Làng Việt kiều

Truyện ngắn: Hà Việt Hùng

Chiếc Mercedes màu đen bóng loáng quẹo phải ở chiếc cổng rộng có ghi hàng chữ “Làng Việt Kiều”. Hắn lái xe từ từ qua cổng. Bên phải là trạm bảo vệ. Hắn nh́n thấy tên Sơn, một trong những nhân viên bảo vệ thường trực của “làng”. Thấy hắn, Sơn vẫy tay, giọng vui vẻ làm quà:

- Chào chú Pi-Tơ (Peter). Chú mới đi chợ Tết về hả?

Hắn dừng xe, cười cười, gật đầu. Rồi với tay cầm cái cặp da, lấy ra bao thuốc lá ba số 5 chưa bóc, thẩy cho gă bảo-vệ:

- Nè, cho chú mày. Hút cho thơm râu mấy ngày Tết.

Tên bảo vệ trẻ tuổi chộp lấy hai bao thuốc chính xác như một thủ môn nhà nghề. Mắt gă sáng chưng, hớn hở nói:

- Cám ơn chú Pi-Tơ nhe. Từ sáng tới giờ chưa có chút khói nào cả. Chú cho thế này là đă quá.

Nói xong, tên bảo-vệ cười h́-h́. Hắn tiếp-tục cho xe từ từ chạy tới. Hắn chợt nghe tiếng tên bảo-vệ gọi với theo ở phía sau:

-Chú Pi-Tơ ơi, cái này là hút cho thơm râu. Chú nhớ là c̣n ĺ-x́ cho cháu lấy hên nữa nghe.

Hắn gật đầu, miệng lẩm-bẩm chửi thề

- Bull shit! Fuck you! Đồ làm tiền!

Qua kính chiếu-hậu, hắn thấy tên bảo-vệ c̣n đứng vẫy tay, miệng cười toe-toét.

Đường bên trong “làng” rất sạch với hai hàng cỏ mượt được săn sóc cẩn thận, và được tô điểm bằng những khóm hoa đủ màu sắc. Tất cả đều tươi mát trong không gian trong lành. Hôm nay là ngày 23 Tháng Chạp. Buổi sáng hắn đă làm một màn lả lướt lái xe ra Sàigon ngắm cảnh. Hắn vẫn quen gọi là Sàigon, một cái tên quen thuộc thuở nào. Mấy tên cán bộ quen hắn cũng vậy. Chẳng đứa nào muốn gọi cái thành phố này bằng tên của ông cụ già đă chết. Điều đó cũng dễ hiểu. Rất nhiều người đă có những kỷ niệm sâu xa ở đây từ những năm tháng xaxưa, và kư ức không phải là chuyện dễ bôi xoá. Người ta vẫn quen miệng gọi là Sàigon. Người ta vẫn quen hát “Sàig̣n đẹp lắm, Sàig̣n ơi, Sàigờn ơi...” mà không cần phải biết đến tên tác giả là ai. Nó như một sự quen thuộc, xuất phát từ trong trái tim, rất mộc mạc, nhưng chân thành.

Đường phố bên ngoài có vẻ tấp nập đặc biệt. Mọi người đang chuẩn bị tiễn đưa ông Táo về trời.

Hắn mỉm cười, gật gù ra vẻ đắc ư. Ngang qua căn biệt thự đầu tiên, nh́n thấy người đàn ông trung niên đang đứng trong vườn phía trước, hắn nhấn nút cho kiếng cửa xe quay xuống, la lớn:

- Ê, Tô-Ni (Tony). How are you?

Người đàn ông có tên Tô-Ni vẫy tay lại:

- Ah, Pi-Tơ. Good. Khỏe không? Đi đâu về vậy?

Hắn không trả lời trực tiếp câu hỏi, mà chỉ bằng những cái gật đầu và mỉm cười. Cả hai chào hỏi nhau rất tự nhiên bằng tiếng Việt, pha lẫn tiếng Anh. Họ có vẻ như quen miệng nói tiếng nước ngoài mỗi khi gặp nhau. Có khi họ nói rất đúng giọng và đúng câu cú, chứng tỏ đă ở nước ngoài lâu ngày và “có tŕnh độ”, nhưng cũng có khi cương ẩu, chẳng cần chữ nghĩa văn phạm văn phiếc ǵ cả. Nhưng được cái ở đây không ai thắc mắc ǵ. Hắn vừa lái xe vừa huưt sáo một bản nhạc vui. Tô-Ni hiện đang làm chủ căn biệt thự đầu tiên mang số 001, nằm phiá bên trái tính từ cổng vào. Anh ta là Việt kiều từ Úc về.

Riêng Pi-Tơ, hắn cũng là Việt kiều chính hiệu 100%. Trước kia hắn ở tiểu-bang California. Cách đây hai năm, hắn từ Mỹ về, không biết lấy tiền từ đâu ra, mua căn biệt thự số 022. Căn biệt thự này nằm gần phiá bờ sông. Trong làng có 37 biệt-thự lớn nhỏ, diện tích mỗi căn từ 2 ngàn đến 5 ngàn square feet (thước vuông của Anh). Tất cả được làm bằng vật liệu cao cấp đúng theo tiêu chuẩn của Mỹ. Mỗi biệt thự, tùy theo diện tích, có từ 2 đến 4 pḥng ngủ, pḥng ăn, pḥng tắm, nhà bếp, vườn trước và vườn sau.

Ngoài ra, c̣n có máy điều ḥa không khí và đủ mọi tiện nghi khác. Trong làng có hồ bơi, sân quần vợt, và pḥng tập thể dục với đầy đủ dụng cụ. Làng được vây quanh bởi một bờ tường cao, chắc chắn. Ngoài ra c̣n có đội bảo vệ túc trực ngày đêm. Nhờ vậy, t́nh trạng an ninh trong làng rất bảo đảm. Người lạ mặt không được vào làng, nếu không có giấy phép của chính quyền hoặc không có chứng nhận của gia chủ.

Gọi là “Làng Việt Kiều” v́ phần lớn những người cư ngụ đều là Việt kiều. Những người này từ nước ngoài về Việt-Nam mua nhà, đa số là từ Pháp, Anh, Hà Lan, Canada, Mỹ, Úc và một số quốc gia khác nữa. Chính quyền Việt Nam đang dành mọi dễ dàng cho những người này. Họ về nước mua nhà với nhiều lư do và mục đích khác nhau. Có người đi đi về về như cơm bữa v́ có cơ sở làm ăn ở nước ngoài và ở trong nước, có người cư ngụ thường xuyên v́ đă đến tuổi về hưu. V́ tính chất đặc biệt như vậy, đương nhiên nó tạo ra một xă hội riêng biệt và một giai cấp đặc biệt, không thể tránh khỏi.

Chiếc Mercedes chạy vào garage của căn biệt-thự số 22. Đây là căn biệt thự hai tầng, kiến trúc theo kiểu mới. Thoạt nh́n, nó có vẻ giống như căn single house ở Mỹ, nhưng diện tích vườn trước và vườn sau có phần rộng hơn và có vẻ khang trang hơn. Ngoài vườn trước có hai cây mai chi chít nụ non, báo hiệu vài ngày nữa sẽ trổ hoa vàng rực rỡ. Cây mai này là quà tặng của Sáu Bảnh, tên cán bộ trưởng Công An Quận cách đây vài tháng. Tên cán bộ này đă sai đàn em chở đến, trồng cho hắn. Tên cán-bộ đă ghé vào tai hắn, nói nhỏ: “Tặng anh hai cây mai. Đây là giống quư. Để thắt chặt thêm t́nh giao hảo giữa chúng ta. Anh sẽ có mai ngắm vào dịp Tết.”

Hắn cười, cám ơn. Thực ra, nói hai cây mai kia là quà của Sáu Bảnh cũng đúng; hoặc nói nó không phải là quà, cũng đúng. V́ để có được món quà đó, hắn đă nhiều lần chi rất đẹp cho tên cán bộ này, kể cả đàn em của nó. Bây giờ tặng cho hắn hai cây mai, đây chỉ là việc làm “có đi có lại”, hoặc là “hai bên đều có lợi” mà thôi.

Sáu Bảnh là cán bộ tập kết. Năm 1954 khi chưa học xong Tiểu-học, Sáu Bảnh gia nhập đội dân quân xă, rồi sau đó được đưa ra Bắc. Năm 1970 Sáu Bảnh là Tiểu Đoàn Trưởng, rồi Trung Đoàn Trưởng thuộc Công Trường 9 ở mật khu Dương Minh Châu. Sau khi bị thương và hồi phục, Sáu Bảnh được đưa về hoạt động bí mật ở Sàigon. Đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngay sau khi Việt Cộng vào tới Dinh Độc Lập, Sáu Bảnh ra mặt. Bây giờ Sáu Bảnh là Quận Trưởng của một quận ngoại thành.

Hắn quen Sáu Bảnh hơn một năm nay, qua sự giới thiệu của một người quen, cùng trong nhóm “làm ăn” với nhau. Sáu Bảnh biết hắn là Việt Kiều ở Mỹ về, chịu ngay. C̣n hắn, khi biết Sáu Bảnh là Quận Trưởng, hắn cũng rất yên tâm, mừng thầm trong bụng. Từ đó trở đi, hắn hết sức lấy ḷng Sáu Bảnh, nói cách khác là hắn mua chuộc Sáu Bảnh để mong có lợi về sau.

Chính quyền trong nước vẫn thường tâng bốc “Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm”. Chúng nói như vậy, nhưng không phải vậy. Chúng muốn Việt kiều mang đô-la về càng nhiều, càng tốt. Chế độ trong nước chỉ sống được nhờ những đồng đô-la từ nước ngoài gửi về dưới bất cứ h́nh thức nào. Thực ra, nó chỉ là con quỷ hút máu người, hút măi, hút măi, không biết đến bao giờ mới no, mới thôi thèm khát. Chính quyền tham nhũng từ trên xuống dưới. Cán bộ gộc, có chức có quyền, làm giàu trên xương máu dân nghèo. Tiền chi cho một bữa nhậu, đủ để cho những gia-đ́nh nghèo khó sống thoải mái cả năm.

Ở “Làng Việt Kiều”, không ai biết hắn làm nghề ǵ, và cũng không ai thắc mắc t́m hiểu xem cái tên Việt của hắn là ǵ. Người ta chỉ biết hắn là Việt kiều từ Mỹ về. Mọi người quen miệng gọi hắn là Pi-Tơ, một cái tên Mỹ rất thông thường hắn đă chọn sau khi thi đậu quốc tịch.

Từ đầu năm 1975 Việt Cộng ráo riết gây áp lực chính trị và quân sự để mau cưỡng chiếm miền Nam. Trước những thất bại không thể tránh khỏi, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức vào ngày 21 tháng Tư năm 1975, giao quyền cho ông Trần Văn Hương. Rồi một tuần sau đó, Đại tướng hồi hưu Dương Văn Minh lại lên thay Tổng thống Trần Văn Hương với ư định vá víu lại t́nh h́nh đă nát bét như tương. Cả miền Nam lúc đó rơi vào t́nh trạng rất hỗn loạn, hoang mang và bi đát.

Sau khi biết bị lừa, hắn tức tối, chửi thề tùm lum, nhưng không biết làm sao, v́ đă quá trễ. “Bên thắng cuộc” đă đóng kịch cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập. Cuối cùng, hắn phải ra tŕnh diện, thâm tâm mong “học tập cải tạo” mười lăm ngày cho “tốt”, rồi trở về lo làm ăn sinh sống. Thế là hắn “tự nguyện đi ở tù”. V́ là sĩ quan cấp thấp, nên hắn không bị đưa ra ngoài Bắc, mà chỉ long-ṿng trong Nam qua các trại tù như Hóc Môn, Trảng Lớn, Long Thành, Xuân Lộc, Bù Gia Phúc, Bù Gia Mập.

V́ có “nợ máu với nhân dân”, nên hơn 5 năm sau, nhờ “học tập tiến bộ”, hắn mới được “trên” cứu xét thả về. Sau khi chân ướt chân ráo ở tù về, hắn phải lo mưu sinh ngay. Thời gian đó, đối với những người ở tù được thả về như hắn, không có nghề ǵ dễ bằng đạp xích lô, nghĩa là không cần phải qua học hành trường lớp ǵ cả. Hơn nữa, cũng là để cho bọn công an không để tâm bới móc. Có một số người khác ngồi ở lề đường sửa xe đạp, xe gắn máy. Sau vài ngày suy nghĩ, hắn mướn một chiếc xích lô, mỗi ngày ra sức đạp từ sáng đến tối. Trả tiền mướn xe, cũng lai rai sống đắp đổi qua ngày, dù có phần vất vả. Một hai tuần đầu hắn tưởng ḿnh chịu không nổi. Cơ thể ră rời, đau nhức, nhưng rồi từ từ cũng quen đi. Rất may là sức khoẻ của hắn chưa đến nỗi tồi tệ lắm, mặc dù trong thời gian ở tù, ăn uống thiếu thốn, thường chỉ o bo và khoai ḿ. Trong đời hắn, chưa bao giờ hắn có thể tưởng tượng có lúc hắn phải g̣ lưng trên chiếc xe xích lô, đạp kiếm tiền độ nhật.

Mấy năm sau hắn t́m đường vượt biên. Chuyến đầu thất bại. Hắn bị bắt và bị nhốt ở Bến Tre mất mấy tháng. Tiền của cạn sạch. Ở trong tù, hắn khai lư lịch giả, v́ vậy bọn công an không biết hắn là sĩ quan đi “cải tạo về”.

Sau khi được thả về, vài tháng sau, nhờ sự giúp đỡ của vài người bạn cũ, hắn lại đi chuyến thứ hai. Để tạo bất ngờ, chuyến đi được tổ chức đúng vào ngày 30 Tết. Hắn đi Rạch Giá, chờ đêm tối, được “tắc xi” đưa tới một chiếc thuyền giả dạng đánh cá. Hắn c̣n nhớ chiếc thuyền tối om và nồng nặc hơi người. Sau năm ngày lênh đênh trên biển, chiếc thuyền gặp băo. Cơn băo làm gẫy cột buồm và phá vỡ một phần đuôi thuyền. Chiếc thuyền mất phương hướng, loay hoay như chiếc lá tre trên mặt hồ rộng lớn. Sáu chục người, kể cả trẻ con, bắt đầu kiệt sức. Người ta nằm bẹp dí trong khoang thuyền, mắt lờ đờ nh́n nhau. Trẻ con không c̣n một tiếng khóc dù là rất khẽ. Thỉnh thoảng chỉ nghe thấy những tiếng nấc rất nhẹ, rồi lại ch́m trong tiếng sóng biển bên ngoài.

Hắn chỉ lờ mờ biết là ḿnh đă rơi xuống biển, ngụp lặn trong gịng nước giá buốt, mặn chát. Và hắn cũng chỉ lờ mờ biết là trong khi chờ Thần Chết đến, tay hắn đă chạm phải một mảnh ván thuyền. Nó chính là vị cứu tinh của hắn. Hắn đă ôm chặt lấy mảnh ván đó, rồi cứ để mặc cho gịng nước cuốn đi.

Khi hắn tỉnh dậy, mắt chưa đủ sức mở ra, tai hắn nghe mơ hồ có tiếng chân người và tiếng nói chuyện của mọi người bằng một thứ tiếng lạ. Rồi người ta đưa hắn tới một bệnh xá để săn sóc. Qua ngày hôm sau hắn mới phục hồi được phần nào. Hắn đi lại được, và có thể nói chuyện với những người trong bệnh xá. Cô y tá kể cho hắn nghe bằng tiếng Anh, chuyện các ngư phủ người Mă Lai vớt được hắn ở ngoài khơi. Do vậy, hắn mới biết hắn là một trong số bảy người được cứu sống. Chỉ có bảy người sống sót trong số sáu chục người. Đó là hậu-quả bi thảm của chuyến vượt biên đi t́m tự do.

Ở đảo gần một năm, qua nhiều lần sàng lọc, hắn được Cao Ủy ghi tên vào danh sách những người đi Mỹ, v́ hắn khai có người thân ở đấy. Hắn được đưa tới tiểu bang North Dakota, rồi nửa tháng sau, hắn xin vào làm ở một nông trại chăn nuôi ḅ sữa.

Những năm tháng đầu tiên trên đất Mỹ không phải là những năm tháng sung sướng, an nhàn. Ở trại chăn nuôi, hắn đă làm việc từ sáng đến tối để khỏi phải nghe thằng chủ mũi lơ quát tháo, la lối. Hắn tự nhủ, dù khổ cực đến mấy, vẫn c̣n hơn phải sống mất tự do nơi quê hương đang bị nhuộm đỏ.

Hai năm sau, được sự đùm bọc của một người bạn, hắn chuyển về California. Tại đây, mấy năm đầu, hắn làm đủ mọi chuyện. Ai gọi đâu làm đó. Gặp cái ǵ cũng làm, không từ nan. Hơn năm năm bị giam trong trại tập trung của “bên thắng cuộc” đă giúp hắn biết chịu đựng gian khổ. Được cái, hắn là người tháo vát, khá thông minh và có tinh thần cầu tiến.

Ở đây, không ai biết hắn làm nghề ǵ. Có hỏi, hắn chỉ nói ḷng ṿng cho qua chuyện. Biết ư, không ai hỏi nữa. Ở tuổi c̣n trẻ, hắn không hút thuốc, không rượu chè, và cũng không cờ bạc, tướng mạo lại coi được, v́ vậy có nhiều cô muốn nhảy vào “nâng khăn sửa túi” cho hắn, nhưng hắn cứ phớt lờ.
Rồi một ngày số phận đẩy đưa hắn tới một tiệm phở của người Việt Nam. Hắn gặp bà chủ và xin làm phụ việc. Thấy hắn khoẻ mạnh, tưới tắn, bà chủ nhận liền. Thực ra, xin làm phụ việc ở nhà hàng, nhất là nhà hàng do người Việt làm chủ, chẳng khó khăn mấy, miễn là có đủ sức khoẻ. Phần lớn những nhà hàng này chỉ trả lương tối thiểu cho công nhân, có nơi c̣n bóc lột trắng trợn, lấy luôn cả tiền “tip” của khách thưởng cho người phục vụ. V́ vậy, gần như họ mướn người làm mà không phải trả một xu nào cả. Nhưng nói chung, đó cũng chỉ là một trong những cách để làm giàu, dù là bất chính.

Lợi dụng lúc nghỉ phép, hắn về Việt Nam. Sau vài ba chuyến, thấy có vẻ “chắc ăn”, hắn thấy bớt nghi kỵ, và càng lúc càng tin vào sự đổi mới của chính quyền hiện tại.

Mỗi lần về Việt Nam, hắn được tôn sùng và ưu đăi như một ông hoàng. Hắn lần t́m những thằng bạn cũ, nhưng không gặp lại “tay” nào cả. Rồi những chuyến về của hắn gia tăng nhiều hơn. Có năm hắn đă về bốn năm lần. Mỗi lần lâu cả tháng.

Rồi hắn nghĩ đến chuyện mua một căn nhà ở Việt Nam. So sánh với giá nhà ở Mỹ, nhà ở Việt Nam rẻ hơn nhiêu. Hơn nữa, hắn về nhiều, có một căn nhà sẵn sàng để ở, vẫn tốt hơn là phải thuê mướn khách sạn.

Sau “thủ tục đầu-tiên” với bọn nhà đất và công an khu vực, hắn trở thành chủ nhân căn biệt thự mới toanh này.

Hắn ṿng ra vườn sau. Qua lớp hàng rào, hắn nh́n thấy con sông phiá sau vườn đang lúc nước ṛng, để lộ ra những đám lục b́nh mắc cạn. Gió thổi nhè nhẹ. Hắn ngửi thấy mùi phù sa ở dưới sông tỏa lên ngai ngái. Hắn cảm thấy mát rượi trong ḷng.

Có tiếng phụ nữ chào hắn từ phía vườn nhà bên cạnh:

- Bonjour anh Pi-Tơ. Sáng nay anh đi sắm Tết hả? Đường phố có ǵ vui không, anh?

Hắn nh́n sang bên cạnh. Hê-Len đang đứng bên khóm hồng, trông cô ta tươi mát như bông hoa vào buổi sáng sớm. Hê-Len là Việt kiều ở Pháp. Cô ta đi đi, về về. như cơm bữa. Chồng của Hê-Len là người Pháp, nhưng ông ta nói tiếng Việt rất thong thạo. Họ có hai đứa con– một trai 7 tuổi và một gái 5 tuổi– rất dễ-thương.

- Tôi chỉ làm một ṿng quanh Sàigon thôi, chứ có mua sắm ǵ đâu. Đông người lắm. Mấy hôm nữa đi sắm cũng được. Sớm chán.

Pi-Tơ trả lời.

- Chưa đi đâu cả. Định mua mấy chậu bông về trưng, nhưng chưa có th́ giờ.

Nói đến đó, như chợt nhớ ra, Hê-Len nói tiếp:

- Này, anh Pi-Tơ, nhân tiện chiều nay tiễn Ông Táo về trời, vợ chồng em mời anh sang dùng bữa.

Đến đó, Hê-Len nói nhỏ:

- Tụi em có mời cả ông Sáu Bảnh trên quận nữa. Anh thân với ông Sáu Bảnh, anh nhớ qua chơi nhé.

Pi-Tơ nghĩ thầm, ghê thật, đâu phải chỉ có ḿnh. Vợ chồng cô này cũng quen cả Sáu Bảnh nữa. Họ định dựa hơi ǵ đây? Đang muốn gặp Sáu Bảnh, nên hắn nhận lời liền:

- OK, cám ơn. Thế nào tôi cũng qua.

Buổi chiều lúc 5 giờ khi hắn đóng bộ qua nhà Hê-Len, Sáu Bảnh vẫn chưa tới. Hê-Len đang bận rộn nấu nướng trong bếp. Hắn ngồi ở sofa, chuyện tṛ cùng chồng Hê-Len. Măi đến 6 giờ rưỡi Sáu Bảnh mới tới. Sáu Bảnh đến bằng xe hơi có tài xế riêng. Tài xế c̣n làm nhiệm vụ bảo vệ nữa. Nghe tiếng xe, hắn là người đầu tiên bước ra đón Sáu Bảnh.

- Chào anh Sáu. Anh vẫn mạnh chứ?

Hôm nay Sáu Bảnh trông tươm tất hẳn ra, nhưng vẫn không giấu được vẻ mộc mạc, quê kệch của người ở “rừng” về, dù đă lâu. Sáu Bảnh vừa cười, vừa đi vào nhà.

- Vẫn b́nh thường thôi. C̣n anh th́ sao? Có ǵ khá hơn không?

Tuy hỏi vậy, nhưng Sáu Bảnh nắm rơ từng chi tiết rất nhỏ của các Việt kiều sống trong khu vực, nhất là những người như hắn, cựu sĩ quan chế độ cũ, vượt biên ra nước ngoài và hiện nay về Việt Nam thăm viếng, đầu tư, kể cả ăn chơi phè phỡn. Biết tụi nó như thế nào. Cần phải đề cao cảnh giác cho chắc ăn. Sáu Bảnh luôn luôn nghĩ như thế.

Hắn bắt tay Sáu Bảnh, trả lời cho có vị:

- Cám ơn anh Sáu. Tôi vẫn cứ lai rai.

Vợ chồng Hê-Len bắt tay Sáu Bảnh, mời ngồi vào bàn. Tất cả có năm người. Vợ chồng chủ nhà, Sáu Bảnh, gă tài xế và hắn. Các món ăn đều do Hê-Len nấu. Món nào cũng thơm ngon. Sáu Bảnh có vẻ thích thú với những chai rượu đắt tiền Hê-Len mua từ bên Pháp mang qua. Nhờ rượu và thức ăn ngon, Sáu Bảnh ăn uống rất tự nhiên. Mọi người nói chuyện vui vẻ, hết chuyện này qua chuyện khác không ngớt. Qua câu chuyện, hắn biết vợ chồng Hê-Len muốn mua thêm vài căn biệt thự nữa ở Làng Việt-kiều hay chỗ khác cũng được. Họ tính chuyện đầu tư nhà đất, mua đi bán lại. Mua nhà là phải qua Sở Nhà Đất ở thành phố và địa phương. Họ biết Sáu Bảnh là người có thế lực, quen biết nhiều. Họ muốn dựa vào Sáu Bảnh để cho mọi thủ tục được dễ dàng, nhanh chóng.

Sáu Bảnh có vẻ ngà ngà say, cười hề hề:

- Được, được. Chuyện nhỏ. Để đấy tôi lo.

Vợ chồng Hê-Len rót thêm rượu mời Sáu Bảnh. Ai cũng biết đến đó là chuyện đă được giải quyết xong.

Chập sau, Sáu Bảnh đứng lên từ giă vợ chồng chủ nhà. Lúc ra đến cổng ngoài, Sáu Bảnh ghé vào tai hắn, nói nhỏ. Hắn ngửi thấy mùi rượu nồng nặc.

- Tôi cần nói chuyện với anh một chút.

Sáu Bảnh nói như ra lệnh. Hắn chửi thề trong bụng “Tổ cha mày, định chơi tṛ ǵ đây?” Tuy vậy, hắn vẫn mỉm cười, xoè tay ra:

- Vâng, mời anh.

Sáu Bảnh đi qua nhà Pi-Tơ trước. Sau khi ngồi vào ghế, gă nói:

- Anh Pi-Tơ, tôi muốn bàn với anh chuyện này. Tôi cần anh giúp. Xong chuyện, ai cũng có lợi cả.
Hắn tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Chuyện ǵ vậy, anh Sáu?

Sáu Bảnh tỏ vẻ nghiêm trọng:

- Chỉ có anh, tôi mới nói chuyện này. Tôi có một đường dây buôn bán từ Úc. Đường dây này đang cần một số tiền để mua hàng và lót đường. Nếu công việc trôi chảy, như tôi đă nói, anh sẽ được chia sằng phẳng.

Bên tai hắn, Sáu Bảnh lúc nào nói cũng như ra lệnh. Hắn như muốn rơi ra khỏi ghế. Giọng hắn ngập ngừng, lo sợ:

- Anh có thể cho tôi biết đường dây nào vậy?

- Tôi nghĩ anh cũng chẳng nên thắc mắc làm ǵ. Đó là “đường dây chân rết” của tụi tui. Không thể nói ngắn gọn ngay bây giờ được. Hy-vọng anh có thể lo được. Điều tôi cần phải nói là anh cũng có lợi trong vụ này.

Có thể thằng cán bộ này đang cầm đầu, hoặc là có chân trong một tổ chức buôn lậu quốc tế nào đó. Nó lợi dụng chức quyền làm điều phi pháp. Nó nói là “đường dây chân rết”. Có thể là đường dây này nhiều ngơ ngách ngang dọc, và lẽ dĩ nhiên, được tổ chức quy mô từ trên xuống dưới.

Hắn thều thào:

- Anh cần bao nhiêu?

- Một trăm ngàn đô.

Hắn hốt-hoảng:

- Nhiều quá vậy? Làm sao tôi lo được?

Sáu Bảnh gằn giọng:

- Nhiêu đó mà nhiều nỗi ǵ. Sao, anh không lo được à? Nó chỉ là phần nhỏ nằm trong ngân hàng của anh thôi mà.
Hắn xuống nước:

- Bao giờ anh mới cần?

- Trễ nhất là tuần sau. Không thể lâu hơn.

Hắn lẩm nhẩm, rồi hỏi:

- Chết, vậy là... đúng ngày 30 Tết?

- Đúng thế. Anh ráng giúp dùm nhé? Đường dây không thể tin ai khác, ngoài anh.

Trước khi đi, Sáu Bảnh c̣n nói nhỏ vào tai hắn:

- Anh đừng quên một điều. Khi “đường dây” cần, có anh giúp đỡ, đương nhiên anh trở thành người của “đường dây”. Công sức của anh sẽ được đền bù xứng-đáng. Bằng không...

Nói đến đó, Sáu Bảnh nh́n thẳng vào mắt hắn. Hắn thừa hiểu đó là lời đe dọa. “Bên thắng cuộc” có thể nói và làm cá́ ǵ cũng được, chẳng khác ǵ bọn Mafia.

Đêm đó hắn không tài nào ngủ được. Hay là ḿnh báo Công An? Nhưng để làm ǵ? Có lợi ǵ không? Liệu chúng có tin ḿnh không? Ai là người làm chứng? Ai là người bảo-vệ ḿnh?...

Hắn tự hỏi ḿnh hàng trăm câu hỏi, nhưng không thể trả lời được. Hắn thừa biết Sáu Bảnh là một tay cán bộ kỳ cựu và có thế lực ở quận. Tên này có gốc gác lớn ở Bộ Chính Trị. Ngay đến Bí Thư Thành Ủy cũng chẳng muốn rầy rà. Hắn nằm trăn-trở, nghĩ muốn nát óc. Sau cùng, một ư nghĩ chợt đến với hắn. Hay là ḿnh bay ngay về Mỹ cho xong chuyện? Đúng rồi. Chỉ có cách đó mới trốn thoát bọn Sáu-Bảnh. Rồi hắn lại tự trách ḿnh sao quá ngu ngốc, tự dưng đem dâng mạng cho bọn chúng.

Sáng hôm sau, vừa ăn sáng xong ở một nhà hàng quen, để đề-pḥng tai mắt, hắn đi bộ đến văn-pḥng của một hăng máy bay để hỏi thăm tin-tức mua vé máy bay về Mỹ. Văn-pḥng này chỉ cách đó một đoạn đường ngắn. Hắn cố t́nh đi thật chậm, hai tay thọc túi quần, làm ra vẻ thoải-mái, nhàn-hạ. Phải về Mỹ nay mai thôi. Tài-sản ở Việt-nam rồi sẽ tính sau. Không thể sống chung với bọn này được. Tụi nó có thể hại ḿnh không biết lúc nào. Không thể tin vào luật pháp của bọn này được.

Hắn vừa đi, vừa suy nghĩ. Chợt có tiếng xe gắn máy nổ kế bên, rồi có tiếng người gọi hắn:

- Anh Pi-Tơ. Đi đâu vậy? Đồng chí Sáu Bảnh đang muốn gặp anh nội trong ngày nay đó.

Hắn giật ḿnh quay sang bên cạnh. Tên tài-xế của Sáu Bảnh đang ngồi trên chiếc xe gắn máy. Gă mặc đồ công-an. Lưng gài khẩu K54, mà gă cố t́nh để lộ ra, mặt gă có vẻ rất nghiêm trọng. Vậy là bọn này theo dơi ḿnh từng bước, không dễ ǵ lọt qua được. Khốn nạn thật. Bây giờ làm sao đây?

Hắn cố lấy giọng b́nh thản:

- Tôi vừa mới ăn sáng xong. Đi bộ một chút cho khỏe người.

Gă tài xế gật đầu:
- Anh có cần tôi chở về không?

Hắn lắc đầu:

- Không, cám ơn. Tôi có xe.

- Vậy th́ tốt. Anh nhớ về gặp đồng chí ấy nhé? Tôi đi đây.

Nói xong, gă nhấn ga. Chiếc xe gầm lên, rồi lao nhanh về phía trước. Thằng này chỉ làm bộ, nó ḷng ṿng quanh đây thôi. Ḿnh phải coi chừng. Hôm nay không thể đến văn pḥng bán vé máy bay được. Tụi nó theo dơi sát nút. Thôi, đành chờ dịp khác vậy.

Hắn làm bộ đi vào một cửa hàng bán hoa, đầu óc rối bung lên, không biết phải t́m cách nào bây giờ. Thật là dại dột. Hay là ḿnh đến Toà Đại Sứ Mỹ nói sự thật, rồi nhờ họ giúp, ḿnh cũng là công dân Mỹ mà. Nhưng Toà Đại Sứ lại không gần đây. Nhưng dễ ǵ nó để cho ḿnh đến được đó. Hay là cứ bỏ ra một trăm ngàn đô cho thằng chó chết cho rồi. Nhưng đă chắc ǵ nó chịu như thế. Nó biết ḿnh có tiền, sẽ t́m mọi cách để tống tiền, chẳng những lần này, mà c̣n nhiều lần khác nữa. Đồ khốn nạn.

Khi hắn lái xe về đến nhà, thấy Sáu Bảnh đă đứng chờ sẵn trong sân, bên cạnh có gă tài xế. Hắn giật ḿnh, chột dạ.

- Chào anh Việt kiều. Anh đi sắm Tết vui chứ? Sao, có mua được nhiều bông không?

Sáu Bảnh trở giọng, không gọi hắn bằng tên như thường-lệ. Hai con mắt lồi của gă như muốn ḷi hẳn ra.

Hắn líu lưỡi:

- Định mua ít bông, nhưng nghĩ hôm nay c̣n sớm nên lại thôi.

Sáu Bảnh gằn tiếng:

- Hôm nay là 23 tháng Chạp. Tết tới nơi rồi. C̣n ǵ nữa mà sớm.

Rồi Sáu Bảnh ghé tai hắn:

- Anh nhớ hạn chót là 30 Tết nhé. Đừng để lỡ hẹn.

Đúng là thằng trắng trợn làm tiền hắn. Nó đă lợi dụng quyền thế để ức hiếp, bóc lột người dân. Nhưng ḿnh phải làm ǵ bây giờ? Dù nó có là ai, ḿnh vẫn phải tŕnh vụ việc cho công an biết. Hy-vọng họ sẽ có cách trừ khử thằng ăn cướp này.

- Đấy, không thấy à? Có xác người chết kẹt trong đám lục-b́nh kia ḱa.

- H́nh như tự tử.

- Không biết có đúng không. Để coi.

- Mới đầu năm mới đă chết rồi.

Người ta x́-xào, bàn-tán một lúc, rồi không ai bảo ai, mọi người đều im-lặng. Trong đám người ấy có cả Hê-Len và ông chồng người Pháp của cô.

- Công-an trên quận chưa xuống. Bà con đừng ai đụng vô hết.

Có người nói như thế. Không ai bàn tán ǵ nữa. Sát bên bờ sông, một đám lục b́nh lớn bị chặn lại v́ một nhánh cây gẫy. Người ta nh́n thấy có một thây người nằm xấp, ẩn hiện dưới đám lục b́nh.

Đến gần 10 giờ công an mới xuống hiện trường làm việc. Đám người hiếu kỳ tản ra hai bên. Họ cử người lội xuống sông, kéo xác chết lên bờ. Một tấm chiếu được trải bên cạnh bờ sông. Hai người mang bao tay khiêng cái xác đặt vào đó. Bây giờ ai cũng thấy rơ. Đấy là xác của một người đàn ông mặc quần jean màu xanh, nhưng không ai nhận ra là ai, ngoại trừ Hê-Len và có lẽ, cả ông chồng nước ngoài.

Những đám lục-b́nh vô tư trôi từ từ theo gịng nước đang bắt đầu xuống. Mặc dù hôm nay là mùng một Tết, một số người hiếu kỳ đă trực chờ sẵn bên bờ sông.

- Anh à, đúng là anh Pi-Tơ bên cạnh nhà ḿnh rồi.

Hê-Len nói nhỏ với chồng như thế. Ông chồng nh́n Hê-Len, để một ngón tay lên miệng, nhẹ gật đầu.

Hà Việt Hùng
08-2017
Đă tự sửa

 

 


VĂN CHƯƠNG

Bài vở cũ 2016
Bài vở cũ 2015
Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


Tears of pride  
We remember
Con chim biển
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Điệu Boléro thăng tiến nhờ các anh lính VNCH
Món quà Giáng Sinh
A special Christmas memory  
Cũng chưa muộn màng  
Qui Nhơn, B́nh Định trong thơ người lính Trần Hoài Thư  
Hành trang trên tuyền đường về  
Điều ǵ khiến Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc..

Định mệnh
Chín... chín... chín... nhưng chưa rục  
Ái hữu & hậu duệ Khóa 5 V́ Dân TĐ họp mặt
Đoạn trường Tuyết Nga....  
Nỗi uất hận của vị Tướng mất nước  
Ta về  
Nấm ngọc hương thiền
Giấc mơ Đại Dương (Ocean Dream)
Hẻm lính  
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa
Mây vẫn c̣n bay  
Buồn vui quân trường  
Trần Hoài Thư & Thủ Đức gọi ta về  
Ngày tháng buồn hiu  
Những mùa Trung Thu 
Để lâu, c… trâu hóa bùn  
Người Pleiku năm cũ
Mối bận tâm xă hội
Quê hương của tôi  
Đằng trước và đằng sau  
Mấy mánh lừa mới tại Quận Cam  
Hồi kư của Vương Mộng Long  
Làng Việt kiều  
Viết cho ngày lên tám… mươi  
Tôi người Mỹ, vợ tôi người Việt
Trả nợ ân t́nh  
Đói  
Đà Lạt sương mù: Năm tháng ngao du 
Người cao tuổi
Chuyện tù của Phó Tổng Thanh Tra NHQG VNCH  
Những bàn tay đă nắm  
Cái lon Guigoz  
Thằng khùng
Một nụ cười  
Hai cô thôn nữ  
Chiến thắng Xuân Lộc: QLVNCH vẫn ngạo nghễ
dù bị bức tử
 
Con cọn nợ ba  
Truyện ngắn Ư Nga  
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Phải chăng là định mệnh  
Con gái Hà Nội ở đâu?  
Trai Petrus Kư, Gái Gia Long & Trai Chu Văn An, Gái Trưng Vương  
Đoản văn của một người tử trận  
Người Việt gốc Mỹ  
Trời buồn tháng hạ  
Dân chơi cầu 4 cẳng   
Đất nước vĩ đại và lạ lùng !
Câu chuyện người lính VNCH  
Chàng... Donald Trump 
Trần Hoài Thư, người ngồi vá lại những linh hồn  
Người đàn bà trên cầu Nitelva
Thư số 67c - Gửi người lính QĐND  
Nói chơi mà không phải nói giỡn  
Mẹ
Chôn súng
Đứa con thất lạc  
Tháng Tư nhớ về các chiến sĩ đă hy sinh oanh liệt  
Phúc ấm con ban !!!  
Formosa với nỗi buồn Tháng Tư
Một ngôi sao quư vừa tắt  
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975  
Sau 42 năm mất SaiGon
Nghĩ về người vợ lính
Chân dung người vợ lính VNCH
Tôi không chết đâu  
Tháng tư đen, không dễ ǵ quên  
Câu chuyện về đôi đũa  
Những ngày tháng ba  
Những ngày tháng tư  
Tâm thư - Những ngày cuối tháng 4  
Nguyễn Đức Quang, khi bài hát trở về
Hăy ngủ yên Đà Nẵng của tôi ơi
Ngày 29-3-1975: Đà Nẵng trong cơn hấp hối  
Nh́n lại ḿnh sau 42 năm tỵ nạn, từ tháng 4-1975  
Đờn ca tài tử miền tây
Nói với người trung đội trưởng cũ ...  
Đồi Delta  
Những bước chân vào đời

Bao giờ cho tôi quên
Vài kỷ niệm về Tết trong tù Hà Nội
Mùa xuân trên quê hương ngoài kư ức  
Xin một đời góa bụa cùng anh  
Đón xuân này nhờ xuân xưa  
Nằm đêm nghe tiếng rao hàng
Như vằng trăng khuya
Góc tối  
Cho nhuẩn nhuyễn ra  
Người bạn Khóa 2 Học Viện Cảng Sát Quốc Gia  
Chúc Tết  
Đầu năm viết cho con gái  
Bên nhau đi nốt cuộc đời