Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Một tài liệu giá trị về lịch sử Việt Nam

Xin chuyển đến bài phỏng-vấn cố Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu của tuần báo Đức Der Spiegel (Tấm Gương, Tấm Kiếng), số 50 năm 1979, do nhà văn Phạm Thị Hoài ở Đức dịch sang tiếng Việt. Bản chánh, tiếng Đức, đọc được ở link :http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-39685817.html


Tuần báo Der Spiegel là tờ báo có uy-tín và có số đọc giả lớn nhất ở Đức, mỗi tuần phát-hành trên một triệu bản.

Đọc để hiểu được mặt trái một giai-đoạn lịch-sử của quê-hương ḿnh ; hầu thương-cảm cho cuộc sống lầm-than và tủi-nhục của đồng-bào ḿnh kéo dài cho đến ngày nay. Nhất là thấy rơ tư-cách của những tên hoạt-đầu chánh-trị : Sau khi gây tội ác, c̣n viết sách đặt chuyện để đổ-thừa, vu-oan và mạ-lị người đồng-minh nhỏ bé, nghèo-nàn, yếu-kém hơn ḿnh. Tư-cách ǵ những hạng người như vậy.

Minh-Hồng


Ḥa b́nh của nấm mồ

Cuối năm 1979, Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu, người ít khi lên tiếng từ khi sống lưu vong sau tháng Tư 1975, đă dành cho tạp chí Spiegel của Đức một cuộc phỏng vấn dài về kết cục của Chiến tranh Việt Nam.

Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979
Phạm Thị Hoài (dịch)

Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đă nỗ lực thương lượng ḥa b́nh cho Việt Nam. Trong cuốn hồi kư của ḿnh, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đă dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa, đă chống lại những nỗ lực nhằm đem lại ḥa b́nh cho một cuộc chiến đă kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". V́ sao ông lại cản trở như vậy?

Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở th́ đă không có Hiệp định Ḥa b́nh năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền ḥa b́nh tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rơ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống c̣n của đất nước tôi.

Tôi đă nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ th́ việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có ǵ đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.

Spiegel: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ư. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy v́ ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ư với các đề xuất của Mỹ chỉ v́ ông chắc mẩm rằng đằng nào th́ Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.

Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đă kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rơ rằng đối với người Mỹ đă đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ v́ thế mà họ vội vă như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền ḥa b́nh lâu dài.

Spiegel: Kissinger có ư cho rằng ông không thực sự muốn kư kết một thỏa thuận về ḥa b́nh, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ư với nhiều đề xuất từ phía Mỹ - trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ v́ trong thâm tâm ông không tin rằng ḥa b́nh sẽ được kư kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đă bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đă chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ th́ có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi th́ phải ở lại Nam Việt Nam.

Chúng tôi có quyền chính đáng để đ̣i hỏi một hiệp định ḥa b́nh toàn diện. Không phải là vài ba năm ḥa b́nh, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.

Spiegel: Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái B́nh Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?

Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đă không c̣n là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đă loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. V́ sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm ḍ, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đă rồi.

Spiegel: Tức là ông đă nắm được t́nh h́nh?

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam. Điểm thứ hai đă vạch rất rơ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đă không h́nh dung sai điều ǵ và đă làm chủ t́nh thế. Không có ǵ phải lo lắng, và tôi đă rất vững tâm.

Spiegel: Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một ḿnh và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.

Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, v́ Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.

Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đă h́nh dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đă tŕnh bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng ḥa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của ḿnh.

Quan trọng hơn, tôi đă bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ư với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía...

Spiegel: ... và mang tính tượng trưng?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rơ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đă nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ư rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn th́ chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy th́ đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lư hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.

Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hănh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng th́ chúng tôi không thiếu.

Spiegel: Ông đánh giá thế nào về t́nh thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: "Việt Nam hóa chiến tranh". Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc "phi Mỹ hóa" cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đă thể hiện rơ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?

Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài G̣n vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đă nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch tŕnh mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: "Hăy giúp chúng tôi giúp ông." Tôi đáp: "Tôi giúp ông giúp chúng tôi." Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.

Spiegel: Nhưng không đưa ra một lịch tŕnh cụ thể?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng pḥng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.

Spiegel: Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần th́ Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?

Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đă ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.

Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi kư của Kissinger cho thấy khá rơ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng "đ́nh chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đă khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác."
Rơ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đă chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đă tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.

Spiegel: Ông đă oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng ḿnh chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá tŕnh đàm phán, c̣n sau khi kư kết th́ Hà Nội phải rút quân.

Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi kư rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đă chấp thuận như Kissinger nói th́ lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đă chẳng phản đối quyết liệt như thế.

Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đă tuyên bố rơ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó th́ không có kư kết.

Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: "Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được th́ tôi đă làm rồi. Vấn đề này đă đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận." Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đă nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.

Spiegel: Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, v́ Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ c̣n phủ nhận việc họ đă đưa quân đội chính quy vào miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đă chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nh́n ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh th́ chúng ta phải nh́n vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.

Spiegel: Ông có lập luận như thế với Kissinger không?

Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: "Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định ḥa b́nh nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lănh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đă kư kết thành công một hiệp định ḥa b́nh với Liên Xô không?"

Spiegel: Ông ấy trả lời sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lư. C̣n ǵ mà nói nữa.

Spiegel: Nhưng Kissinger th́ có câu trả lời trong hồi kư. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, v́ họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định Paris có một điều khoản không cho phép xâm lấn. Ông ấy đi đến kết luận rằng "lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất."

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được ǵ từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao.

Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, v́ sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho ḿnh là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ?

Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đă có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những ǵ Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi th́ không. V́ thế mà tôi đă cương quyết đ̣i Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn ḥa b́nh th́ họ ở lại miền Nam làm ǵ?

Spiegel: Vậy Kissinger nói sao?

Nguyễn Văn Thiệu: C̣n nói ǵ được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực th́ họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đă bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.

Spiegel: Kissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đă đổi vai. Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, c̣n Sài G̣n th́ muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đă đem chiến tranh vào miền Nam. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi ḿnh là tù binh của miền Nam. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đ̣i hỏi Bắc Việt giao nộp lănh thổ. Tôi chưa bao giờ đ̣i có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?

Spiegel: Về vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đă đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi kư, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông c̣n chấp thuận.

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đă thay đổi lập trường và t́m cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách huơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: "H́nh ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!" Hoặc: "Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ." Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đă biết, tiết lộ thông tin cho báo giới và đặt tôi trước sự đă rồi.

Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: "Ông ta đ̣i quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về." Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: "Ông mà chống th́ sẽ bị cắt viện trợ."

Spiegel: Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới h́nh thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ư kiến ông trước.

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ư kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói "Không", nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.

Spiegel: Bây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đă đồng ư rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ư tưởng đó ban đầu là của ai?

Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ư định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một ḿnh. Đến khi phía Mỹ đề xuất th́ chúng tôi sẵn sàng đồng ư, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rơ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, c̣n phía Mỹ th́ hỗ trợ tiếp vận từ Việt Nam và từ biên giới.

Spiegel: V́ sao? V́ Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lănh thổ Lào?

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng v́ chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ th́ không đời nào chúng tôi đồng ư thực hiện chiến dịch tại Lào.

Spiegel: Kissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, v́ gần như không có báo vụ viên nói được tiếng Anh.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề ǵ với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có th́ chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đă mất rất nhiều phi công trực thăng. V́ thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt Nam.

Spiegel: Tinh thần binh lính bị suy sụp?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả tiến độ của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.

Spiegel: Kissinger nêu ra một lư do khác. Rằng ông đă lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó th́ không đời nào họ đồng ư tham gia chiến dịch này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lư. Nếu TS Kissinger nói thế th́ ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đă rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết ǵ?

Spiegel: Tức là ông đă thông báo cho họ?

Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức h́nh một người lính Nam Việt Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: "Nhát như cáy". Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.

Spiegel: Một điểm gây rất nhiều tranh căi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi kư của Kissinger th́ ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đă thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà c̣n ủng hộ đề xuất này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định ḥa b́nh. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – th́ tôi không bao giờ đồng ư với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm th́ hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.

Spiegel: Kissinger viết: "Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác." Phía Mỹ đă không hiểu rằng ông đem những "chiến thuật né tránh" mà "người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc" ra dùng.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép ḿnh dùng những thủ đoạn nào đó.

Spiegel: Khi Mỹ đă rút, c̣n Hà Nội th́ được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam, chắc ông phải thấy là ông đă thua trong cuộc chiến này?

Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đă hứa khi chúng tôi đặt bút kư hiệp định. Ngay cả khi kư, tôi đă coi đó là một nền ḥa b́nh tráo trở.

Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. V́ hai lư do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Spiegel: Mặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào.

Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực ḷng giữ lời hứa th́ chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.

Spiegel: Về điều này th́ ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện ǵ đă xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, v́ sau đó Tổng thống Mỹ không c̣n đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa th́ đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.

Spiegel: Nếu Hoa Kỳ giữ lời th́ theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.

Spiegel: Như vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không đến nỗi tồi?

Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đă kư kết, v́ chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đă nói, mà hiệp định đó c̣n được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc đảm bảo.

Spiegel: Trong cuốn hồi kư, TS Kissinger có những b́nh luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông th́ bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao "trí tuệ", "sự can đảm", "nền tảng văn hóa" của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào "thái độ vô liêm sỉ", "xấc xược", "tính vị kỷ chà đạp" và "chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng" trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. V́ thế, cuối cùng Kissinger nhận ra "sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực". Ư kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét ǵ về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đă xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.

Spiegel: Hay ông đă làm ǵ khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?

Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đă ngạc nhiên v́ gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi ḿnh là vô cùng quan trọng.

Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, v́ thật chẳng bao giờ tôi có thể h́nh dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.

Spiegel: Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nh́n xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc pḥng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đă rất bất ngờ v́ Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.

Spiegel: Trong hồi kư, Kissinger phàn nàn là đă bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon c̣n quá lời hơn. Theo Kissinger th́ Nixon đă gọi ông là "đồ chó đẻ" (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết "thế nào là tàn bạo".

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép ḿnh đáp lại những lời khiếm nhă, thô tục đó của Nixon, v́ tôi xuất thân từ một gia đ́nh có nề nếp.

Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker th́ đơn giản chỉ v́ chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đă cần đến 4 năm, vậy v́ sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong ṿng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài ḷng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ư kiến Quốc hội.

Spiegel: TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ "ḷng oán hận độc địa".

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đă có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn "thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng" của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?

Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu "theo kiểu Việt Nam: gián tiếp, đi đường ṿng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề", rằng ông "chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện".

Nguyễn Văn Thiệu: Hăy thử đặt ḿnh vào t́nh thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đă chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đă thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những ǵ mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đă tin tưởng rằng đồng minh của ḿnh sẽ không bao giờ lừa ḿnh, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi.

Các ông có h́nh dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở Paris, bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một.

Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị ǵ khác th́ Kissinger phải trở lại hội ư với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.

Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi tŕnh ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định ḥa b́nh sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?

Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đ̣i bản tiếng Việt, đ̣i bằng được. Măi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đă soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế th́ có chân thành và trung thực không?

Spiegel: Một số quan chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt Nam. Trong cuốn sách của ḿnh, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ư kiến của ông th́ thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói ǵ, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.

Spiegel: Nhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy.

Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ t́m cách ép chúng tôi phải đồng ư. Để họ có thể hănh diện là đă thoát ra được bằng một "thỏa thuận danh dự". Để họ có thề tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ." Và ở ngoài nước Mỹ th́ họ nói rằng: "Chúng tôi đă đạt được ḥa b́nh cho Nam Việt Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối th́ đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đă đạt được một giải pháp danh dự."

Spiegel: Kissinger viết như sau: "Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh."

Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nh́n miền Nam Việt Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay th́ biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định ḥa b́nh, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đă biện hộ cho ác quỷ.

Spiegel: Có bao giờ ông thấy một chút ǵ như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đă làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của ḿnh, Kissinger viết rằng: "Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt."

Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy th́ tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy c̣n tỏ ư sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ c̣n sót lại ra trả thù, sau khi Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.

Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực ḷng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi th́ nhân dân Việt Nam măi măi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đă lập công với miền Bắc th́ may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền ḥa b́nh thực sự với Hà Nội th́ miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đă không như vậy. Nh́n vào những hậu quả của nền ḥa b́nh ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục h́nh tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đă gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có ǵ để tự hào về nền ḥa b́nh mà ông ấy đă đạt được. Đó là ḥa b́nh của nấm mồ.

Spiegel: Xin cảm ơn ông Thiệu đă dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

 


TÀI LIỆU

QLVNCH

Tháng Tư đen


Video về quân cách lễ nghi
Cách thức đeo dây biểu chương...
Lễ nghi quân cách - Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ
Quân phục, cấp hiệu, huy hiệu... QLVNCH
Tiến tŕnh h́nh thành Quốc Kỳ & Quốc Ca VN  
Tim hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6
Lịch sử Hướng Đạo Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa  
và Trường Trung Học Vơ Khoa Thủ Đức
 
Đệ nhất Cộng Hoà - Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10
Vài Nét Về Quân Lực VNCH Và Sự H́nh Thành Ngày Quân Lực 19.6


Gươm lạc giữa rừng hoa  
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ  
Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa
Vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ
Giờ phút cuối cùng của một thành phố – Tháng 3 - 1975
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân   
5 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ Hoa Kỳ
Sự ra đời của chữ quốc ngữ...
Nh́n lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953
Lời phản biện tại buổi tŕnh chiếu sơ lược
phim the Việt Nam War
 
Không quên biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 – 2001 !  
140 chữ với mẹo nhớ Hỏi, Ngă & chính tả  
Cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19/8/1945 tại VN  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Tổng Thống Abraham Lincoln  
Video về quân cách lễ nghi
VNCH 10 ngày cuối cùng...
Bảo vệ an toàn cho công dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
Lễ Hùng Vương
Cần bảo trọng niềm tự hào dân tộc  
Luận về Tậm Lư Chính Trị  
Từ chến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân  
Cố Tổng Thống Ronald Reagan và… H.O.  
Diễn tiến cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đ́nh Diệm  
Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm  
Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đ́nh Diệm? Tại sao?

Một tài liệu 42 năm cũ  
Dựng Lại Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ 
Quốc Kỳ chúng ta giương cao khắp nơi

Tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974  
Những điều nên biết về Medicare 2016
Remember C-Rations?  
Ai đă bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?  
Tướng lănh VNCH  
Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
Hồi kư về Tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc 
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3, 1975
Đại Tá Nguyễn Văn Cư
Trường Sa: Băi Cỏ Mây
Thiên Thần Mũ Đỏ ai c̣n ai mất
Tổng Thống Trần Văn Hương những ngày cuối tháng Tư 1975 tại Sài G̣n
Chuyện của một ngôi trường  
Luận về khoa bảng  
Liên Hiệp Quốc và vấn đề: Bảo vệ nhân quyền  
Phiếm luận về mộng mơ qua văn chương và triết học  
Chính sách thuế khóa
Cách viết hoa trong tiếng Việt
Đoàn thể Xă hội và Sinh hoạt Chính Trị
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
John Paul Vann, một viên tướng CIA
Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?
Một vài nét về văn hóa Việt Nam  
Tiếng Việt ba miền - Tiếng nào là ‘chuẩn’ ?  
TT Ngô Đ́nh Diệm đă từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?  
HCM đă âm mưu bán nước từ năm 1924  
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Hải chiến Midway  
Adm Chester Nimitz  
Nguồn gốc thuyết âm dương tám quẻ...
SĐ Nhảy Dù và cuộc hành quân Lam Sơn 719  
Những trận đánh đi vào quân sử 
Nguyên nhân xụp đổ VNCH 1975
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa
Thuyết bất biến
Chương tŕnh chiêu hồi của VNCH
Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
50 năm đọc và coi lại clip cuộc đảo chánh 1963
An Lộc anh dũng  
Nguyên do chính khiến VN bất tử  
Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Trận Ấp Bắc: Thực tế và huyền thoại
Vài nét hoạt động của Biệt Cách Dù tại Bắc Việt
Cảnh Sát Dă Chiến VNCH
Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum
QLVNCH - 1968-1975
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Đại đội 72, TĐ7 ND mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng
Nhân chứng lịch sử: Mậu thân Huế
Trận KAMPONG TRACH 1972
Trả lại sự thật v/v Sư Đoàn 3BB lui binh...
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tướng Đỗ Cao Trí và Tôi
Những ngày cuối cùng của QLVNCH
Tướng Dư Quốc Đống
Dư âm Cửa Việt
Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG...
Lịch sử Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Người Nhái VNCH
Mùa hè đỏ lửa 1972
Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
NT Nguyễn Mạnh Tường
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4
Bậc thầy vĩ đại
Quân Dù tiến về thành nội Tết Mậu Thân  
Một ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc  
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - Trung Tướng Dương Văn Đức
Viễn thám
Hổ Cáp - Gia đ́nh 9 Kỵ Binh cuối tháng tư 75
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân
Sống anh dũng, chết hiên ngang
Chuyến công tác cuối cùng
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Chuyện một người chiến binh...
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 3 buồn hiu...
Người Lính Ǵà Không Bao Giờ Chết
Thành h́nh của Quân Lực VNCH
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
Một chuyến đi toán phạt
Những NT Vơ Khoa TQLC
Tôi nh́n đồi 31 thất thủ
Ngày tàn cuộc chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù - Trấn thủ B́nh Long; thượng kỳ Quảng Trị
Quân trường
Những người lính bị bỏ rơi
Tết với người lính cũ
Thái Dương - Nguyễn Văn Xanh
Phi vụ Tống Lệ Chân
Trên đỉnh Chu Pao
Trung Tá Nguyễn Văn Cư
Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 75
Trận đánh phi trường Phụng Dực...
Sinh nhật thứ 58 - Trường BB/TĐ
Trung Sĩ Vũ Tiến Quang
Mũ Đỏ, mũ Đen
Chân dung người Chiến Sĩ
CIA và các ông Tướng
Dựng Cờ
Bức tượng Thương Tiếc
Kẽm gai bọc thây anh hùng
Lịch sử h́nh thành QLVNCH
Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong
Người lính VNCH trong mắt tôi (video)
Cà-fê nha, Chuẩn Úy?
Chân dung người lính VNCH
Chiến thắng An Lộc 1972
Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa
Trương Văn Sương - Người tù bất khuất
Chết trận Đồng Xoài
Ư nghĩa ngày QL 19/6
Viết cho ngày QL 19/6
Sự h́nh thành QL 19/6
Nhân ngày QL 19/6
Tâm t́nh ngày QL 19/6
Bối cảnh chính trị quân sự trước 19/6
VNCH bị bức tử
Thủ Đức... gọi ta về
Chân dung người lính VNCH
Sự thật về cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Người lính không có số quân
Giày Saut trong tử địa
Chuyện tháng 4 của những chàng BK
Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
Những v́ sao thời lửa đạn
Mùa hè đỏ lửa: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Lịch sử chiến tranh VN từ 1945...
Thời chinh chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù
Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai
Vài kỷ niệm với Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu Đoàn 42 BĐQ - Cọp Ba Đầu Rằn
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
Những người trở về với đại gia đ́nh dân tộc
Khe Sanh trong ṿng vây
Vietnam, Vietnam
Từ Mậu Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa 72...
Trận đánh Đức Huệ
Lam Sơn 207A - Khe Sanh
Trận chiến Khe Sanh
Mật trận Thượng Đức - 1974

Linh Tinh

Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Sự đáng sợ cuả nước Mỹ
Oan hồn trên xứ Huế
Sau 42 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
Mưa Đồng Tháp Mười
Chăn gối với kẻ thù
Ông Lộc Hộ - Anh hùng vô danh
Cải cách ruộng đất...
Giờ thứ 25
Biến động miền Trung
Người Mỹ phản bội chúng ta
cs nằm vùng
Những ngày cuối của TT Nguyễn Văn Thiệu ở SG
T́m hiều về h́nh Tiếc Thương và Vá Cờ
Tháng Tư đen
Giờ phút hấp hối Thành Phố Đà Nẵng
Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ
H́nh ảnh VN từ 1884-1884
Thổn thức cho VN
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Hoàng Hậu Nam Phương
Thảm sát ở Tân Lập
Hố chôn người ...
T́nh h́nh nhân quyền ở VN năm 2007
Người Việt xây thành Bắc Kinh