Quân Dù Tiến Về Thành Nội - 1968

Lời nói đầu:

Bài dịch được chuyển dịch từ chương năm “Help for the Citadel” trong quyển sách The Siege at Hue của tác giả George C. Smith. Đây là một trong năm quyển sách của người Hoa Kỳ viết về trận chiến Tết Mậu Thân tại Huế. Tác giả nguyên là Đại Uư cố vấn về truyền tin cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh, ông là người đă có mặt tại cả hai nơi, hữu ngạn và tả ngạn trong trận chiến Huế. Tám ngày đầu của trận chiến, tác giả nằm trong cơ quan MACV, phân bộ Huế bên hữu ngạn sông Hương, đến ngày thứ chín, ông được trực thăng vận vào thành Mang Cá, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Đại Uư Lục Quân George C. Smith có mặt trong thành Mang Cá cho đến hết cuộc chiến Huế.


Khác với những tác giả khác chỉ chú trọng đến quân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, George C. Smith đă dành riêng hai chương để nói về người lính Việt Nam Cộng Ḥa trong trận chiến Huế, chương thứ năm và chương thứ mười ba “Credit the ARVN”. Người dịch xin chuyển dịch sang Việt ngữ chương năm để vinh danh những người lính Nhảy Dù và lính Thiết Giáp đă anh dũng hy sinh năm 1968 trong trận đánh ngay làng An Ḥa, cửa ngơ vào Thành Nội Huế. Không pháo binh dọn đường, không phi cơ yểm trợ, các người lính thuộc hai Tiểu đoàn 2 và 7 Dù vẫn dũng cảm xung phong tuy biết rằng quân số địch có cả trung đoàn, đợt đầu tiên bị bắn ngă nhưng rồi đợt sau và đợt sau nữa vẫn không ngừng xung phong v́ lính Dù biết nơi thành Mang Cá, Tướng Trưởng đang chờ “bắt tay” họ, những người lính Nhảy Dù Việt Nam.

Đại Uư Ty Cobb có một nhiệm vụ rất quan trọng và cần phải hoàn tất cho ngày 29 tháng Giêng, đó là “chôm” một ít thức ăn Mỹ cho các người bạn Nhảy Dù của ông đang chuẩn bị đón tết vào ngày mai. Đại Uư Cobb không có họ hàng ǵ với danh thủ khúc côn cầu Ty Cobb, chỉ là người trùng tên, ông là viên cố vấn trưởng cho Tiểu Đoàn 2 Dù hiện đang tạm đóng quân tại Quảng Điền phía bắc Huế, cách căn cứ 17 khoảng mười lăm cây số về hướng đông. Cobb lấy chiếc xe Jeep và một chiếc xe Dodge chạy ngơ sau căn cứ 17 ra quốc lộ 1 rồi chạy ngang qua thành phố Huế để về Phú Bài.

Quốc lộ 1 tràn ngập xe nhà binh và các xe nghỉ lễ, ngoài ra không có ǵ khác lạ hơn, di chuyển ngang qua thành phố, Đại Uư Cobb cảm được Huế đẹp và thanh b́nh. Là cư dân của thành phố Sparta, tiểu bang New Jersey, Cobb cũng là viên sĩ quan liên lạc Nhảy Dù cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh trước đó hai tháng, nay ông được thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 2 Dù. Cobb vượt qua các người dân với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Tại sao họ không vui được chứ? Hầu hết mọi người được về lại nhà cho lễ Tết.

Tuy đă đến Huế nhiều lần, Cobb vẫn luôn ngạc nhiên về kích thước thẳng đứng của Thành Nội mỗi khi ông nh́n thấy nó từ phía xa. Kiến trúc Thành Nội giống như nhảy thẳng vào người khi ta tiến gần đến nó, Thành Nội nổi trội hơn các ṭa cao ốc ở phía ngoài thành phố, nó nổi cao lên như ṭa lâu đài to lớn thời trung cổ

Khi hai chiếc xe tiến tới gần cây cầu chính của thành phố (cầu Trường Tiền) trên sông Hương, Cobb nghĩ đến cuộc hành quân vào tuần trước. Tiểu Đoàn 2 Dù được trực thăng vận vào một khu vực nằm ở hướng tây cách Huế khoảng tám cây số để t́m kiếm sự hoạt động của cộng quân.

“Chúng tôi t́m thấy một hang động lớn được đào sâu vào trong một ngọn đồi. Trong hang đầy cả những vật dụng mới toanh, hầu như tất cả c̣n nằm trong thùng gỗ,” Đại Uư Cobb kể lại nhiều năm sau. “Chúng tôi t́m thấy vài chục khẩu súng máy, sáu khẩu cối 60 ly, hai mươi bảy khẩu súng trường SKS có gắn lưỡi lê, dụng cụ giải phẫu, và ba tấn gạo. Đây phải là bộ chỉ huy trung đoàn.”

Cái họ không t́m thấy là quân địch.

“Đây lại là một điều tốt bởi v́ quân số của họ đông hơn chúng tôi nhiều,” Đại Uư Cobb nói. “Tôi nghĩ là nhiều người trong bọn họ đă có mặt trong Huế cải trang làm thường dân và đang ḍ xét thành phố.”

Cả một kho súng và vật liệu được mang về thành Mang Cá, nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Những tuần lễ sau đó, rất nhiều súng và những vật dụng tịch thu này được dùng để chống trả lại quân địch khi chúng tấn công Thành Nội.

“Nh́n lại việc ấy, tôi nghĩ tịch thu hầm vũ khí có lẽ đă giúp cho quân pḥng thủ tại Huế thoát khỏi cuộc tấn công đầu của địch,” Đại Uư Cobb nói. “Có lẽ chúng tôi góp phần vào việc giúp họ giữ chặt việc pḥng thủ.”

Đaị Uư Cobb ngưng ngang những suy nghĩ về hầm vũ khí của địch trên đường đến Phú Bài. Khi mà những nhân viên t́nh báo trong Sư Đoàn 1 Bộ Binh không nghĩ nhiều cho lắm về việc t́m thấy kho tàng địch, Cobb cũng không lo cho lắm về quân địch đang tổ chức một trận chiến lớn trong khu vực, bên cạnh đó ông có một nhiệm vụ quan trọng cần phải hoàn tất trong ngày cho riêng ông.

Đoàn xe vào trong căn cứ Phú Bài và Đại Uư Cobb cố gắng mang được càng nhiều thức ăn mà ông đă cố gắng trả giá cho. Thực phẩm gồm có 60 cân anh đường v́ người Việt thích đồ ngọt, 10 cân anh cà phê, hai thùng hộp trái đào, nhiều hộp thịt ḅ hộp, và hai hộp bánh, đường trở về hướng bắc tuy chậm nhưng yên ổn.

Ngày hôm sau, Đại Uư Cobb và Thiếu Tá Thạch, tiểu đoàn trưởng đến thăm và mang thực phẩm chia đều cho cả bốn đại đội. Vào buổi trưa, tại bộ chỉ huy tiểu đoàn có một buổi tiệc ăn mừng tết, tiệc kéo dài cho đến tối. Vào lúc 12 giờ đêm, một vài người lính bắn vài tràng đạn M-16, những người khác đốt những phong pháo đón mừng giao thừa. Rồi tất cả trở nên lặng im.

Đại Uư Jack Chase cũng có một nhiệm vụ giống như vậy vào ngày trước Tết. Chase sống ở thành phố Jericho, tiểu bang Vermont, ông là cố vấn cho Chi Đoàn 3/7 Thiết Kỵ đóng phía ngoài căn cứ 17 tây bắc Huế.

“Tôi lấy được một số đồ bổ sung thường có C-ration trong đó,” Chase nói. “Những người lính thích kẹo và chewing-gum nhưng họ lại không cần đồ cạo mặt, họ thích nhổ râu hơn.”

Chi Đoàn 3/7 vừa thay người chỉ huy, Trung Uư Trần Văn Minh thay Đại Uư Nguyễn Văn Thi được một tháng, ông vẫn c̣n chưa thích ứng với đơn vị mới.

“Thi rất được các người lính kính nể,” Chase cho biết. “Ông ta chỉ thua Thượng Đế chừng một hay hai bậc trong khi Minh chỉ mới hành quân với đơn vị lần đầu tiên, ông ấy phải chứng minh cho các người lính biết ḿnh ngon lành.”

Chi đoàn tổ chức tiệc ăn mừng Tết vào buổi trưa với những nghi lễ và trao đổi quà cáp cho nhau. Trung Uư Minh tặng cho Đại Uư Chase cuốn album để h́nh bằng sơn mài mà cho đến giờ Đại Uư Chase vẫn c̣n tưng tiu nâng giữ. Trên bàn đầy những thức ăn cổ truyền và những món lạ khác, và nhất là đầy những tiếng cười vui vẻ và t́nh bạn thắm thiết.

“Họ làm thịt một con trâu,” Chase nhớ lại. “Hồi tưởng lại, đó là miếng thịt dai nhất và khó nuốt nhất mà tôi đă ăn.”

Đêm hôm ấy, tất cả mọi người đi ngủ với cái bao tử dầy đặc và trái tim hạnh phúc.

Một trong những nhiệm vụ chính trong ngày Tết của Đại Uư Chuck Jackson là lo cho Tiểu Đoàn 7 Dù có đủ rượu cho buổi tiệc tết.

“Rượu được chọn là Black Label scotch,” Jackson nói. “Nhưng chúng tôi uống Red Label trong cái ly cối. Rượu Hennessy cognac cũng rất được ưa chuộng.”

Tiểu Đoàn 7 Dù chỉ mới chuyển tới An Lỗ cách căn cứ 17 vài cây số chừng một hay hai ngày trước tết v́ lư do an ninh và đóng rải rác phía ngoại ô. Đại Uư Jackson từ thành phố Macungie, tiểu bang Pennsylvania đi với Thiếu Tá Ngọc chúc tết bốn đại đội, ông thử nhiều món ăn trong mỗi đại đội.

“Tôi không thích thức ăn Việt Nam cho lắm, rất là khó nuốt trôi miệng khi miếng thịt c̣n dính chút lông heo,” Jackson nói. “Nhưng tôi thích ăn những miếng bánh vuông nhỏ mà lúc ban đầu tôi nghĩ là kẹo ngào đường được gói trong những lá dừa, ăn ngon miệng lắm, sau này tôi biết được nó là những miếng thịt heo sống được để cho lên men mà người Việt gọi là nem chua.”

Jackson, giống như Cobb và Chase lên giường ngủ không nghĩ rằng một cuộc chiến lớn với quân địch đang gần kề. Gần sáu giờ sau, định mạng sẽ mang ba đơn vị lại với nhau cho cuộc chiến đẫm máu chống lại lực lượng to lớn của quân địch ngăn chận không cho họ tiến vào Thành Nội, nơi mà họ được kêu gọi đến gấp để cứu Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 đang bị địch bao vây.

Tướng Trưởng gọi viện binh lúc 4 giờ 30 sáng, sau khi kêu gọi Trung Đoàn 3 Bộ Binh và Thiết Đoàn 7 Kỵ Binh tập hợp với ông tại Thành Nội, ông xin lệnh cho phép Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 1 Dù (gồm ba tiểu đoàn 2,7 và 9) được nằm dưới quyền hành quân của ông. Sau khi được sự chấp thuận từ cấp trên, cả ba đơn vị được báo động di chuyển về Huế. Tiểu Đoàn 9 Dù và Chi Đoàn 2/7 Thiết Kỵ đang bị quân địch tấn công bộ chiến trong phạm vi đóng quân của họ tại Quảng Trị, cách phía bắc Huế khoảng năm mươi cây số, họ không thi hành lệnh được cho đến khi họ phải hoàn tất một vài sự việc cấp thời.

“Chúng tôi nhận cú phôn vào khoảng 4 giờ 30 sáng,” 3/7 Chase nói. “Chúng tôi không bị địch tấn công và nghĩ chắc không phải việc lớn lao cho lắm, chúng tôi chỉ chuẩn bị cho ba ngày hành quân.

Tám cây số bắc căn cứ 17, Tiểu Đoàn 7 Dù bị đánh thức bởi đạn cối pháo kích lúc 3 giờ sáng. Một tiếng rưỡi sau, lệnh cho giao tiếp với 3/7 Thiết Kỵ tiến về Huế để “giúp làm giảm bớt áp lực cho lính Sư Đoàn 1”

Hai đơn vị gặp nhau tại căn cứ cây số 17 và dấn ḿnh xuống quốc lộ 1 thẳng về Huế lúc 9 giờ 20 sáng. Mặt trời sáng tỏa và Chi Đoàn 3/7 dẫn đầu, ba trăm bảy mươi lăm người lính Tiểu Đoàn 7 Dù dàn mỏng đội h́nh, hai đại đội di chuyển hai bên quốc lộ. Con đường rầy xe lửa nằm song song quốc lộ về hướng tây ở sườn phải, rất nhiều người lính bỏ nón sắt xuống và đội chiếc mũ đỏ quen thuộc lên đầu.

Cách Huế khoảng năm cây số, con đường sắt thu nhỏ lại chỉ c̣n cách quốc lộ khoảng một trăm thước làm cho các người lính Mũ Đỏ phải di chuyển qua tay mặt một chút để dễ kiểm soát phía bên kia đường xe lửa. Lúc gần 12 giờ trưa, khi Thành Nội nằm trong tầm mắt th́ chiếc APC (thiết vận xa M-113) dẫn đầu bị trúng hỏa tiễn RPG, đạn trong xe phát nổ làm chết tám người lính. Đoàn xe dừng lại ngay bên đường.

“Viên đạn bắn từ khoảng giữa quốc lộ và con đường rầy xe lửa, quân địch chờ chiếc APC đến ngay họ, khoảng chừng mười lăm thước rồi khai hỏa,” Chase nói. “Anh sẽ không bao giờ nghĩ người nào lại nằm núp trong vị trí đó, nhưng họ chỉ cần một ít lùm tre bao che mà thôi.”

Đoàn xe nh́n trong sự kinh hoàng trong khi chiếc APC lại nổ bùng lần thứ hai, không một ai có thể lại gần chiếc thiết vận xa để giúp những người lính c̣n kẹt trong xe. Khi một chiếc APC khác đến gần để nh́n cho rơ hơn, chiếc này cũng bị ăn hỏa tiễn địch. Nhiều người lính nhảy ra khỏi xe và t́m chổ nấp, những chiếc APC c̣n lại đồng loại khai hỏa đại liên 50 ly và 30 ly vào hai bên đường.

“Khi chúng tôi đến được chiếc APC đầu, thân xác c̣n lại của những người lính không đầy chiếc nón sắt,” Chase cho biết.

Ngay khi chiếc APC thứ nh́ trúng đạn địch, đại đội đầu bên sườn trái của Tiểu Đoàn 7 Dù cũng bị cộng quân bắn vào từ ngay một nghĩa trang lớn trước mặt. Sau khi Trung Uư Minh liên lạc với Tiểu Đoàn 7 Dù, đội h́nh chiến đấu sẽ được thi hành như thế này, Tiểu Đoàn 7 Dù sẽ xung phong thẳng vào nghĩa trang trong khi các chiếc APC v́ không thể di chuyển trong nghĩa trang sẽ bắn yểm trợ.

Quân địch chờ cho các người lính Dù vào tới giữa nghĩa trang th́ khai hỏa bắn gục toán quân đi đầu với súng máy, súng cá nhân và đạn súng cối. Rồi th́ sự việc lại tệ hại hơn.

“Một trăm năm mươi người lính xung phong ngang qua nghĩa trang và sau khi họ di chuyển được khoảng hơn hai trăm thước th́ không c̣n bóng dáng người nào đứng vững được,” Chase nói lại khi quan sát cuộc xung phong này từ chiếc APC ngay quốc lộ. “Tôi có thể nh́n thấy họ ngă gục từng người một, giống như anh tưởng tượng chiến trận xảy ra trong thời nội chiến vậy.”

Jackson bị choáng váng và kích động khi đứng quan sát tại bộ chỉ huy tiểu đoàn, ông nhớ lại, “Thật là một ngày buồn thảm.”

Vào sáng sớm, Tiểu Đoàn 2 Dù được báo động chuẩn bị cho trách nhiệm trong Huế, trong thời gian di chuyển đến căn cứ cây số 17, tiểu đoàn phải nhổ hai chốt địch và cộng quân cũng giật sập một cây cầu trên đường di chuyển. Lúc 12 giờ trưa tiểu đoàn với quân số ba trăm năm mươi người lính đến được căn cứ cây số 17.

“Không một ai biết được việc ǵ đang xảy ra tại Huế. Chúng tôi không rơ sự việc nghiêm trọng đến độ nào,” Cobb nói. “Chúng tôi chỉ được nghe rằng họ cần sự giúp đở và cuộc hành quân sẽ ngắn hạn.”

Lúc 2 giờ trưa, sau khi “kiếm” được vài chiếc xe nhà binh, tiểu đoàn rời căn cứ. Hầu hết mọi người đều trang bị nhẹ v́ được cho biết đây là cuộc hành quân ngắn hạn.

“Vật tôi nh́n thấy đầu tiên khi đến gần Huế là một đống quân dụng nằm bên vệ đường,” Cobb nói. “Đống quân dụng này được thu lại từ những người lính bị thương và tử trận trước đó. Tôi linh cảm được hôm nay sẽ là một ngày xấu, tôi vội chụp lấy vài trái lựu đạn với ư nghĩ ḿnh sẽ cần đến chúng.”

Tiểu Đoàn 2 Dù sẽ xung phong tấn công vào quân địch, họ sẽ đánh vào bên sườn địch. Tiểu đoàn phó và viên cố vấn phó đại đội, Đại Uư Donald C. Erbes cùng xung phong với đại đội đầu tiên.

“Chúng tôi chạy chưa đến một trăm thước th́ viên tiểu đoàn phó bị viên đạn AK-47 bắn ngay cái nón sắt làm ông bị hy sinh ngay tức khắc,” Erbes nhớ lại.

Tuy bị giao động, Đại Uư Erbes vẫn mang xác người tiểu đoàn phó vào sau một ngôi mộ và hối thúc các người lính tiếp tục tấn công. Đại đội kế tiếp với tiểu đoàn trưởng và Đại Uư Cobb cũng đồng loại xung phong tiếp tục cuộc tấn công.

“Một sự việc tức cười khi chạy băng ngang nghĩa trang,” Cobb nói. “Tôi nghĩ Đại Uư Cobb bị tiêu tùng rồi. Tôi ở phía sau đại đội đầu khoảng một trăm thước và trong khi chạy, tôi thấy một làn khói trắng và rồi trái đạn cối 60 ly rơi giữa hai chân tôi, may mắn là đất ruộng lại mềm, trái đạn chui sâu vào ḷng đất. Việc kế tiếp tôi biết được là tôi nhào lộn một ṿng trên không trung rồi rơi xuống đất bằng hai chân. Chỉ trừ một chút hoảng hồn và một mảnh nhỏ miểng cối trên mũi, tôi không bị ǵ khác hơn, tôi liền nh́n bộ chỉ huy tiểu đoàn, mọi người lại đang cười tôi. Giữa chiến trận và nhiều người chung quanh đang ngă gục, mọi người lại nh́n và cười tôi, không biết làm ǵ khác hơn, tôi chỉ biết cười theo.”

Cùng lúc ấy, Đại Uư Erbes cố gắng liên lạc xin pháo binh yểm trợ nhưng không liên lạc được với ai, ông cũng cố gắng gọi Sư Đoàn 1 Không Kỵ xin mấy chiếc trực thăng hỏa lực, sau cùng ông liên lạc được một chiếc trực thăng hỏa lực đang bay trên vùng nhờ chiếc này đến giúp.

“Viên phi công trực thăng cho biết sẽ bay một ṿng định vị trí quân bạn trước,” Erbes nói. “Rồi anh ta lại bị bắn rơi. Đó là chiếc trực thăng hỏa lực cuối cùng tôi thấy được trong thời gian tôi ở Huế.”

Các đơn vị được lệnh đóng quân đêm chờ sáng mai sẽ vào Thành Nội, xác các người lính tử trận và thương binh được gom lại, những người lính lo nghỉ ngơi và canh gác đêm.

“Rất nhiều tên địch bị chúng tôi giết bận đồ thường dân làm tôi đoán sẽ dễ dàng cho chúng đột nhập vào thành phố,” Chase nói. “Một việc khác tôi để ư là chúng không cần lấy vũ khí và đạn dược của chúng tôi. Việc này làm tôi tin tưởng bọn chúng đă có sẵn tất cả những ǵ chúng cần. Bọn chúng đă không cần vũ khí của chúng tôi, bọn chúng đến Huế được trang bị đầy đủ với những vật dụng mà chúng muốn mang theo.”

Phải gần đến nửa đêm mọi người mới nghĩ đến việc phải ngủ một chút. Cobb, Erbes và Jackson nằm trong khu nghĩa trang nhưng rất khó cho họ chợp mắt được.

“Trời thật lạnh và nhiều tiếng động vẫn tiếp diễn chung quanh,” Cobb nói. “Tôi nghĩ đến việc chúng tôi có thể dùng ba lô cá nhân mà chúng tôi đă bỏ lại căn cứ 17. Tôi run ḿnh v́ lạnh cả đêm.”

Vào sau nửa đêm, Jackson nói, ông nghĩ, ông nghe một người nào đó nổ máy chiếc APC bị hỏng đang nằm gần quốc lộ.

“Tôi nghĩ quân địch sẽ lấy chiếc APC và dùng nó để tiêu diệt chúng tôi,” Jackson nói. “Chúng tôi thật là không cần điều đó.”

Erbes, dân thành phố Gainesville, tiểu bang Florida, nói ông nhớ hàng chục chất nổ đă nổ vang trong Thành Nội đêm ấy. Ông cho rằng quân địch đă cho nổ tung những ǵ chúng chiếm vừa được.

Mọi việc lại trở nên nhẹ nhàng vào sáng ngày hôm sau, 1 tháng Hai, đoàn quân tiếp viện đă liên lạc được với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, bộ tư lệnh cho biết sẽ gởi một trung đội Hắc Báo dẫn đường cho Chiến Đoàn 1 Đặc Nhiệm Dù vào một cổng thành đă được giữ an toàn. Đoàn quân dưới sự hướng dẫn của những người lính Hắc Báo dọn sạch hướng đông dọc theo bờ thành tây bắc mang theo các người chết và bị thương với họ. Chỉ có những tay súng bắn sẻ của quân địch theo quấy rối, trên đường di chuyển những người lính ăn thức ăn mà họ có thể t́m được, vào giữa trưa, họ vào tới Thành Nội.

Chiến Đoàn 1 Đặc Nhiệm Dù báo cáo thương vong: 40 hy sinh, 91 bị thương, thiệt hại nặng nhất là phía Tiểu Đoàn 7 Dù. Họ giết chết 270 tên địch, tịch thu 71 cây súng cá nhân, 25 súng cộng đồng, bắt sống 5 tên địch. Đại Uư Chase báo chi đoàn của ông bị mất 4 chiếc APC trên tổng số 12 chiếc. Nh́n vào các gương mặt của những người lính trong thành Mang Cá, Đại Uư Cobb nói ông có thể biết có chuyện rất to lớn đang xảy ra.

“Mọi người nh́n rất sợ hăi,” Cobb nói. “Một viên cố vấn Hoa Kỳ tiến đến tôi và cho biết t́nh h́nh rất nguy biến.”

Chỉ sau hai giờ có mặt trong thành Mang Cá, cả ba đơn vị được mang lên tuyến đầu mở rộng thêm chu vi pḥng thủ cho bộ tư lệnh.

Có lẽ chuyến du hành anh dũng vào Thành Nội là do Tiểu Đoàn 1/3 Bộ Binh, tiểu đoàn này bị quân địch chận đánh và bao vây cách đông Huế nhiều cây số. Đại Uư Phan Ngọc Lương, tiểu đoàn trưởng ra trường Vơ Bị Đà Lạt năm 1960, ông là một trong những sĩ quan trong giàn sĩ quan xuất sắc của Tướng Trưởng. Lương là một quân nhân kỷ luật, điều khiển tiểu đoàn với bàn tay sắt. Không hài ḷng với sự bê bối của một số lính trong tiểu đoàn, ông cho cả tiểu đoàn hành quân tảo thanh địch vào buổi tối ngày 30 tháng Giêng trong ư định trừng phạt lính ông.

“Chúng tôi đi ngay vào cái đuôi của một tiểu đoàn Việt cộng và đối mặt đánh nhau với bọn chúng,” Đại Uư Lương nói. “Và chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi chỉ c̣n lại khoảng ba băng đạn cho mỗi người lính, quân địch lại bao vây, chúng tôi phải rời khỏi nơi đó.”

Thiếu Tá Lục Quân Gary Webb, cố vấn tiểu đoàn liên lạc được với vài chiếc trực thăng hỏa lực vào lúc sáng sớm, các chiếc trực thăng bắn bao che cho tiểu đoàn thoát khỏi ṿng vây quân địch và họ tiếp tục chiến đấu xa tới phía đông bờ biển Ba Làng. Tại nơi đó, Webb gọi trực thăng đến tiếp tế và di tản thương binh.

“Chúng tôi tiêu diệt hơn 100 tên địch và tịch thu rất nhiều vũ khí, nhiều đến nổi chúng tôi không thể mang theo hết,” Lương nói, và sau đó ông cho biết quân bạn hy sinh 15 người, 33 người khác bị thương.

Sau khi được tiếp tế, tiểu đoàn di chuyển qua nhiều chốt địch vào ngày hôm sau và cuối cùng đến được Ba Làng. Tại đây, tiểu đoàn lên ba chiếc thuyền hải quân Việt Nam chạy lên sông Hương và vào được thành Mang Cá vào lúc 3 giờ trưa. Đơn vị lập tức được giao một khu vực dọc theo bờ thành tây bắc. Thiếu Tá Webb đă là cố vấn cho một đơn vị người Thượng trong một nhiệm kỳ trước đó, sau này được tưởng thưởng một trong những huy chương cao quư nhất của quân đội Hoa Kỳ, Distinguished Service Arward.

Những đơn vị khác vào được thành Mang Cá trong ngày 1 tháng Hai là hai đại đội của 4/2 Bộ Binh, họ được trực thăng vận vào Thành Nội từ căn cứ của họ ở Đông Hà, gần vùng phi quân sự. Đơn vị này đến nơi lúc 3 giờ chiều và được dàn quân ngay khu đông nam thành phố dọc theo bờ thành đông bắc, quân số c̣n lại của tiểu đoàn cùng với một đại đội của 1/1 Bộ Binh đến thành Mang Cá vào ngày hôm sau. Cũng vào đến thành Mang Cá vào ngày 2 tháng Hai là Tiểu Đoàn 9 Dù, tiểu đoàn chạm nặng với quân địch tại phía bắc Quảng Trị. Tiểu Đoàn 9 được trực thăng Hoa Kỳ vận chuyển vào Huế đóng chung với hai tiểu đoàn 2 và 7 Dù để giúp lấy lại phi trường Tây Lộc.

Tiểu Đoàn 9 Dù chỉ mới vào đóng trong các trại binh tạm thời tại Quảng Trị một ngày trước tết. Hầu hết sáu trăm năm mươi người lính của tiểu đoàn giống như hai tiểu đoàn bạn 2 và 7 Dù đều thất vọng khi biết không được về Sài G̣n ăn tết, nhưng họ cam chịu số phận của họ và cố gắng làm cho t́nh trạng được tốt hơn.

“Tôi nhớ chắc rằng chúng tôi đă không ăn tết nhiều lắm,” Đại Uư Dick Blair, cố vấn trưởng Tiểu Đoàn 9 Dù nói. “Tôi nhớ có một vài người lính bận đồ múa lân và họ múa lân ngay trên đường phố, nhưng chúng tôi đă không có buổi tiệc ăn mừng tết. Mọi người đi ngủ sớm vào tối ngày 30 tháng Giêng.”

Một phần của Quảng Trị là thành phố “tường” giống như Huế nhưng nhỏ hơn, thành phố nằm trên quốc lộ 1 cách tây bắc Huế khoảng năm mươi cây số, trong này có bộ chỉ huy Trung Đoàn 1 Bộ Binh và Chi Đoàn 2/7 Thiết Kỵ, nó cũng là nơi đặt cơ quan MACV, Toán Cố Vấn số 4.

Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 9 Dù cùng hai đại đội nằm trong thành phố Quảng Trị, đại đội thứ ba đóng phía nam thành phố, đại đội thứ tư nằm ở phía bắc thành phố, Chi Đoàn 2/7 Thiết Kỵ đóng phía tây cách khoảng một cây số.

Vào buổi tối đêm 30 tháng Giêng, hai Trung Sĩ cố vấn Tiểu Đoàn 9 Dù, Mike Smith, dân thành phố Dahlonega, tiểu bang Georgia và John Church, hai người bạn thân từ hồi c̣n ở với Sư Đoàn 82 Dù gặp nhau ở câu lạc bộ hạ sĩ quan trong Quảng Trị cho vài chai bia. Hai viên cố vấn hồi tưởng lại những ngày xưa cũ và cụng vài ly và uống một hai chai bia để ăn mừng tết Việt Nam, đó cũng là lần cuối Smith nh́n thấy Church c̣n sống.

Lúc 3 giờ sáng ngày 31 tháng Giêng, Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhă cho người đánh thức Đại Uư Blair và báo cho ông sẵn sàng v́ quân địch đang tấn công vào thành phố.

“Việc đầu tiên tôi làm là gọi máy cho Trung Sĩ Church đang ở với đại đội nằm phía bắc thành phố, tôi không liên lạc được với anh ấy và biết chắc một việc xấu đang xảy ra,” Blair nói.

Quân Bắc Việt di chuyển trong bóng đêm và ngay trong sương mù dầy đặc đi ngay vào đại đội nơi Church đang ở và xóa sạch đại đội này. Quân Nhảy Dù có 40 người hy sinh và 65 bị thương. Church là một trong những người lính bị tử thương.

Đại Uư Blair, dân thành phố Centerville, tiểu bang Virginia để máy liên lạc nội bộ tiểu đoàn và ông nghe được việc điều quân của đại đội này. Một trong những điều ông nghe được là viên đại đội trưởng nói với lính đại đội không cần dùng súng nữa, dùng lựu đạn thanh toán địch. Viên đại đội trưởng này cũng yêu cầu pháo binh bắn ngay vào vị trí đại đội nhưng không được chấp thuận v́ quá nguy hiểm.

Quân địch lại không đụng vào Chi Đoàn 2/7 Thiết Kỵ, chúng đi ngay sát phía bắc chỗ đóng quân của chi đoàn. Đại Uư Jim Zimmerman, cố vấn chi đoàn đang ở trong cơ quan MACV nằm trong Cổ Thành khi quân địch tấn công. Trong ṿng một giờ đồng hồ sau, một chiếc APC được gởi đến và viên cố vấn này có mặt ngay trong trận chiến.

Hơn hai giờ đầu, quân Bắc Việt pháo khoảng 200 viên đạn cối vào thành phố, làm cho mọi người phải kiếm chổ trú ẩn. Khi trận pháo kích giảm đi, Thiếu Tá Nhă và Đại Uư Blair leo lên nóc một ṭa cao ốc để quan sát cho rơ ràng hơn. Khi sương mù vừa tan, họ trông thấy quân địch bận đồ xanh rời khỏi cánh rừng và bắt đầu di chuyển vào thành phố.

Đại Uư Blair xoay người sang và hỏi Thiếu Tá Nhă sẽ làm ǵ?

“Chúng ta sẽ tấn công,” Blair cho biết Nhă đă nói với ông ta. “Lính Nhảy Dù không chết khi chiến đấu trong hố cá nhân. Họ chỉ hy sinh khi xung phong tấn công thẳng vào quân địch.”

Vậy đó, Tiểu Đoàn 9 Dù làm đúng việc đó, đại đội có viên cố vấn Smith xung phong thẳng vào quân địch, vậy mà quân địch với quân số đông gấp bội lại bỏ chạy. Về sau, cùng trong ngày, trực thăng hỏa lực trực thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ bay đến vùng giao tranh và bắt đầu bắn xuống những vật và những ǵ họ trông thấy được, kể cả quân bạn.

“Tôi nh́n lên các chiếc trực thăng hỏa lực và khi ấy họ lại bay về hướng chúng tôi. Tôi la to bảo mọi người nằm xuống đất,” Smith cho biết. “Hầu hết những người lính ngồi vào trong hố cá nhân hay núp trong chiến hào. Thật là rởn óc. Tôi vào máy và gọi cho Đại Uư Blair xem thử ông có thể bảo họ ngưng bắn, nhưng bọn họ vẫn tiếp tục bắn xuống.”

Tiểu Đoàn 9 Dù với sự giúp sức của Chi Đoàn 2/7 Thiết Kỵ đánh tan các cuộc tấn công của quân địch trong ngày 31 tháng Giêng. Buổi tối hôm đó, quân địch tuy đă có hai trung đoàn đánh Quảng Trị lại gởi thêm viện binh đến từ hướng tây cho lần tấn công cuối cùng. Khi bọn chúng tiến vào ngay một nghĩa trang rộng lớn phía ngoài thành phố, Blair gọi máy liên lạc với các phi cơ Hỏa Long mà các tay lính tác chiến Hoa Kỳ gọi là “Con Rồng Phun Lửa” v́ tiếng kêu như hú vang lên từ những khẩu súng máy trong phi cơ.

“Chúng tôi chơi Hỏa Long vào bọn chúng suốt đêm,” Smith nói, “Và khi b́nh minh vừa đến, có quá nhiều thân xác và các phần thân thể con người nằm đầy trong khu nghĩa trang bao trùm lên cả mặt đất. Tôi không biết có bao nhiêu tên địch bị chúng tôi giết chết. Tôi không bao giờ đếm xác bọn chúng.”

Khi t́nh h́nh đă tạm ổn định trong ngày 2 tháng Hai, Tiểu Đoàn 9 Dù giao việc bảo vệ thành phố cho Chi Đoàn 2/7 Thiết Kỵ, họ lo việc vào Huế. Các chiếc Sea Knights chia làm hai đợt vận chuyển tiểu đoàn vào Thành Nội Huế, đến chiều tối th́ toàn bộ tiểu đoàn vào đến Huế. Tướng Trưởng lập tức gởi họ đến khu vực phía tây thành phố, nơi họ sẽ giúp chiếm lại phi trường Tây Lộc.

Phải cần đến bốn ngày sau th́ Chi Đoàn 2/7 Thiết Kỵ mới rời Quảng Trị để về Huế. Sau một tuần lễ giao tranh, đôi khi phải đánh từng nhà một trong Cổ Thành, Quảng Trị được tuyên bố giải tỏa. Quân đội miền Nam cho biết họ tiêu diệt được 1,450 quân địch, tịch thu 485 vũ khí.

Nguyễn Văn Phúc
Bản dịch được đăng trên Đặc San Mũ Đỏ số Xuân 63, 2011

 


TÀI LIỆU

QLVNCH

Tháng Tư đen


Video về quân cách lễ nghi
Cách thức đeo dây biểu chương...
Lễ nghi quân cách - Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ
Quân phục, cấp hiệu, huy hiệu... QLVNCH
Tiến tŕnh h́nh thành Quốc Kỳ & Quốc Ca VN  
Tim hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6
Lịch sử Hướng Đạo Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa  
và Trường Trung Học Vơ Khoa Thủ Đức
 
Đệ nhất Cộng Hoà - Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10
Vài Nét Về Quân Lực VNCH Và Sự H́nh Thành Ngày Quân Lực 19.6


Gươm lạc giữa rừng hoa  
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ  
Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa
Vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ
Giờ phút cuối cùng của một thành phố – Tháng 3 - 1975
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân   
5 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ Hoa Kỳ
Sự ra đời của chữ quốc ngữ...
Nh́n lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953
Lời phản biện tại buổi tŕnh chiếu sơ lược
phim the Việt Nam War
 
Không quên biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 – 2001 !  
140 chữ với mẹo nhớ Hỏi, Ngă & chính tả  
Cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19/8/1945 tại VN  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Tổng Thống Abraham Lincoln  
Video về quân cách lễ nghi
VNCH 10 ngày cuối cùng...
Bảo vệ an toàn cho công dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
Lễ Hùng Vương
Cần bảo trọng niềm tự hào dân tộc  
Luận về Tậm Lư Chính Trị  
Từ chến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân  
Cố Tổng Thống Ronald Reagan và… H.O.  
Diễn tiến cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đ́nh Diệm  
Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm  
Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đ́nh Diệm? Tại sao?

Một tài liệu 42 năm cũ  
Dựng Lại Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ 
Quốc Kỳ chúng ta giương cao khắp nơi

Tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974  
Những điều nên biết về Medicare 2016
Remember C-Rations?  
Ai đă bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?  
Tướng lănh VNCH  
Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
Hồi kư về Tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc 
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3, 1975
Đại Tá Nguyễn Văn Cư
Trường Sa: Băi Cỏ Mây
Thiên Thần Mũ Đỏ ai c̣n ai mất
Tổng Thống Trần Văn Hương những ngày cuối tháng Tư 1975 tại Sài G̣n
Chuyện của một ngôi trường  
Luận về khoa bảng  
Liên Hiệp Quốc và vấn đề: Bảo vệ nhân quyền  
Phiếm luận về mộng mơ qua văn chương và triết học  
Chính sách thuế khóa
Cách viết hoa trong tiếng Việt
Đoàn thể Xă hội và Sinh hoạt Chính Trị
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
John Paul Vann, một viên tướng CIA
Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?
Một vài nét về văn hóa Việt Nam  
Tiếng Việt ba miền - Tiếng nào là ‘chuẩn’ ?  
TT Ngô Đ́nh Diệm đă từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?  
HCM đă âm mưu bán nước từ năm 1924  
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Hải chiến Midway  
Adm Chester Nimitz  
Nguồn gốc thuyết âm dương tám quẻ...
SĐ Nhảy Dù và cuộc hành quân Lam Sơn 719  
Những trận đánh đi vào quân sử 
Nguyên nhân xụp đổ VNCH 1975
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa
Thuyết bất biến
Chương tŕnh chiêu hồi của VNCH
Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
50 năm đọc và coi lại clip cuộc đảo chánh 1963
An Lộc anh dũng  
Nguyên do chính khiến VN bất tử  
Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Trận Ấp Bắc: Thực tế và huyền thoại
Vài nét hoạt động của Biệt Cách Dù tại Bắc Việt
Cảnh Sát Dă Chiến VNCH
Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum
QLVNCH - 1968-1975
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Đại đội 72, TĐ7 ND mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng
Nhân chứng lịch sử: Mậu thân Huế
Trận KAMPONG TRACH 1972
Trả lại sự thật v/v Sư Đoàn 3BB lui binh...
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tướng Đỗ Cao Trí và Tôi
Những ngày cuối cùng của QLVNCH
Tướng Dư Quốc Đống
Dư âm Cửa Việt
Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG...
Lịch sử Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Người Nhái VNCH
Mùa hè đỏ lửa 1972
Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
NT Nguyễn Mạnh Tường
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4
Bậc thầy vĩ đại
Quân Dù tiến về thành nội Tết Mậu Thân  
Một ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc  
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - Trung Tướng Dương Văn Đức
Viễn thám
Hổ Cáp - Gia đ́nh 9 Kỵ Binh cuối tháng tư 75
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân
Sống anh dũng, chết hiên ngang
Chuyến công tác cuối cùng
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Chuyện một người chiến binh...
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 3 buồn hiu...
Người Lính Ǵà Không Bao Giờ Chết
Thành h́nh của Quân Lực VNCH
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
Một chuyến đi toán phạt
Những NT Vơ Khoa TQLC
Tôi nh́n đồi 31 thất thủ
Ngày tàn cuộc chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù - Trấn thủ B́nh Long; thượng kỳ Quảng Trị
Quân trường
Những người lính bị bỏ rơi
Tết với người lính cũ
Thái Dương - Nguyễn Văn Xanh
Phi vụ Tống Lệ Chân
Trên đỉnh Chu Pao
Trung Tá Nguyễn Văn Cư
Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 75
Trận đánh phi trường Phụng Dực...
Sinh nhật thứ 58 - Trường BB/TĐ
Trung Sĩ Vũ Tiến Quang
Mũ Đỏ, mũ Đen
Chân dung người Chiến Sĩ
CIA và các ông Tướng
Dựng Cờ
Bức tượng Thương Tiếc
Kẽm gai bọc thây anh hùng
Lịch sử h́nh thành QLVNCH
Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong
Người lính VNCH trong mắt tôi (video)
Cà-fê nha, Chuẩn Úy?
Chân dung người lính VNCH
Chiến thắng An Lộc 1972
Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa
Trương Văn Sương - Người tù bất khuất
Chết trận Đồng Xoài
Ư nghĩa ngày QL 19/6
Viết cho ngày QL 19/6
Sự h́nh thành QL 19/6
Nhân ngày QL 19/6
Tâm t́nh ngày QL 19/6
Bối cảnh chính trị quân sự trước 19/6
VNCH bị bức tử
Thủ Đức... gọi ta về
Chân dung người lính VNCH
Sự thật về cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Người lính không có số quân
Giày Saut trong tử địa
Chuyện tháng 4 của những chàng BK
Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
Những v́ sao thời lửa đạn
Mùa hè đỏ lửa: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Lịch sử chiến tranh VN từ 1945...
Thời chinh chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù
Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai
Vài kỷ niệm với Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu Đoàn 42 BĐQ - Cọp Ba Đầu Rằn
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
Những người trở về với đại gia đ́nh dân tộc
Khe Sanh trong ṿng vây
Vietnam, Vietnam
Từ Mậu Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa 72...
Trận đánh Đức Huệ
Lam Sơn 207A - Khe Sanh
Trận chiến Khe Sanh
Mật trận Thượng Đức - 1974

Linh Tinh

Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Sự đáng sợ cuả nước Mỹ
Oan hồn trên xứ Huế
Sau 42 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
Mưa Đồng Tháp Mười
Chăn gối với kẻ thù
Ông Lộc Hộ - Anh hùng vô danh
Cải cách ruộng đất...
Giờ thứ 25
Biến động miền Trung
Người Mỹ phản bội chúng ta
cs nằm vùng
Những ngày cuối của TT Nguyễn Văn Thiệu ở SG
T́m hiều về h́nh Tiếc Thương và Vá Cờ
Tháng Tư đen
Giờ phút hấp hối Thành Phố Đà Nẵng
Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ
H́nh ảnh VN từ 1884-1884
Thổn thức cho VN
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Hoàng Hậu Nam Phương
Thảm sát ở Tân Lập
Hố chôn người ...
T́nh h́nh nhân quyền ở VN năm 2007
Người Việt xây thành Bắc Kinh