CHIM BAY VỀ BIỂN

Phạm Tín An Ninh

Một mai chim bỏ bay về biển
Ta đứng một ḿnh ngó nhánh sông
Ta khóc nh́n theo gịng nước chảy
Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong ḷng
(Sương Mai)

Một cánh chim vừa bay ra biển, nhỏ dần rồi mất hút giữa mênh mông. Tôi mơ hồ như h́nh ảnh của chính ḿnh đang t́m về quê cũ. H́nh dung đến thành phố Nha trang xưa, nơi mà nếu không có biển sẽ không c̣n lăng mạn để người ta nhắc nhớ, đắm say, cũng có thể làm nhẹ đi ít nhiều tiếc nuối của nhưng người Nha trang xa xứ. Bờ biển cát từng chôn giấu những hang động tuổi thơ và ôm ấp dấu tích của bao cuộc t́nh thơ mộng, nước biển đă cuốn trôi đi, nhưng không thể xóa mất trong kư ức của nhiều cặp t́nh nhân mà bây giờ tóc ai cũng bạc. Âm thanh những ngọn sóng ŕ rào đă dệt nên những bài thơ, những bản t́nh ca từng làm khuấy động bao trái tim người, mà dư âm dường như vẫn c̣n vang vọng măi.

Nha trang đẹp đẽ, hiền ḥa và thơ mộng đó bây giờ đă không c̣n nữa. Đă trở thành một Nha trang xa lạ, như thuộc về ai đó chứ không phải của ḿnh. Đó là cảm nhận xót xa của đám bạn bè tôi, không chỉ người đă rời xa mà cả những người vẫn c̣n ở lại với Nhatrang, sống với Nhatrang gần trọn một đời.

Nhà văn Nguyễn xuân Hoàng, một đồng môn huynh trưởng cùng trường Vơ Tánh, sau 15 năm trở lại Nhatrang, đă viết:

Mười lăm năm sau ngày ra khỏi nước, tôi quay trở về như một người xa lạ. Thành phố tôi đă ở thời tuổi nhỏ như nhỏ lại, những con đường quen đă xa lạ, tiếng sóng biển vọng lại âm thanh đều đặn kỳ quái của một vùng biển chết nào. Băi cát không c̣n cái màu của thời tôi mới lớn và rừng dương đă bi xóa khỏi bản đồ trái tim.

… tôi trở về nh́n lại biển xưa thấy không c̣n lại chút dấu vết nào của những ngày trốn học, những buổi trưa hạnh phúc nằm trên băi cát, gối đầu lên hai cánh tay, đấp mặt bằng cành lá dừa, ngủ một giấc chờ đến giờ tan học lủi thủi trở về”( trích trong “Nhà Từ Đường” tháng 5.2013- trên VOA)

Một chị bạn , hiện định cư ở thành phố Seattle bên Mỹ. Năm 1954 là một cô bé 7 tuổi, di cư theo gia đ́nh từ Hà nội vào Sài g̣n. Ông bố là quân nhân, được bổ nhậm ra một đơn vị ở Nhatrang. Cô rất vui mừng được theo cha ra sống ở thành phố biển. Thi đậu vào lớp đệ thất trường Vơ Tánh. Nhưng chỉ mấy năm sau lại bịn rịn bỏ lại bạn bè, theo bước chân cha ra tận Quảng Nam, rồi Huế. Sau này trở thành cô giáo trung học, lên cao nguyên sống với phố núi và đám học tṛ Kinh – Thượng, giữa chiến tranh vây bủa, may mắn sống c̣n trong lần di tản kinh hoàng trên con đường Tỉnh Lộ 7B.Vậy mà một thời tuổi thơ ngắn ngủi ở Nha trang lại là mảng quá khứ đẹp đẽ nhất. Trong kư ức và cả trong trái tim, chị đă dành ngăn lớn nhất cho Nha Trang . Sang Mỹ định cư khá lâu, chị háo hức trở về thăm Nha trang, để rồi “chỉ thấy ḷng buồn rười rượi, bởi đang đi trên đất Nha trang mà cảm giác như ḿnh là kẻ lạ, không t́m thấy bóng dáng Nha trang của ḿnh ngày trước”.

Hai người bạn học cùng lớp với tôi. Sinh ra ở Huế, nhưng lớn lên và gần trọn một đời sống với Nhatrang. Trước 75 đều là thầy, cô giáo trung học, giờ chỉ âm thầm nh́n đời từng ngày trôi đi vô vị, viết những bài thơ buồn trước bao điều đổi thay ngao ngán. Họ ở lại với Nha trang cho đến hôm nay, sau bao nhiêu lần tưởng chừng Nha trang đă hất hủi, đuổi xô, không c̣n chỗ cho họ dung thân. Hai người bạn của tôi rất chí t́nh với bạn, sống chết với quê, vậy mà đă bao lần than thở: “không ra đi như mi, tớ ở lại với Nhatrang mà vẫn không t́m ra Nhatrang của bọn ḿnh ngày trước! Không có ǵ đau hơn là sống trên chính đất nước ḿnh mà cứ măi hoài vọng một quê hương!” Và họ chỉ c̣n gặp lại Nhatrang trong kư ức, trong những bài thơ họ viết về một thời quá khứ, nghe chừng đă rất xa xưa như trong tiền kiếp:

chiều quá chén nửa đêm tỉnh giấc
mảnh trăng khuya ṿi vơi chờ ai
trong cỏ ướt dế buồn thao thức
giữa quê nhà sao măi hoài hương.

Từ buổi ấy đồng thu cỏ biếc
nghe âm u gió tạt mùa xa
người đứng giữa trời không – luyến tiếc
nghĩ ngợi ǵ tóc rủ sương pha.
….
Bao năm t́m lại con đường
nẻo xanh ngần ngại nghe chừng rất xa
chiều thu xứ ấy mù sa
t́nh thu thuở ấy cũng là chiêm bao.
(đ.ư.v)

Đám học tṛ bọn tôi thưở ấy, giờ tóc ai cũng bạc. Sau cuộc thăng trầm quá lớn, nhiều khi tưởng ḿnh giờ là một người nào khác. Dù c̣n sống ở quê nhà hay lưu lạc tha phương, ai cũng đă phải trải qua một cuộc đổi đời bi thảm. Vết thương lớn, nhỏ trong ḷng dường như vẫn chưa lành.

Lần trở lại Nha trang duy nhất để t́m bốc mộ thân phụ bên ngoài một trại tù “cải tạo”, cách đây đúng mười năm, tôi đi một ḿnh trên những con đường xưa, nghe tiếng sóng vỗ xa xa mà trong ḷng chỉ c̣n dội lại những dư âm ngày cũ.
Tôi may mắn gặp lại vài ba người bạn học. Nhưng dường như tất cả đều nở nụ cười không trọn. Vui đó rồi buồn đó, bởi mỗi người một số kiếp long đong.
Một thằng bạn rất thân,cùng học ba năm cuối ở trường Vơ Tánh. To con, đẹp trai và học giỏi. Sau này cũng là bạn lính. Ở tù hơn bảy năm nên bạn bè ai cũng nghĩ là nó đă đi diện HO và đang nổi trôi nơi nào trên nước Mỹ, không ngờ tôi c̣n gặp lại nó ở Nhatrang. Mặc dù bây giờ nó không được phép ở lại trong ngôi nhà và thành phố Nha trang xưa của nó.

Sau sáu tháng vào tù, căn nhà nhỏ của nó ở Nha trang bị tịch thu, cô vợ “Bắc Kỳ nho nhỏ” mang ba đứa con (mà đứa lớn nhất mới vừa năm tuổi) giao cho bà nội ở trên Thành, Diên Khánh, rồi sang sông…về đâu đó, không bao giờ trở lại. Bà nội th́ già, mấy đứa nhỏ bấu víu vào ông chú, vừa tốt nghiệp kỹ sư Nông Lâm Súc, nhưng bởi có ông anh là “ngụy đang cải tạo”, nên đi làm phụ hồ cho một ông thợ nề là bác họ. Trong lúc phụ hồ sửa sang một bệnh viện, anh làm quen được một chị đầu bếp. Không biết tài ăn nói thế nào mà anh làm cô động ḷng trắc ẩn, thương cảm hoàn cảnh mấy đứa cháu dại không mẹ không cha. Cô sẵn sàng làm mẹ nuôi. Với tất cả tiền bạc và tấm ḷng, đă cưu mang ba đứa bé không thua ǵ một người mẹ. Ba đứa nhỏ lớn lên cứ tưởng cô là mẹ. Cái t́nh mẫu tử này sao mà hiếm hoi và bi tráng quá. Th́ ra trong cái thời nhá nhem t́nh nghĩa ấy vẫn có những tấm ḷng c̣n hơn cả những chữ Từ Bi viết trong mấy ngôi chùa.

Bảy năm sau, thằng bạn tôi được thả về, cúi ḿnh trước người con gái ân nhân để xin nói một lời tạ ơn. Cô nắm tay ngăn lại. Đúng giây phút ấy, bốn mắt nh́n nhau và cùng rơi lệ. Họ ôm nhau, yêu nhau rồi lấy nhau. Hôm gặp chị, tôi ṭ ṃ hỏi lư do nào chị lại yêu và lấy thằng bạn khốn cùng của tôi trong lúc chị c̣n con gái. Chị bảo v́ không thể rời xa ba đứa nhỏ mà chị xem như con ruột của ḿnh. Chính cái t́nh thương và sự gắn bó ấy mà chị trở thành vợ của ba nó. C̣n tôi th́ lại mơ màng suy ngẫm đến hai chữ duyên nợ của đất trời. Sau này chị làm đầu bếp cho một nhà hàng ở bờ biển Nha trang. Thằng bạn tôi và mấy đứa con vẫn sống trên Thành, v́ với cái lư lịch đen, không thể xin được cái hộ khẩu trở về thành phố cũ. C̣n chị vợ th́ tiếc cái hộ khẩu ở thành phố, mà không muốn chuyển lên vùng quê Diên Khánh.

Cũng chính v́ Nha trang đă tạo nên cái hộ khẩu mỗi người mỗi nơi ấy, mà khi thằng bạn của tôi được gọi phỏng vấn xin đi theo diện HO, bị phái đoàn Mỹ từ chối, trả lại hồ sơ và sỉ vả một trận, v́ nghĩ chị vợ tốt bụng này chỉ là vợ giả, trả tiền cho nó để được bỏ nước ra đi. Chuyện t́nh ngay mà lư gian ấy cũng đă làm vợ chồng tốn kém và khốn khổ một thời. Sau mấy lần khiếu nại, cái ân sủng cuối cùng là: chỉ có người cha và ba đứa con được ra đi vào đợt cuối HO. C̣n chị vợ sẽ vĩnh viễn không bao giờ được bước chân đến Mỹ.

Bạn tôi quyết định ở lại với người vợ ân t́nh, mà anh coi như ông trời đă sai xuống dương trần này để gánh vác cho mấy cha con.
Bây giờ ba đứa con đă là người lớn. Thằng bạn tôi ở nhà chăm sóc ngôi từ đường, nuôi mấy con heo và nấu cơm cho con cho vợ. Chị ấy vẫn làm ở khách sạn dưới Nha Trang, tối lại chạy về Diên Khánh!

Hôm đứa con gái lớn lấy chồng, chị khuyên măi thằng bạn tôi mới báo tin cho bà mẹ ruột bạc t́nh, bây giờ đang lấy một ông chồng người Thụy Sĩ. Bà ấy cũng vác bộ mặt đầy son phấn trở về. Nhưng đứa con gái chỉ cho bà đến nhà hàng dự tiệc mà từ chối sự hiện diện của bà trong hôn lễ. Con bé bảo rằng, bà chỉ là một cái máy đẻ ra tôi, nhưng mẹ tôi chính là vợ của ba tôi bây giờ.
Tôi rót một ly rượu mừng cho cả cái vô phúc lẫn cái diễm phúc của thằng bạn cũ, nhưng rót đến hai ly để mời vợ nó. Một ly mừng và một ly để nói hộ giùm tôi ḷng biết ơn và ngưỡng mộ.
Tôi quay sang bảo thằng bạn:
– Dường như chính phủ Mỹ vừa cho mở lại diện HO, mày thử nộp đơn lại xem sao.
Nó xua tay:
– Tao chẳng cần đi đâu nữa, v́ ở đâu có bà vợ tao đây là ở đó có thiên đường.
Tôi đùa:
– Mày nói c̣n hay hơn mấy ông linh mục trong nhà thờ.
Tôi choàng tay ôm vợ chồng nó mà nước mắt trào ra. Tôi nghĩ, nó vẫn c̣n tác phong của một thằng lính. Khi chia tay, nó ôm vai tôi buồn bă:
-Mày thấy không, cái thành phố Nha trang mà tao sống cả một thời đẹp đẽ, giờ cũng phụ bạc tao, gây cho gia đ́nh tao bao khốn khó! Từ ngày thuộc về bọn CS, Nhatrang với tao là một vùng đất xấu, lạ lẫm. Mày c̣n nhớ tác phẩm tiếng Pháp “Le domaine maudit” của ông thầy Cung Giũ Nguyên?

Tôi thực sự chưa hiểu, chỉ thấy mơ hồ có một điều ǵ đó không ổn trong cách suy tư của nó. Nhưng tôi cảm được nỗi đau của nó.
Một cô bạn học từ những năm đệ ngũ, đệ tứ bên trường Văn Hóa. Một lần sang Mỹ thăm cô con gái là sư cô ở một ngôi chùa vùng Los Angeles, bất ngờ đọc được bài viết của tôi trong Đặc San Liên trường Vơ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, trong đó tôi có nhắc đến tên nàng, rồi lần ṃ t́m ra tông tích của tôi. Ngày xưa là một cô bé khá xinh và học giỏi. Sau này có thời làm phóng viên chiến trường. Ông chồng gốc Vơ Bị Đà Lạt, chết một tháng trước ngày có chuyến bay theo diện HO, nên nàng và hai cô con gái không được đến Mỹ. Dắt con lưu lạc khắp nơi, với một số vốn liếng của mẹ cha để lại. Nàng bảo nhiều lúc nhớ Nhatrang lắm, thử quay về, nhưng rồi thấy lạc lơng, mọi thứ chỉ mới đây thôi mà sao giờ trở thành xa lạ quá. Cuối cùng, mẹ con quyết định mua một căn nhà bên cạnh Quan Âm Tự ở Sài G̣n xa lạ. Cô con gái út vừa học đại học vừa tu học trong chùa. C̣n nàng th́ tu tại gia và cũng là một nhà thơ. Hôm ngồi trên máy bay trở lại Bắc Âu, tôi đọc hết hai tập thơ của nàng kư tặng lúc chia tay. Có nhiều bài tiếc nhớ Nhatrang xưa. Nha trang của nàng và của đám bọn tôi. Nàng làm thơ Đường thật hay và cảm động. Tôi nghĩ, nếu Đức Phật mà đọc được thơ của nàng chắc cũng phải rơi nước mắt xuống ṭa sen.

Một thằng bạn khác cùng học trường Vơ Tánh. Sau này gặp nhau trong cùng một đơn vị lính. Đánh giặc rất ĺ, nhưng luôn bị “đ́” bởi bản tính ngang tàng không nể mặt cả cấp chỉ huy. Trong khi đang ở tù ngoài Bắc, chị vợ ở nhà chán chường cuộc sống, lội xuống biển Nha trang tự vẫn, để lại một thằng con trai năm tuồi. Nơi người ta t́m ra thi thể của chị, chính là bờ cát dấu tích yêu đương hẹn ḥ, thưở hai người mới quen nhau.

Ra tù, không thể sống trên thành phố quê hương một thời đẹp đẽ giờ chỉ c̣n là mảnh đất thê lương tang tóc, mỗi ngày phải ám ảnh bởi cái chết đau đớn của người vợ trẻ đẹp dấu yêu, nó dắt mẹ già và đứa con thơ vượt biển. Sang Mỹ, nhờ mẹ chăm sóc cho đứa con, nó vừa đi làm vừa đi học. Được bạn bè khen, nó bảo: “chẳng phải tao siêng năng chăm chỉ ǵ đâu, nhưng v́ không muốn c̣n có chút th́ giờ rảnh rang nào để nghĩ ngợi mông lung, hồi tưởng về một quá khứ đau ḷng”. Nó chưa bao giở về lại Nhatrang. Bạn bè ai cũng phục khi nó lấy được bằng Cao học Tâm Lư ( Master of Psychology) và có công việc làm lương cao, ổn định. Trong đám bạn bè bất hạnh, nó là đứa thành công nhất. Bỗng một ngày được tin nó chết. Chết đau đớn. Thuê pḥng trong một khách sạn ở gần nhà, rồi đến đó dùng súng bắn vào đầu ḿnh tự sát, để lại mấy lá thư. Tôi nhận được lá thư nó viết cho tôi, được cảnh sát giao lại, nét chữ đẹp đẽ ngay ngắn, chứng tỏ nó rất b́nh tĩnh trước khi tự kết liễu đời ḿnh.

“Xin lỗi mày, tao đi trước mà không kịp chia tay với mày. Bọn ḿnh rồi sẽ như những con chim đă đến lúc phải bay về với biển. Mày đừng nghĩ là tao buồn. Tao vui lắm đó. Thôi th́ tao đi trước để dọn chỗ cho bọn mày, đám bạn bè thân thiết nhất của tao. Chỉ có một điều tao tiếc và ân hận là đă không được chết ở chiến trường như bọn thằng Lâm, thằng Bê, thằng Pho, anh Tài, Đức”.

Đọc xong thấy ḷng đau đớn như có nhiều vết chém, vậy mà không biết v́ sao tôi không khóc được.
Những người tiễn đưa nó hôm ấy, hầu hết là bạn bè cùng đơn vị xưa, và một số bạn học cùng trường Vơ Tánh Nha trang.
Năm ngoái, một chị bạn cùng trường Vơ Tánh, cùng học Ban C sau tôi một năm, định cư ở Canada, cũng đă ra đi, sau hơn hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư. Tôi và có lẽ hầu hết bạn bè Vơ Tánh rất mến phục cô bạn có tấm ḷng và rất khí khái này từ những năm 1962-1963. Mọi người đă ưu ái tặng chị biệt danh “Nữ hoàng xuống đường”. Luôn sống hết ḷng với bạn bè và quê hương đất nước. Quyết liệt, kiên cường trước những bất công, bạo lực. Những ngày lâm bệnh, sớm ngộ Đạo Đất Trời, chị buông bỏ tha thứ hết những hờn giận ân oán riêng tư. Một thời gian trước khi mất, chị vẫn liên lạc trao đổi với tôi về những kỷ niệm Nha Trang, về t́nh h́nh chính trị ở quê nhà với nhiều hy vọng, và tiếc là không thể sống lâu hơn để chứng kiến ngày chế độ Công sản man rợ độc tài cáo chung trên quê hương. Chị ra đi, để lại bao thương tiếc cho gia đ́nh, người thân và tất cả bạn bè. Chị mong muốn và dặn ḍ, sau khi chị mất xin gia đ́nh hỏa thiêu và mang tro cốt của chị rải ở ngoài khơi Thái B́nh Dương để hương linh của chị theo biển trôi về quê nhà, bên kia bờ đại dương, ở đó có băi biển Nha trang thơ mộng, nơi chị sống cả một thời tuổi thơ và lớn lên với những vui buồn, vinh nhục.Tôi h́nh dung đây không phải là cánh hải âu mà là một cánh đại bàng hùng vĩ, đẹp đẽ vừa bay về với biển.

Cuối tháng 2/2013, trước khi trở về lại Bắc Âu, tôi bất ngờ nhận được hung tin: hiền thê của một anh bạn qua đời v́ một chứng ung thư khó chữa. Chị là cựu nữ sinh Nữ Trung Học Nha Trang, và sau này là một người đàn bà tuyệt vời. Gia đ́nh anh chị là một đại gia đ́nh quân đội. Các con của chị đều là sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ, một cô con gái tốt nghiệp từ quân trường nổi tiếng West Point. Sau này đều trở thành những bác sĩ, luật sư. Phu quân của chị là một người bạn, người đàn anh của tôi ở trường Vơ Tánh cũng như trong quân đội ngày trước. Con nhà giàu, đẹp trai và tính t́nh hào hoa vui tính. Là môt sĩ quan trẻ đầy phong độ khi tốt nghiệp từ trường Vơ Bị Đà Lạt, đối tượng của nhiều cô con gái Nha trang thuở ấy. Ngày anh quyết định làm đám cưới với chị, chắc chắn có nhiều cô tốn khá nhiều nước mắt. Cuộc t́nh đẹp. Một gia đ́nh thành công, hạnh phúc. Chị luôn bặt thiệp vui vẻ, hết ḷng với bạn bè, đồng môn, đồng đội cũ của chồng. Nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Ai cũng quí mến chị. Vậy mà đùng một cái, chị ra đi, đột ngột chẳng ai ngờ.

Hôm dự dám tang chị, rất nhiều bạn bè cùng khóa Vơ Bị với anh và đồng môn thân quen thời Vơ Tánh & Nữ Trung Học Nha trang, từ mọi nơi về tiễn biệt. Trong nhà nguyện không c̣n chỗ đứng. Anh chồng ốm nhom, tiều tụy. Khi nói lời chia buồn, tôi ôm đôi vai gầy g̣ mà thấy thương anh, tội nghiệp. Khuôn mặt hốc hác, đôi mắt quầng thâm. Tôi nghĩ là anh đă khóc thầm nhiều lắm, ở cái tuổi đă trải qua bao thăng trầm mất mát, tưởng như không c̣n nước mắt.

Khi nh́n quan tài chị được đưa vào ḷ thiêu. Cửa ḷ đóng lại. Tôi tưởng tượng, lại thêm một cánh chim đẹp đẽ nữa vừa bay về với biển.

Tôi nghĩ rồi sẽ có môt ngày, thế hệ bọn tôi, những cô cậu học tṛ rời trường Vơ Tánh vào những năm đầu thập niên 60, bây giờ đều đă trên tuổi 70, sẽ lần lượt ra đi. Tất cả cuối cùng rồi cũng là những cánh chim bay về với biển.

Bỗng ḷng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đă thực sự không c̣n. Thành phố đă cho họ một thời tuổi thơ đẹp đẽ hoa mộng, nhưng cũng đă để lại trong ḷng họ quá nhiều đớn đau, mất mát sau cuộc đổi đời. Những hang động tuổi thơ và dấu tích của những cuộc t́nh ngày xưa, tất cả giờ chỉ c̣n là cổ tích. Tôi nhớ lời thằng bạn c̣n ở lại Nha Trang, nhớ tới thầy tôi, nhà văn Cung Giũ Nguyên và tác phẩm Le Domaine Maudit viết từ năm 1961, như là một tiên tri của Thầy.

Phạm Tín An Ninh

 


VĂN CHƯƠNG

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Cây viết Bất Khuất

42 năm t́nh cảm đồng môn  
42 Năm T́nh  
Chúc mừng hội ngộ  
Tôi và Tiểu Đoàn 7 TQLC  
Thơ gửi Đại Gia 
Dấu ấn vào đời  
USA 20 năm và Tôi  
Hăy c̣n đó niềm tin  
Pleiku và hoài niệm  
Kư sự những ngày tháng 2  
Một mảnh đời  
Xuân quê hương
Một chuyến về thăm nhà
Tết đến
Một buổi chiều, hai người già
Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Về từ Tân Cảnh  
Cô đơn và ước mơ  
Trên đồi cao  
Phạm Thị Thàng - Nữ anh hùng đất G̣ Công  
Bạn cũ năm mươi năm  
Hương xưa ngày ấy
Đại Bàng gẫy cánh - F5  
Sự thật đời tôi / Trung Tướng Trần Văn Minh  
Thèm 
Sao chổi  
Đừa con dâu

Đại đội 17 "Hoàng Gia" 1 - 2  
Sau cuộc biển dâu  
Những người lính Dù 
Tiễn nhau ngàn dặm cũng chia phôi  
Tấm Poncho
Người bạn học và ông thầy cũ  
Mối hận ngh́n trùng!  
Những mùa Trung Thu  
Tấm ảnh hai người lính  
Tin quan trọng gửi đến các anh em TPB ở Việt Nam
Chim bay về biển  
Văn chương Việt Nam và chữ “Y”  
Hạnh phúc và bất hạnh 
Chữ "Tín"  
Nếu ngày ấy...  
Thuận An 
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !  
Văn hoá phương Nam 
Thức tỉnh  
Sự xâm lăng văn hóa của việt cộng  
Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đă chết trên đồi hoa sim  
Hành trang và lư tưởng
Góp nước miếng húp chung  
Đêm chờ sáng 1975  
Thuốc lào trong tù....  
Người chồng một đêm 
Khóa 8 B+C/72 SQTB/Thủ Đức họp mặt  
Trở về cố hương 
Trôi theo ḍng đời  
Ngộ chiêu  
T́nh người trong cuộc chiến  
Khóc bạn  
Cư An Tư Nguy  
Con c̣n nợ ba
Không Quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Những người chiến sĩ đáng hănh diện
Nắng chiều vẫn đẹp
Hạnh phúc vẫn long lanh
Con Trâu đâu có cải tạo  
Nhớ nhà  
Bác sĩ trong tù  
Nhà bốn anh em 
Tháng Sáu và Tôi  
Chuyện về một cô gái  
Chuyện một người mang tên Nguyễn Thị Di Tản  
Cái giường đôi  
Ưu việt nhất !!!  
Hậu nhân trả lời VC Huỳnh Tấn Mẫm  
Chúng tôi vẫn sống  
Bọt không cần vớt
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, Chuyện kể từ đầu
Làm sao để chôn hai Chế Độ?
Cà-phê lính
Cuộc trùng phùng bi thảm
Tuổi trẻ nghĩ ǵ ?
Tiển con
Nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ
40 năm nhớ về
C̣n đó niềm đau
Viết cho con cháu
Tưởng nhớ bác Thái Văn Kiểm  
Người bạn thân
Người già cả, người bệnh tật
Người tỵ nạn và Việt kiều
Sự ra đi của hai vị Tướng Tư Lệnh
Nhạc Sĩ Thục Vũ
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Ḥa
Một thoáng Pleiku
Bạn đồng môn khóa 2 CSQG
Quân đội bị quên lăng của Việt Nam Cộng Hoà
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Bắc Kỳ
Văn chương trào phúng truyền khẩu
Mậu Thân Huế – Nhân chứng sống
Kỷ niệm với Hồ Ngọc Cẩn
Điều c̣n lại sau 40 năm
Thương Tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù
Anh là áng mây trôi
Tâm thức người lính Nhảy Dù trong cơi vô sắc
Rợp bóng cờ
Trên núi Hoàng Liên
Kư ức mùa Xuân
Để tưởng niệm một người Anh
San Jose, năm hết tết đến
Valentine trong di sản Chiến Tranh
T́nh như gió thoảng
Thằng Thời
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH  
Ăn Tết thôn quê
Hạt bụi nào trong mắt
Giọt nắng cho người
Gặp tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng...
Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam VN
Quê Hương, chùm khế ngọt
Quả tim người tử tù
Anh hùng Ngụy Văn Thà
Người ở lại Hoàng Sa
Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ ḷng yêu nước
Ngày 19-01: Tưởng Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Em gái hậu phương Dạ Lan là ai?  
Hồi kư Việt Nam
Để nhớ một thời áo trận
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Người về từ Đại Dương
Lễ Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
Lăo Mốc
Lên núi t́m chồng


Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012