CHỈ C̉N NỖI NHỚ

VI VÂN

( Đây là câu chuyện thật, v́ tôn trọng nhân vật chánh nên người viết xin được giấu tên anh ).

Tôi đi chầm chậm trên con đường im vắng trong buổi chiều đang dần xuống. Nắng nhạt nḥa trên hai hàng xoài chạy dài quen thuộc, những cây xoài xanh non ngày nào từng chứng kiến những bước chân đi về của bọn tôi một thời giờ cũng già nua theo năm tháng. Con đường nầy ngày xưa không tên nên bọn học sinh chúng tôi gọi nó là Đường Hàng Xoài. Mỗi buổi sáng đường ngập tràn những tà áo trắng và những chiếc quần xanh của nam, nữ sinh cùng nhau đi đến hai trường trung học chính của tỉnh là Trường Phan Thanh Giản và Trường Đoàn Thị Điểm.

Ôi! Nhớ thương và nuối tiếc làm sao thời học sinh vô tư, hồn nhiên đó. Những ngày tháng ấy sẽ không bao giờ trở lại nhưng măi măi khắc sâu trong ḷng tôi.

Bước chân tôi lang thang đi ngang qua một ngôi nhà. Tôi ngập ngừng dừng gót, ṭ ṃ nh́n vào …Căn nhà nầy ngày xưa tôi thường đến, từng ở lại ăn cơm, từng thức đêm ôn bài vở cùng cô bạn Ngọc Liên và được sự chỉ dạy tận t́nh của anh Th, anh trai Ngọc Liên v́ anh học hơn chúng tôi ba lớp. Căn nhà đă được sửa sang lại tươm tất hơn xưa, suưt nữa tôi không nhận ra nếu không v́ cây trứng cá trước nhà vẫn c̣n nguyên vẹn. Một cơn gió nhẹ thổi qua, từng loạt lá trứng cá rơi rụng lững lờ bay xa, chập chờn rồi mất hút. Ḷng tôi chùng xuống, nao nao buồn và chợt nhớ về những ngày tháng xa xưa ấy, những kỷ niệm về anh…

Anh không phải là anh ruột của tôi, không phải là người yêu của tôi chúng tôi chỉ là anh em kết nghĩa nhưng anh thương mến và chiều chuộng tôi hơn cả Ngọc Liên. Mỗi lần nghĩ về anh tôi nghe xót xa, ngậm ngùi cho một con người bất hạnh, xấu số.

Gia đ́nh anh ở dưới quê, anh và Ngọc Liên được ba anh mua cho một căn nhà ở tỉnh gần nhà tôi để tiện việc học hành. Anh cũng là bạn cùng lớp với anh trai tôi v́ thế bốn người chúng tôi càng thân thiện, gần gủi hơn. Anh chân thật dễ mến, thích làm thơ và hay ôm đàn guitar đàn hát t́nh ca vào những chiều nhạt nắng.

Những ngày tháng hồn nhiên thơ mộng của tuổi học tṛ chúng tôi êm đềm trôi theo năm tháng, phẳng lặng như ḍng sông Hậu hiền ḥa xuôi chảy mênh mang. Nhưng cuộc đời thường không bao giờ được như ư người mong muốn. Vào năm tôi đang học Đệ Tam th́ cả anh và anh trai tôi đều lên đường nhập ngũ. Buổi tiễn đưa buồn vời vợi, mẹ tôi làm một buổi tiệc nhỏ chỉ có vài người bạn thân của các anh và gia đ́nh quây quần tâm sự. Anh lại ôm đàn hát, hát rất nhiều bài chia ly làm bầu không khí càng thêm buồn bă:

“ Sầu mà chi em lúc non sông cần trai hùng. Buồn mà chi em mai anh về trong nắng êm. Đừng v́ chia ly làm nản chí nam nhi. Vui lên đi cùng ước thề, rồi ngày mai anh sẽ về..” *

Hoặc :

“ Ngày mai anh đi biển nhớ tên anh gọi về, gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya. Ngày mai anh đi đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ ,sỏi đá trông anh từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ…”**

Rồi tôi tiễn hai anh đi khỏi Cần Thơ, con sông Bassac đưa chiếc phà trôi xa, xa măi đến bến bờ bên kia để lại cô bé đứng bơ vơ với đôi ḍng nước mắt. Vắng bóng hai người anh cùng một lúc tôi như hụt hẫng, chơi vơi, không c̣n ai để hỏi bài khi không hiểu, không c̣n ai dạy bảo những điều hay điều tốt cho một đứa con gái mới lớn. Sau ngày ra trường hai anh bị đổi về miền xa, là lính trận nên ít thư từ về và tôi cũng dần dần bớt nghĩ về các anh.

Măi đến mấy năm sau anh được về phục vụ tại Tiểu Khu Phong Dinh ( Cần Thơ). Lúc nầy tôi đă lớn và cũng ít tới lui nhà anh. Sau đó tôi vào Đại Học và bận rộn với cuộc sống của riêng ḿnh nên chỉ thỉnh thoảng gặp anh hoặc đôi khi cùng anh uống vội vă ly nước rồi đi. Một ngày kia anh t́m đến tôi với vẻ mặt thật buồn và một tâm sự ngổn ngang nên anh cần người tâm sự.

Anh cho tôi biết anh đă yêu một người con gái nhà giàu, danh giá. Cô ấy cũng yêu anh nhưng cả hai gặp sự phản đối mănh liệt từ ba cô v́ ông chê anh chỉ là anh trung úy nghèo, không xứng với con ông, con gái một gia đ́nh danh gia vọng tộc. Cuộc t́nh của hai người không lối thoát, chỉ có thương đau và nước mắt của nàng mỗi lần gặp gỡ. Anh muốn tôi đến thăm nàng ấy để an ủi, khuyên nhủ cô ráng chờ đợi, sẽ có một ngày ba cô nghĩ lại thương xót mà chấp nhận cho hai người được sống bên nhau. Buổi trưa hôm đó anh dẫn tôi đến nhà hàng Phong Dinh Lầu nơi đă hẹn với cô ta. Chúng tôi chọn một cái bàn trên lầu nằm khuất ở cuối góc pḥng cho kín đáo, tránh người quen biết gia đ́nh cô nh́n thấy. Khi gặp cô tôi ngạc nhiên:

- Ồ! Té ra là chị Diễm Phương.

Tôi quay sang anh:

- Chị nầy là chị của Thụy Phương đứa bạn thân của em đó.

Chị cũng mở to mắt nh́n tôi:

- Sao lại là em Vân Anh? Anh Th là anh của em à?

Tôi đưa mắt nh́n anh không biết trả lời sao với chị Diễm. Anh nhanh miệng nói:

- Vân Anh là em họ của anh đó.

- Thật sao?

Tôi gật đầu nắm tay chị ngồi xuống. Tôi nh́n chị quan sát: chị đă tiều tụy đi nhiều v́ cũng khá lâu rồi tôi không đến nhà chơi với Thụy Phương. T́nh yêu ngang trái đă làm một cô gái trang đài trở nên sầu muộn, héo úa thật đáng thương. Tôi không biết phải nói ǵ, làm ǵ trong lúc nầy để giúp hai người nên nh́n anh ngập ngừng:

- Anh ơi, làm sao đây? Em không biết nói ǵ cả.

Chị Diễm Phương đưa đôi mắt thật buồn nh́n anh:

- Thôi đi anh, em hiểu được ư của anh. Cám ơn ḷng tốt của Vân Anh nhưng em sẽ không giúp được ǵ cho chị đâu.Tánh t́nh của ba chị, chị là người hiểu ông hơn ai hết, khó lay chuyển lắm.

- Sao chị biết được mục đích em đến hôm nay vậy? Anh Th có nói trước rồi phải không?

Chị gật đầu nhẹ và đưa đôi mắt mơ màng nh́n những vệt nắng lung linh, vướng vấp trên hàng cây Sao ngoài khung cửa nhà hàng.Tôi cảm thấy sự hiện diện của ḿnh thật thừa thải nên nói:

- Thôi em xin phép ra ngoài một lát để anh chị tâm sự.

Không cần sự đồng ư của anh tôi bước nhanh xuống lầu và ra cửa. Tôi đi dọc theo bến Ninh Kiều, buổi trưa buồn hiu hắt, một vùng trời nước bao la trước mặt. Những chiếc thuyền con lênh đênh ẩn hiện ngoài khơi đang hướng về một nơi nào đó, dù xa xôi nhưng thuyền chắc chắn sẽ đến được bến bờ. Tôi nghĩ đến cuộc t́nh của anh và Diễm Phương mà thương xót, chắc họ sẽ không bao giờ t́m được bến đỗ đâu.

Tôi đi ngược lên phố, lang thang thơ thẩn như chính ḿnh là kẻ mang tâm sự buồn. Lúc ngang qua Ṭa Án tôi chợt rùng ḿnh khi nh́n cây đa cổ thụ trong sân. Cây đa chắc đă lâu đời lắm, to lớn, già nua, rễ mọc thành dây leo chằng chịt quanh thân, dước gốc cây có vài vật cúng bái của ai đó lén mang đến v́ tin tưởng sự linh thiêng của cây đa già nầy. Rất nhiều người cho rằng ai có ḷng thành đến đó cầu xin hay ước nguyện điều ǵ đều được toại nguyện, linh thiêng, huyền diệu chưa từng thấy ( có lẽ chính v́ thế mà Chánh Phủ không đốn bỏ đi một cây cổ thụ không đẹp mắt nằm ngay trước con phố chính như vậy ). Anh cho tôi biết là có một lần trong lúc quá buồn khổ, tuyệt vọng anh và chị Diễm Phương đă đến đây cùng thề nguyền: nếu không được thành vợ chồng th́ nguyện sẽ cùng sống, chết bên nhau. Lúc đó tôi đă trách anh:

- Anh là một sĩ quan, một người chiến sĩ sao lại ủy mị, yếu đuối như thế? Tuy em rất sợ ma nhưng em không tin chuyện đó .

- Ờ, lúc đó Diễm Phương cứ khóc lóc, cứ năn nỉ nên anh cũng yếu ḷng mà chiều theo cho cô ấy yên tâm. Nhưng anh cũng không tin vào những điều huyền hoặc, hù dọa người ta đâu.

Những ngày tháng sau đó tôi v́ bận học hành, thi cử nên không thường gặp anh. Rồi một ngày kia tôi lên xe hoa với một anh chàng Vơ Bị, bỏ lại sau lưng thời con gái mộng mơ cùng thành phố thân yêu hiền ḥa với bao bạn bè và kỷ niệm.

Tôi theo chồng đến một tỉnh lẻ xa xôi, hiu hắt buồn tênh, hằng ngày chỉ nghe tiếng súng nổ, tiếng đạn pháo, tiếng chiến đấu cơ gầm gừ nhả khói…Những gương mặt thơ ngây của đám học tṛ không làm mờ phai được nét kinh hăi mỗi lần trường bị pháo kích, cả thầy tṛ kéo nhau chạy trốn, ẩn núp.
Tôi sống trong t́nh trạng đó suốt mấy năm trời cho đến năm 1974 chồng tôi được thuyên chuyển về Cần Thơ, quê hương dấu yêu của tôi.

Về lại chốn xưa trong lúc đất nước đang lâm vào hoàn cảnh bế tắc khó khăn. T́nh h́nh chiến sự sôi sục khắp nơi, những người vợ lính như chúng tôi làm sao yên tâm được, tôi lo lắng theo dơi từng bước đi của chồng, tôi cầu nguyện hằng đêm cho chồng, cho bạn bè, cho đất nước.

Một ngày kia tôi bàng hoàng đau xót nhận được tin anh tử trận trong một cuộc hành quân khi anh đang nắm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Khu Phong Dinh. Những kỷ niệm ngày xưa chợt ùa về, từ những ngày tôi c̣n là cô bé rất nhỏ được anh vỗ về bằng những trái ổi, trái xoài mang từ quê anh lên. Những lần anh dạy Toán Học cho tôi và Ngọc Liên nào là những Hyperpol, Parabol, những sin, cos…và những lần nghe anh đàn hát. Anh thích hát những ca khúc sầu thương, chia ly, dang dở. Có lẽ điều đó cũng ảnh hưởng đến cuộc đời anh nên anh gặp toàn những điều bất hạnh.

Tôi đến nhà anh, thắp cho anh nén hương vĩnh biệt. Bức ảnh quân nhân anh chụp chẳng tươi cười như bao người khác, gương mặt anh đầy nét ưu tư, trầm mặc như vẫn c̣n lưu luyến một điều ǵ đó chưa phôi phai được. Phải rồi, chắc là người t́nh Diễm Phương ngày đó của anh khiến anh c̣n vương vấn chưa vơi.

Tôi ngồi trước bàn thờ anh thật lâu, hồi tưởng lại những tháng ngày qua mà tiếc thương người anh vắn số. Anh ra đi khi vừa 29 tuổi (anh sinh năm 1945). Cái huy chương Đệ Ngũ Đẵng Bảo Quốc Huân Chương với cấp bậc trung tá có thay thế được nỗi đau đớn trong ḷng những người thân của anh không? Bất giác những giọt nước từ đâu chợt rơi lả chả trên mặt tôi.

Tôi ra về, ngước nh́n những áng mây lững lờ trôi trên trời cao mà ngỡ đó là anh. Anh là áng mây phiêu bồng sẽ tan biến bất cứ lúc nào. Tôi nghe trong hơi gió h́nh như những lời hát trữ t́nh ngọt ngào, trầm ấm của anh ngày nào c̣n văng vẳng:

“ Ngày xưa tôi có quen một người em gái nhỏ. Tuổi đang mười sáu mái tóc chấm ngang vai. T́nh như nụ hoa nở trong ḷng đời ngọt ngào. Rồi yêu thương ai đem ghép cho đôi tim non…”***

Anh đă nằm yên dưới ḷng đất lạnh, bỏ lại tất cả trên cơi đời ô trọc, thênh thang cùng mây gió. Riêng tôi măi bận rộn với gia đ́nh mà quên mất thời gian trôi qua. Rồi sau biến cuộc 30- 4-75 tôi phải chật vật nuôi con nhỏ và lo cho chồng trong trại tù Cộng Sản. Một ngày kia chợt nhớ bạn bè, tôi t́m đến nhà Thụy Phương thăm hỏi. Thật bất ngờ khi một người đàn ông xa lạ nói giọng Bắc ra bảo tôi rằng ông ta là chủ nhà mới và cho tôi biết chủ cũ đă dời đi theo địa chỉ nầy. Rồi ông đưa cho tôi tờ giấy nhỏ với mấy hàng chữ. Kể ra ông ta cũng khá tử tế khi c̣n giữ địa chỉ mới của gia đ́nh Thụy Phương mà nhắn giùm người thân của cô.

Tôi t́m được nhà Thụy Phương ở trong một con hẻm trên đường Tự Đức không mấy khó khăn. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là chính ba của Phương ra mở cửa và lên tiếng hỏi tôi ngay v́ ông c̣n nhớ mặt tôi:

- Ồ! Cháu Vân Anh. Sao cháu t́m được nhà bác?

- Dạ, cháu ghé qua nhà cũ họ cho cháu biết địa chỉ mới.

Bác thở dài rồi đứng nép sang một bên:

- Cháu vào chơi đi. Thụy Phương đang ở nhà sau đó.

Nghe có tiếng lao xao Thụy Phương xuất hiện:

- Ai đến vậy ba?

- Vân Anh t́m con đó.

Phương chạy nhanh lên nhà và nói như hét:

- Trời ơi, con quỷ nầy sao giờ nầy mầy mới t́m tao? Tao tưởng gia đ́nh tao “sa cơ thất thế” rồi không c̣n bạn bè nào ngó ngàng tới chớ!

- Mầy nói ǵ kỳ vậy? Đến giờ nầy tất cả chúng ta đều “xuống śnh” hết chớ có phải chỉ riêng mầy đâu.

- Ừ, tao nói chơi thôi mà.

Thụy Phương dắt tôi ra sau nhà, chỉ cái bàn nhỏ và hai đứa cùng ngồi xuống hàn huyên. Tôi đưa mắt nh́n căn nhà chật hẹp khác hẳn căn nhà đồ sộ sang trọng ngày trước của gia đ́nh Phương tôi đă ngầm hiểu phần nào. Như đóan được ư nghĩ trong đầu tôi Phương giải thích:

- Họ đă lấy căn nhà lớn và đổi cho tao căn nhà nầy. Thôi th́ ít ra cũng c̣n có chỗ che mưa tránh nắng mầy ơi! Phương cười chua chát.

- C̣n chồng mầy đâu? Cũng bị đi tù rồi sao?

- Không. Anh ấy là Sĩ Quan Hải Quân nên đă theo tàu chạy đi mất rồi, bỏ lại tao và đứa con 2 tuổi.

Tôi ái ngại nh́n Phương:

- Mầy có tin tức ǵ của ảnh không?

Phương lắc đầu và nói:

- Thôi, đừng nói về ảnh nữa. Mầy ra bàn thờ thắp nhang đi.

- Ừ, tao vô t́nh quá. Tao phải thắp nhang cho bác gái mới được.

Lúc tôi vừa định với lấy cây nhang, mắt tôi nh́n lên bàn thờ, tôi chới với, sửng sốt khi nh́n thấy bức ảnh của chị Diễm Phương để kế bên bức ảnh bác gái.Tôi quay sang Thụy Phương hỏi nhanh:

- Chuyện ǵ vậy Phương? Chị Diễm mất hồi nào? Chị bịnh ǵ mà vắn số vậy?

Phương nói như nghẹn ngào:

- Mầy hỏi nhiều quá làm sao tao trả lời kịp. Từ từ rồi tao kể cho mầy nghe.

Phương kéo tôi ngồi phệt xuống đất ngay trước bàn thờ vừa lau nước mắt vừa nói:

- Mầy có nghe anh Th kể về chuyện anh ấy và chị Diễm Phương đă từng dắt nhau ra cây đa trước Ṭa Án thề thốt sống chết có nhau không?

-  Ừ, tao có nghe anh Th nói vậy, nhưng lúc đó ảnh chỉ muốn cho chị Diễm yên ḷng thôi chớ ảnh không tin đâu.

- Tao không hiểu có phải thật sự cây đa đó có ma lực nào xui khiến mà đă ứng nghiệm vào lời thề của hai người họ. Hôm đó chị Diễm đi Sàigon về xe bị tai nạn trên khúc đường gần quận Giáo Đức - Vĩnh Long, chị Diễm đă tử nạn cùng vài hành khách trên xe. Lúc ấy tao t́m đến nhà anh Th định báo tin cho anh ấy hay th́ tao đă bàng hoàng đến phát run khi người ta cũng vừa đưa xác anh về gia đ́nh. Lúc đó tao nghĩ ngay đến lời thề của hai người trước cây đa mà kinh hăi, lời thề đó đă thành sự thật rồi, có muốn không tin cũng phải tin thôi.

Thụy Phương ngừng một giây rồi nh́n lên bức ảnh của chị Diễm và nói:

- Chắc chị ấy đă được cùng người yêu sum họp bên kia thế giới. Nghĩ đến điều đó tao cũng bớt buồn đau phần nào. C̣n ba tao sau ngày chị Diễm mất ông hối hận lắm. Ông tự trách ḿnh quá cổ hủ, khắt khe với con đă giết chết t́nh yêu và cả cuộc đời con ḿnh. Giờ ông yếu lắm, hay nằm ác mộng thấy mẹ tao trách móc ông luôn, chắc ông cũng chẳng c̣n được bao lâu nên tao ráng phụng dưỡng, chăm sóc ông. Giờ chỉ có hai cha con và một cháu bé nương tựa nhau cho qua ngày tháng.

Tôi bùi ngùi nắm tay Thụy Phương và an ủi cô vài lời. Tôi đâu ngờ gia đ́nh Thụy Phương tan nát như thế. Chị Diễm Phương ra đi thật bất ngờ, có đúng là chị đă theo anh Th không? Giờ nầy anh chị có được gặp nhau không? Ôi! Thế giới huyền bí đó có ai biết được?

Từ giă Thụy Phương tôi ra về với nỗi buồn dịu vợi. Tôi nghĩ đến anh Th, chị Diễm Phương mà nuối tiếc, xót thương cho một mối t́nh mang xuống tuyền đài chưa phôi phai.
* * *
Mấy mươi năm rồi tôi được trở về quê hương, con đường xưa c̣n đây, lối cũ c̣n đó nhưng những người thân năm ấy nay đâu? Một cơn gió nhẹ thổi qua hàng xoài làm ṿm lá đong đưa theo gió, âm vang như tiếng nỉ non, thỏ thẻ đón chào cô bé ngày nào trở lại. Cô bé ấy giờ cũng héo tàn, già nua theo năm tháng, cô trở về t́m lại kư ức của thuở nào, t́m lại h́nh bóng của những người mà cô rất mến thương. Nhưng tất cả đă không c̣n, đă không thể nào t́m thấy nữa, chỉ c̣n lại nỗi nhớ, sự hoài niệm về ngày đó mà thôi.

Tôi buồn bă quay về, những bước chân ră rời, mệt mỏi như c̣n lưu luyến một điều ǵ khó thể nguôi ngoai. Hoàng hôn dần xuống, gió thổi mạnh hơn, tôi nghe đâu đây có giọng ca trầm ấm nồng nàn của ai đó vang vang trong nắng chiều lảng đảng:

“… Một hôm xếp bút nghiên đăng tŕnh tôi giă từ. Tiễn đưa buồn hơn đêm mưa lắng tâm tư. Người đi người thương nhớ nhau từng ngày từng giờ. Thời gian trôi qua mau giữ tin yêu cho nhau đến mai sau nhưng ai biết ra sao…”

Ôi! Bản nhạc quen thuộc ngày nào anh thường hát. Nước mắt tôi chợt rơi rớt, tôi nghe cay xé tâm hồn và nhớ về anh quay quắt. Ước ǵ tôi được ngược thời gian để gặp lại anh một lần, để được nghe anh đàn hát. Nhưng đó chỉ là ảo vọng v́ anh đă thành mây khói từ lâu rồi, giờ đây trong tôi CHỈ C̉N NỖI NHỚ, một nỗi nhớ dằn vặt, ray rức măi không vơi.

VI VÂN
Cali Xuân 2019

*Buồn Chi Em Ơi – Lam Phương
**Biển Nhớ - Trịnh Công Sơn
***Ngày Sau Sẽ ra Sao – Lê Dinh-Minh Kỳ





 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm