Hương Tràm Trà Tiên

Hoàng Long Hải

Sáng thứ hai, thiếu úy Sơn, Trưởng Cuộc Cảnh Sát xă An Ḥa kế núi Trầu, về họp Phụng Hoàng ở Văn Pḥng Thường Trực Quận. Họp xong, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát rủ tất cả các Trưởng Cuộc xuống chợ uống càphê.

Sơn cùng với 8 anh em khác, chen nhau lên hai chiếc xe Jeep chật cứng. T́nh h́nh lúc này tương đối êm nên vài ba tuần mới họp Phụng Hoàng một lần, và mỗi lần đi họp anh em lại gặp nhau, rủ nhau đi uống cà phê cho vui, trước khi về lại xă.

Xă của Sơn buồn hiu, trái trục lộ nên chẳng bao giờ có xe hơi chạy qua. Ghe tàu, hai ba ngày mới có một chiếc qua lại, máy nổ x́nh xịch, chẳng bao giờ ngừng để khách lên xuống. Chỉ phút chốc là chiếc tàu khuất sau rặng dừa nước, trả lại cho trụ sở xă cái vẻ hiu quạnh, lạnh lẽo của những buổi chiều mênh mông, nhất là những buổi chiều mưa mùa đông, có chút hơi lạnh từ trong rừng tràm Trà Tiên thoảng tới.

Trên đường đi, đại úy Chỉ Huy Trưởng, vừa lái xe vừa nói lớn với Sơn, nhưng Sơn hiểu là muốn nói cho mọi người cùng nghe:

– “Ê! Sơn. Sáng nay bên Biệt Khu họ hành quân ở mục tiêu cậu mày cho đấy. Nếu có đụng th́ hay lắm. Như thế là tin của ḿnh cho chính xác. Bữa trước bên Quân Đội cũng đă khen ḿnh một lần về việc ḿnh cho tin, họ hành quân bắn được thằng Tư Ngọc.”

Ngưng một chút, Chỉ Huy Trưởng nói tiếp:

- “Đ.M. Bắn được cán bộ kinh tài mà họ nói không có tiền. Ḿnh có đ̣i chia đâu, cho mấy thằng đi kích nó hưởng. Tụi nó có công.”

Thiếu úy Ra, Trưởng Cuộc ở xă Tư Ngọc hoạt động, nói:

– “Em nghi nhiều khi mấy thằng lính nó dấu, chia nhau. Ngay Bộ Chỉ Huy cũng không biết. Nhiều khi họ cũng nghĩ như đại úy, chẳng lưu ư tới, cho mấy thằng có công nó chia nhau. Bây giờ đang mùa cày, kinh tài thâu thuế máy cày nhiều tiền lắm. Có khi bạc triệu như không. Con vợ thằng Tư Ngọc đeo vàng đầy ḿnh.”

Sơn cảm thấy buồn cười bởi những chuyện mà Sơn, v́ sinh ra và lớn lên ở Saigon, không bao giờ Sơn có thể nghĩ ra được.
Chồng hoạt động kinh tài Việt Cọng trong mật khu. Vợ sống ngoài bờ kinh, dọc lộ, vùng Quốc Gia. Tuần vài lần vợ giả đi đốn tràm để tiếp tế cho chồng. Chồng thâu thuế cho “Cách mạng” lấy bớt đưa cho vợ. Vợ có tiền mua vàng đeo đầy ḿnh. Chừng đó không, cũng đủ vô t́nh tố cáo chồng với Quốc Gia. Nh́n con vợ, tin t́nh báo nhân dân cũng biết là thằng chồng có tiền v́ đang vụ mùa. Phục kích bắn thằng chồng là vừa có tiền, vừa có công.

Mười tám tuổi, đậu tú tài xong, Sơn đang ngập ngừng trước nhiều ngă đường: Tiếp tục học nữa? Đi lính: Vơ Bị, Không Quân, Hải Quân… th́ bỗng người dượng, chồng của cô, đang giữ chức lớn trong ngành Cảnh Sát, khuyến khích Sơn nên đi Cảnh Sát, vừa đỡ vất vă vừa đỡ “lạnh gị”. Cả nhà khuyên Sơn, và Sơn đi. Ra trường, 19 tuổi, về ở cái xă hiu quạnh này, ngày chỉ thấy rừng tràm mênh mông, đêm chỉ thấy đèn dầu và trăng rất sang. Ở Saigon, Sơn ít khi thấy được trăng. Những đêm trăng, Sơn ít lo, dễ bị phát hiện nên ít khi Việt Cọng tấn công.

Có lần, Chỉ Huy Trưởng nói: “Cụ Ngô nói Việt Cọng là Cọng Phỉ là đúng quá. Cách mạng ǵ bọn này. Làm Cách Mạng là hy sinh c̣n tụi Việt Cọng chỉ lo quyền lợi của chúng. Đốn tràm, tát đ́a, thu thuế nông nghiệp chỉ nhắm vào lợi riêng. Không là thổ phỉ th́ là ǵ?” Lại có lần, ăn hủ tiếu xong, đang uống càphê, ông ta nói: “Mấy ông biết không, ḿnh đi đánh giặc ở đây là “giặc mùa”. Không phải là giặc mùa như hồi Tây Sơn, Nguyễn Ánh mà là mùa lúa, mùa cày. Mùa lúa Việt Cọng thâu thuế nông nghiệp, mùa cày tụi nó thâu thuế máy cày. Cứ đến mùa là nó ra. Ḿnh cứ thế mà đánh. Chắc ăn trăm phần trăm.”

Mấy hôm trước, Sơn ghi nhận được tin đồng bào đi đốn tràm cho biết có mấy tên Việt Cộng xuất hiện ở khu rừng tràm cuối kinh Ô Môi, chưa rơ ư đồ. Có thể là chúng đang chuẩn bị tấn công đồn bót hay một xă nào đó. Sơn lật bản đồ, chấm tọa độ rồi làm công điện báo về cho Bộ Chỉ Huy. Bộ Chỉ Huy thông báo là bên phía Biệt Khu đang thi hành “Chiến Thuật Diều Hâu” của Tướng Trưởng, cần có tin họat động của Việt Cọng để chấm mục tiêu hành quân. Nếu họ hành quân, Sơn và lính tráng của Sơn khỏi đi, đỡ vất vả và nguy hiểm. Từ hôm Sơn phối hợp với nghĩa quân giải tỏa một đồn ở cuối xă, bị pháo kích, trung sĩ Lê B́nh Thạnh, phó cuộc của Sơn tử trận, Sơn đă buồn, hối hận v́ tính hăng của ḿnh, lại c̣n bị chỉ huy trưởng rầy nên nên ít ham đi hành quân như trước.

Vừa ăn xong, bỗng Thiếu tá Thanh, Trưởng Pḥng 3 Biệt Khu lái xe tới. Ông ta vẫn ngồi trên xe, nói với vào:

– “Chỉ Huy Trưởng, vừa bắt được Bác sĩ Việt Cọng đấy. Tôi sắp bay vào trong. Đi không? Nhanh lên.”

Chỉ Huy Trưởng hỏi lại:

– “Chỗ nào?”

– “Tọa độ ông cho chớ chỗ nào! Thằng John, cố vấn, được tin nó mừng lắm. Nó cũng đi.”

Chỉ Huy Trưởng nói gấp, như sợ trễ:

– “Vâng, vâng, tôi đi. Tôi cũng đi. Tôi ra ngay băi đáp, phải không?”

Thiếu tá Thanh nói “OK, OK” rồi đi ngay.
Chỉ Huy Trưởng quay qua nói với Sơn:

– “Công của ông đấy. Đi không? Đi cho biết đất đai của ḿnh.”

Thấy Sơn gật đầu đồng ư, Chỉ Huy Trưởng nói đùa:

– “Đi là đi. Rủi máy bay trực thăng có sút cánh quạt đừng đổ thừa tui đấy nhé.”
&
Từ xa, Sơn đă thấy khói vàng bốc lên phía ngoài khu rừng tràm, chỗ đánh dấu băi đáp trực thăng, trong khi ấy Thiếu tá Thanh đang điện đàm với Đại Đội Trưởng, chỉ huy đơn vị hành quân. Tiếng nói trong loa PRC phát ra rè rè, nhưng nghe cũng khá rơ:

– “Không có đường vô rừng tràm, nước ngang tới bụng. “Đại Bàng” cứ ở ngoài băi đáp. Em cho dẫn tù binh ra.”

Máy bay vừa đáp th́ Đại Đội Trưởng đă ra tới nơi, theo sau anh ta là một bà già – nói cho đúng chữ như người ta thường nói là “Bà già trầu” – Quả thật là bà ta đang ăn trầu, nhai trật trệu v́ sún răng, miệng đỏ nước vôi. Thiếu tá Thanh nh́n quanh rồi hỏi Đại Đội Trưởng:

– “Bác sĩ Việt Cọng đâu mày?”

Đại Đội Trưởng chỉ bà già, cố làm vẻ nghiêm trang, nói:

– “Dạ! Bà này. Bà già này là bác sĩ Việt Cọng.”

Mọi người đều chưng hững. Cố vấn Mỹ thấy mọi người nh́n nhau, mặt đổi khác, nét vui vẻ v́ nghe tin bắt được bác sĩ Việt Cọng đều biến mất, thay vào đó là sững sờ. Anh ta linh cảm một cái ǵ đó không ổn, bèn hỏi lại Thông Dịch Viên. Trung sĩ Thông Dịch Viên chưa kịp nói th́ Thiếu tá Thanh nói luôn bằng tiếng Anh, vẻ bực dọc:

- “Bà già này là Bác Sĩ Việt Cọng. Mày có tin như thế không?”

Cố vấn Mỹ cười thành thật, trả lời:

– “Tao tin bà ấy là bác sĩ.”

Câu trả lời của cố vấn Mỹ làm mọi người cùng cười. Riêng Thiếu tá Thanh th́ cười gượng, nói, vẫn không hết bực dọc:

– “Tin! Tin! Đ.M. Cái ǵ cũng “tao tin”. Ngu bỏ mẹ. Bà ta đi học hồi nào mà ra bác sĩ được!”

Rồi ông ta quay qua Đại Đội trưởng, cằn nhằn:

- “Bộ hết chuyện giỡn rồi sao mậy? Mày đem bà già này ra mày nói là bác sĩ?”

Đại Đội Trưởng trả lời, giọng vui, vẫn không hết nụ cười:

– “Bà ấy khai bà là bác sĩ th́ em báo cáo như vậy. Đâu dám báo cáo láo. Thiếu tá hỏi lại bà ấy coi.”

Thiếu tá Thanh quay qua bà già, nảy giờ vẫn đứng im, nh́n mọi người với vẻ sợ hăi. Thanh nói:

– “Này, bà kia. Bà có phải là bác sĩ không?”

Bà già nghe hỏi tới ḿnh, bỗng thấy sợ thêm. Bà ta khom người xuống, hai tay chắp lại trước bụng, nói, giọng run run:

– “Dạ thưa . . .quan. Tui là bác sĩ.”

Thiếu tá Thanh nói như nạt:

– “Không có quan quyền nào ở đây cả. Tôi là thiếu tá, mấy ông này đều là… sĩ quan. Bà cứ gọi bằng ông hay bằng anh cũng được.” Rồi ông ta hỏi một lần nữa, gay gắt:

– “Có phải bà là bác sĩ không?” Không đợi trả lời, ông ta nói thêm:

– “Bác sĩ ǵ mà kỳ cục dzậy?”

Sơn cũng cảm thấy kỳ cục thật, và buồn cười nữa. Nghe tin bắt được Bác Sĩ Việt Cọng, Sơn mường tượng h́nh ảnh một người đàn ông đạo mạo, chững chạc, đeo kính trắng gọng vàng như các bác sĩ mà Sơn đă có dịp gặp ở Saigon, hoặc ít ra th́ cũng là một người đàn ông trẻ, mặc quần áo bộ đội, nhưng mặt mày sáng sủa, thông minh. Có dè đâu là một “bà già trầu” như thế này.

Một lúc sau, sau khi đă hết bực dọc, thiếu tá Thanh mới ôn tồn hỏi:

- “Bà b́nh tĩnh mà trả lời cho tôi. Trả lời thành thật th́ tôi tha c̣n nếu bà khai gian, khai tầm bậy th́ bà đừng trách tôi. Thứ nhất, tôi hỏi, bà có phải là bác sĩ Việt Cộng không?”

Nghe thiếu tá Thanh nói năng dịu dàng, ôn tồn, bà già bây giờ cũng bớt sợ, b́nh tĩnh trả lời:

– “Dạ thưa… ông. Tui là Bác Sĩ… Việt Cọng mà tui không phải là Việt Cọng.”

Thanh cười:

– “Bà nói kỳ! Tại sao bà là Bác Sĩ Việt Cọng mà không phải Việt Cọng. Bà học bác sĩ lúc nào, bà theo Việt Cọng lúc nào?”

– “Dạ thưa! Tui không phải là Việt Cọng mà chính họ bắt tui đi. Họ bắt tui làm theo họ.” Bà già nói.

Thanh hơi bực ḿnh v́ cách nói dông dài, luộm thuộm của bà già, nói:

– “Bà cứ nói rơ đi. Bà học Bác Sĩ lúc nào?”

– “Dạ thưa! Tui học hành chưa tới đâu hết. Trào Ngô Đ́nh Diệm, ở trên Quận gọi Xă đưa người đi học “Cô mụ hương thôn”. Cả xă, chẳng bà nào có chữ nghĩa để đi. Cuối cùng, ông Xă trưởng gọi tui, biểu tui đi học. Tui có học “B́nh Dân Học Vụ” hồi “chín năm” (1), cũng lơm bơm đọc được chữ Quốc Ngữ. Học xong ba tháng tui về đỡ đẻ cho mấy bà trong xă, chờ Xă xây nhà hộ sinh xong th́ giao cho tui. Bất đồ ông xă bị Việt Cọng ám sát chết. Chương tŕnh xây nhà hộ sinh không hiểu sao cũng dẹp luôn. Tui cũng không c̣n được ăn lương chánh phủ nữa, đỡ cho ai th́ người đó trả tiền. Tui không có chồng con ǵ, sống cũng tạm đủ.”

Thanh nói gần như gắt:

– “Sống tạm đủ, vậy bà c̣n theo Việt Cộng làm ǵ?”

Bà già năn nỉ:

– “Dạ không! Mấy năm sau này đánh nhau dữ lắm. Xă di tản, rồi về, rồi lại đi, có khi sáng về, chiều đi, có khi ở ngoài quận luôn, Xă gần như bỏ không. Nhiều trận “cách mạng” Việt Cọng đánh nhau ở đâu, đem thương binh về để đầy trong hang núi Mo-So, thiếu người chăm sóc. Họ không có bác sĩ. Chỉ có một y tá mà tới mấy chục người bị thương. Họ cần người giúp đỡ băng bó vết thương, chích thuốc cho thương binh. Biết tui có học ở bịnh viện, cũng biết băng bó, chích thuốc, nên họ yêu cầu tui ra “phục vụ cách mạng”. Thấy thương binh đau đớn rên la tội nghiệp nên tui ra. Với lại không ra cũng không được. Không ra họ qui là phản động, bắt đi cải tạo ngay.”

Thanh hỏi, nôn nóng:

– “Vậy rồi bà đi lần lên bác sĩ?”

Bà già bây giờ đă hết sợ hẳn, binh tĩnh trả lời:

– “Dạ không. Được mấy năm, họ kêu tui đi học y sĩ. Họ biểu đi th́ tui đi!”

– “Học ở đâu?” Thanh hỏi, “Đại Học Hà Nội hay Saigon?”

Bà già cười, mắc cở:

– “Có “đại học, học đại” ǵ đâu! Học trong Cục Rờ (R). Ba tháng là xong khóa. Ban đầu, họ gọi là y sĩ. Sau đó gọi bác sĩ. Họ gọi sao, tui hay vậy”.

Chỉ Huy Trưởng nói, kinh ngạc:

– “Ba tháng ra bác sĩ. Học cái ǵ mà kinh khủng vậy? Y tá c̣n học cả năm. Học xong bác sĩ, bà biết thêm cái ǵ? (2) Học như bà th́ chỉ làm việc cho hăng Tobia.” (3)

Mọi người cười v́ câu nói đùa đó. Bà già không biết ǵ, cũng cười theo:

– “Trước khi đi học th́ băng bó, chích thuốc. Học xong về cùng băng bó, chích thuốc. Họ nói sau này ra Hà Nội học bổ túc. Bác sĩ từ y tá lên mới giỏi. Ngoài Bắc, bác sĩ loại giỏi này nhiều lắm!”

Thanh cười:

– “Vậy bây giờ tôi đưa bà ra Bắc cho bà học lại nhé?”

Bà già chắp tay trước ngực, nói, miệng hơi mỉm cười:

– “Lạy Phật. Đừng đưa tui ra Bắc tội nghiệp tui. Tui không quen ở xứ người ta.”

Tới bây giờ Đại Đội Trưởng mới nói:

– “Bà là Việt Cọng mà lạy Phật ǵ! Bà xạo không?”

Bà ta nh́n qua phía Đại Đội Trưởng, trần t́nh:

– “Dạ tui theo đạo Phật thiệt. Lâu lâu có đi chùa. Hồi đánh nhau một trận, chùa sập. Ông thầy chùa lấy tiền “bồi thường chiến tranh” trên tỉnh về cấp phát rồi bỏ đi mất tiêu. Thành ra xă không c̣n chùa.”

Đại Đội Trưởng vẫn chưa hết tức giận:

– “Vậy Việt Cọng nó cho bà theo Phật sao?” Rồi anh ta lại đùa. “Phật là của tui. Bà là Việt Cọng không có Phật Thánh ǵ đâu!”

Bà già nhanh nhẫu:

– “Dạ không, dạ không! Có lạy Phật tui nói thầm trong miệng thôi. Nếu họ nghe, họ nói mê tín dị đoan. Họ phê b́nh dữ lắm, thành ra không dám nói “Mô Phật”.

Thanh cắt ngang:

– “Thôi việc đó biết rồi. Bây giờ bà phải nói rơ bà ở đơn vị nào?”

Bà già trả lời:

– “Sau này núi Mo-So trở thành trạm xá, họ giao cho tui cai quản. Trạm xá này nhận chỉ thị, thuốc men từ tỉnh ủy Long-Châu-Hà”. (4)

Thanh hỏi:

– “Tại sao bà không ở trong trạm xá, về đây làm chi để bị bắt. Bà về công tác ǵ?”

– “Dạ thưa” – bà già nói – “Tui không có công tác chi hết. Từ hồi kư Hiệp Định tới giờ, ít đánh nhau, thường có tới thương binh nào th́ họ đưa về cục Rờ (R) hết, thành ra tui rỗi răi. Hôm qua có mấy cán bộ từ Huyện xuống, họ đóng nơi rừng tràm chờ thâu thuế. Tui theo họ, tính về Xă thăm bà con. Ra tới nơi th́ lính nhảy từ trên trực thăng xuống. Mấy ông kia chống cự bị bắn chết hết. C̣n tui hàng đầu.”

Chỉ Huy Trưởng hỏi:

– “Bây giờ bà muốn ở tù không? – Tù mấy năm? Già cả như bà chắc chưa hết hạn tù đă “ngủm củ tỏi” rồi. Chính phủ tốn cái ḥm.”

Bà già nói gần như khóc:

- “Xin mấy… quan thương tui già cả tội nghiệp. – Tù chắc chết. Xin tha cho tui kẻo tội trời!”

Thanh quay qua hỏi Chỉ Huy Trưởng:

– “Bây giờ tính sao, Chỉ Huy trưởng? Bắt nhằm bà già này, kẹt ghê! “Cải danh hồi chánh” được không?”

Chỉ Huy Trưởng nói “Được”, rồi quay sang nói với bà già:

– “Bây giờ tôi làm giùm cho bà cái đơn xin hồi chánh. Bà đi học ba tháng ở “Trung Tâm Chiêu Hồi” rồi về thôi, khỏi ở tù. Bà có thể xin cấp nhà trong “làng Chiêu Hồi” để ở.”

Bà già “dạ” mấy tiếng, rồi hỏi tiếp:

– “Sao hồi chánh rồi lại chiêu hồi? Tui ưng chiêu hồi thôi. Nghe nói chiêu hồi sướng lắm! Chỉ buồn là già rồi, không có con cháu, biết ở với ai!”

Chỉ Huy Trưởng giải thích:

– “Hồi chánh cũng là chiêu hồi, là về với Chánh Nghĩa Quốc Gia, không theo Việt Cọng là Phi Nghĩa nữa. Đừng nghe mấy thằng Việt Cọng dụ dỗ ngon ngọt, kêu bằng mẹ, mẹ, rồi theo nó. Có ngày máy bay bắn nát óc, không ai chôn. Nghe chưa?”

Tuy có khi nói như nạt nộ, nhưng Sơn thấy ai cũng tỏ vẻ tội nghiệp cho bà già. Sơn nghĩ đến mẹ ḿnh và thấy xót xa. “Người ta” vẽ ra thật đẹp h́nh ảnh “Mẹ Việt Nam”. Chẳng qua là để tuyên truyền, lừa mị, phỉnh gạt. C̣n người mẹ Việt Nam đích thực th́ được ǵ? Như bà già này đây hay như mẹ Sơn. Có con như mẹ Sơn hay không có con như bà già này th́ họ cũng cô đơn giống nhau. Con của đất nước, con của Giang Sơn Tổ Quốc. Mẹ nuôi khôn lớn rồi con bỏ mẹ ra đi cầm súng, ra chiến trường, đâu c̣n là con của mẹ!

Sơn bỗng thấy nhớ mẹ. Đă lâu lắm, Sơn không về thăm, mấy lần Sơn làm đơn xin đi phép nhưng cấp chỉ huy vẫn chưa chấp thuận!

(1) “hồi chín năm”: Thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
(2) “Có thể” bà già nầy trầu là “sư mẫu” Nguyễn Tấn Dũng v́ tới 30 tháng Tư 1975, Nguyễn Tấn Dũng chỉ mới y sĩ, c̣n lúc ấy, bà già đă là bác sĩ rồi.
(3) “Tobia”, hăng bán ḥm và lo ma chay ở Saigon trước 1975.
(4) Long-Châu-Hà, tỉnh ủy thu hẹp của ba tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên của Việt Cọng, trước 1975.

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012


Bụi đất và hư vô
Mùa Noel cũ
Cuối năm tiễn biệt Mẹ
Giọt máu rơi của người lính chết trẻ
Chữ tín  
Chọn Năm Căn  
Nỗi bất hạnh đời tôi  
A-1H Skyraider Tarin65
Thằng láng giềng  
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường  
Việt Cộng pháo kích trường Tiểu Học Cai Lậy 9/3/1974  
Chuyện 10 năm trước. Ngày 3 tháng 12-2004  
Bạn bè  
Tấm thẻ bài  
Ngôn ngữ lính tráng Sài G̣n xưa  
Tiểu Đoàn 66 Biệt Động Quân Biên Pḥng  
Hương Tràm Trà Tiên  
Người cựu chiến binh già  
Tàn cơn binh lửa  
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Ngọn Cờ Đại Nghĩa  
Chuyện một lá cờ
Cờ vàng trong trái tim tôi
Nắng chiều bên ghềnh thác Niagara  
“Trâu Điên” Và Cố Vấn Mỹ...Muộn Vẫn Phải Nói...
V́ sao tôi là Nữ Quân Nhân? 
Nhật kư trên tiền đồn Do Thái
Tảo một mùa thu Arlington
Tướng Đỗ Cao Trí - Người chết không yên 
Những người lính cùng chiến tuyến bảo vệ tự do
Mang các anh về miền đất tự do
Bầu trời đánh mất
Bằng Lăng
Như vạt nắng chiều
Đời sống người Việt tại Úc
Truyện một người lính gương mẫu
Sự thật cuối cùng đến quá trễ!
Hồi ức Sài G̣n thời lính tráng  
Mẫu chuyện về Thống tướng TMT Lê Văn Tỵ  
Mùi áo lính  
Ôi! Chareles  
Vở mănh tinh cầu
Chúng tôi mọc rễ và yêu thương...  
Thủ Đức - Một thời khó quện  
Ba Tôi, Người Lính VNCH  
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt   
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ  
Sống với đàn anh không phải dễ
Chiều lạnh giáo đường  
Hoài niệm  
Những v́ sao của một thời tuổi thơ  
Ngọn đuốc Lê Xuân Việt  
Một chút mặt trời...  
Trốn trại  
Chuyến ra khơi đầu tiên
Hữu Loan và màu tím hoa sim  
Hệ thống thông tin gián điệp toàn cầu Echelon 
Cho cuộc t́nh đầu  
Ngày Quân Lực 19/06 tại Melbourne 
Người lính trong lửa đạn, và sau trận chiến 
Một kỷ niệm xa xưa  
Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Ḥa  
Điệp vụ U2  
Vụ tấn công USS Liberty  
Ngày 19 tháng 6 dưới mắt một hậu duệ VNCH  
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 lần thứ 49  
Cha là niềm tự hào của Con
Vượt qua khỏi con Trăng
Con gái của Ba
Nếu bạn muốn thay đổi thế giới
Người lính già trên chuyến tàu đêm
Trên đỉnh cô đơn  
Một thoáng qua hồn  
Ban Mê Thuộc - Ngày đầu ngày cuối  
Mênh mang mùi biển mặn  
Rừng lá thăm anh
Vợ và những ngày đầu đời lính  
Hành quân lưu động biển LLĐN Duyên-Pḥng 213 
Chị hai  
Bóng ngả đường chiều
Bài thơ t́nh Thị Nở - Chí Phèo  
Giọt nước mắt... v́ niềm kiêu hănh  
Sức mạnh t́nh chiến hữu  
Những tản mạn về "Cố Vấn"  
Đuờng chinh chiến  
Chết tại Ban Mê Thuột  
Bài t́nh ca ngày đó   
Người trở lại Pleime
Nhà thơ đi lính
Con rạch nhỏ quê ḿnh
Chuyện cái nón lá
Chuyến Taxi cuối cùng của đời người
Chuyện của một người không có tội
Hoa Dă Qùy của anh!
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Tháng Ba t́m về tử lộ
Như cánh diều bay
10 tội đại ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN
Gió ơi! xin đừng thổi
Bánh ḿ và hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ
Những người vợ cùng tuyến đầu
Đại Uư dũng cảm
Người Việt viết tiếng Việt. "Người Giệc Giết" tiếng Việt
Đời Phi Công
Nợ Đời một nửa, còn một nửa nợ ơn em
Từ trại tù ra biển khơi
Trường Phi Hành Hải Quân Hoa Kỳ Pensacola
Chỉ v́ một câu hỏi
Trại "tù" cải tạo – địa ngục trần gian ở VN
Con gái người ta
Bùi Giáng: Diogenes thời đại !
Năm Ngọ nói chuyện ngựa
Xuân và người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong nhạc Việt
Xuân về trên đầu súng