Đói

Truyện ngắn Hà Việt Hùng

Tôi được “chuyển trại” về T2 (có lẽ T là Trại), thành Ông Năm ở Hóc Môn (c̣n gọi Mười Tám Thôn Vườn Trầu), Gia Định, sau 19 tháng ở Long Thành gần suối Tre. Trại này, sau 1975, nghe nói do Đoàn 500 trông coi. Đợt “chuyển trại” này là lần thứ nhất của chúng tôi sau khi học “mười bài”. Đợt này có khá đông người. Khi xe Molotova chở chúng tôi lăn bánh vào trại, đi qua trại tù thành Ông Năm (Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo, trước kia do Đại Tá Dương Công Liêm làm liên đoàn trưởng), thấy có người lố nhố, hỏi ra mới biết đó là T1, bên trong c̣n có T2, T3, T4 và T5 nữa (?) dành cho nữ Cảnh Sát và Quân đội QLVNCH. Tôi c̣n đi hai trại nữa ở Phước Long trước khi được “thả” về.

Có lần, tôi thấy một nữ quân nhân VNCH mặc áo bà ba trắng tất tả đi qua. Có người đă bước ra chặn đầu, hỏi thăm. Từ đó, cứ ba bốn ngày, lại thấy anh ta mang theo một hộp sữa ḅ đưa cho chị ấy. Không thấy mặt v́ hai nguời đứng hơi xa. Về sau, hỏi ra mới biết chị ấy có mang theo con nhỏ mới sinh mấy tháng “đi học tập cải tạo” cùng với ḿnh.

B (cấp Trung Đội) của tôi, do anh Vượng làm B Trưởng. B kế bên, khoảng gần 20 người, toàn là Đại úy, ở đây từ trước. Đây là nơi “nhốt” các Thiếu Tá, Trung Tá, và các Đai Úy được “xếp” vào loại “ác ôn” như Lôi Hổ, Biệt Kích, T́nh Báo…Trước ngày chúng tôi đến, toán này đă chuyển ra Bắc, chỉ c̣n lại vài chục người do anh Thức làm C Trưởng (cấp Đại đội).

Ở T2, khi mới tới, tôi được “sắp xếp” nằm ngủ và sinh hoạt gần nhà bếp Đội. Một thời gian sau, Trại “biên chế” lại, tôi quyết định ăn cơm chung với ông già Hương cho đỡ buồn. Không biết v́ đâu ông già Hương lại chọn tôi ăn chung với ổng, có lẽ v́ tôi ít nói, ổng cho là tôi đàng hoàng chăng? Ông Hương kể tôi nghe ổng là Thiếu Úy Quân Bưu (đúng ra là Thiếu Úy già) ở Vĩnh B́nh. Tuy lớn tuổi, ông Hương vẫn khoẻ mạnh, thân thể cường tráng và giọng nói sang sảng. Ông kể cho tôi nghe ngày ông c̣n làm ở Quân Bưu. Tôi gọi ông Hương là “bố” cho dễ xưng hô, c̣n ông cứ gọi tôi giản dị là “mày”. Có lần đưọc trại cho thăm nuôi, mẹ tôi tới thăm. Ông già Hương tưởng buồng chuối của tôi, le te vác một mạch vào trại, bở hơi tai. Khi biết của người khác, ông cứ chửi thề hoài.

Để ngăn ngừa trốn trại, “trên” ra lệnh chúng tôi đào giao thông hào quanh khu vực trại, bề ngang độ 4m, do vệ binh canh giữ ngày đêm. Cũng may, giao thông hào bằng đất cát nên chúng tôi không gặp khó khăn mấy. Khi đào xong, anh Kiếm trong B tôi là người khai mạc đầu tiên. Một đêm nhớ cha mẹ, vợ con quá, anh chui ra ngoài, bị vệ binh gác trong cḥi gần đó bắn chết. Sáng hôm sau, mọi người mới đổ xô ra xem. Xác anh không đủ vắt qua bề ngang cái hào, máu loang lổ đầy người và mặt đất.

Anh Vượng cắt cử tôi đọc báo cho anh em nghe, trước khi tắt điện ngủ mỗi đêm. Nhiệm vụ của tôi là phải tự chọn 5-6 bài báo, khi được phát vào buổi chiều. Nói thật, tôi chọn theo hứng, nghiă là muốn đọc bài nào th́ đọc. Không ai thắc mắc ǵ cả, và tôi vẫn đọc báo cho anh nghe mỗi đêm. Tôi cố tránh những tin “khô khan” và quá dài khiến anh em mệt mỏi, buồn ngủ. Tôi biết có người không muốn nghe, nhưng phải ngồi cho hết giờ.

Có bữa ngay ban ngày, một anh đứng đọc báo đính trong bảng thông báo Đội. Trước mặt anh là bốn tờ QĐ Nhân Dân trang giữa, là trang thường in tiếp theo những bài “tham luận” chính trị khô khan, cùng một sách. Anh nói như phân trần:

-Báo với chí, chẳng có “cái đéo” ǵ đọc hết.

Xui cho anh, có tay quản giáo đứng sau lưng lúc đó. Gă này bèn sừng sổ:

-Báo thế này mà anh nói “chẳng có cái đéo ǵ” đọc à? Anh đọc cho tôi xem?

Rồi anh ta chỉ vào mấy tờ báo, nói như ra lệnh:

-Đọc xem?
Nói xong, gă bỏ đi, sau khi không quên nói:

-Không được đi đâu cả, hai giờ lữa, tôi sẽ đến kiểm cha.

Tội nghiệp cho anh bạn của tôi phải đứng ngoài nắng đọc báo.
Hai tiếng sau gă trở lại thật. Anh bạn tôi vẫn c̣n đọc.

-Sao? Có ǵ đọc không?

Lần này anh bạn mới nhẹ gật đầu.

-Báo như thế mà anh nói là “không có ǵ để đọc”. Chỉ… nếu náo cho quen.

Nói xong, gă bỏ đi. Anh bạn tôi chỉ biết im lặng.

Một hôm, có người “giới thiệu” anh Hồng với tôi để học tiếng Anh. Anh Hồng là Đai úy, trong C tôi. Anh Hồng là SQ An Ninh Phi Trường (Airbase Security Officer), nhưng quản giáo (?) không hiểu, “xuyên tạc” thành “SQ Ṿng Đai Mác Namara). Cả đời anh cũng không biết SQ Ṿng Đai Mác Namara là ǵ. Cũng vậy, trong Tổ c̣n có anh là SQ Không Trợ Tiểu Đoàn (Battalion Airplane Supporting Officer, giúp phi cơ ném bom chính xác hơn) bị đem lên “tra vấn” nhiều lần, v́ không ai hiểu đó là chức vụ ǵ.

Tôi nhận lời v́ cũng muốn cho khuây khỏa. Anh Hồng rất siêng năng. Sau giờ làm trên Tiểu Đoàn, lúc nào rảnh, anh lại giúp tôi “canh tác” luống rau muống Tổ phát, giúp tôi lấy phân bắc bón đất. Anh không quản ngại những việc khó khăn. Tháng đầu tôi “thu hoạch” được 55 kí, ai cũng xúyt xoa khen lời này lời kia, nhưng tôi không dám ăn dù rất đói. Tối nào anh cũng tới gặp tôi để học, bất kể trời mưa băo. Tôi nằm trên cái vơng bằng vải, c̣n anh Hồng ngồi cạnh tôi nhỏ to. Cứ thế. Anh Hồng tiến bộ rơ rệt.

Gần hai năm sau anh về trước tôi trước những con mắt ngạc nhiên và thèm thuồng của mọi người. Đó là đợt về đầu tiên. Chúng tôi tính nhẩm anh “học” không đủ ba năm. Sau này được biết gia đ́nh anh đi theo “diện con lai”, không phải H.O v́ có nuôi một đứa con gái lai Mỹ ở Qui Nhơn và có “bảo lănh”. Anh Hồng không bao giờ nói tôi nghe về vấn đề này.

Trong khi những người khác làm đàn, làm lược… để chơi, hay định có dịp gửi về cho mẹ, cho chị, cho em gái, hay cho người yêu đang đợi anh “tiến bộ trở về với nhân dân,” anh Hồng lại chọn Tiếng Anh. Tôi biết anh Hồng học Tiếng Anh cho khuây khỏa tâm hồn hay giết th́ giờ, vậy thôi.

Nhờ có anh, tôi không bị đói như trước. Anh Hồng xốc vác, nhanh nhẹn, nhỏ con như tôi, làm ở Tổ Rau Tiểu Đoàn. Chiều nào khi ở Tiểu Đoàn về, anh cũng mang theo “chiến lợi phẩm”, rồi lui cui nấu nướng cho tôi và anh ăn. “Chiến lợi phẩm” của anh thường là một nắm rau sam, rau đắng, hay một bó rau dền mọc hoang, trước sau chỉ là rau, nhưng có thể “cứu đói” chúng tôi nhất thời. Ăn xong, anh lại lo rửa chén, kẻo đến giờ “học”.

Tôi chợt nhớ đến bài thơ Hàn Nho Phong Vị Phú của cụ Nguyễn Công Trứ (hiệu Ức Trai) h́nh như làm cách đây 200 năm: “Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no. Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái b́nh cửa thường bỏ ngỏ.” Dù hàng ngày có phải vỗ bụng rau, nhưng cụ NCT cũng c̣n được vỗ tới ba lần, quá đă, c̣n chúng tôi không được vỗ lần nào, nghĩ mà tủi. Bỏ mấy cọng rau ít ỏi vào bụng, chưa kịp nuốt, chúng đă đi đâu tuốt luốt, lấy đâu vỗ? Định nghiă của cụ NCT về người quân tử, cần phải xem lại. Ai chẳng “cầu no”. Tất cả mọi người đều là quân tử hết, v́ ăn… chẳng cầu no bao giờ. Dù bây giờ đời thái b́nh, nhưng đêm ngủ rất phập phồng, lo sợ v́ sợ trộm cướp có thể lẻn vô nhà, không ai dám bỏ ngỏ cửa nẻo chút nào cả.

Nhớ ngày c̣n ở trại Long Thành, không biết “các đỉnh cao trí tụê” khám phá ở đâu và lôi về một lô bao bột ḿ để chúng tôi ăn độn thay gạo. Đó là “sáng kiến” rất tuyệt. Lẽ dĩ nhiên, số bột này sẽ được thanh toán bằng số gạo tương đương. Xă hội công bằng phải như thế. Mỗi sáng khi được phát bánh bao, nhai nhệu nhạo, anh em gọi đùa là “bánh bao bất nhân” v́ không có một miếng nhân nào cả. Thịt đâu ra để làm nhân? Có lần các “anh nuôi” đă dùng rau muống làm nhân, nhưng thất bại.

Bỏ đói là một trong những h́nh phạt dă man nhất của con ngườ́ từ thời cổ đại. Nạn nhân sẽ chết từ từ, sức khỏe suy kiệt v́ không được ăn no, hay v́ ăn thiếu chất dinh dưỡng. Nạn nhân cảm thấy mắt hoa, tay chân rệu rạo, bụng rỗng tuếch, mất hết khả năng làm việc, người lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi.

Đôi lúc tôi cũng “ṃ mẫm” với anh Hồng nấu cơm bằng ḷ dầu hắc, nhưng anh nói cứ để anh nấu một ḿnh. Thế là tôi lại đứng hay ngồi nh́n anh nấu. Thỉnh thoảng, miệng anh đọc lại những câu Tiếng Anh mới học tối qua. Đó cũng là cách tôi tự giúp tôi ôn luyện thứ Tiếng Anh “bát nháo” của ḿnh ngày trước.

Thật ra, có anh Hồng, tôi cũng bớt buồn, v́ nhớ mẹ và nhớ người yêu. Năm đó, tôi chưa có gia đ́nh và nhất là... không bị đói.

Trong B của tôi có anh Bơn, người tầm thước, không mập, cũng không ốm, mặt hơi bị rỗ. Nghe nói anh là SQ Biệt Phái Bộ Giáo Dục, dậy Việt văn Lớp 8. Anh Bơn kín tiếng với mọi người, v́ vậy chúng tôi không biết nhiều về anh. Chúng tôi cứ gọi anh là Giáo Sư (Ngày xưa, ai dậy Cấp 1, gọi là Giáo Viên; dậy Cấp 2 lên đến Đại học, gọi là Giáo Sư) cho có vẻ trịnh trọng và thân mật. Anh dậy ở Hố Nai hay Biên Ḥa ǵ đó.

Ngày nào đi lao động, anh cũng đều vác về một khúc chuối dài chừng 3-4 gang, cất trong đám rau lang, gần connex cũ (Thùng làm bằng sắt của QĐ Mỹ, dùng chở và cất đồ quân dụng) để gạo muối của C, trước chỗ bố Hương và tôi ngủ. Thoạt đầu, chúng tôi cứ nghĩ anh Bơn vác chuối về trại để “ăn độn” với cơm cho “chắc” bụng, nên không ai thắc mắc, và đó là chuyện b́nh thường.

Một hôm mới 4 giờ sáng, bố Hương c̣n đang trằn trọc, không ngủ được, bố thính tai, nghe thấy t́ếng động từ đám khoai lang, bố trở nên vui vẻ, tưởng chuột đă mắc bẫy. Phen này bố sẽ có thịt ăn, dù là “thịt chuột”. Ừ mà, “thịt chuột” th́ đă sao? “Thịt chuột” cũng là “thịt”. Miễn là có “thịt” là “được”. Đă 3-4 tháng rồi, bố chưa có một chút thịt trong người, muốn bă cả bắp tay, bắp chân, chẳng muốn làm ǵ.

Bố Hương rón rén bước ra đám khoai lang, yên lặng đứng chờ, nhưng tuyệt nhiên không có động tĩnh ǵ. Cái bẫy vẫn c̣n nguyên như cũ. Không có chú chuột nào dính bẫy cả. Trong lúc bố Hương đang càm ràm chửi thề v́ trưa mai hụt ăn một bữa “thịnh soạn”, cái connex cũ x́ bắt đầu rung chuyển nhè nhẹ, tiếng người thở dồn dập. Bố Hương đứng lùi lại. “Đéo mẹ, chẳng lẽ có ma?” Bố chờ thêm 2-3 phút nữa. Một cái đầu từ từ chui ra ngoài. Bố Hương thảng thốt kêu lên:

-Giáo Sư Bơn! Giáo Sư, làm ǵ ở đây?

Đợi cho Giáo Sư Bơn chui ra ngoài, với 3 bao cát vải (loại QĐ Mỹ làm công sự), phủi quần áo dính đất bẩn, bố Hương hỏi:

-Giáo Sư, giờ này sao ở đây? Có ǵ trong ba bao cát kia vậy? Mở ra xem.

Anh Bơn ngập ngừng đôi chút rồi bằng giọng nhỏ, anh lên tiếng:

-Đây là hai túi gạo, một túi muối… Bố tha cho con. “Tụi nó” mà biết… là con bị nhốt. Đói quá, bố ơi. Đói quá, con mới làm thế. Bố tha cho con. Con lạy bố.

Giáo Sư Bơn lạy ông già Hương như tế sao. Ông già Hương đứng chết trân, không nói được lời nào. Bên cạnh ông là Giáo Sư Bơn. V́ không nhịn được những cơn đói hành hạ mỗi ngày, anh phải nâng cái connex nặng nề kia lên. Anh lợi dụng những chỗ mục nát ở đáy, kê cái connex lên, chui vào bên trong, hốt gạo và muối.

Bây giờ, ông Hương mới chợt hiểu, v́ sao mỗi khi đi “lao động” về, Giáo Sư Bơn lại vác một khúc chuối, đặt ngoài bụi khoai gần cái connex, đợi khi thích hợp.

-Tao làm ǵ mà mày xin tao? Sao mày gan thế, Bơn? Thôi, cất cái “của nợ” này đi, mai tính.

Biết câu hỏi của ḿnh thừa thăi, ông Hương dợm chân quay vào, nhưng Giáo Sư Bơn lên tiếng. Anh ngập ngừng:

-Hay là… Hay là…Bố lấy một bao gạo, ăn cho đỡ đói?

Nghe nói tới chuyện đói, bố Hương như người chợt tỉnh cơn ác mộng. Bố nh́n Giáo Sư Bơn đang cởi trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại, dù lúc đó trời c̣n hơi lạnh:

-Cất đi. Sáng mai tính.

Bố Hương làm bộ nói, rồi lại quay vào. Bố đă nh́n thấy hai bao gạo căng đầy. Chúng sẽ giúpp bố sống lại trong những ngày sắp tới, nếu bố chấp thuận lời đề nghị của Giáo Sư Bơn. “Ngày mai tao không c̣n đói nữa! Tao không c̣n đói nữa!” Bố muốn la lên thật to cho mọi người cùng nghe nhưng cổ họng h́nh như muốn nghẹt lại.

Bố Hương cười một ḿnh, đi vào, dỗ tiếp giấc ngủ.

Sáng hôm sau, ông già Hương kể chuyện cho tôi nghe. Tôi cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi không ngờ lại có chuyện đó xẩy ra. Tôi nói:

-Con nghĩ, bố không nhận cũng không được. Nếu bố không nhận, anh ấy sẽ cảm thấy áy náy, lo sợ bố tố cáo với “trên”. Hơn nữa, bố con ḿnh cũng chẳng “khá” ǵ. Theo con, bố cứ nhận một bao gạo đi, để anh ấy yên tâm. Có đ́ều phải kín tiếng một chút. Đừng để ai biết.

Ông già Huơng gật đầu, cho là tôi nói phải. Mười phút sau, bao gaọ đă nằm bên cạnh tôi. Tuy không nói ra, ai cũng b́ết, nhiệm vụ nấu cơm “thêm” mỗi ngày là của tôi.

Tôi với ông già Hương vẫn ăn cơm chung với nhau. Chúng tôi ngồi gần cửa cho mát, vẫn thấy Giáo Sư Bơn đi ra đi vào. Cả ba nh́n thấy nhau mỗi ngày, nhưng vẫn làm như không quen.


Hà Việt Hùng
7-2017
 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời