Cựu Dân Biểu Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt

Hà Việt Hùng

Hồi c̣n trẻ con, mỗi khi đi học về, tôi lại chạy một mạch đến băi đất trống gần kho gỗ của một binh chủng Công Binh VNCH (do Pháp để lại) phiá trước nhà, mặc tiếng kêu gào như ‘nước đổ đầu vịt’ của mẹ tôi, chơi đá bóng với các bạn cùng xóm đến tối mịt mới về, lúc đó ông cựu DB (1) Lý Qúy Chung (2) (LQC) và bà DB Kiều Mộng Thu (3) (KMT) đă ‘nổi’ lắm rồi. Ho là những DB thuộc nhóm chống đối chính phủ (Nguyễn Văn Thiệu). Lẽ dĩ nhiên, tôi có phần “nể” họ. Tôi nghĩ họ là những ‘anh hùng’, dám chống đối chính phủ, chắc là… khó làm việc lắm. Khỏi phải nói, tôi mê họ như ‘điếu đổ’. Phải có những con người như vậy, đất nước mới ‘khá’ được. Đó là những chất ‘xúc tác’ cần thiết cho một xã hội dân chủ, tự do và tiến bộ.

LQC là người may mắn (rất may) vì, theo như ông ta (LQC) nói, ông ta không hề được chuẩn bị vào nghề báo. Lúc đầu, (LQC) viết báo chỉ v́ yêu thể thao, bóng đá. Từ môi trường báo chí, (LQC) được ‘tiếp cận’ với đời sống chính trị Sài G̣n, ‘bức xúc’ trước những bất công, những việc làm ‘phi dân chủ, độc tài của chính quyền Sài G̣n”. “Rồi phẫn nộ trước sự can thiệp thô bạo của chính quyền Mỹ vào nội bộ Việt Nam và sự áp đặt các ư muốn và quyền lợi của họ lên đất nước Việt Nam (?). LQC đi vào con đường hoạt động chính trị như thế, không hề được chuẩn bị, được ai hay tổ chức nào dẫn dắt. Thực tế cuộc sống và các diễn biến thời cuộc của đất nước điều chỉnh dần dần các hoạt động và thái độ chính trị của LQC (?), mỗi ngày thấy rơ hơn con đường nên chọn”. Càng ngày DB LQC càng lộ rõ bộ mặt tráo trở của mình.

Chuyện bà DB KMT đến nay đã lâu, cứ nghĩ KMT là một nữ thi sĩ thùy mị, khả ái, có mái tóc dài óng mượt, đen tuyền, nhưng thực tế, bà lại mang hình ảnh một người phụ nữ dữ dằn, hai tay ưa chống nạnh, mặt đằng đằng sát khí, môi cong cớn, đứng trong đám DB chống đối chính phủ, cạnh những tấm bích chương biểu tình ‘Ký giả đi ăn màỵ’, ‘Mặt trận nhân dân cứu đói’ hay ‘TT Nguyễn VănThiệu, hãy từ chức’… Bà là một phụ nữ đặc biệt, ưa mặc áo ba túi mầu xám như nam giới. Bà năng động, ương ngạnh và thích chỉ trích, phê bình các chương trình của chính phủ và các bạn đồng viện.

LQC viết hồi kư, nhưng nghĩ măi vẫn không t́m ra tựa đề thích hợp với cuốn sách, đành nhờ Trần Bạch Đằng (4) làm giúp việc này. TBĐ là tay Cộng Sản ‘cốt lơi’, theo CS từ những ngày c̣n rất sớm (năm 1945). Cam đoan ông TBĐ cũng gặp ‘khó khăn’ không ít khi phải làm công việc này. LQC bộc bạch trong hồi ký: “Tôi (LQC) cố gắng t́m một cái tên đặt cho hồi kư này. Nhưng nghĩ măi không ra. Hồi kư cũng là cuộc đời của ḿnh. Đặt tên cho cuộc đời ḿnh, điều ấy quả thật không dễ dàng. Cho nên, tôi (LQC) xin phép không đặt tên vậy!” LQC thú thực: “…Hồi kư cũng là cuộc đời của ḿnh. Đặt tên cho cuộc đời ḿnh, điều ấy quả thật không dễ dàng...”. Cuộc đời của LQC đen tối, có nhiều mờ ám, uẩn khúc, nên theo ông, rất khó đặt tên.

Thực ra, nhờ TBĐ giới thiệu là LQC khôn ngoan, v́ tay này là CS thứ thật, có uy tín. Nhờ TBĐ, LQC có thể dùng ‘ông kẹ’ này để ‘hù dọa’ dân chúng và gây thêm uy tín ‘cách mạng’ cho ḿnh (cho chắc ăn), dù chẳng biết một ‘tí ti ông cụ’ nào về chính tri cả.

Trước khi đi sâu vào cuốn HK này, v́ sự phát âm thiếu chính xác giữa phụ âm đôi /ch/ và /tr/ của nhiều người Việt, âm /tr/ (hơi rung và cong ở đầu lưỡi), thiết nghĩ cần phân biệt GS Lư Chánh Trung (SN 1928), cựu DB Đối Lập Lư Quí Chung (SN 1940), và DN Lư Quư Trung (SN1966) là một doanh nhân. Phân biệt như thế đế không gặp cảnh ‘râu ông nọ cắm cầm bà kia’ như đã xẩy ra trong vài trường hợp.

*Người thứ nhất là GS Lư Chánh Trung (5), người miền Nam, được CS gọi là trí thức hay nhân sĩ yêu nước, từng là Giám đốc Nha Trung học của VNCH, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Sàigòn (VC), và Đại biểu Quốc hội ba khóa VI, VII, VIII, Tiến sĩ triết học (?), về nước dậy môn đạo đức ở những Đại học lớn.

Sau năm 1975, ông là người ủng hộ Cách mạng Xă hội chủ nghĩa, nhưng không bị chi phối bởi Cộng sản, nghiã là thuộc Thành phần thứ ba (chống chiến tranh). GS LCT mất tại Sàigòn năm 2009 (81 tuổi).

*Người thứ hai là DB LQC, người miền Nam, là một nhà báo, dân biểu qua 3 nhiệm kỳ liên tiếp: 1966-67, 1967-71 và 1971-75 (VNCH). LQC mất năm 2004 (66 tuổi).

Tác phẩm: HKKT

*Và người thứ ba, Lư Quí Trung (SN1966) là một doanh nhân thành công trong lănh vực thực phẩm, con ruột của cựu DB LQC. Năm 2016. Ông Trung được hai trường đại học ở Úc phong Giáo sư Danh dự.

Các tác phẩm: Viết nhiều sách về thực phẩm.

Hai người trên đều mất, chỉ còn lại người cuối cùng, Những lời nói trong ngoặc kép (“ ”) là của cựu DB LQC trong HKKT.

Gọi GS, cựu DB và DN trong bài này chỉ có mục đích đó.

Sau cùng, xét về nội dung quyển hồi kư của LQC, ông TBĐ đặt ‘đại’ là Hồi Kư Không Tên (HKKT).

Thật đúng như vậy, v́ trong hồi kư này, LQC viết ‘tùm lum’, không ‘ra ngô, ra khoai’ ǵ hết, dù ông có trần tình ở Lời nói đầu: “Đây chỉ là chuyện kể của một người, nhớ đến đâu kể đến đó.” VÌ ‘nhớ đến đâu kể đến đó’, nên có khi viết vớ vẩn về ‘chính chị, chính em’, có khi viết về cuộc đời thời con nít ở quê nhà (Biên Ḥa), chuyện t́nh ái ‘ba lăng nhăng’, chuyện nhẩy nhót với các em ‘ca-ve’ ở vũ trường Sàigòn, chuyện dùng cơm với Nguyễn Cao Kỳ (NCK) ở một nhà hàng, chuyện lần đầu được ra ‘tham quan’ Hà Nội trong phái đoàn Hội nghị Hiệp thương Thống nhất Tổ quốc sau năm 1975. chuyện gia đ́nh... LQC c̣n kể ông “ra Hà Nội làm tổng thư kư ṭa soạn báo Lao Động, tờ báo của giai cấp công nhân và là một trong những tờ báo lâu đời nhất của Cách mạng Việt Nam”, chuyện xin làm đảng viên. LQC còn vẽ ra ước mơ một ngày mai tươi sáng sau 30 tháng tư 1975. Suốt hơn 30 năm sống dưới chế độ CS, LQC vỡ mộng, nhưng đã quá trễ. Tiếc là LQC vẫn ngủ mê cho tới khi chết (2004 hay 2005).

Mục đích của quyển hồi ký là viết về những chuyện xẩy ra trước 1975, khi LQC còn làm trưởng khối dân biểu đối lập Hạ viện (khối Dân Tộc) và những chuyện khác xẩy ra sau năm 1975 Tháng 3-1975, nhiều người cho rằng quyết định rút quân khỏi Vùng I và II của tổng thống Thiệu là bắt đầu sự sụp đổ hoàn toàn và mau chóng của cả chế độ. Nhưng ông vẫn nhất quyết làm vậy, đổ lỗi cho Mỹ ngừng viện trợ VNCH. Ngày 25-4-1975, ông Thiệu ‘chuồn’ khỏi Sài G̣n đi Đài Loan vào lúc tối, lấy lý do tham dự ngày mất Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek, TT Trung Hoa Dân Quốc) dù xẩy ra cách đó khoảng vài tuần, trút quyền cho ‘Ông Già Gân’ Trần Văn Hương. Coi như cuộc chiến ở Việt Nam, được 4 thời tổng thống Mỹ (6) viện trợ, đã chấm dứt. Nhưng CS lúc này lại yêu sách, đòi thảo luận với chính quyền VNCH nếu ‘Ông Già Gân’ từ chức. DVM lên thay TVH, làm TT được 2 ngày cũng ra đi.

Trước tiên, DB LQC phải ‘chạy lo’ cái giấy hoãn dịch để hợp pháp việc đi lại. Ngày 28-4-1975, chính thức ông được DVM cử làm Giám đốc Nha Tác động Tâm lư rồi Tổng trưởng Bộ Thông tin (lúc đó c̣n có tên là ‘Bộ Thông tin và Chiêu hồi’) dù chưa chính thức công bố nội các. Theo LQC, cái tên Nha này nghe rất ‘xôm’ nhưng thực sự LQC chỉ phụ trách vấn đề tuyên truyền và báo chí mà thôi.

Thế là trong ṿng không đầy một năm, từ một anh sinh viên bỏ học dở dang, trốn quân dịch, mới tập tễnh với nghề viết báo, LQC trở thành Giám đốc Bộ Thanh niên, rồi sau lại là dân biểu Quốc hội khi mới 26 tuổi.

Sau tháng tư 1975 LQC tình nguyện ở lại sống và làm việc với CS (hay ‘phóng lao phải theo lao’(?). Nhưng 30 năm sau (2005-1975), CS vẫn xem LQC là ‘một người khách đặc biệt’ và LQC cũng đã hiểu thế nào là CS (?).

Cựu DB LQC thường ký bút hiệu Chánh Trinh (ghép tên con trai LQChánh với con gái LQMỹ Trinh) dưới những bài viết về thể thao (bóng đá) của mình.

Sau ngày 30-4-1975, cùng với các quan chức ‘bự’ của VNCH, như Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Hữu Hạnh…LQC và một số DB Đối Lập như Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Phan Xuân Huy, Đinh Xuân Dũng, Nguyễn Phúc Liên Bảo… được Chính Phủ ‘mới’ cho ‘những người có công’ với ‘CM’ được hưởng ‘ơn mưa móc’, không bị ‘tập trung cải tạo’, nghĩa là ‘không bị ở tù’ một ngày nào…

‘Con ong’ LQC được ‘nuôi trong tay áo’ to béo híp mắt dưới hai chế độ Đệ Nhất CH (NĐD), nhất là Đệ Nhị CH (NVT), đợi ngày bay ra đốt cho chủ nó chí mạng. Theo TBĐ, LQC là ‘nhân chứng của một giai đoạn lịch sử rối rắm ở miền Nam VN’. Và, Nhà xuất bản Trẻ tâng bốc Lý Qúy Chung lên tận mây xanh: ‘LQC là một nhà báo lăo luyện, một chủ bút độc lập quả cảm, đồng thời lại là một dân biểu, một nghị sĩ của chế độ cũ, sớm lựa chọn con đường đối lập ở nghị trường miền Nam trước 1975 đương đầu chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.’

LQC thổ lộ: “Tôi như người bị cuốn hút về một hướng đă định sẵn từ một hai năm trước rồi. Dinh Độc Lập, nơi đoàn quân giải phóng sẽ đến, vào lúc này, đúng là điểm hẹn của Lịch Sử”. Theo tiết lộ của LQC, gã đã đi theo VC ‘từ một hai năm trước’, tức là năm 1972-73. Phải chê trách cả hai chế độ VNCH quá dễ dãi trong việc tuyển chọn nhân viên thuộc quyền, quá xơ xài trong việc duyệt xét lý lịch (gần như không mấy khi có.) đến những anh ‘tình báo hạng tép riu’ cũng ra vào DĐL được.

Cha LQC tên LQ Phát, có lúc đã từng phục vụ trong chính phủ VNCH, làm Phó Tỉnh trưởng hành chính ở Tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) và Phó Đô trưởng Sàigòn. Sau năm 1975, LQC dần dần biết ‘mùi’ CS. Chúng cho kiểm kê tài sản nhà cha ông, với ý định vu oan là tư sản, tham nhũng hay ác ôn. Nghe LQC kể: “Một buổi sáng khi vừa ra khỏi nhà đi làm (lúc này tôi (LQC) là Phó Tổng Biên Tập nhật báo Tin Sáng5 của Ngô Công Đức). Tiếng loa từ phường bên nhà cha tôi (LQP) vang sang tận nhà tôi (LQC) (cách khoảng 400 mét đường chim bay) nên nghe rơ mồn một: “Mời bà con vào tham quan cung điện của Lư Quí Phát...”. Căn nhà ba tầng khá cũ kỹ của cha mẹ tôi (LQP) nằm trong khu chợ Nguyễn Tri Phương được giới thiệu với người dân ở phường là một... cung điện! Dĩ nhiên không một ai trong phường đến tham quan, v́ cha mẹ tôi (LQP) đă ở đó hàng chục năm, mọi người đều biết cha tôi (LQP) không phải là một tư sản hay viên chức ác ôn. Căn nhà của cha mẹ tôi LQP), so với rất nhiều căn nhà khác ở đất Sài G̣n này, cũng không có ǵ đặc biệt...

Những sự kiện căng thẳng dồn dập xẩy đến khiến cha tôi (LQP) bị lên huyết áp và đột quị tưởng đâu không qua khỏi. Ông (LQP) bị liệt nửa thân ḿnh, méo miệng, không nói được. Giọng ông (LQP) giận dữ: “Tao không muốn gặp mày nữa. Gia đ́nh mày đă ra thế này, cha mày đă ra thế này, mà mày c̣n viết báo cho cộng sản. Từ nay cha mày từ mày”.

Chưa bao giờ cha tôi (LQP) đối với tôi (LQC) lại giận dữ và dùng những lời lẽ như thế. Những chuyện xẩy ra cho gia đ́nh tôi (LQC), đă biến cha tôi (LQP) từ một người hồ hởi đón chào Cách mạng, nô nức chờ bạn bè đi kháng chiến trở về, biến thành một người ác cảm với cộng sản và từ luôn con trai của ḿnh. Tôi (LQC) đứng lặng thinh v́ biết mọi lời giải thích lúc này đều vô ích…

Chính tôi (LQC) là người đã viết báo tuyên truyền cho các cuộc cải tạo tư sản mại bản, công thương nghiệp tư sản tư doanh v.v...”, thế mà ở nhà cha mẹ tôi (LQP) lại là nạn nhận của sự lệch lạc trong vận dụng các chủ trương này.

LQC gọi “cha mẹ tôi (LQC) là nạn nhận của sự lệch lạc trong vận dụng các chủ trương” mà không dám nói thẳng ngay là ai hay trực tiếp chỉ ai.

Sau một thời gian ngồi xe lăn và đă nằm liệt một chỗ cả chục năm rồi mất; c̣n 7 trong 10 đứa em tôi (LQC) đã vượt biên... Các em tôi (LQC) đều thành đạt tại Mỹ và Canada. Gia đ́nh tôi (LQC) cũng trải qua không ít những căng thẳng và mất mát, nhưng xét cho cùng, không thấm thía ǵ khi so sánh với biết bao gia đ́nh khác ở cả hai phía trong cuộc chiến.”

Hai người trên đều mất, chỉ còn lại người cuối cùng. Những lời nói trong ngoặc kép (“…”) là của LQC trong HKKT.

Bài này, chỉ nói về Cựu DB LQC và quyển HKKT do TBĐ đặt tên mà thôi.

Về quyển HKKT, NXB Trẻ phụ trách lần in đầu tiên (cuối năm 2004 hay đầu năm 2005). NXB Thời Đại tái bản năm 2012 (Phương Nam phân phối). Thực ra, một số người cho rằng có một số đọạn trong quyển sách này đã được trích đăng trên tờ nguyệt san Nhà báo và Công luận năm 2004.(Tờ báo này đă đ́nh bản từ tháng 1-2005), hoặc được đưa lên internet trước khi in. Có một số phản ứng rất bất lợi cho LQC trên tờ Quân đội nhân dân ngày đó.

V́ say mê làm báo, (LQC) bỏ bê, chễnh mãng học hành, bị ở lại năm đầu Quốc Gia Hành Chánh, rồi từ đó bỏ học luôn. LQC trở thành thanh niên hư hỏng, chơi bời, không ham học. Ông (LQC) bị mất lòng tin của mọi người trong gia đình, nhất là cha ông (LQP) - một người rất nề nếp, khuôn phép. Cha ông từ ông vì làm việc cho cộng sản. Tình cha con gần như lạt lẽo, rạn nứt như chính ông bộc bạch: “từ một người hồ hởi đón chào Cách mạng, nô nức chờ bạn bè đi kháng chiến trở về, cha tôi (LQP) biến thành thành một người ác cảm với cộng sản và từ luôn con trai của ḿnh. Tôi (LQC) đứng lặng thinh v́ biết mọi lời giải thích lúc này đều vô ích…

Sau Hiệp Định Paris về VN năm 1973. Cộng Sản Bắc Việt nhất quyết đẩy mạnh công cuộc thôn tính miền Nam bằng vũ lực. Họ triệt để áp dụng mọi phương pháp để mau chiến thắng, kể cả giả dối, lường gạt như tuyên truyền những hình ảnh không có thật hay tạo dựng lại (Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, hay… máy bay của ta (VC) núp ở trong mây, đợi máy bay Mỹ bay qua, mới đuổi theo, chiến xa địch (Mỹ, VNCH) làm bằng giấy…). Đại loại tin tức như thế, vậy mà vẫn có người tin.

Họ nhận viện trợ quân sự và chiến cụ dồi dào từ các nước XHCN đàn anh như Tầu và Nga để gây chiến với miền Nam (dĩ nhiên). Tại bàn hội nghị Paris, họ có hai thành phần chính: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Vietnam of Democratic and Republic) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Liberation Front for South Vietnam). Những thành phần này muốn giành độc lập, thống nhất cho đất nước và đánh đuổi các lực lượng ngoại quốc khỏi Việt Nam. Miền Nam buộc phải nhận viện trợ của Mỹ để tự bảo vệ mình (‘tiền đồn chống Cộng’). Nixon hi vọng rằng với sự hỗ trợ ồ ạt của Mỹ, chính quyền Thiệu có thể sống sót. Nhưng Quốc hội Mỹ gây sức ép, dân chúng nổi dậy, từ chối ném bom Campuchia và dần dần cắt đứt viện trợ Nam Việt Nam.

Khi gã cầm đầu VNDCCH tuyên bố sắt máu: ‘…dù phải hy sinh - dù phải đốt cháy cả dăy Trường Sơn hùng vĩ, vẫn phải làm để giải phóng Tổ quốc, lập nên chế độ dân chủ cộng ḥa…’. Còn TBT Lê Duẩn lại bộc bạch nói: ‘VN đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc (wm)'. Không thấy ai lên tiếng bênh vực hay bảo vệ cái ‘tiền đồn chống Cộng’ bé nhỏ, đơn độc kia. Tháng 5-1975, chủ tịch Ủy ban Quân quản Trần Văn Trà đă nói một cách vuốt đuôi: ‘Người Việt Nam chúng ta không có ai thắng hay bại, người chiến thắng là toàn thể dân tộc Việt Nam và kẻ bại là đế quốc Mỹ’.

Sau khi CSBV cướp được miền Nam, Tầu tìm cách đòi nợ, dù đã hứa hẹn là viện trợ vô điều kiện. Viện trợ của Trung Quốc cho CSBV sau năm 1975 bị cắt đứt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải khước từ viện trợ của Liên Xô (Có mối hiềm khích giữa TQ và LX). Thấy VN cứng đầu, muốn ‘đùa giai’ với đàn anh trong vấn đề Campuchia, Tầu nhân đó dậy cho đàn em ‘một bài học’. Từ đó, anh ba luôn bắt nạt đàn em đủ mọi cách (lập nhà máy, đặt dàn khoan dầu, thuê đất dài hạn, vân vân) ở VN. Anh ba chẳng thèm coi VN ra ‘ký lô nào’. Muốn ‘tả’ là ‘tả’, sợ gì ai? (Phương châm “16 chữ vàng” ở giai đoạn sau.)

Tham vọng của CS đã qúa rõ ràng. Chúng muốn cướp miền Nam càng sớm càng tốt để thu gom của cải (dồi dào), đất đai (trù phú), núi rừng (giàu có)…đưa ra miền Bắc, còn các cán binh của chúng muốn ‘giải phóng’ miền Nam cho nhanh để xem ‘ló thế lào’, trong khi các vị ‘anh em ta’ một thời chỉ lo tranh giành địa vị, quyền lợi cá nhân hay bè phái. Nay hội đồng này, mai ủy ban kia. Rồi ‘CM’ này, ‘Chỉnh lý’ nọ, nay ra Tuyên cáo này, mốt thông báo nọ, rùm beng cả lên, có khác gì ‘cái loa phường’. Người ta có cảm tưởng các ông lớn ‘rảnh rang’ hay ‘chễnh mảng’ việc đánh VC. Họ quên VC mới là kẻ thù độc nhất của dân tộc VN.

Sài G̣n những lúc ấy thực sự không có chính phủ gì hết, ai muốn làm gì thì làm, muốn lên lon, cứ việc lên, cấp thấp, cấp cao cũng thế thôi, miễn là biết cầm quân đánh giặc là được.

Thời kỳ đó dân chúng miền Nam cảm thấy chán nản tột cùng, chỉ mong cho nước nhà sớm yên ổn, bớt tai ương, đời sống thêm hạnh phúc, ấm no, còn lo diệt Cộng nữa chứ.

Mãi tháng 3-1975, nhiều người ở Sài G̣n không thể đoán rằng quyết định rút quân ra khỏi Cao Nguyên của tổng thống Thiệu là sự bắt đầu của sự sụp đổ hoàn toàn và mau chóng của cả chế độ. Vào đêm ngày 25-4-1975, TT Thiệu ‘chuồn’ đi Đài Loan, lấy cớ phân ưu cùng quốc dân và gia đình về cái chết của Tưởng Giới Thạch (TGT là TT Taiwan). Thế là hết, cuộc chiến ở Việt Nam, trải qua 4 đời tổng thống Mỹ6 tiếp sức bằng cách viện trợ, đã chấm dứt thật sự.

Khi hai cánh cổng sắt của DĐL bị mở toang bởi hai chiến xa 390 và 843 (làm oai) bởi VC, theo lệnh DVM, chính LQC đã dẫn tên cán ngố BQT lên sân thượng cột cờ MTGP. Xong, tên này xuống phòng các quan chức VNCH đang ngồi. Thấy gã, DVM nhanh nhẩu: ‘Chúng tôi đợi các ông từ sáng để bàn giao.’ Tên cán ngố gọi TT DVM bằng ‘anh’ cho nó có vẻ hòa đồng, bình đẳng, XHCN: ‘Anh chẳng có ǵ để bàn giao cả. Anh chỉ có thể tuyên bố đầu hàng!’). DVM ngồi làm thinh trong sự bẽ bàng, nhục nhã.

Sau đó Dương Văn Minh chính thức thành lập chính phủ, lúc đầu chỉ gồm bốn thành viên: Tổng thống Dương Văn Minh, Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tổng trưởng bộ Thông tin là tôi (LQC). Việc tôi (LQC) được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Thông tin trước khi công bố thành phần đầy đủ nội các xuất phát từ một nhu cầu đặc biệt của t́nh h́nh lúc bấy giờ. Ngày 26-4-1975, quốc hội biểu quyết bầu ông Minh làm Tổng thống, Chiều 28-4-1975 một buổi lễ bàn giao giữa quyền Tổng thống Trần Văn Hương và tân Tổng thống Dương Văn Minh diễn ra tại dinh Độc Lập, vì ông Trần Văn Hương thay Tổng thống Thiệu vẫn tuyên bố ‘quyết tiếp tục chiến đấu để giữ đến tấc đất cuối cùng’. nhưng ông Minh dự định đến ngày 30-4-1975 mới tŕnh diện thành phần chính phủ. Như thế có một ‘‘khoảng trống chính trị” đến bốn ngày.

Ngay sau ngày 30-4-75 (không thể đợi lâu hơn, vì cơ hội béo bở đã đến), chúng (VC) cho nhiều xe Molotova chở “chiến lợi phẩm” như bàn, ghế, giường tủ… ra miền Bắc. Như thế là XHCH hòa đồng, công bằng rồi nhá, không ai nghèo và cũng không ai giầu hơn ai. Rồi không biết “đỉnh cao trí tuệ” nào có sáng kiến đổi tiền vào tháng 9-1985 (3 lần). Miền Nam bị kiệt quệ dần, kể cả giáo dục và văn hóa. Để cho kiến tạo và “bộ mặt có vẻ đổi mới”, hàng loạt các con đường cũ được “thay tên đổi họ”, các công ty nuớc ngoài mang vốn vào VN làm ăn. Thế mà ai cũng bảo SàiGòn (hay VN) là ‘Hòn ngọc Viễn đông’. Mãi ba mươi năm sau (2005), cựu Thủ Tướng CS Vơ Văn Kiệt mới phát biểu ‘Khi nhắc lại chiến tranh, có hàng triệu người vui, nhưng cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành, thay v́ lại tiếp tục làm cho nó rỉ máu thêm ...’ Ông VVK nói đúng. Vết thương chung của dân tộc vẫn còn rỉ máu. Nhiều người đã bị mất mát quá nhiều, nhà cửa, ruộng vườn, người thân. Có rất nhiều người chỉ cần vắng nhà một đêm, bữa sau về, nhà đã có người khác ở dùm rồi. Có đòi được, cũng phải mất ba, bốn năm, hoặc không bao giờ.

Đó là khi ĐCSVN đề nghị giải pháp Hoà Hợp-Hòa Giải Dân Tộc. Có lẽ ông NCK là nguời nhanh chân nhất. Theo LQC, Nguyễn Cao Kỳ vẫn nuôi tham vọng tại chính trường.

Sau năm 1975 LQC phải cố gắng làm việc, phần vì muốn “kiếm điểm” với ĐCS, phần vì phải nuôi các con (6). Theo tiết lộ của đương sự, trong nhà ông không có lúc nào dư dả. Làm báo th́ sống bằng lương và nhuận bút. Báo bị đóng cửa th́ gặp khó khăn ngay. Làm dân biểu 3 nhiệm kỳ suốt mười năm th́ sống bằng phụ cấp của quốc hội, thoải mái hơn nhưng cũng không thật dư dả. “Cái bề ngoài trí thức tiểu tư sản của tôi (LQC)- từ cách ăn mặc đến môi trường sinh hoạt - trông không đáng tin cậy với họ (VC) chăng?” Sau năm 1975, giống bao gia đình ở miền Nam, LQC phải bán một số vật dụng xét thấy không cần thiết, sống vất vưởng qua ngày (bàn, ghế, giường, tủ, cửa sổ…). Các con của LQC phải làm việc vất vả trong XHCS trước khi tìm đường cứu…bản thân. LQC có 10 người em, đến 7 đã đi vượt biên sống ở nước ngòai.

Năm 1980 (hay 1988), LQC có gửi thư cho ông VVK xin vào Đảng một lần nữa, và có trực tiếp hỏi xin ông VVK bằng ‘miệng’, nhưng ông VVK chỉ trả lời lấp lửng, đổ trách nhiệm cho báo Tuổi Trẻ (7) quyết định (?). Sau khi ông đã làm ở báo này được khoảng mười năm, một số người ở báo này nói rằng ông là ‘quả chanh đă vắt hết nước rồi’. Như thế có nghiã là ông VVK đã trả lời LQC rồi. Ông VVK đã từng nghe TBĐ tâng bốc LQC trong Lời Giới Thiệu: ‘LQC không thuộc một gia đ́nh truyền thống cách mạng, hay có chân trong đội ngũ quần chúng trỗi dậy từ Cách mạng Tháng Tám, hay nằm trong tầng lớp bị áp bức bóc lột thậm tệ, càng không phải là… ‘một Việt Cộng nằm vùng’. VVK muốn nhận được sự giới thiệu trực tiếp của báo Tuổi Trẻ, ông (VVK) không muốn quyết định một mình, và đổ lỗi cho báo này. Đó là lý do VVK cứ tỉnh bơ… Như thế đã quá rõ. Thực ra, những lời khen tặng của TBĐ đã vô tinh ‘làm hại’ LQC. Đừng tin CS nói, nhất là về vấn đề lý lịch.

LQC nói vớt vát: “Chuyện có nguyện vọng trở thành đảng viên, với thời gian trôi qua và thực tế trong những năm công tác, sau đó làm tôi (LQC) quên đi, nhưng dẫu không thành, tôi (LQC) vẫn không bao giờ từ bỏ lư tưởng mà ḿnh đă chọn.

LQC biết rất rõ trở ngại lớn v́ bị cho là người của "chế độ cũ": "...Tuy nhiên, không thể chối căi trong 30 năm viết báo và làm báo trong chế độ xă hội chủ nghĩa, tôi (LQC) vẫn phải gánh trên lưng ḿnh cái lư lịch “Viên chức cao cấp chế độ cũ”. Có lúc tưởng nó được cất đi nhưng rồi một vụ việc ǵ đó xảy đến lại nhắc nhở tôi rằng “nó” ...vẫn c̣n y nguyên đó. Lâu ngày như kẻ dị tật, mang sẵn “cái bướu” trên lưng ḿnh, tôi (LQC) đặc biệt quen dần với “nó” hoặc cố gắng phớt lờ “nó” (wiki).

Đảng CS xem LQC như “trái chanh đã vắt hết nước.” Trái chanh khi đã vắt hết nước rồi còn gia trị gì nữa?

“...Cuộc đời hoạt động của tôi (LQC) trước năm 1975, chỉ có khoảng 13 năm (bắt đầu vào nghề báo năm 1962). Cuộc đời sau năm 1975, cho đến hôm nay, đă gần 30 năm, chủ yếu viết báo và làm báo. Trong 30 năm đó, tôi (LQC) vẫn cảm nhận ḿnh là “một người khách đặc biệt”. Chưa bao giờ là một thành viên trọn vẹn của chế độ mới…

Chưa bao giờ là một thành viên trọn vẹn của chế độ mới…” Lời trần tình của LQC thật ai oán, bi thiết và xót xa. LQC chỉ muốn sống làm ‘người’ trong chế độ XHCN nhưng sao mà khó quá.

Lịch sử vẫn luôn sáng suốt, quyết liệt phơi ra ánh sáng (còn sống hay đã chết) những kẻ ‘ăn cơm Quốc gia, thờ ma CS’. ‘Một người khách đặc biệt’ phải được đối xử ‘đặc biệt’.

Hà Việt Hùng
X-2018

Chú Thích:
1) VC gọi là Đại Biểu Quốc Hội (ĐBQH).
2) LQC -Xem trong bài-
3) DB KMT (công khai viết cho báo Đại Dân Tộc), c̣n là Tác giả tập thơ Lá đổ trên mười đầu ngón tay, vì thế, còn có tên là ‘Kiều Lá Đổ’. Bà là vợ ông Phó Tỉnh Trưởng Nguyễn Chánh Sắc. Tên thật của bà là Trương Ngọc Thu, sanh năm 1941 tại Long Xuyên. Bà KMT có lần đă cắn tay lấy máu, viết bức huyết thư trong lễ ra mắt Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói (nhân dân cứu đói Mặt Trận hay Mặt Trận cứu đói nhân dân ?) với sự “giựt dây” của CS. Chuyện bà DB KMT đã trên nửa thế kỷ, mỗi lần ai nhắc tới bà, tôi lại mường tượng hình ảnh một phụ nữ hai tay chống nạnh, mặt đằng đằng sát khí giống y như đàn ông, môi cong cớn, đứng trong đám DB đối lập3 trước Hạ Nghị Viện cũ (nay là Nhà Hát Thành Phố). Bà là một phụ nữ đặc biệt: năng động, ương ngạnh và thích chỉ trích các chương trinh của chính phủ và các bạn đồng viện, mà bà gọi là “gia nô". Các DB đối lập như: Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Văn Minh, Phan Xuân Huy, Kiều Mộng Thu, Dương Văn Ba, Vũ Văn Mẫu, Bùi Chánh Thời, Vơ Đ́nh Cường…
Sau năm 1975, bà này “lặn” kỹ quá, nhân dân không ai c̣n thấy mặt ở đâu để cứu đói cho bà hay bà đã “cao bay xa chạy” (?).
4) TBĐ là một nhà báo, ông c̣n có nhiều bút hiệu khác như: Nguyễn Trương Thiên Lư, Hưởng Triều, Trần Quang, Nguyễn Hiểu Trường... Theo CS từ năm 17t. Mất trong nước năm 2007.
5) GS LCT (công khai viết cho báo ĐiệnTín) là Đại biểu Quốc hội ba khóa VI (1976-1981), VII (1981-1987), và VIII (1987-1992) thời XHCN sau năm 1975.
Còn LQC là DB (VNCH) cũng 3 Khoá VI (1966-67), VII (1967-71) và VIII (1971-75) thời Đệ Nhị CH cho tới 1975.
6) DB LQC lần lượt có 3 vợ và 8 con (kể cả 1 con trai nuôi):
•4 trai và 1 gái. LQHùng,LQDũng, LưQTrung, con gái Lư Quỳnh Kim Trinh và LQChánh với người vợ thứ nhất (Nguyễn Thị Quỳnh Nga). Mở Nhà Hàng Tân Nam, Nam An, An Viên… Ly dị sau 25 năm.
•một (LQPhúc) với người vợ thứ hai (Trần Hồ Quang Ngọc Cúc) hay gọ̣i ở nhà là Cúc Phượng), nuôi thêm 1 con trai riêng (Nguyễn Hồng Quang). Mở Nhà Hàng Bamboo Chopsticks (“Đôi đũa tre”). Mất vì bệnh ung thư.
•và một (LQ Thuỷ Chung) với người vợ thứ ba (Võ Thị Thanh Thuỷ, kém ông 37 tuổi). Mở Thủy Chung Fashions.
Các vợ của LQC đều có chỗ làm ăn buôn bán riêng, không cần dựa vào chồng.
7) Theo LQC, có 4 đời TT Mỹ ủng hộ “tiền đồn chống Cộng” về mặt viện trợ và cố vấn: Dwight David Eisenhowe 34, John Fitzgerald Kennedy 35, Lyndon Baines Johnson 36, Richard Milhous Nixon 37, và Gerald Rudolph Ford, Jr. 38. Có nơi nói là 5.
8) Tuổi Trẻ là cơ quan thông tin và tuyên truyền do Đoàn Thanh niên CS cai quản, sau này mới thiết lập một hệ thống: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười, báo điện tử Tuổi Trẻ Online (tiếng Việt) và Tuoi Tre News (tiếng Anh).
Báo Tuổi Trẻ và Nhà In Trẻ là hai cơ quan khác nhau.
 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm