TẾT ĐẾN!

Bích Phượng

Dù Gió ngưng cuộn Quốc Kỳ phất phới bay
Nhưng, đă có Đất ôm ấp vỗ về
Và Người th́ đứng nghiêm, chào lặng lẽ.

BK Trần Thành Kiệt 344

o0o

Nh́n ra bên ngoài cửa, bầu trời hôm nay xanh thật xanh, không thấy gợn mây nào hết. Chưa hết mùa đông, trời trong xanh thường lạnh hơn lúc có mưa. Bà khoát thêm cái áo len rồi bước ra sân trước, để xem qua mấy chậu cây dọc theo hàng rào. Gọi là sân trước để nghe cho có vẻ sang trọng với người ta; chớ chỗ ở của vợ chồng bà chẳng có cái sân sau nào đâu, mà làm dáng phân biệt sân trước với sân sau. Thật ra, cái sân ấy cũng chẳng có khoảnh đất nào hết, chỉ toàn là xi-măng; c̣n gọi là balcony đấy. Ở chung cư mà. Cái khoảnh balcony con con, từ cửa bước ra chỉ hơn một bước là đụng hàng rào cản rồi. Để chưa được chục cái chậu trồng hoa, rau... th́ đă hết chiều ngang của balcony và ông chồng của bà đă đứng khoanh tay, nhíu mày lo ngại rằng hàng xóm sẽ quở là cây cối um tùm...

Tiết trời năm nay có vẻ ấm áp, ít ngày có tuyết rơi. Mấy chậu rau thơm như vấp cá, húng lủi, tía tô,… bị tàn lụi v́ giá lạnh của mùa đông, bây giờ lá xanh non mơn mởn, trông dễ thương quá. Đúng là vùng "tropical" của xứ tuyết lạnh Canada. Đến gần cuối tháng Ba, mùa xuân mới đến; vậy mà mới đầu tháng Hai, mấy cây hoa của mùa xuân như Uất Kim Cương (Tulip) cũng đă đâm chồi, thân cao đến hơn hai gang tay rồi.

Bà thích hoa Tulip lắm. Nụ hoa tṛn trĩnh thật xinh xắn. Cuống hoa thon đứng thẳng dáng uy nghi nhưng vẫn có nét duyên dáng dịu dàng. Thân hoa màu xanh mướt, mềm nhưng không ẻo lả; vươn lên đễ sống dù tàn lụi trong mùa đông băng giá. Tulip không cầu kỳ kiêu sa đ̣i hỏi bà phải nhiều công chăm sóc.

Loài hoa nhiều sắc màu rực rỡ này khởi nguồn từ Trung Đông, nhưng lại trở thành một trong những di sản gắn liền với nước Hoà Lan. Thấy Tulip, người ta thường nghĩ đến Hoà Lan. Tulip tuy không quá sang trọng và lăng mạn như nhiều loài hoa khác, nhưng cũng được xem như là nữ hoàng của t́nh yêu, tượng trưng cho t́nh yêu, t́nh yêu hoàn hảo, perfect love; với mỗi sắc hoa là tâm t́nh trao tặng khác nhau: “As the redness of this flower, I am on fire with love.” Hoa tulip đen: c̣n được tặng cho tước hiệu "Queen of the night" và mang ư nghĩa của t́nh yêu bất diệt.

Có nhiều truyện kể về Tulip. Nhưng bà thích truyền thuyết của người xứ Uzbekistan, một nước thuộc miền Trung Á, kể lại ḷng can đảm t́m về với tự do của cô gái tên Tulip. Truyện xưa kể rằng:

Tulip là cô con gái út của một người chăn cừu thuê cho Hamit. Trong một lần rời nhà mang thức ăn trưa cho cha, cô bị tên chủ gian ác Hamit bắt mang về dinh thự của hắn ở bên kia đồi. Cô gái trẻ bị tống vào toán nô lê dệt thảm cho hắn. Suốt ngày đêm, các cô gái nô lệ này bị nhốt trong một căn hầm kiên cố.

Mùa hạ đă qua. Rồi mùa thu và mùa đông giá buốt cũng hết. Khi mùa xuân đến th́ uất ức thân phận nô lệ cùng nỗi buồn thương nhớ cha mẹ, và quê hương dày ṿ và thúc dục Tulip phải chọn quyết định: hoặc là chết hoặc là trở về với tự do.

Tulip ghé mắt qua khe cửa thông hơi duy nhất trên căn hầm, nh́n ra bên ngoài để ḍ t́m lối thoát; nàng kinh hoàng khi thấy ngay dưới chân cửa sổ và khoảng sân rộng bên dưới cửa, tên Hamit gian ác đă dát vô số những mảnh chai, kính vỡ, để sát hại bất cứ ai dám liều mạng phá cửa thông hơi bỏ trốn.

Thế rồi một hôm, nàng đă cùng tất cả cô gái nô lệ khác cương quyết lén trốn đi. Họ giúp nhau chui qua khung cửa thông nhỏ hẹp. Họ can đảm vượt qua lối thoát duy nhất đầy mảnh chai, mảnh kính sắc bén để chạy lên sườn núi. Nhưng Hamit đă theo vết máu, cưỡi ngựa đuổi theo sát phía sau. Tulip gầy ốm bị đuối sức, nàng bị rớt lại phía sau. Không mấy chốc, ngựa của Hamit đă kề sát sau lưng nàng. Quyết không chịu bị bắt làm nô lệ một lần nữa, Tulip lao ḿnh vào chân ngựa làm cho con ngựa bị vấp té nhào. Hamit bị ngựa đè găy chân, không chạy đưổi theo được, nên các cô gái nô lệ đă trốn thoát về quê hương. Riêng Tulip bị vó ngựa dày đạp, thương tích quá nặng. Nàng cố sức, gượng đứng lên để chạy tiếp, nhưng không c̣n sức để chạy qua đồi. Tulip ngă sấp xuống tuyết, máu chan hoà trên tuyết trắng...

Nàng đă t́m thấy tự do bên kia thế giới!

Hôm sau, khi gia đ́nh cùng dân làng của nàng t́m đến sườn đồi nơi Tulip nằm th́ chỉ c̣n thấy tuyết phủ dầy kín sườn đồi. Nhưng sáng nay, thật là huyền bí, trên vùng tuyết trắng lạnh mênh mông bổng dưng có những bông hoa lạ mọc san sát nhau, thân hoa xanh mướt thon tṛn, trông như ốm yếu mà vươn cao đứng thẳng với bông hoa to màu đỏ rực rỡ, uy nghi ngự bên trên....

Từ đó, loài hoa này được mang tên nàng: Tulip, hoa Uất Kim Cương.

Huyền thoại mà! Chắc ǵ có thật đâu, nhưng bà vẫn mường tượng cô Tulip có thật. Thật sự, cũng có rất nhiều cô Tulip mộc mạc nhưng khí khái, không chịu cúi đầu làm nô lệ, can đảm đạp lên tất cả những đớn đau cùng nguy hiểm để được sống trong tự do hay là phải chết v́ tự do. Có lẽ, vốn là thuyền nhân, làm người tỵ nạn cộng sản, nên bà thấm thía và cảm t́nh với cô Tulip này hơn các truyền thuyết khác. Bà vẫn nhớ nỗi hăi hùng kinh khiếp khi bốn chị em trẻ dại phải rời xa ṿng tay đùm bọc của mẹ cha, vượt biển t́m tự do. Bà cũng không quên là anh Hai, em Sáu cùng Ba Mẹ của bà đă trốn đi vào dịp Tết năm sau đó và đă bỏ ḿnh đâu đó trên đảo hoang hay trong ḷng biển sâu. Bốn cái tang cùng lúc cũng quá hăi hùng cho tuổi trẻ bơ vơ trên xứ người...

Bà chợt nhớ ra, thắm thoát cũng gần tới ngày Tết ḿnh rồi!

Hôm đầu năm dương lịch, bà đă xin nghỉ phép vào dịp Tết như hàng năm, để lo cúng kiến cuối năm, như ngày xưa Ba Mẹ vẫn làm. Có khác là, mâm cơm cúng rước ông bà, cũng c̣n là cúng giỗ cho Ba, Mẹ cùng anh Hai và em Sáu của bà.

Thời gian qua mau quá, nhớ lại đă ba mươi sáu năm rồi, thế mà cộng sản vẫn c̣n hoài, cho nên bà chưa bao giờ về Việt Nam.
Bà nhớ Việt Nam lắm. Nhất là khi Tết đến, bà nhớ Tết ở Sài G̣n, nhớ chợ hoa Nguyễn Huệ...

Nhớ khi gia đ́nh c̣n đầy đủ, yên ấm đoàn tụ đón xuân sang; năm nào, Ba cũng chở gia đ́nh đi chợ Tết và quay phim. Ông vui lắm, nói là "để xem mỗi năm mấy con lớn như thế nào!". Bà nhớ nồi thịt kho nước dừa, nhớ món cá cóc Mẹ kho với nước dừa thơm mềm thật hấp dẫn, nhớ cái rộn rịp vui vẻ của Mẹ và chị Ba giúp việc quây quần làm củ kiệu, dưa giá, bánh, mứt... Công việc của Ba có vẻ nhàn hơn, nhưng không kém phần quan trọng; ông ra chợ hoa t́m mua cành mai c̣n đầy những nụ xanh để chưng trong lộc b́nh và ngắm nghía với hy vọng cây mai sẽ nở hoa đúng vào ngày mồng một Tết. Thêm cái thú vị của Tết là bà được đọc báo Xuân. Ba mua về nhiều cuốn báo Xuân lắm!

Nghe sao buồn buồn trong ḷng, khi sắp phải đón thêm một cái Tết tha hương, bà ngồi xuống cái ghế thấp, ông chồng đóng cho bà ngồi làm vườn, để tâm trí vun xới đất trong các chậu rau cho khuây khoả. Ở đây, ít người Việt sinh sống, nên phải chạy xe sang thành phố lớn kế bên mới có tiệm người Việt ḿnh bán rau thơm. Lắm lúc, chỉ cần nhúm rau thơm nhỏ, bửa cơm cũng đỡ nhớ Việt Nam!

Nghe tiếng điện thoại reo, Bà vội buông cây xẻng nhỏ xuống để cầm lấy điện thoại. Tiếng cô con gái lớn vui vẻ thăm hỏi:

- Mẹ! Mẹ khoẻ không Mẹ?!

- Mẹ khoẻ, cám ơn con.... có chuyện ǵ không con?

- Da không có ǵ đâu Mẹ ơi!...

Lúc nào nghe con gọi điện thoại, bà cũng lo lo và hỏi y câu đó. Hai đứa con của bà đều biết ư mẹ; cô con gái cười và trả lời cho bà yên tâm, rồi nói tiếp:

- Con nhớ… Mẹ nói sắp Tết ḿnh, thứ Tư 18 tây con ra Mẹ phải không Mẹ?

Nghe thế, Bà yên tâm, vui mừng nói chuyện với con:

- Đúng rồi con. Thứ Tư ngày 18 tây là 30 Tết rồi đó... Đi làm về, con ra Mẹ nghe?

- Dạ!... Con sẽ ghé lấy bó bông Freesia màu vàng cho Mẹ, Mẹ đừng mua nghen Mẹ!

Con gái bà biết mẹ thích hoa màu vàng; Năm nào, cô lớn cũng dành phần mua hoa cúng Tết.

Hoa Freesia có hương thơm nhẹ, có cánh hoa màu vàng thật tươi đẹp như hoa mai. Tên hoa nhắc nhớ ước vọng tự do và Freesia c̣n mang ư nghĩa của niềm tin. Ông chồng bà bảo, đấy là niềm tin sẽ có ngày Việt Nam ḿnh đón xuân trong ánh cờ vàng tự do!

Ông ấy lúc nào cũng vậy, chỉ thích nghĩ ngợi và mơ mộng như thế!

Nói chuyện với con về Tết, bà nghĩ đến bửa cơm chay cho ngày Tết. Từ lúc mới đến Canada, chỉ có bà và ba đứa em trai, bà vẫn giữ tục lệ gia đ́nh ngày Tết; bà nấu cơm chay để cúng rước ông bà vào chiều ba mươi và mấy chị em ăn chay hai ngày, ngày ba mươi và ngày mùng một. Sau này, có gia đ́nh rồi bà vẫn giữ y như vậy đến nay. Hai cô con gái của bà rất thích thức ăn chay. Bà biết ư, nấu thật nhiều để con có thức ăn chay mang về nhà.

Vun xới và thay đất xong, bà đứng ngắm nghía chậu hồng vàng ông mua cho bà hồi ba năm trước thêm một lúc. Định dọn dẹp sân, th́ nghe tiếng cửa mở. Bà biết ông đi uống cà phê với mấy ông bạn già về. Cuối tuần, từ sáng sớm, mấy ông lính già đă hẹn ḥ, rủ rê nhau vô quán nhâm nhi cà phê, chuyện tṛ hơn cả giờ mới chịu về nhà.

Có lần bà nói với ông: ông mê mấy ông bạn già hơn mê vợ!

Ông biết bà nói đùa; bà hiểu ông lắm, t́nh lính tráng mà, bà c̣n hỏi thăm và nhắc ông đi uống cà phê cuối tuần với bạn bè. Tuần nào, cần mua đồ ở bên ấy, bà theo ông đi uống cà phê, nhưng ngồi riêng ở góc khác trong quán, để đọc sách cho thư thả và để mấy ông nói chuyện với nhau tự nhiên hơn. Thấy ông và bạn bè quây quần chuyện tṛ, bà cũng thấy ấm ḷng.

Ngó vào trong nhà, bà vui lắm khi thấy ông ôm về cho bà chồng báo tiếng Việt. Ở đây, không có báo tiếng Việt. Nhà hàng Việt Nam, cũng không có báo Việt Nam, v́ họ không cần đăng quảng cáo với người Việt. Để báo xuống bàn, ông bước ra sân:

- Em có cần anh giúp ǵ không?... để anh dẹp bao đất cho, nặng em lắm!

- Cũng xong hết rồi anh... anh đi uống cà phê có ǵ lạ không anh?

- Th́ lúc nào cũng vậy, đông người gom lại là có chuyện để bàn nói, chuyện đời, chuyện già ... Thôi, em vào nghỉ đi, để anh dọn dẹp cho.

- Vậy anh giúp em ngoài này, em vào xem mấy chậu cây trong nhà rồi làm thức ăn trưa!

Trong nhà, ngoài mấy chậu hoa lan lớn nhỏ của bà, c̣n có cây Hoàn Ngọc của một Niên Trưởng từ bên Cali gởi sang cho ông, ông quư cây này lắm. Thấy ông vào nhà, đứng yên lặng xem bà chăm sóc cây, bà gợi chuyện:

- Hồi sáng, Mai có điện thoại hỏi thăm để ra nhà ḿnh cúng rước ông bà...

- Ờ... hồi sáng bạn bè cũng có nhắc đến Tết... mau quá, lại... Tết đến!

- Sáng thứ Bảy tuần tới, em sẽ theo anh đi uống cà phê...

Nghe bà nói thế, mắt ông sáng lên:

- Được, em!

Bà vui vẻ nói thêm:

- Luôn tiện ḿnh kiếm mua trái cây để cúng rước ông bà.

Tết nơi đây, không sao bằng lúc bà c̣n ở Việt Nam. Niềm vui thấy hai con sum họp ngày Tết, ông và bà càng nhớ đến năm Tết xưa kia. Bà ước mong sao, đóa hoa Freesia đón Tết năm nay sẽ cho bà và ông càng vững niềm tin chóng được về ăn Tết ở quê nhà.

Cuối năm Giáp Ngọ
Bích Phượng

 


VĂN CHƯƠNG

Truyện Ngắn

Hồi ức - Một thời chinh chiến 
No Easy Day - Ngày Vất Vả

Cây viết Bất Khuất

42 năm t́nh cảm đồng môn  
42 Năm T́nh  
Chúc mừng hội ngộ  
Tôi và Tiểu Đoàn 7 TQLC  
Thơ gửi Đại Gia 
Dấu ấn vào đời  
USA 20 năm và Tôi  
Hăy c̣n đó niềm tin  
Pleiku và hoài niệm  
Kư sự những ngày tháng 2  
Một mảnh đời  
Xuân quê hương
Một chuyến về thăm nhà
Tết đến
Một buổi chiều, hai người già
Đời người như thoáng mây bay
Mùa lá thay màu
Hồi tưởng về một cánh Dù đơn lẻ
Bất Khuất của tôi
Nó và Tôi
C̣n nợ Thanh An
Mùa Đông năm ấy
Kể chuyện chúng ḿnh
Hai h́nh ảnh - một cuộc đời
No Easy Day - Ngày Vất Vả
Những ngày hè không thể quên !
Họp mặt
Những cái tên không thể quên !
40 năm Bất Khuất
Hành tŕnh của 5 ngày t́m về một thời tuổi trẻ  
Kỷ niệm Quân trường: Đi Phép - Về Phép
Thuyền đời
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ & NQ
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Về từ Tân Cảnh  
Cô đơn và ước mơ  
Trên đồi cao  
Phạm Thị Thàng - Nữ anh hùng đất G̣ Công  
Bạn cũ năm mươi năm  
Hương xưa ngày ấy
Đại Bàng gẫy cánh - F5  
Sự thật đời tôi / Trung Tướng Trần Văn Minh  
Thèm 
Sao chổi  
Đừa con dâu

Đại đội 17 "Hoàng Gia" 1 - 2  
Sau cuộc biển dâu  
Những người lính Dù 
Tiễn nhau ngàn dặm cũng chia phôi  
Tấm Poncho
Người bạn học và ông thầy cũ  
Mối hận ngh́n trùng!  
Những mùa Trung Thu  
Tấm ảnh hai người lính  
Tin quan trọng gửi đến các anh em TPB ở Việt Nam
Chim bay về biển  
Văn chương Việt Nam và chữ “Y”  
Hạnh phúc và bất hạnh 
Chữ "Tín"  
Nếu ngày ấy...  
Thuận An 
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !  
Văn hoá phương Nam 
Thức tỉnh  
Sự xâm lăng văn hóa của việt cộng  
Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” đă chết trên đồi hoa sim  
Hành trang và lư tưởng
Góp nước miếng húp chung  
Đêm chờ sáng 1975  
Thuốc lào trong tù....  
Người chồng một đêm 
Khóa 8 B+C/72 SQTB/Thủ Đức họp mặt  
Trở về cố hương 
Trôi theo ḍng đời  
Ngộ chiêu  
T́nh người trong cuộc chiến  
Khóc bạn  
Cư An Tư Nguy  
Con c̣n nợ ba
Không Quên những người Chiến Sĩ QLVNCH
Những người chiến sĩ đáng hănh diện
Nắng chiều vẫn đẹp
Hạnh phúc vẫn long lanh
Con Trâu đâu có cải tạo  
Nhớ nhà  
Bác sĩ trong tù  
Nhà bốn anh em 
Tháng Sáu và Tôi  
Chuyện về một cô gái  
Chuyện một người mang tên Nguyễn Thị Di Tản  
Cái giường đôi  
Ưu việt nhất !!!  
Hậu nhân trả lời VC Huỳnh Tấn Mẫm  
Chúng tôi vẫn sống  
Bọt không cần vớt
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, Chuyện kể từ đầu
Làm sao để chôn hai Chế Độ?
Cà-phê lính
Cuộc trùng phùng bi thảm
Tuổi trẻ nghĩ ǵ ?
Tiển con
Nhớ anh linh Anh hùng Nguyễn Ngọc Trụ
40 năm nhớ về
C̣n đó niềm đau
Viết cho con cháu
Tưởng nhớ bác Thái Văn Kiểm  
Người bạn thân
Người già cả, người bệnh tật
Người tỵ nạn và Việt kiều
Sự ra đi của hai vị Tướng Tư Lệnh
Nhạc Sĩ Thục Vũ
Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Ḥa
Một thoáng Pleiku
Bạn đồng môn khóa 2 CSQG
Quân đội bị quên lăng của Việt Nam Cộng Hoà
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Bắc Kỳ
Văn chương trào phúng truyền khẩu
Mậu Thân Huế – Nhân chứng sống
Kỷ niệm với Hồ Ngọc Cẩn
Điều c̣n lại sau 40 năm
Thương Tiếc những nữ Anh Thư tử chiến với giặc thù
Anh là áng mây trôi
Tâm thức người lính Nhảy Dù trong cơi vô sắc
Rợp bóng cờ
Trên núi Hoàng Liên
Kư ức mùa Xuân
Để tưởng niệm một người Anh
San Jose, năm hết tết đến
Valentine trong di sản Chiến Tranh
T́nh như gió thoảng
Thằng Thời
40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH  
Ăn Tết thôn quê
Hạt bụi nào trong mắt
Giọt nắng cho người
Gặp tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng...
Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam VN
Quê Hương, chùm khế ngọt
Quả tim người tử tù
Anh hùng Ngụy Văn Thà
Người ở lại Hoàng Sa
Trận Hoàng Sa, biểu tượng hội tụ ḷng yêu nước
Ngày 19-01: Tưởng Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Em gái hậu phương Dạ Lan là ai?  
Hồi kư Việt Nam
Để nhớ một thời áo trận
Con dao xếp trong ngày Tết Tây
Người về từ Đại Dương
Lễ Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoàng Sa
Lăo Mốc
Lên núi t́m chồng


Bài vở cũ 2014
Bài vở cũ 2013 
Bài vở cũ 2012