Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973

Hồi kư của tôi: Khoảng thời gian làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973

Nhân đọc Hồi Kư của Ô. Nguyễn Tấn Đời, do một người bạn ở California chuyển đến, tôi cũng xin thuật lại câu chuyện của chính cá nhân tôi, vào khoảng thời gian làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng và giai đoạn TNNH bị thanh lư.

Tôi tốt nghiệp Cử Nhân Đại Học Luật Khoa Saigon tháng 6 năm 1965. Sau đó tôi vào làm việc ở Nha Nghiên Cứu Bộ Tài Chính, từ 1965 cho đến 1968. Tết Mậu Thân, lần đầu tiên Saigon bị pháo kích nặng. Đêm nào, đạn pháo kích cũng bay véo véo ngang nhà, rơi xuống nhà hàng xóm thật gần, tôi phải bồng cháu Tố Oanh, lúc đó vừa được 8 tháng, hai mẹ con lăn xuống sàn, cạnh giường ngủ, gần vách tường để được an toàn hơn. Sau đó, tôi xin nghỉ giả hạn không lương 6 tháng và bồng cháu Tố Oanh ra Phú Quốc lánh nạn. Lúc đó, ba cháu là Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Yểm Trợ An Thới, Phú Quốc. Tôi ở Phú Quốc cho đến khi có bầu cháu Tố Uyên đươc 7 tháng, mới về lại Saigon vào khoảng năm 1969. Sanh cháu Tố Uyên xong, khi cháu đươc hơn 1 tuổi, tôi bắt đầu vào làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng. Lư do là Ô. Nguyễn Tấn Đời có ra Phú Quốc chơi, nên chúng tôi có dịp quen biết. Lúc đó, Ô. NTĐ là Tổng Giám Đốc, có hai Phó TGĐ phụ tá, một là Ô. Nguyễn Bá Nhẫn đặc trách các nghiệp vụ ở Trung ương, tốt nghiệp Haute Etude Commerciale ở Pháp và hai là cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có đặc trách các Chi nhánh.

Tôi bắt đầu vào tập sự tại Sở Tín Dụng của TNNH Trung Ương ở Bến Chương Dương. Lúc đó Bà Lê văn Tư (vợ của Cựu Đại Tá LVT) là Chánh Sở Tín Dụng, có một phụ tá là Cô Vương Anh, phụ trách các hồ sơ vay . Một thời gian sau, tôi đươc chuyển qua làm việc ở Sở Nghiên Cứu, với chức vụ là Phụ Tá Chánh Sở. Có một Phụ tá Chánh Sở nữa là Cô Khanh, tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa. Cô Quách thị Nga tốt nghiệp Quốc Gia Thương Mại là Chánh Sở.

Thời gian làm việc ở Sở Nghiên Cứu này có một kỷ niệm cũng …vui vui! Số là, một hôm, sau khi đi phép một tuần ở Phú Quốc về, chưa kịp ngồi xuống bàn, th́ chị Nga, Chánh Sở đă quở liền:

- ” Chà, chị đi tắm biển vui quá hén! Ở nhà tụi này đang điên đầu v́ tính không ra đây này, giờ tới phiên chị nghiên cứu đi!”

- “Nghiên cứu vấn đề ǵ?”

- “Ô. TGĐ muốn xin Ngân Hàng Quốc Gia tăng lăi suất Tiết Kiệm định kỳ, v́ Công Khố Phiếu của Chính Phủ đang trả lăi suất 20% lấy tiền lời trước, khách hàng đang rút tiền TK của Ngân Hàng tư ra đi mua CKP ào ào. Kư thác của NH ḿnh bị sụt quá trời, tiền đâu cho vay, phải nghĩ cách cứu nguy. Chị có nghĩ ra cách ǵ không? Cả tuần nay tụi tôi tính không ra, nó cứ lẻ hoài hà! Mua một triệu CKP, lấy ngay được $200,000 tiền lời, dùng $200,000 mua tiếp CKP, lấy được $40,000 tiền lời, lại dùng $40,000 mua tiếp CKP…cứ vậy tính tiếp”

- “Tôi hiểu rồi! Dễ thôi! 30 giây là xong ngay”.

Tôi lấy một tờ giấy nháp và một cây bút ch́, ngồi xuống, ngoáy liền một Tờ tŕnh lên Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia:

Ngáy…Tháng… Năm…

TIN NGHIA NGAN HANG

Kính gởi: Ông Thống Đốc NHQG Việt Nam

Trích yếu: v/v Xin tăng lăi suất Trương Mục Tiết Kiệm Định Kỳ

Kính thưa Ông Thống Đốc,

Công Khố Phiếu của Chính Phủ hiện nay đang trả tiền lời trước 20% cho khách hàng mua CKP.
Thí dụ: Một khách hàng đem $1,000,000 đi mua CKP. Người này nhận được ngay $200,000 tiền lời trả trước. Đến cuối năm, khách hàng rút tiền ra, sẽ nhận được $1,000,000 y nguyên. Như vậy, số tiền mà khách hàng thật sự bỏ ra chỉ có $800,000 thôi.
Bỏ ra $800,000, cuối năm lấy lại được $1,000,000. Như vậy, nếu tính theo tiền lời trả sau, sẽ là:
(200,000 / 800,000)= ¼ = 0, 25 hay 25%

Do vậy, chúng tôi kính xin Ông Thống Đốc cho phép chúng tôi được tăng lăi suất TK định kỳ 1 năm của TNNH chúng tôi lên 24%, tiền lời trả sau.
Rất cám ơn Ông Thống Đốc.

Kư tên:
NTĐ
TGĐ TNNH

Tôi đưa tờ nháp cho chị Nga. Đọc nhanh qua, không nói không rằng, chị đi tuốt vào văn pḥng TGĐ. Chỉ một lát sau, thấy Ông Đời đi ra:

- ”Yến à, mầy giỏi lắm! Nga, đưa văn thư này cho Ông Thuấn, biểu ổng cho đánh máy để tao kư gởi đi ngay. Một mặt cho đăng báo quảng cáo ngay lăi suất mới đi. Tiên hạ thủ vi cường mà!”

Cũng nhờ đươc khen giỏi, mà ít lâu sau, tôi xin đi làm GĐ chi nhánh TNNH/ Phú Nhuận, không khó khăn ǵ. Tôi đă dám bảo đảm với Ông Đời là, nếu trong ṿng 3 tháng mà kư thác không tăng, tôi sẽ tự động xin từ chức. Tôi được gởi đi học việc một ṿng ở các chi nhánh lớn, trước khi nhận nhiệm vụ mới. Khi tôi mới đến nhậm chức, tổng số kư thác của chi nhánh Phú Nhuận chỉ lên xuống khoảng 100 triệu, mặc dù Ông Giám Đốc trước là cưu TGĐ Tổng Nha Quan Thuế. Chỉ trong ṿng chưa tới 3 tháng, tổng số kư thác của chi nhánh PN đă tăng lên 300 triệu, nhờ tôi chịu khó đi mời các khách hàng thương gia dọc 2 bên đường Vơ Di Nguy, trong đó có cả Ông Hội Đồng Có, tục gọi là Đội Có (lúc đó ông đă ngồi xe lăn), ông gởi 100 triệu. Tôi được thưởng $30,000 để làm tiệc ăn mừng. Khi kư thác đạt được $300,000,000 th́ chi nhánh đă có quyền nhận hồ sơ vay. Tuy nhiên chi nhánh PN chưa kịp cho vay th́ tai nạn đă xảy ra. Nhưng đó lại là điều may cho tôi.

Một buổi sáng, vào khoảng năm 1973, cảnh sát đă bao vây trắng xóa TNNH trung ương. Riêng tại Chi nhánh PN, có 2 ông, một xưng là nhân viên của Việt Nam Thương Tín, Thụ Ủy của Ngân Hàng Quốc Gia và một xưng là Thiếu Tá Chỉ huy Phó Cảnh Sát Quận Tân B́nh. Hai ông này yêu cầu tôi 2 điều: 1 là cho kết toán sổ sách và 2 là đem tiền về NHQG. Hai ông không tŕnh ra được mảnh giấy nào để chứng minh nhiệm vụ được ủy quyền của ḿnh, mà cứ luôn miệng bảo:

- “Bà cứ việc thi hành theo lệnh này đi, vụ này quan trọng lắm, bà sẽ không bị bất cứ trách nhiệm nào đâu. Bà cứ tin chúng tôi đi!”

- “Xin lỗi hai ông. Thời buổi này vàng thau lẫn lộn, không biết đâu là thật, đâu là giả. Chúng tôi chỉ làm việc theo giấy tờ. Tiền bạc của ngân hàng, của khách hàng đâu phải là chuyện giởn chơi, mà mấy ông chỉ ra lệnh miệng, không có giấy tờ chứng minh, th́ ai chịu trách nhiệm cho chúng tôi đây. Xin lỗi, tôi không thể thi hành được.”

Rồi tôi trở lại bàn viết, quay điện thoại gọi chị Hảo, tức bà Cao thị Nguyệt, vợ ông Nguyễn văn Hảo, ông Hảo là bạn học thời Trung Học với ba các cháu:

- ”Chị Hảo ơi! Chị nói dùm anh Hảo là em có chuyện quan trọng, cần nói chuyện với anh gấp!”

Một lát sau th́ anh Hảo gọi lại. Tôi kể sự t́nh cho anh Hảo nghe và nhờ anh liên lạc với anh Lê Quang Uyển, hỏi thăm xem vụ này như thế nào. Một hồi sau th́ anh Hảo gọi lại, cho biết vụ này là thật, nhưng tôi đă làm đúng luật, c̣n anh Uyển th́ đă làm sai thủ tục. Tôi mừng v́ ḿnh đă làm đúng:”Vậy là không có giấy tờ, th́ em có quyền không thi hành, phải không anh?” Có lời của anh Hảo là tôi yên chí lớn rồi.

Trưa hôm đó, tôi cho xuất quỷ đen của chi nhánh, đưa tiền cho chú tài xế đi mua bánh ḿ và nước ngọt cho tất cả nhân viên của chi nhánh, trừ hai ông thụ ủy! (Họ tới uy hiếp ḿnh, tại sao ḿnh phải cho họ ăn!). Lúc trẻ, tôi ngang như vậy, không sợ ai hết! (Năm đó tôi 32 tuổi).

Tôi gọi điện thoại đến chi nhánh Ḥa Hưng, hỏi chuyện Bích Ngọc, con ông Đại tá Đầy. Bích Ngọc nói;

- ”Chị Gíám Đốc thấy cảnh sát tới, chị sợ quá, đă đem tiền đi nộp cho NHQG rồi!”

– “Làm ǵ mà phải sợ cảnh sát chứ? Cảnh sát phải sợ nhà binh, chứ nhà binh sao lại đi sợ cảnh sát!”

Tôi cố ư nói hơi to cho viên Thiếu tá cảnh sát kia nghe!

Nóng ruột v́ tôi không thi hành lệnh của họ, có thêm một vài người mặc thường phục, từ Ty cảnh sát tới tăng viện, họ bảo:

- ” Bà chống lại lệnh phải không? Vậy xin bà cho chúng tôi được làm tờ tŕnh lên thượng cấp”

- “Được. Nhưng các ông phải ghi đúng những ǵ tôi nói. Nếu các ông ghi sai một chữ, tôi sẽ không kư”. (Tôi c̣n nhớ, có cái máy chụp h́nh ǵ to lắm, cái đèn flash cũng to như của mấy ông phóng viên, chụp h́nh tôi lia lịa nữa)

“Ngày … Tháng… Năm …

Hôm nay, ngày…lúc …giờ, chúng tôi:

- Ô…, nhân viên VNTT, Thụ Ủy NHQG VN
- Ô…, Thiếu Tá Cảnh Sát QG, Chỉ Huy Phó Quận Tân B́nh
Có đến chi nhánh TNNH Phú Nhuận, yêu cầu Bà Giám Đốc chi nhánh thi hành 2 điều:

1. Kết toán sổ sách trong ngày.
2. Đem tiền của chi nhánh TNNH giao nộp cho NHQG Việt Nam.

(Rồi, đoạn này là phần của tôi, mấy ông ghi cho đúng nghe!)
Tôi, Trần thị Bạch Yến, Giám Đốc Chi Nhánh TNNH Phú Nhuận, để tránh trách nhiệm cho tôi sau này, chỉ bằng ḷng thi hành 2 điều yêu cầu trên đây với một trong hai điều kiện sau đây:

1. Có chữ kư chấp thuận của Ô. Nguyễn Tấn Đời, TGĐ TNNH.
2. Nếu v́ lư do ǵ, không lấy được chữ kư của Ô. NTĐ, TGĐ TNNH, th́ phải có được Án Lệnh Khẩn Cấp của Ṭa Án cho phép.

Kư tên”

Nói vậy, nhưng trong khi chờ đợi, tôi ra lệnh cho nhân viên chi nhánh kết toán sổ sách và tôi cùng cô Thủ quỹ cũng kiểm tiền như mọi ngày. Tôi nghĩ kết toán sớm một chút cũng không hề ǵ. Trừ chuyện đem tiền về NHQG.

Khoảng 2 giờ rưỡi trưa, th́ hai nhân viên của NHQG hào hển chạy đến trưng ra Án Lệnh Khẩn Cấp của Ṭa. Lúc đó tôi đành phải đem tiền đi nộp NHQG cùng với viên cảnh sát Thụ Ủy. Tôi có nói với viên Thiếu Tá Cảnh Sát là cho tôi ghé ngang Bộ Tư Lệnh Hải Quân, để tôi gọi ra Phú Quốc báo tin cho ba các cháu biết. Ông ta bằng ḷng cho tôi ghé. (Có lẻ là từ sáng đến giờ, ông ta thấy tôi quen biết nhiều nhân vật quan trọng, nên ông ta cũng vị nể phần nào). Tôi gọi cho anh Thơ và nói sơ cho anh biết t́nh h́nh, bảo anh nên lên máy bay về gấp. Rồi tôi tiếp tục đi đến NHQG. Tại đây có anh Thanh, nhân viên NHQG ra nhận tiền. Anh Thanh là thủ quân của đội banh NHQG, cũng là chồng của chị Vân đang làm ở Pḥng Nhân viên VNTT. Chị Vân cũng là bạn học cùng lớp với anh Thơ, anh Hảo…ở Trung Học Phan Thanh Giản ngày xưa. Anh Thanh hỏi tôi:

- ” Tháng này ngày nào anh Thơ về họp vậy chị?” (Họp Chỉ Huy Trưởng)

- “Tôi gọi cho anh Thơ rồi. Anh sẽ lên máy bay về liền”.

Viên Thiếu Tá CS nghe vậy liền hỏi:

- ” Ông Thơ nào, có phải là Trung Tá Nguyễn Minh Thơ ở Phú Quốc không?”

– “Đúng vậy, sao ông biết?”

– “Trời ơi, chuyến máy bay nào của Tonton đi Phan Rang cũng có Trung Tá Thơ đi tháp tùng”

– “Nè, từ sáng đến giờ ông ăn hiếp tôi đến cở nào! Bây giờ c̣n mặt mũi để nh́n hay sao!”

– “Tôi đă cho bà ghé BTL HQ rồi c̣n ǵ!”

Được biết chi nhánh Phú Nhuận là chi nhánh cuối cùng đem tiền đến NHQG. Các chi nhánh khác đă đem nộp tiền từ sớm!

(Xin nói thêm ở đây một chút, Viên Th/Tá CS sau này biết ra là em họ của ông Tám Nguyên, em cột chèo của Tổng Thống Thiệu, cũng thường tháp tùng theo Tonton bay ra Phan Rang. nên biết anh Thơ. Ra Phan Rang TT Thiệu thường ngồi trên ghe câu cá, anh Thơ th́ lặn xuống biển bắn cá, v́ anh là Chủ Tịch Hội Săn Bắn Dưới Biển Quân Đội. Có lần anh bắn được con cá mú nặng 103 kgs ở Phú Quốc. H́nh này được TT Thiệu để trên bàn viết của ông tại Dinh Độc Lập, để khoe quan khách ngoại quốc. Năm 1973, anh đă thết đăi Các Chiến Sĩ Xuất Sắc tại Dinh Độc Lập bằng món Cá Mú Đút Ḷ)

Trở về chi nhánh PN, 6 giờ chiều hôm đó, tôi phải lên xe cảnh sát về Tổng Nha Cảnh Sát ở đường Vơ Tánh. Tại đây, trong một căn pḥng lớn, tôi gặp đủ mặt các Giám Đốc chi nhánh tại Saigon Cholon và các Chánh Sở của TNNH trung ương, ông Phó TGĐ Nguyễn Bá Nhẫn và bà Nguyễn Tấn Đời. Nghe nói là ông Đời đang đi ủy lạo binh sĩ thuộc Quân Đoàn 1 cùng với cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có. V́ ông Đời đang đi vắng, nên chúng tôi tạm thời bị cô lập. Anh Thơ đă về tới, anh đem cho tôi một ổ bánh ḿ thịt và một lon nước ngọt. Tôi nhờ anh đem cho tôi một cái bàn chải và một cây kem đánh răng. Trong bóp tôi lúc nào cũng có sẵn một cây lược chải tóc, một cây son môi và một hộp má hồng. Hồi c̣n trẻ, “make-up” của tôi chỉ có vậy! Hai ông Tiến sĩ ở bên Pháp về, đang tập sự ở Sở Tín Dụng, tôi c̣n nhớ tên một người là Tiến sĩ Phan văn Song, người Huế, cũng nhờ anh Thơ mang về một cái note nhỏ báo tin cho gia đ́nh. Đêm đó là một đêm không ngủ, mọi người nói chuyện râm rang. Đại Tá Phạm Kim Quy có tới pḥng, sau đó cảnh sát đem tới 2 cái ghế bố nhà binh, một cho tôi và một cho bà Tư, chánh sở Tín Dụng. Té ra chồng bà này là Đại Tá Lê văn Tư, đang phục vụ tại Tổng Nha CS này! Tôi nhường ghế bố cho bà Đời. Bà Đời c̣n chưa nằm, th́ cô Tám Duyên (Phạm thị Duyên, em vợ Đặc sứ Phạm Đăng Lâm, Giám Đốc chi nhánh Eden) đă leo lên nằm. Cô tréo ngoảy chân, giơ một ngón tay cái lên và nói:” Number two làm, ḿnh c̣n chạy number one. Bây giờ number one làm, ḿnh biết chạy ai đây?” Vậy mà chỉ hôm sau thôi, tôi đă “chạy” được, mới thật là không ngờ! Ở đời có nhiều chuyện vui như vậy! Tôi vẫn c̣n nhớ câu than của ông Phó TGĐ Nguyễn Bá Nhẫn:”Cú này chắc là tiêu luôn rồi! Hết mong c̣n làm ăn ǵ được nữa!” (Sở dĩ anh Thơ được đặt biệt vào Tổng Nha CS và tôi có cái ghế bố, là v́ anh đă tới biệt thự Tú Xương đi cùng ông Tám Nguyên vào dinh Độc Lập gặp Tonton, ông Tám Nguyên là em cột chèo của ông Thiệu; Ton Ton đang xem phim, anh Thơ bèn đi gặp Trung Tướng Đặng văn Quang, ông Quang viết cho anh Thơ mấy chữ, anh Thơ đem giấy này đến gặp Đại Tá Phạm kim Quy ở Vơ Tánh (Ông PKQ sau tháng 4/75 bị đi học tập cải tạo, sau đó được qua Mỹ theo diện H.O. và đă qua đời tại California).

Sáng hôm sau th́ tôi dược đưa về chi nhánh PN để làm việc như thường lệ. Đến chiều, nghe nói là lại phải lên xe cảnh sát về lại Tổng Nha CS Vơ Tánh. Lần này th́ tôi thật sự “nổi khùng”! Tôi nhất định không chịu về.

Lúc đó có anh Thơ và viên Thiếu Tá CS ngồi trước bàn viết của ông Niệm, Kiểm Soát viên Kế Toán của chi nhánh PN.

– “Tôi không làm điều ǵ phạm pháp. Chi nhánh của tôi chi thu rạch ṛi, không sai một ly. Chi nhánh tôi cũng không có hồ sơ vay. Nếu ở Trung Ương có làm điều ǵ sai, th́ tội ai làm nấy chịu. Khi chống Cộng th́ mấy ông nói mấy ông có dân chủ. Dân chủ là như vầy hay sao? Chiều hôm qua mấy ông bắt tôi phải lên xe cảnh sát về Tổng Nha. Hai bên đường phố Vơ Di Nguy, các khách hàng thương gia của chi nhánh PN đều chứng kiến, thật là mất mặt. Sau này chúng tôi c̣n làm ăn ǵ được nữa? Tôi nói thật, mấy ông đă chạm tới nhân vị của người dân. Sau này chúng tôi sẽ đâm đơn kiện chính phủ, bắt chính phủ phải bồi thường danh dự cho chúng tôi! Hôm nay tôi nhất định không về Tổng Nha CS nữa, mấy ông có giỏi th́ bắn tôi đi. Tôi c̣n 2 con nhỏ ở nhà. Chồng tôi th́ ở xa. Hai hôm rồi các con tôi không thấy mẹ. Chắc là ở nhà các con tôi rất nhốn nháo! Dân chủ của các ông là như thế hay sao?”

Thấy tôi làm nư, anh Thơ mượn điện thoại tại bàn của ông Niệm, gọi anh Hảo, nói cho anh Hảo biết là tôi nhất định không chịu về Tổng Nha CS. (Sau này chúng tôi biết là anh Hảo gọi cho Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh, anh Hảo và ông B́nh là bạn học cùng Khóa T́nh Báo ở Mỹ. Có lẻ ông B́nh cũng đă gọi bàn với anh Uyển rồi và anh Uyển cũng đồng ư). Chỉ thấy sau đó, điện thoại reo (Thiếu Tướng NKB gọi lại), viên Thiếu Tá CS bắt điện thoại, nghe. Rồi ông ta bỏ điện thoại xuống, nói:

- ”Xin mời bà về Vơ Tánh”

– “Cái ǵ, tranh đấu từ chiều tới giờ, rốt cuộc cũng phải về Vơ Tánh là sao?”

– “Dạ, về Vơ Tánh để kư giấy tha!”

Cả chi nhánh cười rầm! Thật là bất ngờ! Vui thiệt! Cấp trên đă quyết định là các chi nhánh nào không có hồ sơ vay th́ đều được tha! Khỏi phải tiếp tục ngủ bót nữa. Rốt cuộc, tôi chỉ nếm mùi ngủ bót vơn vẹn có một đêm thôi! Gọi là “bị cô lập”.

Sau đó là thủ tục hoàn trả lại tiền kư thác cho khách hàng. Tôi nghe nói là không có sự thất thoát nào!

(Không biết có phải thật sự là Ông Đời không biết nguyên nhân của việc đánh sập TNNH hay không, nhưng những ǵ tôi nghe được, là trong thời gian tôi xuống chi nhánh PN, ở Sở Tín Dụng Trung Ương đă có thay đổi về nhân sự. Cô Vương Anh đă bị thuyên chuyển làm Giám Đốc chi nhánh Nguyễn An Ninh, chợ Saigon, thay cô Thanh và cô Thanh (em bà Đời) về nhận chức vụ Phụ Tá Chánh Sở Tín Dụng thay thế Cô Vương Anh. Tôi được biết là NHQG có nhận được một lá thư nặc danh, tố cáo TNNH. Ông Thống Đốc NHQG đă tŕnh lên Tổng Thống Thiệu và đă nhận được chỉ thị để thanh lư (liquidation) TNNH. Cô Vương Anh sau này được vào làm ở NHQG).

Sau khi thủ tục hoàn trả tiền lại cho khách hàng xong xuôi, tất cả các Giám Đốc chi nhánh và nhân viên đều bị cho nghĩ việc, trừ một ḿnh tôi. Tôi được chuyển về TNNH trung ương làm việc. Mọi người ngạc nhiên, không biết lư do. Thật ra, chúng tôi và anh chị Lê Quang Uyển đă trở thành thông gia. Em trai anh Uyển cưới em gái anh Thơ. Ngay bửa tiệc cưới, được tổ chức tại hoa viên Tư Dinh Thống Đốc NHQG, chúng tôi ngồi cùng bàn với anh chị Uyển. Anh Uyển nh́n tôi cười cười:

- ” Nhân viên tôi về báo cáo nói bà Giám Đốc chi nhánh PN bả dữ lắm!”

Tôi chưa kịp trả lời th́ anh Uyển tiếp:

- ”Mà chị đúng! Chị biết không lúc đó gấp quá, nên tôi không kịp xin Án Ṭa.”

Một lát sau, anh Uyển lại hỏi:

- ” Tôi biết chị có Cử Nhân Luật. Chị có muốn làm cho Việt Nam Thương Tín không? Chị đưa đơn tôi nạp dùm cho”

Tôi mừng quá, được vậy th́ c̣n ǵ bằng! (Thống Đốc NHQG cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị VNTT). Sau đó tôi có bầu cháu Phượng, nên tạm về TNNH trung ương làm việc, chờ sinh nở xong, mới qua Việt Nam Thương Tín.

(Tưởng cũng nên nhắc sơ qua về quy chế lương bổng của VNTT. Ở TNNH, lương GĐ chi nhánh, khoảng từ $35,000 đến $50,000/tháng, tùy thâm niên làm việc. Mức lương này tương đương với mức lương của một nhân viên thông thường làm việc cho Sở Mỹ, Ngân Hàng Mỹ hay Ṭa Đại Sứ Mỹ (cứ 2 tuần th́ họ lănh lương một lần, bằng tiền VN; mỗi năm họ cũng lănh trội ra 2 pay checks, xem như họ cũng lănh mỗi năm 13 tháng lương). Cũng tương đương với mức lương của một quân nhân cấp Trung Tá/CHT như ba các cháu. TNNH mỗi năm được 13 tháng lương. VNTT th́ mỗi năm đươc 14 tháng rưỡi. Cấp Cán sự lănh $120,000/tháng, mỗi năm có 30 ngày phép (phải có bằng Cử Nhân Luật ĐH Luật Khoa Sagon; Cử Nhân Luật Huế, Cần Thơ, Cử nhân Văn Khoa chỉ là Tham sự thôi. Cấp Tham sự $70,000/tháng. Có bằng Bachelor ở Mỹ, ở Anh về, th́ là ngạch chuyên viên $200,000/tháng; cô Hoàng Bích Ngọc, em gái Hoàng Đức Nhă thuộc diện này. Cô làm việc ở lầu 9. Tôi thưởng gặp cô trong thang máy. Cô Hương, con ông Nguyễn văn Kiểu, cháu TT Thiệu, có cử nhân văn khoa, nên cũng phải chịu ngạch Tham sự. Tôi có gặp lại cô Hương năm 1975 tại đảo Guam. Lúc đó, anh Thơ làm cho Processing Center của Trại Asan, phụ trách thủ tục xuất nhập trại cho người tị nạn. Trại Asan là một căn cứ của HQ Mỹ ở đảo Guam; tôi làm cho Immigration, Interpreter and Typist, phụ trách cấp thẻ I-94 cho người tị nạn ($2.10 một giờ, ăn trưa với Mỹ, gia đ́nh có thẻ đặc biệt, khỏi phải sắp hàng đi lănh cơm). TT Thiệu biết được chúng tôi làm cho Mỹ, do bà Tôn Thất Ái Chiêu từ Guam điện cho Tonton, Tonton bèn thuê một chuyến bay đặc biệt, đưa tất cả nhân viên Tổng Thống Phủ và Thủ Tướng Phủ, từ Taiwan qua Guam làm thủ tục tị nạn. Được biết Tonton cấp cho mỗi người $2,000 dollars dằn túi. Gặp lại Ông bà Đại tá Cầm, chánh văn pḥng của Tonton, tôi mới biết, té ra ông Cầm không hề biết tiếng Anh và chưa từng xuất ngoại lần nào. Trong đầu óc ngây thơ của tôi, tôi cứ tưởng là phải giỏi lắm mới được vào làm việc ở Phủ Đầu Rồng! Không có $2,000 của Tonton cho, chúng tôi ráng làm việc cho tới khi đóng trại, cũng có $2,000 dằn túi như ai thôi!).

Nếu như không có cái biến cố tháng 4/75, ít lâu sau, thế nào tôi cũng xin đi làm Giám Đốc một chi nhánh của VNTT. Chuyện này không khó ǵ!


Tang Lễ anh lê Quang Uyển, cựu Thống Đốc NHQGVN tại Chiang Mai, Thailand.


Chị Uyển đang ngồi ghe để rải tro cốt anh Uyển trên sông Chiang Mai

Ông Lê Tấn Lộc, cựu TGĐ VNTT, có vợ đầm, hiện ở Pháp. Ông Lê Quang Uyển th́ bị học tập ở trại Long Giao 3 năm, chị Uyển có quốc tịch Pháp, làm việc tại Ṭa Đại Sứ Pháp, nhờ Ṭa Đại sứ Pháp can thiệp nên anh Uyển được ra trại sớm và anh chị được hồi hương về Pháp. Năm 1983, chúng tôi có qua Pháp, được biết anh Uyển đang làm Giám Đốc một chi nhánh ngân hàng Pháp tại Saudi Arabia. Sau này là tại Chiang Mai, Thailand; đă về hưu và qua đời vào năm ngoái, 2018, tại Chiang Mai, một thành phố du lịch xinh đẹp của Thailand, thọ 82 tuổi. Ông Nguyễn văn Hảo th́ ở lại Việt Nam, hợp tác với chính quyền mới. Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có th́ ở lại VN, bị học tập cải tạo, rồi sau này cộng tác với chính quyền mới trong Mặt Trận Tổ Quốc và cũng đă qua đời. Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh th́ định cư ở Mỹ từ 1975. Ông Nguyễn Tấn Đời đă thoát ra được khỏi Khám Chí Ḥa, lúc Ô. DVM lên làm TT, vào 2 ngày chót của tháng 4 năm 1975, Ông DVM đă ra lệnh thả các chính trị phạm. Lúc ông Đời c̣n trong khám Chí Ḥa, rất gần nhà tôi trong cư xá Chí Ḥa, đường Ḥa Hưng, nên tôi và anh Thơ có lần tháp tùng bà Đời vào khám để thăm ông. Nhưng ông Quản Đốc, cũng cấp bậc Trung Tá không cho phép, ông nói:

- ” Xin lỗi Trung Tá, v́ ông Đời là một nghi phạm đặc biệt, nên chúng tôi được lệnh chỉ cho vợ ông thăm nuôi mà thôi”.

Chúng tôi đành trao lại giỏ xoài cho bà Đời đem vào cho ông. Ông bà Đời định cư ở Canada, v́ các con ông bà đă du học ở đó từ lâu. Ông lập ra Nhà Hàng Kobe’, qua lại giữa Canada và Mỹ, và đă qua đời lúc 73 tuổi, tại Orlando, Florida. H́nh như cô Vương Anh có ông Nguyễn Hữu Có chống lưng. V́ sau này, khi đă ở Mỹ, có lần tôi nghe ông Đời tâm sự: ”Ông Có đă phản anh Hai. Tuy biết vậy, nhưng khi nghe ổng bị tù ngoài Bắc, tháng nào anh Hai cũng gởi cho ổng một gói quà 2 lbs qua bưu điện. Hai ông Phó TGĐ, anh Hai trả lương cho mỗi ông $350,000/tháng. Một năm cũng 13 tháng lương. Chưa kể thưởng riêng”. V́ hai ông tranh giành quyền lực, đấu đá với nhau, khiến cho cả một hệ thống TNNH bị sập tiệm, từ Saigon Cholon cho đến khắp các tỉnh, bao nhiêu là nhân viên bị mất việc. (Hai ông Tiến sĩ là do ông Phó TGĐ Nguyễn Bá Nhẫn giới thiệu vào tập sự tại Sở Tín Dụng, ông nói là để tăng uy tín cho TNNH)

Đời người chỉ như giấc mộng Nam Kha! Hơn thua cho lắm, rốt cuộc th́ khi ra đi, có ai mang theo được những ǵ?

Trần Bạch Yến
Viết xong tại West Valley City, Utah, May 11, 2019

H́nh chụp tiệc đầy tháng cháu Phượng tại nhà Ḥa Hưng

Từ trái: Chị Lê Quang Uyển, em gái anh Thơ cũng là em dâu anh Uyển, tác giả, cháu Phượng (bị chậu hoa che khuất), Chị Nguyệt vợ ông PTT Nguyễn Văn Hảo và cô em út anh Thơ

Tác giả ở trại tỵ nạn ASAN trên đảo Guam

 






 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm