C̣n thương rau đắng …

Thanh Thản Nhiên

Khi Sàig̣n đổi tên, chồng tôi cũng đổi hướng đi. Anh khuyên vợ hồi hương. Không vướng tù cải tạo, chẳng ai đuổi đi kinh tế mới, vậy mà chồng tôi vẫn muốn “về vườn“. Anh về để giữ đất ruộng ông bà, ba má anh muốn vậy! Nghèo cũng khổ, có ăn cũng mệt. Ông bà có ăn nên làng xă bắt nhốt giam cả tháng. Trước đó người quen ở xă nầy đă tới nhà ba má anh ăn nhậu hà rằm. Sau năm bảy lăm họ thành người lạ. ông bà đi tù chỉ một lư do, không chia cơm xẻ áo cho các“ đầy tớ nhân dân“. Anh là dân luật, đâu dễ chấp nhận luật rừng nầy. Anh cương quyết“biệt kinh kỳ“về quê kẻo trắng tay mất đất. Không biết chồng tôi thành “ngâm sĩ“ lúc nào. Hễ tôi ngồi đâu, anh lại gần “rên“ nho nhỏ:

„Ta dại ta t́m nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Đông ăn măng trúc xuân ăn giá
Thu tắm hồ sen…(*)
-Hạ tắm ao! thuộc rồi ngâm hoài!

Tôi ngắt lời chấm dứt câu. Nh́n anh tiu nghĩu cụt hứng, tôi hối hận nắm tay anh xiết mạnh như ngầm thông cảm.“Thôi đành xuất giá ṭng phu cho rồi“ tôi than nho nhỏ. Ngày bước chân xuống thuyền hay qua đ̣ về quê anh, nước mắt tôi chưa thành mưa. Thà khóc như mưa rồi trời quang mây tạnh đằng nầy tôi khóc thầm, khóc âm ỉ trong ḷng. Đang sống nơi đầy đủ tiện nghi, phút chốc đi về “Miệt Thứ“. Chưa đặt chân xuống miệt đó nhưng xă Tân Long nầy có khác là bao! Chạng vạng tối là cơm chiều phải xong. Ăn trễ đốt đèn hao dầu v́ xăng dầu bấy giờ khan hiếm lạ. Nhà quê luôn sống thiếu thốn quen rồi ngoại trừ cơm gạo hay tôm, cá, thịt c̣n khá dồi dào. Trên Ság̣n mọi nhu cầu tối thiểu bị cất giảm tối đa và bất ngờ như vậy dân t́nh mới khốn khổ. Nhà bên chồng không ai thích ngồi bàn, ngồi ghế. Cứ trải chiếu ra sàn gỗ, ngồi bẹp xuống cho khoẻ cặp gị. Vài tháng sau ba chồng cất cho chúng tôi cái chái lợp ngói trước sân rộng và sát nhà ông bà. Nhờ vậy tôi mới có được những giây phút riêng tư bên chồng con. Thỉnh thoảng thấy tôi buồn, anh hay đến ôm vai hỏi nhỏ:

-Em có thương anh không?

-Không thương sao về đây!

Vừa buồn, vừa dỗi tôi trả lời cộc lốc, không c̣n cúi mặt nói lí nhí “dạ thương“ như thưở ban đầu. Tôi chờ dịp nào anh xuống nước năn nỉ điều ǵ lập tức tôi tấn công trả đũa cho “bỏ ghét“, ghét v́ bắt ḿnh về quê. Tôi lôi điệp khúc “nghĩ sao nói vậy“ theo lối nam kỳ, không ví von, uốn éo hay quanh co khó hiểu “em chả! em chả!“ mà không biết “chả“ cái ǵ như các “đỉnh cao trí tuệ“ được.

Ba má tôi bảo nhau “con gái ḿnh không bị đi kinh tế mới là may“. Chúng tôi đă có con rồi mà má cứ tưởng con bà sắp lên xe hoa không bằng. Bà theo nhắc và dặn đủ điều:

-Nhập gia tùy tục nha con! Má chồng con quê mùa, cổ lỗ xỉ. Bà không đi xa khỏi lũy tre làng, bây liệu hồn ăn nói.

Ba tôi thêm vô:

-Con sống ở thành quen rồi, bây giờ con theo chồng là hợp lư. Ba má có thương con cũng đành chịu, không muốn cản trở như xưa.

-Đổi đời ḿnh đổi hết con ơi! Con ráng ăn mặc giản dị, đừng màu mè diêm dúa như ở thành, đừng mặc quần đỏ, quần xanh như ở đây. Má chồng bây c̣n bận quần “đáy nem“ bây liệu hồn đó!

Bà cư lập đi lập lại “liệu hồn“ với “coi chừng“ khiến tôi mũi ḷng:

-Má ơi con không để ai khinh chê con gái má đâu!

Bà quay mặt hướng khác, tôi biết bà sắp khóc, giọng bà nghèn nghẹn:

-Có con nhỏ không được ngủ trưa, dậy trễ nhen con v.v và v.v..

Tôi cố thu nạp vào đầu những lời má dạy.

Ah...Ah... ơi, ah ời! bông bần rụng trắng bờ ao,
lấy chồng xa xứ khó mong ngày về.
Khi xưa em ở dựa kề.
Bên ba mà bên má vỗ về ca dao.
Em về miệt Thứ bỏ sầu cho ai?

Mỗi ngày có một chuyến xe đ̣ về Chợ Mới. Chồng tôi đóng gói vô thùng nhờ tài xế quen chở đi trước. Vợ chồng bồng bế con rút lui sau. Lúc nầy công an, tổ trưởng hay ḍm ngó những nhà “ngụy quân, ngụy quyền“ lắm. Hai tiếng “đi chui“ c̣n nhạy cảm nữa. Chúng “đánh hơi“ tài hơn quân khuyển.

Rồi ngày xa cha mẹ, xa em cũng tới, chúng tôi ra đi lặng lẽ như đi đâu đó trong ngày. Về tới làng trời đă xế, đ̣ vừa tấp vào bờ, đi chưa được mấy bước đă thấy lối xóm túa ra mừng:

-Trèn ơi! cậu mợ năm d́a chơi hén?

- Thằng cu giống cha nó quá trèn!

-Mợ năm “chắng“ (trắng) ngộ hết sức hén!

Đám con nít khoái, cười nói oang oang nối đuôi theo sau. Đứa khác mau chân phóng về nhà trước kêu lớn lập công:

-Bà Ba ơi, cậu mợ năm d́a nè!

Vừa mệt, lại đói c̣n nghe om ṣm hai tiếng “trèn ơi“ với “quá trèn“ tôi tỉnh hẳn. Ở Ság̣n tôi đâu có nghe ai kêu tiếng lạ nầy đâu. Hôm đó chính thức chồng tôi đă “khớp con ngựa, ngựa ô“ nầy để “đưa nàng d́a dinh“. Anh c̣n “ngợi“ (*) v́ kéo thêm được một ngựa con bụ bẫm nữa. Dân Sàig̣n về quê ở, láng giềng thường lui tới thăm hỏi. Hỏi thăm là chuyện nhỏ, chuyện lớn và lạ chính là muốn quan sát dâu bà Ba Lạc hay vợ cậu năm thôi. Họ ṭ ṃ muốn xem dân Ság̣n có biết “mần ăn“ chi không. Dĩ nhiên không! Hồi xưa ba tôi cứ nhăc hoài “học chữ mới khó, các con lo học chữ trước đă“. V́ vậy con gái ông chỉ biết “học chữ“. Muốn học nữ công gia chánh phải học lén, giờ th́ chạm thực tế đau thương. Ở quê ai cũng khéo nấu ăn bánh trái, c̣n tôi bù trất. Về đây tôi phải tập nấu cơm bằng cà-ràng, tập xuống kênh chà nồi bằng tro trấu bị ăn tay, trầy xướt. Lại c̣n lo học làm rẩy do chồng dạy vợ, cực quá tôi chỉ làm thợ vịn. Vạn sự khởi đầu nan, kiên nhẫn chịu cực cũng xong. Nhưng ai lo con nhỏ khi ḿnh ra rẫy. Từ chồng đến bên chồng đều tất bật ngoài đồng. Làng xóm đều chuyên nghề thuốc lá. Hết thuốc lại tới rẫy ớt, rẫy bắp rồi trồng cà dĩa, cà dài. Tới mùa nước nổi mới xong việc ngoài đồng. Sợ con gái không kham nổi má tôi giục:

-Con mở quán bán tạp hóa đi. Nhà ḿnh có tiệm, con lên xách đồ về bán lẻ. Vừa bán vừa trông con luôn.



Thế là tổ ấm của chúng tôi được ngăn ra một góc nhỏ bày tủ kiếng bán hàng. Từ dụng cụ học sinh đến thuốc tây mua sĩ bán lẻ cho xóm. Nếu ai hỏi món chi, lập tức hôm sau tôi qua chợ quận bên kia sông mua về liền. Nếu không cứ cách vài ngày tôi đi chợ và bổ hàng bên đó mau hơn lên Ság̣n. Quán tuy nhỏ tôi bán không cần lời nhiều, chỉ cần chất luợng tốt. Bà con tin tưởng lần lần tới và quảng cáo miệng với nhau nhứt là đám con nít học tṛ trong xóm. Chúng thấy có tiệm mới và lạ mắt nên thường bu quanh mỗi buổi đi học để mua hoặc ṭ ṃ đứng ngắm. Tôi khéo dụ con nít, vừa bán vừa cho thêm kẹo bánh mua trên Ság̣n về lạ hơn hàng dưới quê nên tôi bán liền tay nhờ vậy cũng đở buồn. Tiệm tạp hóa không khác quán cà phê bao nhiêu. Khách mua lấy hàng về cũng gởi tặng lại chủ tiệm đủ thứ tin tức…cán chó khắp nơi. Ḿnh hết bị mang tiếng “ăn ở không“ rồi! Trái lại tôi thêm bận rộn.

Buổi tối mọi người đều rảnh việc, riêng tôi cứ có kẻ tới người lui mua hàng, mua thuốc tây và tiếp chuyện. Tuy không la cà trong xóm nhưng nhà ai có chuyện vui buồn, cự căi tôi đều biết. Ḿnh phải kiên nhẫn ngồi nghe để làm “vui ḷng khách đến, vừa ḷng khách đi“. Nghĩ lại ḿnh c̣n may mắn hơn vợ các anh đi tù cải tạo mà bọn chúng gọi “học tập“, học không biết ngày ra. Sáng bừng mắt dậy các chị bỗng thấy ḿnh có sức mạnh kỳ diệu. Ngày nào là bà Thiếu Tá, Trung Tá oai vệ, ra khỏi nhà có tài xế chực sẵn, mở cửa xe khoan thai bước lên. C̣n sau nầy, đất nước “được giải phóng“ th́ quư bà thành mấy chị buôn chuyến, từ Sàig̣n ra Trung hoặc xuôi ngược khắp lục tỉnh. Đó là h́nh ảnh trước mắt tôi thấy bà cô ruột của ḿnh như vậy. Ra đường cô phải áo dài đàng hoàng, tóc búi cao gọn đẹp. Giờ đây, than ôi cô mặc áo bà ba lem luốc, tóc tai trắng bạc hết đầu. Mấy cô bác hay bà nào cũng thế chứ đâu nhất thiết chỉ phu nhân mới chỉnh tề vậy. Cô đứng chờ ở ga xe lửa B́nh Triệu từ Phan Thiết về có cá tươi hoặc cá ṃi, cá nục hấp và cá nục to họ muối ướp sẫn trong những thùng thiếc lớn. Người đói rát ruột nên tôi ăn cái chi cũng thấy ngon, bắt buồn cười và lạ thiệt! Tàu cập ga đă có bạn bàng chực đón mua lại và đi bỏ mối lẻ cho người tiêu dùng. Hồi xưa cô tôi hiền và đi đứng từ tốn chậm răi. Bây gờ cô xốc vác nhanh lẹ tôi thật nễ. “Chậm chạp không tranh giành lại đám bạn hàng có nanh có vuốt được“. Cô tôi nói như thế. Số người khác th́ nhóm chợ trời, chợ đất. Trong nhà ai c̣n nhiều đồ đạc, mới cũ chút đỉnh th́ lớp người bị giải phóng nầy mau mau gom ra nhóm chợ bán tuốt tuồn tuột cho người đi giải phóng. Với họ đồ cũ thành đồ mới hết trơn! Các chị đang rất cần tiền để mua lương thực đi nuôi chồng ăn học.

-Bán một khía đường cát chị năm!

-Mua sao ít vậy em?

-Mua cho ổng uống cà phê mà. Cho thiếu mai chả ( trả) nha!

Họ nói tỉnh queo chẳng cần dài ḍng văn tự. Tôi nghe câu khất nầy như nghe nhật tụng thường bữa riết rồi cũng quen tai. Số ít thôi và tùy người, bán quán nhỏ trong xóm là phải cho mua chịu. Thật sự bà con cḥm xóm không quỵt luôn, phần người bán cũng ghi sổ để nhớ và nhắc đ̣i chớ! Khi mùa màng thu hoạch có tiền, họ lại ăn nhậu tối đa, tiền bạc thanh toán ṣng phẳng. Bà con rất chịu chơi, bỏ những lúc chơi chịu. Bạn hàng buôn bán lẻ xử dụng cân xách tay và tính đơn vị theo mấy ngấn hoặc từng khía ngắn dài trên cân. Thí dụ 100 gram bà con kêu hai khía. Dân quê thường nói đớt mà bắt người ta uốn lưỡi phát âm “gờ-ram“ th́ tội bà con tui.

Qua năm năm chia ngọt xẻ bùi cùng chồng con ở miệt vườn, tôi ḥa ḿnh lúc nào không hay. Trở lại Ság̣n sinh sống chờ ngày đi, tôi mang theo “tiếng tây“ khi nói chuyện mà không hay. Má tôi để ư, bà giả bộ “ đớt“ theo :“trèn đét ơi, con Thanh học ăn, học nói, học gói, học mở giỏi quá trèn hén“! Tôi không mắc cở, c̣n hănh diện và mang ơn người miền tây hơn nữa. Nhờ vựa lúa sông Tiền, sông Hậu ph́ nhiêu, trù phú nên đồng bào tôi sống tạm qua ngày. Hiển nhiên có ba má và các em tôi đang bị khốn khó v́ …được giải phóng. Dân quê hiền lành, mộc mạc, bụng dạ ngay thẳng, chỉ có tôi mới quê mùa. Làng nầy hầu hết là theo đạo Hoà Hảo, thờ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Ngài dạy giáo lư của đạo Phật, lấy tôn chỉ thờ kính Cửu huyền Thất Tổ, tôn trọng trời đất. Nhà nào cũng có bàn thiên trước sân. Dân không dám kêu Trời réo đất. Vua chúa c̣n cấm kỵ kêu tên c̣n ḿnh sao cứ “trời ơi đất hởi“ hoài vậy? Hăy để yên ông Trời!

Xa xứ mấy chục năm, lúc quay về thăm nhà tôi quên bẳng tiếng “trèn“. Có dịp ghé thăm nhà thuốc Nam và nói chuyện say mê bằng tiếng Việt với bà thầy hốt thuốc, tôi lại kêu trời theo thói quen ở xứ người. Mở miệng sắp nói là tiếng “trời“ đi trước, dứt câu là tiếng “trời“ theo sau.“Trời ơi, sao nóng quá vậy trời! “ v.v.. Bà thầy phải ngừng tay nhắc nghiêm khắc:

-Mợ Năm đừng kêu trời hoài không nên!

Tôi giựt ḿnh ngước nh́n lên bàn thờ. Đức Thầy đang trầm ngâm ngó xuống. Tôi vội chấp tay xá Ngài.

Chiều xuống tôi lần ra con kênh sau nhà, nh́n đám lục b́nh trôi theo con nước lên, xa xa có bầy chim đang vội bay về tổ. Bất giác tôi ngậm ngùi “mới đó đă bốn mươi bốn năm“!

Thanh Thản Nhiên

(*) ngợi= có lời
(*) Thơ của Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm


-


 

 


VĂN CHƯƠNG

2017
2016
2015
2014
2013 
2012

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Những bài viết của Bất Khuất


C̣n nhớ không em?  
Trên đồi Tăng Nhơn Phú
Remember!
Cánh chim non
Đốt sách
Buổi tựu trường  
Đêm trắng  
Nước mắt trong cơn mưa  
Trăm đắng ngh́n cay  
Con đường tôi về
Hăy c̣n đó niềm tin
Chiều ra biển  
Những đứa con đẽ muộn  
Một thời kỷ niệm  
Băi tập
Bước chân Việt Nam
Người lính già
Để nhớ
Đi buôn  
Ngày anh đi  
Kỷ niệm xưa
Rồi tết lại đến
Bài thánh ca buồn
Tears of pride  
We remember
Vui - Buồn … Ngày hội ngộ 44 năm khoá 8B+C/72  
Mùa hè đỏ lửa  
Dư âm ngày hội ngộ 44 năm tại California  
Có chuyến bay  
Lời ca
Quỳnh Hương diển tích
Để nhớ để quên
Cờ ḿnh!
Khắc chữ Tự Do
Mai cai hạ  
Củ khoai ḿ
Khinh Binh 344
Tết


Tướng giữ thành
Những tử sĩ không cần ai gọn hồn
Viết về những anh hùng trong tù cải tạo
Tuyển tập tháng Tư đen
Quốc Hận và tội ác CS


I’ll be home for Christmas  
Kư ức về Hoàng Sa và HQ10  
Vợ hiền
Dạy con  
Lễ hội sinh nhật  
Chọn lựa  
BS Đặng Tuấn Long  
Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam
Bài ca kinh hoà binh  
Môt thoáng ngậm ngùi  
Đường về không xa
Năm mươi hai năm hội ngộ
Người tù chung thân vượt ngục  
Vá đường
Chăn gà  
Một người làm quan  
Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời

Thuyền đi đâu, về đâu?  
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Hữu tâm, vô tâm  
Mẹ cài cho con đóa hồng  
Những mùa Trung Thu  
Thầy Trân  
Tháng Tư nhớ bạn
Trại Thanh Cẩm và gịng sông Mă  
Trái tim Bồ Tát  
Người Hạ Sĩ Nhứt
Lá thư t́nh trong cặp
Người pháo binh già...
Thức trắng đêm nay!
Mặt trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 BB - Tuyến thép  
Mừng Phật Đản, chúng con ca vui đón chào  
Làm việc cho Tín Nghĩa Ngân Hàng 1970-1973  
Người chiến sĩ không quân phục  
Tôi cưới vợ 
Buổi họp mặt vui vẻ  
Cơi bụi hồng
Chiều buồn biên giới  
Mùa đi tù!  
Nếu có thể đi về quá khứ, tôi sẽ thăm đất nước tôi  
Người Mẹ thời chiến 
Má tui  
Các phi vụ nhớ đời - 44 năm nh́n lại 
Người nữ tu trong cô nhi viện Pleiku 
C̣n thương rau đắng …  
Ngày lễ Mẹ 
Tâm thư người bạn trẻ 9X về ngày 30/4 
Yểm Trợ Hạm Cần Thơ HQ 801: Không bỏ anh em
Mai vàng nở muộn  
Người về có nhớ thương binh?  
Từ những trang thơ 
Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!  
Chuyện trên QL 20  
Phóng sự cộng đồng hậu duệ VNCH

Mùa xuân xứ người, mùa quốc nạn xứ ta  
Tôi viết cho anh hùng Lư Tống  
Bỗng dưng anh tới  
Để nhớ một thời...  
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến  
Trong nỗi khốn cùng   
Giờ phút cuối cùng
Quảng Trị đất đợi về  
Phụng Dực, trận đánh để đời  
Buổi họp mặt vui vẻ  
Trạm cuối cuộc đời
Nhớ nhà  
Khép lại núi rừng  
Dưới bóng mát của lá cờ "Ba Que"  
Nhức nhối con tim  
Trái tim cao cả  
Hạt tình hồi sinh  
Hai con khỉ già 
T́m chốn thanh b́nh
Đêm xuân Đà-Lạt  
Chuyện hai người phi công VNCH và Bắc Việt  
Đại gia ở Mỹ  
Chỉ c̣n nỗi nhớ  
T́nh huynh đệ trong một thời binh lửa
Tàn một cuôc chơi
Sự ra đời của bài hát "Thuyền Viễn Xứ"
Việt cộng: Ngụy, Ác và Hèn Hạ!  
Phi vụ "Ong Chúa" 14-4653 cuối cùng

Một cái Tết khó quên  
Tr/Tá Lê Văn Ngôn trấn thủ Tống Lê Chân như thế nào?  
Vơ Ân và tôi  
Người thiếu phụ ôm cốt chồng ...
Cựu DB Lý Quý Chung, một người khách đặc biệt  
Hạnh Phúc… Rơi  
Bông Mồng Gà  
Rồi người lính có về không?  
Tạ ơn Thiên Chúa !  
Tuổi mực tím trong thời ly loạn
Sao mà mít ướt
Những chuyện ngày xưa
Chân dung người lính VNCH
Con chuột
Cuối nẻo đường đời
Ngậm đắng nuốt cay
Những muà xuân năm cũ
Ơn đời chứa chan  
Câu truyện t́nh trong quân ngũ  
Trong lâu đài kỷ niệm  
Người nữ tù và giải Nobel  
Đùa của tạo hoá  
T́nh anh em
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Hy sinh và mờ nhạt
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Mẹ Nấm và các bà mẹ Việt Nam
Không quên những người Chiến Sĩ QLVNCH  
Con c̣n nợ ba
Cái bằng... lái xế !  
Một Trung đội Trưởng Nghĩa Quân  
Vài kỷ niệm với thầy Nguyễn Văn Trường  
Con búp bê của mẹ 
Sự c̣n mất của một người em
30 Tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà
Ngụy
Tháng Tư ngậm ngùi
Người khôn "Đi học" - thằng ngu dại đời
Giờ phút cuối cùng của một đơn vị QLVNCH tại Sài G̣n
Không quên ngày Quốc Hận 30 tháng 4 – 1975
Cha Tôi, chết không cần quan tài
Cô Giáo Ngụy Người Huế  
30 tháng Tư: chuyện quên, chuyện nhớ  
40 năm (1978-2018) nhớ lại chuyến vưọt biển...  
Huế, tôi và Mậu Thân  
Hương  
1 đồng giấy, 7 đồng phở  
Vui buồn với UH1  
H́nh-tượng người LÍNH qua ḍng nhạc Việt  
Khoe chữ  
Chiếc áo bà ba In h́nh chữ Hỷ
Chiện khó tin mà có thiệt....  
Truyện hai h́nh ảnh một đời người  
Có đêm nào buồn bằng Đêm Ba mươi  
Nén hương ḷng cho một người vừa đền xong nợ nước  
Tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông  
Tiếng ngáy làm tôi yên tâm
Đêm xuân nào tôi đến thăm anh  
Quê hương của tôi  
Chim trời bạt gió 
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Nó và biến thiên cuộc đời

Có những mùa xuân
Chuyện người tóc bạc sớm
Trang nhà Hà Mỹ Nhan   
Các ngày tết ở VN trong năm 
Nói chuyện về con chó nhân năm Mậu Tuất 
Những người lính Dù bị lăng quên 
Gói trọn mảnh t́nh quê vào đ̣n bánh tét....  
Người đưa thư  
Danh Tướng Ngô Quang Trưởng và Tôi
Chọn tuổi xông nhà đầu năm