “Trâu” qua Ca Dao VN  
Thăm lại đồi Charlie: Nghe người đi, linh hồn ở lại  
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh
Sóng bạc đầu
Viết về Trâu  
Phi vụ tàu phép  
Tâm t́nh của một người trẻ...  
Trong cơn lốc đời  
Mỹ nhân và danh tướng  
Như một gịng sông  
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi
Lăng kính dân tộc tôi...
Môt chuyến đi Hawaii  
Chuyện t́nh đẫm lệ thời chinh chiến  
Ba bỏ mẹ con đi rồi