"Đường xưa lối cũ, có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo
Đường xưa lối cũ, có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi
Đường xưa lối cũ, có tiếng ca, tiếng ca trên sông dài
Đường xưa lối cũ, có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru ḷng ai
Đường xưa lối cũ, có em tôi tóc xanh bay mơ màng
Đường chiều dịu nắng, bóng em đi áo nâu in đường trăng
Đường xưa lối cũ, có mẹ tôi run run trong hôn hoàng
Ḷng già thương nhớ, nhớ đến tôi, lom khom đi t́m con..."



Tiếng hát của chị đưa tâm t́nh của Hoàng Thi Thơ vào ḷng người, ḷng người bồi hồi xao xuyến. Nỗi nhớ miên man chợt nghe ngập kín tâm hồn, theo gịng nhạc d́u dặt, trở về với đường xưa lối cũ. Kỷ niệm xôn xao gợi nhắc. Kư ức như lối đi quen thuộc xa xưa, âm thầm đưa dẫn ḿnh trở về miền luyến nhớ.

Những riêng tư của chính ḿnh hay ai đó, ngọt ngào hay đắng cay; chừng như chung một khúc phim, phim buồn; phim quay chậm, được thu h́nh trong khung nền đẫm nước; nước như có màu tro, một bầu trời xám mờ, mờ mịt mưa.

Mờ mịt h́nh dáng thương yêu trong nhóm người lom khom, lố nhố ngoài xa, ngoài lớp hàng rào kẻm gai của trại tù "cải tạo"; đang nóng ḷng chờ kẻ có quyền lực "giải phóng" bất cứ sinh mạng nào, cho vào gặp người thân trong nơi bị giam cầm . Gặp nhau, để nh́n nhau trong chốc lát, để phải nén giữ những điều muốn nói, muốn được nghe từ người thân, để phải nghe những sinh vật biết nói đang gh́m súng canh chừng, nói những ngôn ngữ mới gọi là "cách mạng" kỳ dị, nói những câu tẻ nhạt, lập lại giáo điều khuôn mẫu, gian dối thật trơ trẽn.

Người ta chừng như cùng viết một đoạn thư, thư của Trang, viết cho cha ḿnh:

"Ba,

Hôm qua với hôm nay con nghe qua nghe lại hai bài hát, Nỗi Ḷng Người Đi với Đường Xưa Lối Cũ. Hồi xưa Ba hay ngồi trước thềm đá nhà ḿnh ở Vũng Tàu chiều chiều cúp điện là ba ôm cây đàn guitar ra hát ngân nga. Mấy người trong xóm đi qua đi lại ghé vô thăm hỏi rồi ngồi với Ba một lúc rồi đi. Con thường nằm trên gác gỗ nhà ḿnh, cái gác mở rộng không có cửa chắn ngang, và có hai bụi Quỳnh hoa trỉu nặng thả dài xuống thềm nhà trước. Con nằm nghe Ba hát…gió chiều gió tối thổi lồng lộng vô nhà. Giờ nhớ lại thấy những ngày tháng đó êm đềm quá…

... Ba đi được một tuần rồi, đường xưa lối cũ Ba t́m được ngơ về lại nhà xưa chưa?"

"Chạnh ḷng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi
Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong ḷng tôi
Đường xưa c̣n đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi
Mà h́nh bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi...."

Hầu như người ta biết đến chị qua những ca khúc ngoại quốc trẻ trung, sôi động. Sau gần 50 mươi năm, đêm nay được nghe chị hát, hát nhạc Việt Nam. Rơ hơn, chị hát "nhạc vàng"!

Vâng, chị hát "nhạc vàng"!

Đấy là cách gọi, kiểu cách phân biệt để kiểm soát mà ngăn cấm của bọn người mệnh danh là "cách mạng", sau khi cưỡng chiếm nửa phần quê hương tự do c̣n sót lại ở miền nam, Nam Việt Nam.

"Nhạc vàng" tức nhạc của miền Nam tự do, khác với cái thứ nhạc gọi là "nhạc đỏ" của cộng sản. Cộng Sản Miền Bắc chủ tâm nhuộm đỏ miền Nam tự do với "nhạc đỏ". V́ thế "nhạc vàng" đă bị nhà nước cộng sản gồm chung trong loại "văn hoá đồi trụy - phản động".

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam bị điêu linh với lắm thứ mệnh danh "cách mạng".

Người ta không thể quên các loại chiến dịch man rợ, trong đó có chiến dịch "Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động".
Người ta không thể quên được ngôn ngữ và thái độ hận thù sắc máu như màu băng đỏ ngạo nghễ trên cánh tay của những kẻ xông vào lùng xét, tịch thu những ǵ có liên hệ với văn hoá của miền Nam.

Trong thời gian ngắn, có đến hàng trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị tịch thu đem thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài G̣n. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân cũng khó thoát, cũng bị đám quân đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh doanh, vốn liếng văn hoá bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy trọn cơ nghiệp và cuộc đời người chủ. Tất nhiên, những người có sách bị cướp đoạt đem đốt bỏ cũng có phản ứng rất quyết liệt. Trong hồi kư Viết Trên Gác Bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long có ghi lại thảm cảnh trong những vụ "Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động" trong năm 1975:

“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú nhỏ miệng c̣n hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay c̣n đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô t́nh! Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.

Đối với nhiều nền văn hóa, âm nhạc là một phần quan trọng trong cách sống của dân tộc. Âm nhạc là thế giới nội tâm của con người, niềm cảm xúc trong tâm hồn con người trước cuộc sống. Khi nghe một tác phẩm âm nhạc, mỗi người cảm nhận theo sự rung động của riêng ḿnh; giai điệu và lời ca cần thể hiện được Chân-Thiện-Mỹ.

"Nhạc đỏ" nhầm đầu độc trí óc trẻ nhỏ từ tuổi c̣n thơ ngây, tập tành tôn sùng lănh tụ như "Đêm qua em mơ gặp bác..." ; để phục vụ cho đảng và nhà nước như “Bọn giặc Mỹ cọp beo. Cái bọn giặc Mỹ cọp beo...” hay "Thề phanh thây uống máu quân thù. Tiến mau ra xa trường, tiến lên! Cùng thét lên, trí Trai là đây nơi ước nguyền!..."; chúng nó chẳng phù hợp với tính nhân bản chút nào, th́ không quyền lực nào cưởng ép để nhồi nhét vào tâm trí con người được!

Theo Gioachino Antonio Rossini (1792-1868) nhà soạn nhạc người Ư:

“Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả mọi thế hệ và mọi dân tộc; ai cũng hiểu được nó, bởi nó được hiểu bằng trái tim”
(The language of music is common to all generations and nations; it is understood by everybody, since it is understood with the heart.)


Tiếc thay, sau khi Cộng Sản thống trị Miền Nam Việt Nam, tuy cùng một dân tộc mà kẻ thống trị như sinh vật không có trái tim con người để thông hiểu ngôn ngữ của âm nhạc. Và, từ ngày ấy, nền âm nhạc miền Nam Việt Nam cũng bị bức tử.

Đă 42 năm qua rồi, sự hận thù và đố kỵ với “nhạc vàng” vẫn c̣n, nên CSVN lại t́m cách ngăn cấm, qua ngôn ngữ gian xảo "tạm dừng lưu hành".

Đối với những ca khúc bị cấm lưu hành, Vũ Đông Hà nhận định:

“Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng 4, 1975 cái ǵ mà cộng sản không thể "giải phóng" được; cái ǵ vẫn âm thầm nhưng vũ băo giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái ǵ vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và thù hận; cái ǵ đă kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất để tôi trở thành người ngày hôm nay, biết rung động trước h́nh ảnh của Ngoại già lầm lũi quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà Mẹ, biết man mác buồn mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối một mặt bàn lớp học khắc nhỏ chữ tắt tên người bạn có đôi mắt người Sơn Tây, biết ngậm ngùi trăn trở chỉ v́ một tiếng rao hàng đơn độc đêm khuya... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Âm Nhạc Miền Nam đă trở thành một chất keo gắn chặt cuộc đời tôi vào mảnh đất mang tên Việt Nam. Âm Nhạc Miền Nam đă làm tôi là người Việt Nam…

...Từ những ngày xa xăm tuổi nhỏ, những người lính VNCH là thần tượng của chúng tôi. Tôi mơ được làm một người lính Dù bởi anh là loài chim quư, là cánh chim trùng khơi vạn lư, là người ra đi từ tổ ấm để không địa danh nào thiếu dấu chân anh, và cuối cùng anh bi hùng ở lại Charlie. Giữa những đau thương chia ĺa của chiến tranh, những ḍng nhạc của Trần Thiện Thanh đă cho tôi biết thương yêu, kính trọng những người lính không chân dung nhưng rất gần trong ḷng chúng tôi. Những"cánh dù ôm gió, một cánh dù ôm kín đời anh" cũng là những cánh dù ôm ấp lư tưởng đang thành h́nh trong tâm hồn tuổi nhỏ của chúng tôi.

Nh́n lại quăng thời gian binh lửa ấy, tôi nhận ra ḿnh và các bạn cùng lứa không hề biết rơ Phạm Phú Quốc là ai, chỉ biết và say mê huyền sử của một người được "Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời. Đặt tên cho anh, anh là Quốc. Đặt tên cho anh, anh là Nước. Đặt tên cho Người. Đặt t́nh yêu Nước vào nôi", chỉ ước ao một ngày chúng tôi cũng được như anh, cũng sẽ là những "Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ ǵ!" Chúng tôi, nhiều đứa núi đồi, rừng rú, chưa bao giờ thấy biển nhưng thèm thuồng màu áo trắng và đại dương xanh thẳm, thuộc ḷng câu hát "Tôi thức từng đêm, thơ ấu mà nghe muối pha trong ḷng. Mẹ là mẹ trùng dương, gào than từ băi trước ghềnh sau. Tuổi trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi. Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội. Mà ḷng th́ chưa hề yêu ai".


Chúng tôi cũng không t́m đọc tiểu sử, cuộc chiến đấu bi hùng của Đại tá Nhảy Dù Nguyễn Đ́nh Bảo, cũng không biết địa danh Charlie nằm ở đâu, nhưng Đại tá Nguyễn Đ́nh Bảo là biểu tượng anh hùng của chúng tôi để chúng tôi thuộc ḷng khúc hát "Toumorong, Dakto, Krek, Snoul. Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu. Anh! Cũng anh vừa ở lại một ḿnh, vừa ở lại một ḿnh. Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành." Chúng tôi không biết "Phá" là ǵ, "Tam Giang" ở đâu, nhà thơ Tô Thùy Yên là ai, nhưng "Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em ơi, em ơi..." đă thân thiết chiếm ngự tâm hồn để chúng tôi biết thương những người anh chiến trận đang nhớ người yêu, nhớ những người chị, cô giáo của chúng tôi ngày ngày lo âu, ngóng tin từ mặt trận xa xăm.

Trong cái nôi của những ngày xưa thân ái ấy, từ nơi khung trời đầy mộng mơ của ḿnh chúng tôi chỉ biết đến nỗi niềm của các anh bằng những "Rừng lá xanh xanh lối ṃn chạy quanh, Đời lính quen yêu gian khổ quân hành". Giữa mùa xuân pháo đỏ rộn ràng con đường tuổi thơ th́ chính âm nhạc nhắc cho những đứa bé chúng tôi biết đó cũng là "ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm, có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm". Giữa những sum vầy b́nh an bên cạnh mai vàng rực rỡ, th́ ở xa xăm có những người con rưng rưng nhớ đến Mẹ già và gửi lời tha thiết "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng ḿnh êm ấm, Mẹ ơi con xuân này vắng nhà..." Âm nhạc Việt Nam đă gieo vào tâm hồn chúng tôi h́nh ảnh rất b́nh thường, rất người, nhưng ḷng ái quốc và sự hy sinh của thế hệ đàn anh chúng tôi - những người lính VNCH - th́ ngời sáng. Và chúng tôi biết yêu thương, khâm phục, muốn noi gương các anh là cũng từ đó…

Gần 42 năm trôi qua, Âm Nhạc Miền Nam vẫn như ḍng suối mát trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt. Chảy từ đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập ḍng sông Hồng để tưới mát tâm hồn của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản. Ḍng suối trong mát ấy cũng cuốn phăng mọi tuyên truyền xảo trá của chế độ về xă hội, con người miền Nam trước 1975 cũng như về tư cách, phẩm giá, lư tưởng của những người lính VNCH và t́nh cảm trân quư, yêu thương của người dân miền Nam dành cho họ.

Gần 42 năm trôi qua, trong tuyệt vọng của những kẻ thật sự đă thua trận trong cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, nhà cầm quyền cộng sản đă t́m mọi cách để tiêu diệt Âm Nhạc Miền Nam. Nhưng họ không biết rằng, ḍng âm nhạc đó không c̣n là những bản in bài hát, những CD được sao chép, bán buôn... Âm Nhạc Miền Nam đă trở thành máu huyết và hơi thở của người dân Việt, bất kể Bắc - Trung hay Nam, bất kể sinh trưởng trước hay sau 1975. Bạo tàn và ngu dốt có thể đem Âm Nhạc Miền Nam vào những danh sách cấm đoán vô tri vô giác, nhưng không bao giờ đem được Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi con người Việt Nam...” (Vũ Đông Hà)

Ngục tù cộng sản không "cải tạo" được ḷng yêu nước!
Những đứa con Bất Khuất của trường mẹ sẽ vẫn về Hội Ngộ, Hội Ngộ sau 44 năm. Hướng về Đêm Hội Ngộ, bạn bè không về được, mơ được thấy, được cùng bạn ḿnh, kề sát vai cất cao tiếng hát, hát cho quê nhà, cho Việt Nam; hát vang vang trong nhịp hùng ca.

Không ai ngăn được lời ca*
Ngàn lời ca ta hát cho quê nhà
Cho cha mẹ già và đàn con thơ

Không ai ngăn được lời ca
Vạn lời ca ta hát cho Nhân quyền
Cho Thái b́nh, Dân chủ, Tự do

Đồng bào ơi, hăy cùng đứng lên!
Từ thành đô cho đến nơi thôn làng.
Đồng bào ơi, hăy cùng hát vang!
Triệu khúc ca đấu tranh cho Việt Nam….


Bùi Đức Tính

* Không ai ngăn được lời ca - Nguyệt Ánh

 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời