Tháng ngày chuyển vào giữa mùa Thu. Thu Canada đẹp, thơ mộng và lạnh. Mấy hôm mới sang mùa Thu, chưa tṛn một tuần, nhiệt độ thay đổi thật nhanh, làm lá ngỡ ngàng vàng úa, lao chao rơi rụng. Tiết trời có hôm xuống đến 9 độ C. Có lẽ, khi mùa Thu sang, cái lạnh khác hẳn với hồi tuần trước hăy c̣n nắng ấm, ấm đến 20 độ, làm người ta thấy quá lạnh, nên lo lắng bảo nhau là mùa Đông năm nay chắc lạnh hơn năm trước! Nói rồi, mới sực nhớ lại, sao năm nào ḿnh cũng dự đoán thời tiết y như thế!

Sau ngày Lễ Tạ Ơn, chỉ c̣n đôi tuần ngắn là cuối tháng Mười, rồi bước sang tháng Mười Một. Ngày 25 là ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng Mười. Từ thứ Sáu này, những cánh hoa “Poppy” được trang trọng cài lên trên áo; ít nhất mười một ngày, trước Lễ Remembrance Day, vào ngày 11 tháng Mười Một, để tưởng nhớ đến những người đă nằm xuống cho Tự Do của nhân loại.

Trong các tuần trước Remembrance Day, chương tŕnh TV nơi đây, thường cho chiếu lại phim về thời Đại Thế Chiến; có các phim trắng đen hồi xưa như The Longest Day, Battleground, The Train… có phim màu như: The Dirty Dozen, The Great Escape, The Bridge on the River Kwai,…

The Longest Day và The Bridge On The River Kwai, là hai bộ phim về thời kỳ Thế Chiến, có chiếu ở miền Nam trước đây, với tên phim bằng tiếng Việt là Ngày Dài Nhất và Cầu Sông Kwai; phim có phụ đề chữ Việt.

Hôm đi xem phim, bọn trẻ chúng tôi cứ tưởng là ḿnh đi sớm; khi đến rạp hát, chưa tới giờ bán vé, hàng người chờ mua vé đă dài tận góc đường rồi. Hồi đó, các rạp hát thường có họa sĩ vẻ các bích chương trên vải, để quảng cáo cho phim đang chiếu và phim sắp chiếu. H́nh lớn, nhỏ tùy theo hạng phim, thị hiếu. Đứng chờ, cũng không chán, v́ có dịp ngắm nghía, bàn tán với nhau về h́nh các tài tử chính như John Wayne, Robert Mitchum, Sean Connery, Henry Fonda … cao lớn gắp ba người thật, trong quân phục tác chiến; trông phong sương và thật oai hùng. Nhưng h́nh cái nón sắt nằm ngửa, chơi vơi, đơn độc trên bờ biển đang cuộn sóng, trông thật buồn. Bác thợ vẻ của rạp chắc đă gởi hết ḷng ḿnh trong từng nét cọ trên khung vải. H́nh cái nón sắt sống động quá; làm bọn trẻ chúng tôi, dù chưa biết ǵ về chiến trận, nh́n nhau im lặng, ngậm ngùi.

Bộ phim Ngày Dài Nhất kể về D-day, ngày lịch sử, với hơn 300 ngàn quân lính đă đổ bộ vào bờ biển Normandy, nước Pháp. D-day đánh dấu điểm khởi đầu cho thảm bại của phát xít Đức. Phim Ngày Dài Nhất đứng vị trí thứ nhất trong 50 phim chiến tranh hay nhất mọi thời đại.

The Longest Day có nhạc phim chính rất hào hùng, được dùng trong các cuộc diễn hành của Canada và các nước Đồng Minh hiện nay. Nhạc và lời của Paul Anka. Anh là một ca sĩ, nhạc sĩ Canada và thủ vai một US Army Ranger trong phim. Khúc quân hành của Paul Anka có lời thật cảm động:

Many men won't see the sunset. When it ends, the longest day…

Thật vậy, chỉ trong 24 giờ, có đến 1,465 quân nhân bị tử thương, hơn sáu ngàn thương binh và gần hai ngàn người bị mất tích!

Sau 5 ngày tham chiến, hơn 200 ngàn binh sĩ bị thương; trong đó, lực lượng Canadian có gần 19 ngàn người bị thương và hơn 5 ngàn quân nhân hy sinh!

Hồi đó, bản nhạc Ngày Dài Nhất cũng rất được ưa chuộng tại miền Nam, Việt Nam, do Jo Marcel hát bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Thời mới lớn, được xem phim, nghe Paul Anka hát, rồi nghe Jo Marcel hát. Cả hai đều có nhịp điệu oai hùng, nhưng nghe Jo Marcel tŕnh bày có phần thích hơn, v́ có đoạn huưt gió rất là độc đáo. Đám con trai nghe nhạc, tự dưng chu mỏ, làm như huưt gió theo. Nhưng, xấu hổ lắm, không đứa nào đủ can đảm để phát ra thành tiếng cả. Khúc quân hành làm tuổi trẻ ngước nh́n màu áo trận, ḷng ngưỡng mộ những người lính can trường, đă và đang bảo vệ cho tự do của miền Nam ḿnh. Lời nhạc tiếng Việt cũng rất hùng hồn, cảm động:

“Đoàn quân đi, chí trai cho nhân loại
Đoàn quân đi, sử vang vang rền
Đoàn quân đi, theo nhịp đi bước dồn
Bước, bước theo ngày dài ngất ngây

Kề vai nhau, bước chân nối bao người
Ngoài biển khơi, giữa nơi phố phường
Hẹn gặp nhau khi hoàng hôn xuống dần
Những trái tim chào mừng chiến công

Bàn chân ta bước, bước đi chập chùng
Ôi chân bước, bước trong ngày dài
Bao xương máu hiến cho cuộc đời
Và ngàn sau chiến công c̣n dài

Ngày thành công bước chân ta tan dần
Triệu con tim vẫn đang kêu gào
Đường vinh quang, xây thành xương máu ḿnh
Những máu xương, ôi bao nhiêu đồng đội chúng ta!


Phim Cầu Sông Kwai có truyện phim về cảnh tù binh Đồng Minh bị quân đội Đế quốc Nhật Bản buộc phải xây tuyến đường sắt Miến Điện, trong chiến tranh Thế giới Thứ hai. Phim đoạt giải Oscar năm 1957.

Do ư nghĩa và giá trị của phim, Cầu Sông Kwai đă được chọn bảo quản tại Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ của Thư viện Quốc hội Mỹ, năm 1997.

Phần mở đầu của phim Cầu Sông Kwai, khởi từ một trại tù trong rừng.

Rừng phủ trùm núi. Núi rừng trùng trùng. Cánh chim t́m mồi lặng im sải cánh lượn ṿng, cao bên trên ngọn cây. Thỉnh thoảng có tiếng kêu rúc vang dậy, phá tan tĩnh mịch rồi dội vọng lại và truyền lan măi vào cơi xa hút, như phút cuối thảng thốt của sự sống cùng hồn hoang huyền bí gọi nhau.

Giữa hoang dă, từ trong bóng tối rậm rạp của rừng già, những h́nh dạng con người nối nhau bước ra. Bàn chân trần, cùng những chiểc giày trận rách nát, như không c̣n cảm giác, dẫm dập lên sơi đá, tạo thành lối đi. Lối đi đưa đoàn người tù đi xuống hố thẫm của kẻ bại trận. Những thương binh ráng sức bước với nạng gỗ hay nương tựa vào đồng đội. Đoàn người tù lê chân mệt nhọc, ánh mắt đau xót, lẳng lặng chịu nhẫn nhục; thân người di động như những thể xác mất hồn đang bước theo bọn âm binh hằn học gh́m súng gắn lưỡi lê. Đoàn tù binh như bị kéo từ nơi sâu thẫm của oan nghiệt để đẩy vào địa ngục u uất. Họ bước nặng nề, di động xiêu vẹo.

Dọc theo bên lối đi, đây đó lố nhố những thanh tre rừng chấp thành chữ thập cắm bên nhúm đất, để đánh dấu nơi xác thân của từng đoạn đời bạc mệnh đă bị vùi thây.

Rồi rừng cây san sát âm u chợt mở rộng.

Phía trước, bên dưới đồi, là một khoảng trống, không c̣n thân cây cao, chỉ có doanh trại và trại giam gồm chục gian nhà dài quanh sân rộng trơ đất. Toán người đi trước dừng lại. Họ biết ḿnh đang đi vào chốn tù đày, nhưng không khỏi khựng lại, kinh hoàng, khi địa ngục của trần gian hiện rơ ra từ phía trước.

Tên cai tù, tay gh́m súng dọa nạt, tay vung vẫy bực dọc, la hét hối thúc:

- Đi! Đi tiếp! Mau lên!

Gần bên ngoài lối vào trại, hai người tù đang chôn một chiến hữu vừa chết đêm qua. Thêm một vun đất nằm cạnh những ngôi mộ hăy c̣n màu đất mới. Cắm mạnh đoạn vạt nhọn của chân thập tự bằng tre, cho nó đứng tạm trên đầu nấm đất mới đấp. Anh vói lấy cái xẻng từ tay người bạn, lầm thầm lời nguyện:

- Cầu mong cho anh ấy được yên nghỉ trong yên b́nh...

Bang!

Lưỡi xẻng đập mạnh lên đầu cọc tre.

Bang! Bang! Bang!

Tiếng thép vang chát chúa, nghe lạnh rợn dọc trong ống xương. Âm thanh của miếng kim loại va vào vật cứng làm vỡ nát vết thương quá khứ. Quá khứ với tiếng của những nhát xẻng đập vào sọ người, đánh gục những thân thể rơi nhào xuống hố. Những hố chôn do chính nạn nhân mới vừa đào lấy, trước mũi súng đe doạ của đám quân lính nhân danh “cách mạng”. Vết thương quá khứ không bao giờ lành; với các hố chôn cùng những kiểu cách giết người man rợ của cộng sản, trăi dài từ các cuộc đấu tố, trong Cải Cách Ruộng Đất 1949, trong thảm sát Tết Mậu Thân 1968, trong các trại tù mà cộng sản gọi là "cải tạo" và trong các pḥng tạm giam của công an hiện nay.

Bang!

Cọc tre lún ngập vào vun đất mới đấp.

Chống xẻng, nh́n thập tự trước mộ phần, anh nói tiếp với đồng đội và với thi thể người bạn tù nằm trong ḷng đất và như nói với chính ḿnh:

- ... yên b́nh!... thứ mà... lúc c̣n sống anh ta đă chẳng được bao nhiêu!

Rập! Rập! Rập! Rập!

Nhịp chân của đoàn tù binh bước rầm rập theo tiếng huưt gió.

Nắng nhiệt đới gay gắt. Cây rừng đă bị đốn ngả để dựng trại, làm nơi giam giữ tù binh; giống các trại tù nhốt lính miền Nam lắm. Mặc cho cái nóng, nóng cháy trên mảng da trần, chiến binh Anh với quân phục tơi tả, nhưng vẫn nghiêm chỉnh bước theo chân Đại tá Nicholson. Họ không c̣n đi rời rạc mà xếp vào đội h́nh ba hàng dọc. Họ ngẩng cao gương mặt, cố chịu đựng, bước đồng nhịp. Đoàn quân chiến bại, không ban quân nhạc, không trống kèn, dù chân không hay giày đă rách nát, nhịp chân dậm vẫn mạnh theo tiếng huưt gió. Trong đôi mắt của người tù binh, hăy c̣n ánh kiên cường, bất khuất.

Đoạn phim trong phần khởi đầu Cầu Sông Kwai, bây giờ, dồn dập với nhịp quân hành. Đẹp hào hùng. Thật xúc động.

Vào ngày Lễ Remembrance Day, tại Vancouver, Ban Quân Nhạc Kỵ binh, thuộc Lữ Đoàn 41 Bộ binh, miền Tây Canada, bắt đầu nghi thức diễn hành với nhạc hiệu của đơn vị, cũng là khúc quân hành trong phim Cầu Sông Kwai.

Tiếng trống của ban quân nhạc thôi thúc nhịp chân; gợi nhắc, bừng dậy bầu nhiệt huyết của một thời trai trẻ vững bước trên Vũ Đ́nh Trường. Một thời của thao trường đổ mồ hôi, của bản hùng ca Xuất Quân, của "một đường kiếm thép oai hùng đưa"…

Tuổi trẻ quỳ xuống thề hy sinh bảo vệ tổ quốc và tự do của dân tộc.
Tuổi trẻ đứng lên, trưởng thành trong chiến trận.
Tuổi trẻ gục ngă cho đuốc tự do c̣n cháy sáng….

“To you from failing hands we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow, in Flanders fields.” *

Vẫn c̣n đây: Quốc kỳ Việt Nam!

Quốc kỳ và Quân kỳ Việt Nam vươn cao cùng cờ của các quốc gia tự do, hiên ngang diễn hành trên thành phố Vancouver. Màu cờ vàng lộng gió tung bay thật oai dũng. Đây, chiến tích dựng nước và giữ nước của tiền nhân.

Thế Chiến Thứ Nhất!

Thế Chiến Thứ Hai!

Chiến tranh nào cũng lắm bạo tàn!

Cộng sản tàn bạo hơn quân Nazi, phát xít Đức!

Trong chế độ cộng sản, tuổi trẻ bị vùi dập trong hận thù. Con người với t́nh người, nghĩa đồng bào bị đảng biến thành những loại người mất nhân tính, để điên cuồng phục vụ cho lư tưởng chiếm đoạt, thống trị!

Trong thảm sát Tết Mậu Thân 1968. Chỉ ở Huế, trong 22 địa điểm t́m được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2,326 sọ người. Thi hài bị cột trói thành xâu. Nạn nhân gồm người già, phụ nữ và có cả trẻ thơ. Tại Sài G̣n, khi du kích cộng quân vào nhà giết trọn một gia đ́nh. Cậu bé 10 tuổi bị thương nặng nằm bên xác mẹ, suốt hai giờ; sau đó được cứu sống và trở thành sĩ quan cấp tướng của Hải Quân Hoa Kỳ hiện nay. Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, không thể quên và nhắc lại thảm sát man rợ ấy như sau:

“Bố tôi là cố Đại tá Nguyễn Tuấn, lúc ông mất là Trung tá Nguyễn Tuấn, thuộc binh chủng Thiết giáp. Mẹ tôi là bà Từ Thị Như Tùng. Cả hai người và 5 anh em của tôi đă bị thảm sát vào năm 1968, trong biến cố Tết Mậu Thân. Lúc đó tôi 10 tuổi. Những kư ức đó ghi đậm vào trong đầu óc tôi hơn 50 năm nay và tôi đă phải sống lại với sự kiện đó gần như hàng năm.”

Sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm, Thiếu tá Huỳnh Túy Viên, Quận trưởng của quận Đầm Dơi, đă bị quân cộng sản man rợ tử h́nh bằng cách móc mắt ngay tại quận lỵ, vào tháng 5 năm 1975.

Tội ác của cộng sản không chỉ trong quá khứ mà c̣n tiếp diễn đến ngày nay!

We Remember!

Tiếng kèn đồng chấm dứt The Last Post với dấu nhạc cao vút, âm vang kéo dài đưa ḷng người vào Hai Phút Mặc Niệm, để tưởng nhớ người v́ nước hy sinh. Họ là những anh hùng lưu danh hậu thế cùng những anh hùng vô danh:

“Đă xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc” **

Trong cuộc sống đầy đủ, người ta dễ quên đi nỗi khó khăn thiếu thốn mà ḿnh đă phải trải qua. Người ta hết nhớ hay không muốn nhớ đến niềm hân hoan khi được hưởng nhận những ǵ đă từng mong ước. Tự do, quyền làm người, tưởng như chỉ là những ǵ tầm thường, sẵn có quanh ḿnh. Đến khi dân tộc bị cướp đoạt những quyền căn bản làm người, người ta mới khao khát và nhận ra rằng: cái giá của Tự Do quả thật là vô giá!

Hơn 70 năm qua, dân tộc Việt đă phải trả một cái giá quá đắt, bằng những núi xương, sông máu, cho hai chữ độc lập và tự do trên đầu môi chót lưỡi của cộng sản. Hàng ngàn người yêu nước vẫn đang bị tù đày chỉ v́ muốn đ̣i lại nền độc lập và tự do mà đảng đă cướp đoạt của dân tộc.

Trên nước Pháp, đang lúc bị quân bạo ngược Nazi cưỡng chiếm, trong giáo đường có hiện diện của quân lính Nazi, linh mục Louis Rolland vẫn b́nh thản cất cao lời giảng cho các giáo dân rằng:

“In this darkest hour, in the gloom of night... we must not despair.
Let us keep our faith intact, unswerving!
For each of us.... deliverance is coming!”

Trong giờ phút đen tối nhất này, trong màn đêm u ám, chúng ta không được tuyệt vọng, hăy giữ đức tin, thật vững vàng!

Với mỗi người chúng ta, sự cứu rỗi sẽ đến!

Giữ vững đức tin, kháng chiến quân Pháp đă không sợ hăi, chiến đấu can trường với lực lượng Đồng Minh, để giành lại tự do cho nước Pháp.

Khi dân tộc c̣n khí phách; nước Pháp thoát khỏi gông cùm của Nazi Đức.

Khi đảng cầm quyền c̣n sợ hăi bóng ma của cái xác chưa chôn nơi Ba Đ́nh, c̣n thần phục giặc Tàu cộng: c̣n mất nước, mất tự do!

Khi tinh thần Dân Tộc bạc nhược th́ Đất Nước tiêu vong!

Remember!

Để nhớ ngày 11/11/2019
Bùi Đức Tính
…………………………………………………………………………………………………………………………..
* In Flanders Fields - Trung tá Y sĩ John McCrae, Canada; tử trận tại Pháp.
** Anh Hùng Vô Danh-Việt Tâm /100 Bài Tập Đọc-Lớp Nhất & Lớp Nh́, Chương tŕnh giáo dục của miền Nam, Việt Nam Cộng Ḥa.
 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm