Hạnh Phúc Vẫn Long Lanh.

Tác Gỉa: Tràm Cà Mau

Ông Nam thuê một căn pḥng trong cái nhà của người quen, hai vợ chồng chủ nhà mở sạp hàng bán ở chợ trời. Họ ra đi từ khi trời đất c̣n tối đen, trước bốn giờ sáng, và trở về khi mặt trời vừa tắt. Đứa con gái đă lớn, đi học xa, mỗi năm về vài ba lần. Pḥng ông Nam có lối đi riêng, nhưng ông thích dùng lối vào bằng cửa chính hơn, v́ khỏi phải chống nạng cực khổ, ́ ạch đi quanh. Bếp dùng chung. Ông Nam thường nói đùa với vợ chồng chủ nhà rằng, ông mới thực sự là chủ căn nhà, v́ suốt ngày ông sống trong nhà nhiều hơn, hưởng dụng tiện nghi của cái nhà nhiều hơn. Vợ chồng chủ nhà xem ông như anh em, có cái ǵ ngon, cũng để dành cho bác Nam. Khi ông Nam cần đi đâu, mà đường xe buưt không thuận lợi, hai vợ chồng vui vẻ chở ông đi ngay. Có ông Nam ở chung, họ cũng thấy yên tâm và đời sống vui hơn.

Ông Nam vào bếp, lục rau, thịt, tôm trong tủ lạnh, nấu một tô hủ tiếu lớn. Trong tô có cua, tôm, ṣ, cá mực, thịt, rau cải. Một tô đầy vun, có nước màu đỏ, có hành xanh, mùi thơm bốc ngát mũi. Ông vặn nhạc êm dịu, vừa ăn vừa nghe trong tiếng đàn tiếng hát nhẹ nhàng vang vang. Ông biết tận hưởng cái ngon của thức ăn, và tự làm lấy mới vừa ư. Sau bữa ăn, ông lên giường dánh một giấc ngon lành, có tiếng nhạc từ máy thâu thanh êm ái vọng vang như lời ru riêng cho ông ngủ. Thời gian vẫn êm đềm trôi đi. Ông vẫn nằm ngáy, và mĩm cười trong giấc mơ. Khi đă no giấc, ông thức dậy, với tay lấy cuốn sách trên đầu giường đọc. Ông là con mọt sách của thư viện, bao nhiêu sách mới của thư viện đều có bàn tay ông sờ mó vào. Ông Nam ít khi mua sách, v́ ông cứ nghĩ rằng, hai cái thư viện gần nhà trong thành phố nầy, là các tủ sách riêng của ông. Muốn đọc khi nào cũng được, sợ không đủ thỉ giờ mà thôi.

Ông Nam thường tự hào là đă đi du lịch toàn thế giới, ông đi du lịch hàm thụ, qua các phim tài liệu, qua các đài du lịch trên truyền h́nh. Dù chỉ du lịch hàm thụ, nhưng ông c̣n biết nhiều, thấy rơ và thấy chi tiết hơn cả những người đi du lịch thật sự. Người ta vất vả, cực khổ, đi xa, tốn tiền, t́m hiểu, ông chỉ nằm nhà duỗi người ra mà hưởng cái phần công khó của kẽ đi quay phim, lục lọi t́m ṭi. Ông nghĩ c̣n thích thú hơn được đi du lịch thật. Vừa nằm xem phim, vừa ăn bánh ngọt, uống cà phê, vừa có nhạc nhẹ nhàng văng vẵng, ông Nam thấy ḿnh sung sướng, nhàn nhă hơn cả các bậc phú gia thế giới.

Khi mặt trời đă nghiêng bóng về phương tây, ông dậy, vui vẻ chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Ông hát những lời vu vơ như em bé. Buổi chiều rơi nhè nhẹ. Ông Nam thích ăn ngon và thích nấu nướng. Ông thường theo dơi, học cách nấu ăn trên đài truyền h́nh, và ông nấu được những món cầu kỳ, đặc biệt. Qua lời dạy của đầu bếp, ông suy nghĩ làm sao cho ngon hơn, cho hợp với khẩu vị của ông hơn, và ông biết chế biến thêm theo hương vị của món ăn cho thêm đậm đà, hoàn hăo. Đă chịu tàn tật như thế nầy rồi, ông không cần kiêng cữ chi nữa. Cứ ăn ngon, cứ hưỡng cái béo, bùi, ngọt, mặn, cho sướng. Không tội chi kiêng cữ, sống mà thiếu vui, thiếu sướng. Cái ǵ cũng kiêng cữ cả, th́ uổng lắm. Mà có chết th́ cũng vui, v́ đă tận hưỡng cuộc đời.

Lâu lâu đi qua chợ, thấy ḷng heo ngon, ông mua về, tỉ mỉ công phu cạo rửa sạch sẽ, cắt, ướp từng miếng, rồi nấu một nồi cháo lớn. Ông kêu điện thoại cho vợ chồng chủ nhà, vui vẻ bảo chiều nay đừng mua thức ăn v́ đă có cháo. Ông hăng hái mời thêm vài người bạn thân thiết nữa.

Thế là chiều hôm đó, năm bảy người ngồi quanh một nồi cháo lớn, và hai dĩa ḷng vun, có đủ màu sắc của tim, gan, cật, ruột, dồi trường, phổi. Một dĩa rau, hai tô nước mắm pha theo lối riêng của ông Nam. Trên bàn c̣n có cả chục lon bia đă ướp lạnh. Hai vợ chồng chủ nhà, ông Nam, và vài bạn bè tận hưởng cái tài nấu cháo ḷng có một không hai của một tài hoa nấu ăn. Cháo của ông nấu công phu và vệ sinh. Những miếng ḷng bỏ vào miệng nhai ḍn tan, mà mềm, hương vị ngon ngọt đậm đà. Nước cháo thanh. Hạt gạo c̣n nguyên. Bà vợ chủ nhà thường khen: “Cả nước Mỹ nầy, không ai nấu cháo ḷng ngon bằng bác Nam, mà có lẽ cả bên Việt Nam ḿnh nữa” Nghe vậy, ông Nam cười sung sướng, giải thích tỉ mỉ cách làm ḷng, cách rửa ḷng, ướp ḷng, và phải nêm nếm, canh ngọn lửa, canh thời gian nấu, không để cho chín quá, thành dai nhách, hoặc làm hạt cháo ra nhựa, mất bớt cái ngon. Nghe lời khen, ông Nam cũng thấy trong ḷng vui, hăng hái, lạc quan hơn. Một buổi chiều có bạn bè chung quanh, có món ăn ngon, và mọi người vui vẻ, là đủ cho ông Nam cảm thấy hạnh phúc tràn đầy. Không cần mơ ước những thứ xa xôi chưa có. Ông biết nắm bắt cái hạnh phúc ít oi, nhỏ nhất trong hiện tại, mà vui hưởng.

Trước khi đi ngủ, ông Nam nằm xem truyền h́nh, ông thích những chương tŕnh du lịch, khám phá, y khoa và vạn vật thiên nhiên. Đôi lúc, nếu có phim hay, th́ ông theo dơi, thưởng thức. Thường ông ch́m vào giấc ngủ lúc nào không biết, và để đèn sáng cho đến khuya.

Buồi sáng khi nắng vàng xuyên song, chiếu lên giường, đánh thức ông dậy. “Nghe xương cốt đau nhức mà ông mừng v́ biết hôm nay c̣n sống”. Ông học được điều nầy trong một cuốn sách Mỹ. Nằm yên nghe lũ chim ríu rít kêu trên tàng cây bên hè nhà. Ḷng ông cũng mở rộng theo tiếng chim ca đón b́nh minh. Nằm đây, ông thấy chính ông hoàn toàn tự do, thong dong, không ḥ hẹn chi ai, không có việc chi gấp gáp cần làm, không bổn phận, không trách nhiệm, không lo lắng ǵ cả. Hoàn toàn thoải mái, thong dong, tự tại. Trong lúc mọi người, ai cũng vùi ḿnh trong cơm áo, ai cũng có nỗi khổ riêng, có mối âu lo riêng, có hoài bảo, ước vọng chưa thành, mà ông th́ hoàn toàn bằng ḷng với cái hiện tại, sung sướng với những ǵ đang có, không mơ ước xa hơn, không tham vọng. Có người cho rằng ông Nam c̣n thoát tục hơn cả những vị cao tăng, v́ những vị nầy c̣n ước vọng được đắc đạo, được về cơi lạc phúc, miền miên viễn. Đồng thời họ c̣n có rất nhiều thứ lo lắng nực mùi trần tục, đó là cái t́nh trạng tài chánh của ngôi chùa đang tu, c̣n phải ch́u chuộng nịnh nọt khách thập phương. Phần ông Nam, với cái trợ cấp tàn phế của chính phủ cho hàng tháng, ông thấy quá đủ, dư ăn dư tiêu. Lúc nào ông cũng có một số tiền mặt để đự pḥng khi khẩn cấp. Ông ăn tiêu thoải mái, không hà tiện. Mỗi lần đi chợ, ông đủ sức mua những loại thịt ngon nhất, rau ráng tươi nhất, mùa nào thức đó. Ông không thích ăn những món trái mùa, vừa đắt vừa không ngon. Khi có ai mời ông một món mà ông nghĩ là không ngon, ông thường lắc đầu từ chối, và nói rằng không ăn v́ sợ uổng cái miệng. Để miệng, để bụng mà ăn các thứ ngon hơn. Những khi chợ có đợt bán rẻ các loại ṣ, tôm hùm, cua, ông mua về, làm thức nhấm, mời một người bạn đến nhà, cụng ly, nhâm nhi, nói chuyện đời chơi. Cùng một số tiền trợ cấp đó, nhiều người than van thiếu thốn, ngặt nghèo, buồn khổ, tủi thân, th́ ông Nam thấy ông phong lưu dư dả. Ông Nam thường nói: “Bao nhiêu cũng dư, mà bao nhiêu cũng thiếu. Cái dư và cái thiếu nó nằm trong tâm, chứ không phải tính trên con số. Muốn được thật nhiều, th́ không bao giờ đủ. Bằng ḷng với cái ḿnh có, th́ khi nào cũng dư. Nhiều tiền mà vẫn cảm thấy thiếu, tức là khổ, ít tiền mà thấy dư, th́ là sướng”.

Mỗi sáng thứ bảy, ông Nam dậy sớm, đón xe buưt ra chợ trời đi dạo chơi xem thiên hạ mua bán, và tham dự vào cái sinh hoạt hỗn độn muôn màu của thứ chợ trao đổi hàng hóa của dân nghèo. Vào chợ trời, ông không cần mua vé, thường thường khi đi ngang qua cỗng vé, ông đưa bàn tay ra, người gác cỗng vỗ mạnh vào ḷng tay ông, cả hai cùng cười, và ông bước vào. Như con rùa chậm chạp nặng nề, ông chống nạng khấp khểnh đi ṿng quanh các sạp bán hàng. Ông để ư nh́n những món hàng đặc biệt, và ông có đủ kinh nghiệm để đánh giá các món hiếm quư, có giá, mà thiên hạ ưa chuộng. Ông mua cái đồng hồ Thụy Sĩ cũ không chạy được, chừng một hai đồng, mua món nữ trang cũ năm đồng, mua vài thứ khác nữa mà ông biết có giá, bỏ vào cái bị đeo bên hông. Khi đi ngang qua sạp của anh chàng bán và sửa chữa đồng hồ cũ, ông ch́a cái đồng hồ vừa mua được ra cho xem và hỏi:

- Sao, cái đồng hồ nầy chừng bao nhiêu th́ mua được?

Anh chàng bán và sửa đồng hồ cũ cầm nghiêng cái đồng, nheo mắt nh́n, xem xét kỹ càng, rồi nói:

- Chừng hai chục đồng th́ mua được

Ông Nam cười khà khà:

- Tôi mua được với giá hai đồng thôi.

- Bán lại cho tôi hai chục đồng nhé!

- Không! Ông Nam trả lời ngắn gọn.

- Thế th́ ông muốn bao nhiêu?

- Giá vốn, hai đồng thôi

Anh chàng bán đồng hồ mừng rỡ, vui vẻ, nhận cái đồng hồ, đưa bàn tay đánh vào bàn tay ông Nam một tiếng bốp, rồi móc hai đồng trả cho ông Nam. Cả hai cùng cười vui vẻ. Ông Nam thấy trong ḷng hớn hở, vui lắm, vui hơn bán được với giá năm, bảy chục đồng. Mấy tuần sau, anh bán đồng hồ th́ thầm với ông Nam rằng, cái đồng hồ đă được lau chùi sạch sẽ, chạy tốt, và đă bán được cho người quen hai trăm đồng. Người ta năn nỉ quá, nên mới bán với giá đó.

Cũng trong ngày ấy, ông Nam mang chiếc nhẫn mua được, đến cho bà người Mỹ bán nữ trang trong chợ trời, và nói đùa:

- Tôi đem chiếc nhẫn nầy, đến xin hứa hôn vói em gái bà đây!

- Xong rồi, em tôi sẽ nhận lời cầu hôn của anh. Anh định bán bao nhiêu đây?

- Năm đồng, tôi mua được bên kia với giá năm đồng. Rẻ hay đắt?

- Tôi trả cho anh mười đồng!

- Không, năm đồng thôi, tôi lấy lại giá vốn. Không lấy lời.

Bà bán nữ trang cố nài ép, nhét mười đồng vào túi áo ông Nam, ông cứ gạt đi, và nhất định bán năm đồng thôi, nếu bà không chịu th́ phải trả lại chiếc nhẫn.

Ông lại khấp khểnh chống nạng đi, đến gian hàng bán đồ điện tử, dừng lại, đưa tay đánh chập vào bàn tay anh chàng Mỹ gốc Phi Châu đang bán hàng, cả hai cùng cười ha hả vui vẻ, ông hỏi:

- Nếu có một cái hộp đổi đài, nối với máy truyền h́nh, bán với giá ba đồng th́ anh nghĩ sao?

- Chớp liền ngay chứ, đâu để cho người khác mua mất!

- Thế th́ anh xuống dưới hàng thứ ba, bên góc trái, có ông Tàu bán hàng, đội nón rộng vành mà mua. Tôi hỏi, ông ta nói không biết là cái hộp ǵ, đ̣i bán ba đồng thôi.

- Nầy, anh làm ơn đứng đây trông hàng cho tôi, tôi chạy xuống mua cái hộp nghe.

Không cần chờ ông Nam chịu hay không, anh Mỹ hấp tấp chạy đi mua hàng. Khi về, anh hớn hở khoe là mua được với giá hai đồng thôi. Anh nói cho ông Nam biết là cái hộp có thể bán được năm chục đồng, rất nhiều người cần mua.

Cứ thế, ông đi quanh chợ, mách mối cho ông nầy, bà kia, để họ mua đi bán lại kiếm lời. Nhờ đó mà ông quen biết với đông đảo bạn hàng bán chợ trời. Hầu như người nào cũng có chút ân nghĩa với ông Nam. Ông đi mua niềm vui, mua hạnh phúc, mua sự tử tế, mua t́nh thân thiết, mà không tốn một xu nhỏ. Ông nói với một người bạn thân rằng, ḿnh mua đi bán lại, có thể kiếm được ít chục đồng, nhưng không quư bằng cái t́nh mua được trong đám dân tứ xứ nầy.

Đi đến gian hàng của một ông người Mỹ già bán đủ thứ lặt vặt, hàng hóa đủ loại chất đầy trên tấm vải lớn trải trên sân, ông Nam chào hỏi vui vẻ. Ông nầy cho biết từ lâu rồi, hàng hóa bán ế ẩm, cứ mang đi, chuyển về, tốn tiền thuê chỗ, tốn tiền xăng di chuyển, tốn th́ giờ, ngồi ngáp hoài mỏi miệng, chán quá, muốn đem đống hàng nầy đổ vào thùng rác cho khỏe. Ông cười Nam hỏi:

- Ông có muốn bán hết cái đống hàng nầy trong buổi sáng nay không?

- Muốn chứ! Làm cách nào? Chỉ có phép lạ mới bán hết mà thôi

- Ông hăy để bảng, một đồng một món hàng, và rao lên cho thiên hạ nghe. Cứ thử xem sao.

Sau khi thu dấu bớt mấy món hàng có giá trị cao, ông Mỹ bán hàng kiếm được miếng b́a lớn, ghi một đồng mỗi món, và cùng ông Nam ngoác miệng rao inh ỏi :

- Một đồng mỗi món hàng, một đồng thôi, rẽ lắm. Mua vô, mua vô!

Khách chợ trời ùn ùn đổ lại, lục lọi đống hàng hóa trên sân. Ông bán hàng thu tiền không kịp, ông Nam phải phụ giúp, thu tiền những khách hàng khác. Trong ṿng vài tiếng đồng hồ, đống hàng hóa trước kia chất đầy vun trên sân, bây giờ chỉ c̣n lưa thưa những cuốn sách, những đồ dùng rách nát, không ai muốn rước về cho thêm rác trong nhà. Ông Mỹ bán hàng chạy ra, ôm lấy ông Nam mà cười, gọi đùa ông là “ông thầy”. Ông chia tiền bán được hàng cho ông Nam, ông Nam gạt đi và nói rằng:

- Không nhận, tiền nầy là của ông. Tôi không có quyền nhận.

- Nhưng nếu ông không cho ư kiến, th́ chắc tôi phải giữ ba cái thứ quỷ quái nầy măi đầy trong xe. Thôi, hôm nào rảnh, tôi mời ông đi ăn nhé."

- Được, đi ăn cho vui th́ được.

Ông Nam la cà trong chợ trời, từ gian hàng nầy qua gian hàng khác suốt buổi sáng. Nói vài câu bông đùa với người nầy, người kia. Có khi khách hàng tưởng ông là người bán, hỏi giá, ông cứ ra giá mà không cần hỏi người chủ bán hàng. Những khi bán được giá, chủ gian hàng rối rít cám ơn ông. Có khi gặp người quen đi mua hàng, thấy họ nói chuyện vui vẻ với ông Nam, chủ gian hàng bảo rằng: “Người nhà ông Sam th́ chỉ bán nữa giá thôi.” Ông Nam tự đặt cho ông cái tên Mỹ là Sam, chú Sam, cho thiên hạ dễ nhớ. Từ lâu, ông Nam thành một người khách hàng đặc biệt của khu chợ trời nầy, những người bán hàng, xem ông như một người bạn vui vẻ, thân thiết và có nhiều t́nh nghĩa. Có khi ông mua hàng, người bán không nhận tiền, bảo rằng, nếu mua cho chính ông, th́ họ biếu, mà mua cho người khác, th́ họ chỉ lấy đúng giá, khỏi mặc cả.

Từ nhiều năm trước, v́ một chuyện xích mích nhỏ, bà vợ đă bỏ ông ra đi. Ông nghĩ rằng, khi hết giận bà sẽ quay về. Ông t́m bà để hàn gắn, nhưng bà nhất quyết không chịu. Ông chợt nhận ra rằng, nguyên nhân gia đ́nh gảy đổ không phải v́ chuyện nhỏ kia, ma đó chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Bà đă chịu đựng, đă cực khổ v́ ông quá lâu, quá nhiều, v́ cơ thể tàn tật, v́ tài chánh yếu kém, và tương lai khó khăn trước mắt. Ông hiểu, phải có thứ t́nh yêu thâm đậm nào đó, mới đủ hy sinh cho nhau, đồng cam chịu khổ khi hoạn nạn. Ông không buồn giận bà, ông cũng không buồn t́nh đời. Cũng không đau đớn vật vă than van. Mỗi khi nghĩ đến vợ, ông ôm đàn gảy tưng tung mà hát, lời hát ông tự đặt:

Lầm to. Em tưởng ta nghèo. Bỏ đi như ngọn gió vèo thu bay. Trong ta châu báu chất đầy. Kho tàng hạnh phúc, tháng ngày thư an...”

Nhờ nghe lời khuyên của một người bạn, rằng sau khi gia đ́nh đổ vỡ, phải biết vui vẻ làm lại cuộc đời mới, đẹp hơn, tươi vui hơn, và hạnh phúc hơn cuộc đời cũ, không tội chi mà buồn phiền và làm hư hỏng những tháng ngày c̣n lại. Ông đứng dậy, mạnh dạn làm lại cuộc đời, làm cho mỗi ngày sống có chan ḥa niềm vui, có thanh thản trong tâm hồn, tạo niềm vui cho chính ḿnh, cho người chung quanh.

Mỗi tuần một lần, ông Nam vào viện phục hồi thăm một người bạn bị tê liệt toàn thân nằm chờ ngày về nước thiên đàng. Ông đem sách báo vào cho bạn, ông ngồi chơi vài tiếng, kể chuyện vui. Ông làm quen và nói chuyện, an ùi những người bất hạnh trong viện. Ông thấy ông c̣n quá nhiều may mắn hơn những người tê liệt nầy, mà sung sướng cho hoàn cảnh của ông.

Nhiều đêm thức giấc, quàng tay qua không có vợ nằm bên, ông giật ḿnh, ḷng chợt nhói đau. Nhưng rất mau sau đó, ông lại cám ơn bà đă bỏ ông ra đi, nhờ bà bỏ đi, ông mới có được cái an nhiên tự tại, cái sung sướng nhàn nhă và thong dong như bây giờ. Nhiều bạn bè đă ví ông với một ông tiên nho nhỏ. Nếu c̣n bà, th́ bây giờ, dù có tàn tật, bệnh hoạn, khó khăn, ông cũng phải đi làm, v́ là bổn phận, để nuôi dưỡng cái hạnh phúc mong manh của gia đ́nh. Ông ư thức rằng, trong cái mất, cũng có cái được. Trong cái rủi có cái may. Chấp nhận cái không thể thay đổi được trong đời. Những lúc nầy, ḷng ông vui sướng, mĩm cười và ngủ lại trong giấc an b́nh. Ông lầm bầm hát, không biết hát thật hay hát trong giấc mơ : "Lầm to. Em tưởng ta nghèo. Bỏ đi như ngọn gió vèo thu bay. Trong ta châu báu chất đầy. Kho tàng hạnh phúc, tháng ngày thư an...”

Tràm Cà Mau

 

 


VĂN CHƯƠNG

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Cây viết Bất Khuất

42 năm t́nh cảm đồng môn  
42 Năm T́nh  
Chúc mừng hội ngộ  
Tôi và Tiểu Đoàn 7 TQLC  
Thơ gửi Đại Gia 
Dấu ấn vào đời  
USA 20 năm và Tôi  
Hăy c̣n đó niềm tin  
Pleiku và hoài niệm  
Kư sự những ngày tháng 2  
Một mảnh đời  
Xuân quê hương
Một chuyến về thăm nhà
Tết đến
Một buổi chiều, hai người già
Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Về từ Tân Cảnh  
Cô đơn và ước mơ  
Trên đồi cao  
Phạm Thị Thàng - Nữ anh hùng đất G̣ Công  
Bạn cũ năm mươi năm  
Hương xưa ngày ấy
Đại Bàng gẫy cánh - F5  
Sự thật đời tôi / Trung Tướng Trần Văn Minh  
Thèm 
Sao chổi  
Đừa con dâu

Đại đội 17 "Hoàng Gia" 1 - 2  
Sau cuộc biển dâu  
Những người lính Dù 
Tiễn nhau ngàn dặm cũng chia phôi  
Tấm Poncho
Người bạn học và ông thầy cũ  
Mối hận ngh́n trùng!  
Những mùa Trung Thu  
Tấm ảnh hai người lính  
Tin quan trọng gửi đến các anh em TPB ở Việt Nam
Chim bay về biển  
Văn chương Việt Nam và chữ “Y”  
Hạnh phúc và bất hạnh 
Chữ "Tín"  
Nếu ngày ấy...  
Thuận An 
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !  
Văn hoá phương Nam 
Thức tỉnh  
Sự xâm lăng văn hóa của việt cộng  
Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đă chết trên đồi hoa sim  
Hành trang và lư tưởng
Góp nước miếng húp chung  
Đêm chờ sáng 1975  
Thuốc lào trong tù....  
Người chồng một đêm 
Khóa 8 B+C/72 SQTB/Thủ Đức họp mặt  
Trở về cố hương 
Trôi theo ḍng đời  
Ngộ chiêu  
T́nh người trong cuộc chiến  
Khóc bạn  
Cư An Tư Nguy  
Con c̣n nợ ba
Không Quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Những người chiến sĩ đáng hănh diện
Nắng chiều vẫn đẹp
Hạnh phúc vẫn long lanh
Con Trâu đâu có cải tạo  
Nhớ nhà  
Bác sĩ trong tù  
Nhà bốn anh em 
Tháng Sáu và Tôi  
Chuyện về một cô gái  
Chuyện một người mang tên Nguyễn Thị Di Tản  
Cái giường đôi  
Ưu việt nhất !!!  
Hậu nhân trả lời VC Huỳnh Tấn Mẫm  
Chúng tôi vẫn sống  
Bọt không cần vớt
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, Chuyện kể từ đầu
Làm sao để chôn hai Chế Độ?
Cà-phê lính
Cuộc trùng phùng bi thảm
Tuổi trẻ nghĩ ǵ ?
Tiển con
Nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ
40 năm nhớ về
C̣n đó niềm đau
Viết cho con cháu
Tưởng nhớ bác Thái Văn Kiểm  
Người bạn thân
Người già cả, người bệnh tật
Người tỵ nạn và Việt kiều
Sự ra đi của hai vị Tướng Tư Lệnh
Nhạc Sĩ Thục Vũ
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Ḥa
Một thoáng Pleiku
Bạn đồng môn khóa 2 CSQG
Quân đội bị quên lăng của Việt Nam Cộng Hoà
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Bắc Kỳ
Văn chương trào phúng truyền khẩu
Mậu Thân Huế – Nhân chứng sống
Kỷ niệm với Hồ Ngọc Cẩn
Điều c̣n lại sau 40 năm
Thương Tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù
Anh là áng mây trôi
Tâm thức người lính Nhảy Dù trong cơi vô sắc
Rợp bóng cờ
Trên núi Hoàng Liên
Kư ức mùa Xuân
Để tưởng niệm một người Anh
San Jose, năm hết tết đến
Valentine trong di sản Chiến Tranh
T́nh như gió thoảng
Thằng Thời
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH  
Ăn Tết thôn quê
Hạt bụi nào trong mắt
Giọt nắng cho người
Gặp tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng...
Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam VN
Quê Hương, chùm khế ngọt
Quả tim người tử tù
Anh hùng Ngụy Văn Thà
Người ở lại Hoàng Sa
Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ ḷng yêu nước
Ngày 19-01: Tưởng Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Em gái hậu phương Dạ Lan là ai?  
Hồi kư Việt Nam
Để nhớ một thời áo trận
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Người về từ Đại Dương
Lễ Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
Lăo Mốc
Lên núi t́m chồng


Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012