BAO GIỜ CHO TÔI QUÊN

Ngày ba mươi, tháng tư, năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm, vâng, đó là một ngày tháng xa xưa mà mỗi khi nhắc đến, nhớ lại là như thấy có nỗi xót xa nào đó làm nghèn nghẹn con tim, một niềm đau làm rưng rưng bờ mắt và một sự tiếc nuối vô bờ về một nơi chốn thân yêu ngày nào, giờ đă xa vời vợi: Saigon, Việt Nam.

Tôi không bao giờ quên vào những ngày cuối cùng của tháng tư, năm 75 ấy. Trước khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ, người dân Saigon đă sống trong nỗi lo sợ, rối loạn, kinh hoàng, chưa từng có. Từ ba giờ chiều ngày 29/4, Cộng sản đả pháo kích những quả đạn pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly không khoan nhượng vào những khu vực đông dân cư của Saigon, nhất là vào 4 giờ đêm ngày 29/4, th́ CS huy động mọi phương tiện, mọi hỏa lực để hỏa tiển, đạn pháo đă bay rợp trời vào Saigon và đặc biệt là vào phi trường Tân Sơn Nhất. Chúng bắn mà không cần biết những quả pháo đó rơi về đâu, nên đă gây ra không biết là bao nhiêu thương vong cho những người dân vô tội. Gia đ́nh chúng tôi ở trong cư xá, đối diện với cổng chính của bộ Tổng Tham Mưu, trên đường Cách mạng 1 tháng 11, rất gần với phi trường. Suốt đêm đó chúng tôi không thể ngủ được, Bố tôi cùng các em và ba mẹ con tôi cùng xúm xít ngồi trong một góc nhà, vừa sợ, vừa lo. Tiếng đạn nổ rất gần, hai đứa con tôi dù nằm trong ḷng mẹ mà vẫn cứ run lên và khóc v́ sợ:

_ Mẹ ơi, con sợ quá.

Tôi ôm chặt hai con vào ḷng mà nước mắt cũng ràn rụa:

_ Đừng sợ, có mẹ đây. Không sao đâu, mẹ ôm con nè, con đừng sợ, có ông và các cô, các chú ở đây nữa, không sao đâu con.
Tuy miệng dỗ dành con nhưng thật sự trong ḷng tôi cũng đang run lên, nghĩ thương con lại nhớ đến chồng, giờ này anh đang ở đâu, tôi lo cho anh quá, phải chi lúc này có anh bên cạnh th́ mẹ con tôi cũng không phải sợ, không phải lo nhiều như thế này.

Tiếng đạn pháo cứ rít trên mái nhà, sau đó là tiếng nổ ầm ầm, tiếng nổ rất gần và chúng tôi dù không nói nhưng mọi người cùng hiểu rằng c̣n nghe tiếng đạn rít tức là hỏa tiễn đă bay qua nhà, ḿnh đă được an toàn. Ngồi trong góc nhà, nh́n qua cửa sổ, những lằn lửa đạn, đan kín bầu trời và hướng về phía phi trường, gần sáng đạn mới ngớt dần. Những năm tháng trước đó, mỗi khi Việt cộng pháo kích vào thành phố, sau quả đạn pháo đầu tiên là chúng tôi đă nghe tiếng máy bay quan sát ầm ́ trên bầu trời, rồi hỏa châu sáng rực, soi rơ Saigon ban đêm, đồng thời đạn pháo kích cũng không c̣n. Người dân Saigon đă yên tâm đi vào giấc ngủ trong sự bảo vệ của các chiến sĩ không quân VNCH. Nhưng đêm nay, Saigon đă không c̣n được sự bảo vệ của các anh nữa, nên Tân Sơn Nhất cũng như nhiều nơi vùng dân cư lân cận, đă tan hoang trong cơn mưa hỏa tiễn của Việt Cộng, mà người chết th́ không thể đếm được.

Sáng ngày 30/4, chúng tôi và những người dân quanh vùng đă bắt gặp những khuôn mặt thất thần của những người di tản chạy ra từ phi trường Tân Sơn Nhất, như vừa từ cơi chết trở về. Những khuôn mặt này, những giọng nói này không bao giờ tôi có thể quên:

_ Trời ơi, ghê quá, chết nhiều quá. Máu me khắp nơi, thịt xương vương văi. Sợ quá, trời ơi, sợ quá.

Cùng với những khuôn mặt thất thần đó, chúng tôi cũng đă gặp được trên đường phố, từng tốp, từng tốp, những đoàn quân nhếch nhác, ốm đói, mặt mày ngơ ngáo của một lũ mán về đồng bằng. Những ánh mắt như ngỡ ngàng trước sự phồn vinh của thành phố Saigon, nơi đă mang một danh xưng đẹp đẽ, một niềm hănh diện của Việt Nam Cộng Ḥa: Ḥn Ngọc Viễn Đông.Những tên Việt Cộng như thế đó mà lần đầu tiên trong đời tôi đă thật sự được nh́n họ bằng xương bằng thịt, không phải nh́n qua báo chí hay truyền h́nh. Họ cũng là con người Việt Nam, có khác ǵ chúng tôi đâu, tại sao tâm địa họ lại tàn ác, lại dă man như loài thú dữ?

Đă hơn một tháng nay, chồng tôi không về nhà, anh phải hết ứng chiến, đến trực trại, rồi cấm quân 100%. Sau một đêm kinh hoàng v́ trận pháo kích, tôi vẫn không quên lo cho chồng, không biết bây giờ anh ở đâu? Sáng ra, khi vừa dứt những đợt pháo kích, tôi vội gửi con cho Bố và các em trông dùm, rồi đạp xe lên sở của anh trên đường Hồng Thập Tự để t́m chồng. Tới nơi, tôi nh́n vào trại vắng hoe, thấp thoáng thấy bóng mấy tên bộ đôi, tôi biết chồng tôi không c̣n trong đó, nhưng anh đi đâu. Lo lắng, tôi đạp xe ṿng quanh ra gần tới xa lộ. Dọc đường thấy nhiều quân phục, giầy, mũ vất đầy trên đường. Nh́n thấy cảnh tượng này, tôi đă trào nước mắt và nghe nhói đau trong ḷng. Đi một quăng, tôi lại thấy rất đông người dân, khuân khuân vác vác những bao ǵ đó, hỏi ra th́ được biết họ vừa vào lấy những đồ ăn trong kho dự trữ thực phẩm của quân đội Mỹ ở Long B́nh. Không t́m thấy anh, tôi quay về trong lo âu: “ Anh ở đâu? Có bao giờ anh vào trong phi trường TSN không?”

Vừa bước chân về, đă thấy anh đứng đón ở cửa với cặp mắt đỏ hoe, chưa kịp mừng, anh đă ôm vai tôi kéo vội vào nhà:

_ Em đi đâu về vậy, hoàn cảnh như thế này c̣n bỏ các con ở nhà mà đi, em biết anh lo cho em lắm không?

_Em biết, nhưng cả tháng trời chẳng thấy bóng dáng anh đâu, đă vậy đêm hôm qua pháo kích suốt đêm, em lo cho anh nên mới đi lên sở anh để t́m. Mà mấy hôm nay anh ở đâu, sao không về nhà?

_ Mấy hôm trước th́ vẫn bị cấm quân không về được. Em có nhớ cái nhà của anh chị Phát ở gần sở anh không? Trước hôm lên máy bay di tản theo cơ quan của anh Phát, chị ấy đă đưa anh ch́a khóa và giấy tờ nhà để nhờ anh đưa lại cho cô em chồng. Mấy hôm nay Saigon hỗn loạn, biết sẽ chẳng c̣n ǵ khi Mỹ đă bỏ rơi ḿnh, anh buồn quá nên đến nằm dài ở đó. Không có quần áo civil, anh phải lấy quần áo của anh Phát mặc đỡ, thay cho bộ treillis của anh, em không thấy nó ngắn ngủn à. Đêm qua nghe pháo kích vào TSN, anh cả đêm không ngủ, sáng nay chạy vội về thấy cả nhà không sao, anh đă yên tâm, nhưng hỏi đến em, không thấy em đâu làm anh lo lắng vô cùng.

Vào tới trong bếp, thấy một đống đồ ăn nào là jambon, saucisse, khoai tây, cà chua, cá hôp, thịt hộp để đầy trên bàn. Anh bảo:

_Chiều hôm qua, anh ra phố đứng nh́n cái nhà cao tầng ở gần đấy, thấy trực thăng đậu xuống vớt người di tản, anh cũng đă định nhào vào v́ lúc này đâu có ai cản ai, nhưng nghĩ đến em và các con, anh lại thôi. Rồi thấy thiên hạ lấy thực phẩm ở Long B́nh đi ngang, anh hỏi mua, họ bán thế là anh mua chất đầy một tủ lạnh nhà chị Ái. Sáng nay sau khi giao lại nhà cho cô em chồng của chị, anh mang tất cả về cho các con. Em đói bụng không vào ăn đi. Bố, các em và các con đă ăn rồi, chỉ c̣n anh chờ em thôi.

Thật ra, tôi rất đói, nhưng ăn làm sao được khi mà sự lo lắng đang ngập tràn trong ḷng. Nh́n đến đống đồ ăn ê hề mà chúng tôi không ai có thể nuốt trôi. Chồng nh́n vợ, vợ nh́n chồng, nghĩ đến những ngày sắp tới, tương lai ra sao, không ai có thể biết được cuộc đời sẽ trôi về đâu? Sự lo lắng, buồn rầu như cô đọng quanh nhà. Đến trưa th́ cả nhà tôi nghe được ông Dương Văn Ḿnh đọc bản đầu hàng trên đài phát thanh và kêu gọi anh em binh sĩ VNCH buông súng. Tôi thấy anh ôm mặt bật khóc: “ Hết rồi, hết thật rồi Hạnh ơi”.Rồi anh gục đầu trên vai tôi Nước mắt tôi cũng ràn rụa trên má, không biết nói ǵ bây ǵờ, tôi ôm anh trong tay ḿnh và vỗ nhẹ nhẹ trên lưng anh. Nh́n sang Bố tôi, cặp mắt cụ cũng đỏ hoe, cụ đứng lên đi vào pḥng trong, dáng đi buồn nản như người thất trí, tôi nghe cụ lẩm bẩm:”Tương lai lũ trẻ rồi sẽ ra sao đây?” Ngoài đường thỉnh thoảng vang lên vài phát súng rời rạc của đám theo đóm ăn tàn mà chúng tôi gọi bọn chúng là nhửng kẻ ba mươi, đeo băng đỏ, đang dịệu vơ dương oai trên những chiếc xe jeep nhà binh của quân đội VNCH đă bỏ lại, chạy rong trên phố với cây cờ giải phóng miền Nam cắm trên xe, la hét như một lũ điên.Ôi, chán chường làm sao?

Mới đầu ở quận Tân B́nh nơi chúng tôi cư ngụ, bọn lính bô đội đă tịch thu gạo của một số nhà buôn, cấp phát cho dân chúng trong phường để mị dân. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, khi các sĩ quan quân lực VNCH bị đánh lừa đi tù với mỹ danh “học tập cải tạo”, nhưng thực chất là tù không có ngày về, th́ bộ mặt tàn ác của CS đă dần bộc lộ… Tôi c̣n nhớ, khu cư xá nơi tôi ở, một số thanh niên đi lên Bảy Hiền coi xử tử một cháu trai con của một ông thiếu tá bị đi học tập, về kể lại nguyên nhân, chỉ v́ bà mẹ ghẻ của cháu ở nhà tằng tịu với một cán bộ phường, cháu bắt gặp, nên bà ta đă vu oan cho cháu ăn cắp tiền của bà với phường khóm và cháu đă bị làm kẻ hy sinh cho mục đích khủng bố, răn đe người dân của bọn Việt cộng khát máu. Rồi thêm nữa rất nhiều những vụ giết người với những lư do nhỏ nhoi vớ vẩn, như vụ nhà sách ở đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận. Chỉ v́ muốn bảo vệ tài sản không để cho bọn mặc áo đen, đeo băng đỏ, có mang súng, lấy cớ bài trừ “văn hoá đồi trụy” cướp đi tài sản của ḿnh, mà gia đ́nh chủ nhân đă phải hy sinh mấy người con, trong đó có một trung úy BĐQ bị xử tử tại chợ Phú Nhuận.( Tiệm sách này là nơi chúng tôi vẫn thường tới mướn truyện về xem. Cũng chính v́ chiến dịch đánh “văn hoá đồi truỵ” này mà biết bao tài liệu văn hóa quư giá, những cuốn sách giá trị đă bị thiêu hủy bởi bọn dốt nát và ngông cuồng, thật đáng tiếc thay). Xem ra mạng sống con nguời trong chế độ CS không đáng bằng con ong, cái kiến, muốn giết là giết, nhiều khi không cần lư do, và nếu có lư th́ cái lư đó thuộc về quyền của kẻ vô học, khát máu khi có súng trong tay, chỉ tội nghiệp cho những người dân vô tội bị giết oan.

Thế rồi những năm tháng sau đó, sự kềm kẹp người dân đă bắt đầu được thi hành: nào là chế độ hộ khẩu để hạn chế quyền tự do đi lại, chế độ tem phiếu thực phẩm để cai quản cái dạ dày người dân, chính sách đổi tiền để bần cùng hoá mọi người và nhất là khi bọn CS thi hành việc đánh tư sản mại bản để chiếm nhà, chiếm tài sản mồ hôi nước mắt của dân th́ người dân miền Nam đă bị gục ngă hoàn toàn.

Đang được hưởng một cuộc sống no đủ, tiện nghi của nền văn minh hiện đại, toàn dân miền Nam Việt Nam bị đẩy lùi về thời cổ đại hoang sơ, khi mà bọn CS đă đem những chính sách lỗi thời, lạc hậu, dốt nát và ngu xuẩn của bọn chúng áp đặt lên lớp người văn minh của miền Nam.Bắt đầu bằng lập lại sổ gia đ́nh mà chúng gọi là hộ khầu, cấm tự do đi lại, mọi sự xuất nhập khỏi nơi cư trú đều phải khai báo. Rồi đến thời kỳ tem phiếu: gạo, đường …chúng gọi là nhu yếu phẩm cũng không được tự do buôn bán, tất cả đều thuộc quyền kinh doanh của nhà nước CS. Dân phải có sổ gạo, mua bao nhiêu tuỳ theo số người trong gia đ́nh. Chính v́ chính sách này mà những năm tháng sống trong chế độ CS, người dân miền Nam đă lâm vào t́nh trạng đói thê thảm, cơm không có mà ăn, ngay cả đến khoai, sắn và nhất là bo bo một loại thức ăn cho trâu ḅ, cũng không có đủ để lấp cho lưng lửng cái dạ dày lép kẹp của con người. C̣n đâu thời nấu cơm bằng bếp ga, bếp dầu, bếp điện, bếp than. Bây giờ điện, ga không có, nấu nướng chỉ có đun bắng củi mục, lá khô như những năm tháng của đầu thế kỷ 19. Trước năm 1954, khi c̣n ở Hànội, tôi thường theo mẹ đi đến đường Ḷ Sũ nằm phía sau chợ Hôm để mua than đá về đun, hai mẹ con ngồi nắm từng nắm than giống như những quả bàng, nhưng có khá hơn bấy giờ là than nhiều hơn đất. Rồi hai mươi mốt năm sau, tôi lại cùng con gái ngồi nắm từng nắm than đá mà bùn nhiều hơn than, để nấu cơm không khác ǵ những ngày c̣n ở HàNội năm nào.

Đời sống người dân miền Nam càng ngày càng lầm than, đói khổ, những đợt đổi tiền, đợt đánh tư sản đă làm cho người dân trở thành kẻ vô sản. Tiền bạc không có, phải bán dần những đồ đạc trong nhà mà sống, v́ thế máy truyền h́nh, máy catsette, tủ lạnh, giường chiếu, đồ đạc v…v…đều dần dần rủ nhau ra đường để Bắc tiến. Dân miền Nam hồi đó gọi bọn CS miền Bắc là bọn bốn V, nghĩa là “Vào, Vơ, Vét, Về”, là đồng nghĩa với ăn cướp. Điều này đủ hiểu họ đă kinh tởm, khinh ghét bọn chúng như thế nào.

Tôi c̣n nhớ, trên một chuyến xe buưt, một bà cụ người Bắc di cư, đă chỉ vào mặt mấy tên bộ đội đang dành chỗ ngồi với bà:

_ Tao đă sợ tụi mày quá rồi, từ miền Bắc tao chạy vào đây, sao tụi mày c̣n đuổi theo, bây giờ lại c̣n dành chỗ với tao nữa. Cộng Sản tụi bây là một lũ côn đồ, khát máu. Đi đi, đi về Bắc đi, trả chỗ lại cho tao.

Mấy tên bộ đội mặt cứ nghệch ra, chả hiểu sao bà cụ này lại chửi ḿnh, nhưng người dân miền Nam th́ ai cũng hiểu rơ câu chửi của bà, bởi v́ người ta đă quá chán ghét những bộ mặt lừa dối và tham tàn của bọn CS miền Bắc rồi.

Khi chồng tôi bị lừa đi tù cải tạo, một nách với hai đứa con thơ dại và một bào thai trong bụng, tôi lo lắng không biết làm sao để có tiền nuôi con và chính bản thân ḿnh, khi mà số tiền dành dụm đă mất dần bởi những đợt đổi tiền, v́ thế, sau khi sanh, tôi bắt đầu phải ra ngoài kiếm sống. Đây là một việc thật khó khăn đối với tôi, khi c̣n bé sống dưới sự đùm bọc của mẹ cha, đến khi lập gia đ́nh th́ nương dựa vào chồng, có biết buôn bán là ǵ đâu. Các cụ xưa đă nói:“Đói th́ đầu gối phải ḅ” và tôi đă ḅ, đă cố tập tành buôn bán, cố học hỏi cách kiếm sống ở bạn bè và những người chung quanh và nhất là cố đối diện với những lọc lừa gian trá khi va vấp với cuộc đời, để rút kinh nghiệm mà đương đầu với những khó khăn trắc trở trong một xă hội đầy dẫy những xấu xa, bẩn thỉu hầu bảo vệ những đứa con thơ và tự bảo vệ chính ḿnh.Không có việc ǵ kiếm tiền lương thiện bằng khả năng ḿnh có thể làm được mà tôi bỏ qua như: lấy bánh gị đi bỏ mối ở các nơi, đạp xe lên chợ đầu mối Kim Biên mua xà bông, mua hột vịt về bỏ mối cho các sạp bán lẻ ngoài chợ. May chiếu xuất khẩu cho HTX Ngọc Xuân ở G̣ Vấp, hoặc ra chợ trời bán thuốc tây, bán quần áo cũ, bán bánh ḿ…. Cũng như tất cả những người vợ “cải tạo” khác, đây là những công việc chúng tôi chỉ có thể “Được” làm sau khi bị đuổi ra khỏi các công sở. Nhưng khốn thay, dưới chế độ CS, những nghề này lại bị coi là ăn bám xă hôi, bị đuổi cùng, diệt tận. Lúc bấy giờ việc bắt bớ những người buôn bán như chúng tôi là chuyện thường ngày xảy ra ở bất cứ thành phố nào trong toàn miền Nam. H́nh ảnh của những đám quần áo cũ bay tung tóe trên sân chợ, những xe đồ ăn, sọt trái cây bị lũ côn đồ công an khiêng lên xe mang về phường và những khuôn mặt mếu máo, thất thần đầy nước mắt của nạn nhân bị cướp cạn bởi bọn cộng phỉ, lại hiển hiện trước mắt tôi như mới sảy ra đây. Đó là đối với những người may mắn thoát thân được không bị chúng bắt đưa lên xe, c̣n chẳng may bị bắt đưa về phường th́ hàng hoá bị tịch thu, phải nộp phạt, nếu không có tiền nộp phạt sẽ bị tập trung đưa đi làm lao động xă hội chủ nghĩa ở đâu đó. Bố đi tù, mẹ bị bắt, những đứa con thơ ở nhà sẽ ra sao? C̣n nếu nộp phạt th́ vốn c̣n đâu mà tiếp tục buôn bán, mà nuôi con? Không có sự hành hạ người dân nào tàn nhẫn, vô nhân đạo bằng cái chế độ CS cả

Rồi làm sao tôi quên được những ngày tháng lang thang t́m chồng trên những lối ṃn, đường tắt, trong những rừng sâu, núi thẳm của quê hương ḿnh. Có lẽ, không người phụ nữ nước nào lại khốn khổ tột cùng như những người phụ nữ của miền nam VN. Khi đất nước chiến tranh, người chồng lên đường theo tiếng gọi quê hương, bảo vệ tổ quốc chống lại bọn Cộng phỉ miền Bắc th́ họ được gọi là những chinh phụ: Người chinh phụ đă thay chồng lo toan trong ngoài, phụng dưỡng cha già, mẹ yếu cùng nuôi dưỡng chăm dạy đàn con thơ dại như nàng chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm:

Ḷng lăo thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm
Ngọt bùi thiếp đă hiếu nam
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân
Chinh Phụ Ngâm - Đặng Trần Côn

Bổn phận của người làm dâu con, làm mẹ, nặng tựa ngàn cân, cho nên, dù bên ḷng có canh cánh nỗi nhớ thương, lo lắng cho người chồng đang xông pha trong lửa đạn bời bời, người chinh phụ cũng không thể sao lăng, họ chi có thể hàng đêm đối bóng ḿnh nguyện cầu ơn trên trong nước mắt, cho chồng được b́nh an nơi chốn sa trường để sớm trở về mà thôi.

Rồi miền Nam thất thủ, v́ sự tráo trở của đồng minh mà rơi vào tay quân thù, th́ những trại tù nơi núi thẳm rừng sâu lại là chốn giam giữ người chồng của họ và bây giờ những người chinh phụ đă có một danh xưng mới trong đời, đó là những tù phụ có nghĩa là vợ của tù “ cải tạo”.Cùng là hoàn cảnh phải sống xa chồng, nhưng có những sự khác biệt giữa người chinh phụ và tù phụ. Người chinh phụ trước 75 c̣n được hưởng trọn vẹn những quyền tự do của một con người, họ vẫn đủ ăn đủ mặc, chưa bao giờ phải lâm vào hoàn cảnh đói khổ cùng cực, ốm đau không có thuốc men…Nhưng trái lại là người tù phụ, dưới chế độ CS, họ đă mất hết, từ vật chất đến tinh thần. Tuy không bị nhốt trong song sắt, nhưng cuộc đời của mọi người có khác ǵ sống trong một nhà tù đâu, mọi thứ đă bị tước đoạt, mọi cấm đoán đều được thi hành. Đói khổ triền miên, cuộc sống khác nào dưới địa ngục.

Đối với người dân c̣n khổ sở như thế th́ thử hỏi, với những người mà bọn CS coi là có nợ máu với nhân dân như các sĩ quan của chế độ VNCH, đời sống các anh sẽ tàn tệ tới mức nào ở trong những nhà tù mệnh danh “trại cải tạo” ấy.

Thật mỉa mai thay “Cải tạo viên”
Đọa đày cực khổ, đói triền miên
Mồ hôi, nước mắt hoà rau muối
Một kiếp tù đày trong lăng quên

Lời hẹn, mười ngày, một tháng qua đă lâu, mà bóng dáng các anh vẫn biền biệt phương nào, không một tin tức ǵ về những người ra đi “học tập”theo lệnh địa phương. Chúng tôi, những tù phụ, đă lo lắng cho sự an nguy của các anh, thế rồi không ai bảo ai, chúng tôi cùng nhau đi t́m chồng. Bất cứ nơi nào nghe nói có dấu chân của những người học tập là nơi đó thấp thoáng có bóng những người vợ của tù cải tạo, dù cho đó là những địa danh chưa hề được nghe nói đến, chứ nói chi đă từng đặt chân tới. Họ rủ nhau đi t́m các anh mà không hề đo lường những bất trắc có thể xảy ra cho những người vợ trẻ. Nào Long Khánh, Long Giao, Hàm Tân, Suối Máu, Tiên Lăng, Xuyên Mộc, Tây Ninh…, những năm tháng đầu, không nơi nào là chúng tôi không đi đến. Sau vài lần t́m kiếm, may mắn tôi đă đến đúng chỗ anh bị giam, gửi cho anh được ít quà nhưng chưa bao giờ được gặp mặt. Quà th́ được gửi mà bóng chồng vẫn cứ biền biệt tăm hơi. Rồi lần t́m kiếm cuối cùng th́ tôi được biết các anh đă bị chuyển trại. Chuyển đi đâu không ai được biết, làm sao t́m thấy anh bây giờ. Tôi quay về với niềm thất vọng lai láng và ḷng thương nhớ anh vô bờ. Bây giờ, tiền bạc không c̣n bao nhiêu, và cũng không biết chồng ở đâu, tôi đành chỉ biết ngày ngày khấn nguyện ơn trên và mong đợi anh trở về, dù sự mong đợi này tôi biết là vô vọng.

Năm tháng dần trôi, gần năm năm trời không hề có một tin tức nào về anh, dù vậy tôi vẫn phải sống, lấy hết nghị lực để mà sống v́ bên cạnh tôi vẫn c̣n những đứa con thơ, cần sự chở che chăm sóc của người mẹ khi mà bố đă xa nhà, hơn nữa tôi vẫn c̣n t́nh yêu của anh, tôi tin vậy dù không biết bây giờ anh đang ở đâu, nơi rừng sâu nào, sống chết ra sao. Cho đến một hôm tôi nhận được lá thư đầu tiên anh gửi cho tôi từ một nơi miền Bắc xa xôi ngàn trùng: Phong Quang, Lào Cai. Cầm lá thư mà tôi thấy tim ḿnh như bật máu, nước mắt trào ra và tôi hiểu hy vọng gặp lại chồng quá là mong manh: “ Trời ơi, cuộc đời sao lại tàn nhẫn như thế này hả trời?” Và tôi đă sống trong niềm nhớ thương chồng với cái hy vọng mong manh ấy cho tới ngày nhận được giấy đi thăm nuôi anh. Biết nói làm sao hết nỗi vui mừng v́ anh vẫn c̣n sống và tôi sẽ được gặp anh.

Ngày mai hai đứa mới gặp nhau
Rồi lại chia tay, lại hẹn sầu
Em về, mang mảnh hồn tê tái
Anh ở, coi thường kiếp khổ đau

Rồi trải qua bao nhiêu vất vả, gian truân, những lần thăm nuôi đă cùng tôi đă theo bước chân anh từ Long Giao, đến Hà Nam Ninh, rồi từ Hà Nam Ninh về Hàm Tân, và sau cùng từ nơi nhà tù nhỏ Hàm Tân này, anh đă bước ra nhà tù lớn Saigon vào tháng bảy năm 1982. Trong ṿng ôm gầy guộc nhưng ấm áp, thân yêu của anh, tôi đă khóc, vâng tôi đă khóc, dù tôi đă từng khóc nhiều lần nhưng lần này là những giọt nước mắt cho hạnh phúc v́, chúng ḿnh, cuối cùng trời c̣n thương, ḿnh vẫn c̣n có nhau.

Hôm nay đây, khi ngồi viết những ḍng chữ này, quá khứ lại hiện về rơ mồn một trong trí nhớ tôi, những cảm xúc buồn đau, khổ cực của những ngày nào vẫn như c̣n tràn đầy trong tim. Cái quá khứ bắt đầu từ ngày 30/4 /75 xa xưa đó, như một vết thương không lành miệng. Nó đau âm ỉ, nó nhức nhối, nó rỉ máu mỗi khi nhắc đến. Làm sao tôi quên được, không, tôi không quên, không bao giờ quên khi vết thương vẫn c̣n đó, nỗi đau vẫn c̣n đó, nhất là nước Việt Nam thân yêu của tôi, đang quằn quại trong chế độ CS, vẫn c̣n đó. Biết bao giờ tôi mới quên? Biết bao giờ cho tôi quên?

Tường Thúy
Tucson – AZ









 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời