CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ

THIẾT GIÁP KỴ BINH VÀ BIỆT ĐỘNG QUÂN TRONG HAI NĂM CUỐI CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1974-1975)



Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh


” Il n’y a pas de gloire achevée sans la gloire des armes”
Vauvenargues

Lời Mở Đầu:
Sau khi Mỹ đơn phương kư kết Hiệp Định Paris với CSVN, đầu năm 1973 rút quân bỏ rơi chúng ta, báo chí truyền thông Mỹ mở chiến dịch rầm rộ bôi nhọ quân lực chúng ta. Quân CSBV nắm lấy thời cơ không ngừng vi phạm Hiệp Định Paris, tấn công chúng ta liên tục ở MNVN. Đồng thời Quốc Hội Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ quân sự. Quân Lực VNCH buộc phải chiến đấu tự vệ trong thiếu thốn kinh khủng về trang bị quân dụng, đạn dược, xăng dầu.
Lúc bấy giờ ở Vùng 1 Chiến Thuật trên tuyến đầu của Tổ Quốc ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, các đơn vị tổng trừ bị thiện chiến Dù, TQLC, BĐQ cùng với SĐ1, SĐ2, SD3BB và các đơn vị NQ-ĐPQ của quân lực chúng ta phải chiến đấu ngày đêm vô cùng gian khổ giành nhau từng thước đất với quân thù CSBV.
Dân chúng MNVN bị tuyên truyền xảo quyệt của báo chí truyền thông Mỹ và CSBV, nên đa số hiểu sai khả năng thật sự của quân lực chúng ta. Có biết bao anh hùng tử sĩ đă hi sinh để bảo vệ MNVN thân yêu của chúng ta.
Những năm tháng cuối của cuộc chiến, mặc dù gặp muôn ngàn khó khăn về yểm trợ và tiếp vận, quân lực chúng ta vẫn chiến đấu bền bĩ kiên cường làm cho Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger có lúc mất b́nh tĩnh phải thốt ra: “Sao bọn chúng chưa chết phứt đi cho rồi”. Chẳng những quân lực chúng ta không chết đi, mà c̣n đánh trả quân xâm lược những đ̣n chí tử cho đến phút chót.
Nhân Xuân Tha Hương nhớ người chiến sĩ VNCH, nhớ anh thương phế binh sống tủi nhục đau đớn ở quê nhà, tôi xin đăng lại một chiến tích xuất sắc đáng được hănh diện về quân lực của chúng ta

Trần Quang Khôi


TRẬN ĐÁNH ĐỨC HUỆ

1. T́nh h́nh chung ở Vùng 3 Chiến Thuật

Sau khi kư kết Hiệp Định Paris, đầu năm 1973, Quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (MNVN) bắt đầu rút quân về nước. Các đơn vị chủ lực của CSVN ở Vùng 3 Chiến Thuật gồm có 3 Sư Đoàn Bộ binh: 5, 7, 9 và các đơn vị đặc công ém quân bên kia biên giới Việt Miên thường xuyên xâm nhập vào lănh thổ nước ta quấy nhiễu hoặc bao vây tấn công các đồn biên pḥng của chúng ta dọc theo biên giới ở các tỉnh Hậu Nghĩa, Tây Ninh, B́nh Long và Phước Long.

Chủ lực của Quân Đoàn III gồm có 3 Sư Đoàn Bộ Binh 5, 18, 25 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh được sự yểm trợ trực tiếp của Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh 155 ly, Tiểu Đoàn 61 PB 105 ly và Liên Đoàn 30 Công Binh dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, một mặt phải lo dàn mỏng quân ra thay thế Lực lượng II Dă chiến Hoa Kỳ để bảo vệ lănh thổ chống lại chủ trương “dành dân lấn đất” của Cộng Sản sau khi Hiệp Định Paris ra đời; mặt khác, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân Đoàn III phạm sai lầm rất lớn về tổ chức và sử dụng lực lượng là giải tán Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III và phân tán nát Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ra từng mảnh nhỏ sau khi tôi rời Lữ Đoàn đi du học ở Hoa Kỳ năm 1972. Hai sự kiện đó làm cho Quân Đoàn III bị suy yếu trầm trọng và hoàn toàn bị mất đi tính di động. V́ thế mà Lộc Ninh bị địch chiếm và các đồn biên pḥng ở Tây Ninh lần lượt bị lọt vào tay địch.

Tháng 7 năm 1973 tôi từ Mỹ trở về nước. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần cũng vừa thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III. Ông nghe tiếng tôi đă từng chỉ huy Chiến Đoàn 318 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đánh thắng nhiều trận lớn trên chiến trường Campuchia từ thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí trong 2 năm 1970-1971, nên vận động xin tôi về trở lại Quân Đoàn III với ông. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, tôi nhận quyền chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ở Biên Ḥa.

Việc đầu tiên là tôi gom các đơn vị Thiết Giáp bị phân tán về lại Lữ Đoàn và tŕnh Trung Tướng Thuần gấp rút tổ chức lại Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQĐIII) theo mô h́nh tổ chức của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Ông cho tôi toàn quyền hành động.

T́nh h́nh quân sự ngày càng nặng sau khi quân Mỹ rút đi. Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972, nhiều chiến xa T-54 địch xuất hiện lần đầu tiên ở miền Nam trên chiến trường ở An Lộc, nên tôi tiên đoán chiến trường tương lai chiến xa địch có thể xuất hiện ở Biên Ḥa; tôi xin Quân Đoàn trang bị cho tất cả các đơn vị Địa Phương Quân ở Biên Ḥa súng phóng hỏa tiễn M72 chống chiến xa, được phép huấn luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối hợp tác chiến với Thiết Giáp, đồng thời tích cực tổ chức địa thế chống chiến xa địch chung quanh thành phố Biên Ḥa. Các đường xâm nhập vào thành phố đều được thiết kế đặt ḿn chống chiến xa và hầm hào chống chiến xa địch. Chính nhờ nỗ lực này của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mà sau này trong “Chiến Dịch HCM” năm 1975 của Cộng Sản Bắc Việt, Quân Đoàn 4 CS đă thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Ḥa và Sư Đoàn 341 CS bị quân ta đánh bại ở Biên Ḥa trong ngày 30-4-1975.

Tôi ra sức cải tổ lại Lữ Đoàn 3 KB cho phù hợp với địa thế Việt Nam. Mỗi chi đội chiến xa có 3 chiến xa M48 thay v́ 5 chiếc. Tôi cơ động hóa Pháo Binh bằng cách dùng xe xích M548 biến cải chở pháo 105 ly. Tôi tổ chức LLXKQĐIII thành một đại đơn vị liên binh Thiết Giáp – Biệt Động Quân – Pháo Binh – Công Binh hoàn toàn cơ động gồm 3 Chiến Đoàn : 315, 318 và 322. Tôi gấp rút huấn luyện tác chiến liên binh thuần thục và thường xuyên làm công tác tư tưởng để mọi quân nhân hiểu rơ địch, hiểu rơ nhiệm vụ và mục tiêu chiến đấu của chúng ta, nhất là để mọi chiến sĩ dưới quyền có niềm tin ở sự chỉ huy của tôi. Đến hạ tuần tháng ba, 1974, LLXKQĐIII đă trở thành một đại đơn vị cơ động tinh nhuệ sẵn sàng lên đường chiến đấu.

2. T́nh h́nh đặc biệt:

Cuộc chiến đấu anh hùng của Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân Căn Cứ Đức Huệ nằm khoảng 56 km hướng Tây Bắc Sài G̣n gần biên giới Việt Miên thuộc quận Đức Ḥa, tỉnh Hậu Nghĩa do Tiểu Đoàn 83 BĐQ Biên pḥng trấn giữ với quân số trên dưới 420 người cùng với gia đ́nh vợ con binh sĩ vào khoảng 80 người sống trong căn cứ nguyên là một trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ để lại (xem h́nh trái). Tiểu Đoàn trưởng là Thiếu Tá Hoa Văn Hạnh. Khi xảy ra trận chiến th́ Thiếu Tá Hạnh đi nghỉ phép vắng mặt. Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo, Tiểu Đoàn phó thay thế chỉ huy.

Tiểu Đoàn 83 BĐQ có 4 Đại Đội tác chiến và 1 Đại Đội Chỉ huy và Công vụ:

- Trung Úy Thạch Thông chỉ huy Đại Đội 1,
- Trung Úy Hiền chỉ huy Đại Đội 2,
- Trung Úy Thất chỉ huy Đại Đội 3,
- Trung Úy Tuội chỉ huy Đại Đội 4 và
- Thiếu Úy Vạng chỉ huy Đại Đội Chỉ huy và Công vụ.

Được tin t́nh báo VC sẽ đến đánh căn cứ, Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo cho 3 Đại Đội tác chiến ra ngoài căn cứ: 1 Đại Đội bố trí các tiền đồn an ninh xa và 2 Đại Đội hành quân t́m và diệt địch ngoài xa căn cứ. C̣n lại một Đại Đội tác chiến trừ bị bố pḥng trong căn cứ.

(1) Đêm 27- 3-1974, một đaị đội Đặc Công CS xâm nhập được vào bên trong Căn Cứ Đức Huệ; vào lúc 02:00 giờ sáng ngày 28-3-1974, chúng chiếm được một góc trong căn cứ. Ngay từ những phát súng nổ đầu tiên, Thiếu Tá Bảo bị thương ở chân, gọi được 3 Đại Đội tác chiến bên ngoài gấp rút trở về. Tiểu Đoàn tập trung lại phản công quyết liệt. Bên ngoài căn cứ, Sư Đoàn 5 CS (Công Trường 5) bao vây chặt; pháo binh địch tập trung hỏa lực pháo kích vào căn cứ rất dữ dội. Bên trong căn cứ Biệt Động Quân và Đặc Công CS cận chiến giành nhau từng vị trí một, đánh nhau bằng lưỡi lê và lựu đạn. Đến sáng th́ đại đội Đặc công CS bị quân ta tiêu diệt hết.

Tiểu Đoàn 83 BĐQ làm chủ t́nh h́nh bên trong căn cứ, tổ chức lại pḥng thủ chặt chẽ và sử dụng Pháo Binh của Tiểu Khu Hậu Nghĩa bắn yểm trợ hỏa lực chung quanh căn cứ. Trong khi đó, các Đại Đội tác chiến BĐQ bố pḥng bên trong chặn đứng các đợt xung phong bên ngoài của các đơn vị bộ bnh Sư Đoàn 5 CS. Hai bên giao chiến ác liệt ngày đêm không ngừng nghỉ.

Tiểu Đoàn 36 BĐQ do Thiếu Tá Lê Quang Giai chỉ huy, tăng phái cho Tiểu Khu Hậu Nghĩa, vượt sông Vàm Cỏ Đông ở Đức Ḥa tiến về hướng Căn Cứ Đức Huệ bị phục binh của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 CS ở Giồng Thổ Địa thuộc xă Đức Huệ tấn công buộc Tiểu Đoàn phải thối lui lại gần bờ sông Vàm Cỏ.

(2) Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III liền điều động Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ do Trung Tá Lê Tất Biên phụ trách sang Đức Ḥa cùng với Tiểu Đoàn 64 BĐQ do Thiếu Tá Nguyễn Chiêu Minh chỉ huy. Ngày 31-3-1974, Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ (khoảng 50 người) do Trung Úy Anh chỉ huy được trực thăng vận xuống Căn Cứ Đức Huệ tăng cường cho Tiểu Đoàn 83 BĐQ, đồng thời Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) vượt sông Vàm Cỏ Đông ở gần nhà máy đường Hiệp Ḥa, nhập với Tiểu Đoàn 36 BĐQ làm 2 cánh quân tiến song song về hướng Căn Cứ Đức Huệ ở cách đó chừng 10 cây số đường chim bay về hướng Tây. Tiến được chừng 2 cây số, khoảng hơn 1 trung đoàn Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 5 CS từ những vị trí hầm hào đào sẵn, xông lên tấn công mạnh, đồng thời pháo binh địch tập trung hỏa lực bắn xối xả vào đội h́nh của hai cánh quân này gây tổn thất nặng. Cuối cùng Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) và Tiểu Đoàn 36 BĐQ buộc phải gom quân rút lui về lại bên này bờ sông Vàm Cỏ (xem h́nh 1).

(3) Sư Đoàn 25 BB hành quân giải tỏa. Tiếp theo, Bộ Tư lệnh QĐIII giao nhiệm vụ cho Sư Đoàn 25 BB do Đại Tá Nguyễn Hữu Toán chỉ huy, tổ chức hành quân giải tỏa Căn Cứ Đức Huệ. Đại Tá Toán liền điều động các đơn vị thuộc Sư Đoàn đang hành quân trong vùng lân cận biên giới từ phía Bắc đến giải tỏa (xem h́nh 1). Một căn cứ hỏa lực được thành lập tại làng Phước Chỉ thuộc tỉnh Tây Ninh. Căn cứ này nằm cách biên giới khoảng 2 Km về phía Nam đồn biên giới An Ḥa và cách Căn Cứ Đức Huệ khoảng 13 Km về phía Bắc. Ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly cơ hữu Sư Đoàn phối trí trong căn cứ Phước Chỉ, c̣n có Trung đoàn 46/SĐ25 BB được tăng cường Chi đoàn 3/10 Thiết kỵ. Chi đoàn trưởng Chi đoàn này là Đại Úy Trần Văn Hiền. Tất cả lực lượng liên binh này được đặt dưới quyền điều động của Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46 BB và được giám sát chỉ huy bởi Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 25 BB ở Củ Chi.

Để đối phó với đoàn quân giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB, quân địch đă chủ động tổ chức địa thế, bố trí quân kín đáo chờ đánh quân tiếp viện. Chúng đặt các chốt chặn trên trục tiến quân của ta không vượt qua được, đồng thời Pháo Binh tầm xa của chúng nằm sâu bên kia biên giới mở những trận địa pháo chính xác, liên tục và ác liệt gây nhiều thương vong cho Trung đoàn 46 BB, làm tê liệt các cánh quân không điều động được, nên kế hoạch giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB thất bại. Một phi cơ quan sát L19 bị pḥng không địch bắn rơi gần đó, Trung đoàn cũng không tiếp cứu nổi phi hành đoàn. Sau đó quân địch pháo kích tập trung hỏa lực thẳng vào căn cứ Phước Chỉ bằng hỏa tiễn 107 ly và 122 ly khiến Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng Trung đoàn 46/SĐ25 BB bị tử thương. Trong suốt thời gian gần một tháng trời, quân bạn không đem lại một kết quả khả quan nào, hàng ngày vẫn bị pháo kích dồn dập, trực thăng tản thương và tiếp tế bị bắn rớt ngay trong căn cứ, 1 khu trục cơ Skyraider yểm trợ hành quân và 1 phi cơ DC3 thả dù tiếp tế bị hỏa tiễn SA 7 bắn rớt; những cánh dù mang lương thực và đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ thường bay ra ngoài ṿng rào và lọt vào tay quân địch. Như vậy là cả hai nỗ lực từ phía sông Vàm Cỏ Đông của BĐQ qua và từ phía Bắc của Sư Đoàn 25 BB xuống đều bị thất bại trong việc tiếp cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ (xem h́nh 1).



(4) Những “Anh hùng Alamo Việt Nam”. Bên trong căn cứ, trong lúc đó, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại Đội 3 của Trung Úy Anh thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo chiến đấu vô cùng dũng mănh, càng đánh càng hăng từ lúc đầu cận chiến với đặc công địch bằng lưỡi lê và lựu đạn bên trong căn cứ cho đến về sau này phải chiến đấu đẩy lui các đợt xung phong của địch ngày đêm không ngừng nghỉ. Cuối cùng lương thực và đạn dược bắt đầu cạn, căn cứ bị cô lập không được tiếp tế, không tản thương được, nhưng không v́ thế mà tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ BĐQ bị suy giảm. Họ thề quyết tử chiến với quân thù. Gia đ́nh vợ con của các chiến sĩ BĐQ trong căn cứ cũng tích cực tham gia chiến đấu bên cạnh chồng cha họ. Họ cổ vơ, họ giúp tản thương, cứu thương, tiếp tế đạn dược và lo cơm nước. Có người c̣n cầm súng chiến đấu vô cùng dũng cảm. Mặc dù tỷ lệ quân số giữa ta và địch quá chênh lệch, quân địch không sao dứt điểm được. Xác địch chồng chất ngổn ngang bên trong và bên ngoài Căn Cứ Đức Huệ.

So sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân đội Mỹ ở đồn binh “Alamo” năm 1836 do Trung Tá William Barret Travis chỉ huy với quân số 189 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/11. Sau 13 ngày đêm tử chiến, đồn binh bị quân địch tràn ngập ngày 6-3-1836. Tất cả 189 chiến sĩ trong đồn binh đều tử trận, chỉ c̣n sống sót 14 người là đàn bà và trẻ con. Khoảng 1,600 quân Mễ bị giết.

Hoặc so sánh sự tử thủ nổi tiếng của quân Lê-Dương Pháp ở làng “Camerone” ngày 30-4-1863 với 65 chiến sĩ do Đại Úy Danjou chỉ huy chống lại sự bao vây và tấn công của 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/34. Sau 11 giờ tử chiến, quân Lê-Dương Pháp giết hơn 300 quân Mễ, vị trí pḥng thủ bị tràn ngập, 62 quân Lê-Dương Pháp bị giết, chỉ c̣n sống sót 3 người bị trọng thương.

Tiểu Đoàn 83 BĐQ pḥng thủ trong Căn Cứ Đức Huệ với quân số khoảng 420 người được tăng cường 50 người của Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ. Tổng cộng quân số là 470 người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 6,500 quân của Sư Đoàn 5 CS với tỷ lệ quân số đôi bên là 1/13. Sau hơn 1 tháng chiến đấu quyết liệt từ ngày 27-3-1974 đến ngày 28-4-1974, giữ vững vị trí pḥng thủ, giết hơn 200 quân địch và gây thương tích cho khoảng 500 tên khác. Tổn thất bên BĐQ là 24 chết và hơn 100 người bị thương.

Mặc dù thời đại có khác nhau, mẫu số chung của những anh hùng ở Alamo, Camerone và Đức Huệ là sự quyết tâm tử thủ bằng mọi giá. Với tỷ lệ quân số đôi bên chênh lệch như thế, họ vẫn hiên ngang chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến hơi thở cuối cùng. Có thể nói không quá đáng là những chiến sĩ Biệt Động Quân chiến đấu ở Căn Cứ Đức Huệ đích thật là những “Anh hùng Alamo Việt Nam”.

Sự chiến đấu kiên cường và dũng cảm của BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ c̣n chứng minh hùng hồn cho thế giới thấy rằng tinh thần và khả năng chiến đấu của quân lực chúng ta không thua bất cứ quân đội tân tiến nào trên thế giới. Một số người thiển cận và một số dư luận báo chí kỳ thị của Mỹ cho rằng khi Quân đội Mỹ rút đi khỏi Miền Nam Việt Nam th́ Quân Lực VNCH thiếu tinh thần chiến đấu đưa đến việc mất Miền Nam Việt Nam. Nhận định này là vô lư và hoàn toàn sai sự thật. Mất Miền Nam Việt Nam rơ ràng là v́ quân ta thiếu phương tiện chiến đấu chứ không phải thiếu tinh thần chiến đấu.

3. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh – Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III Xuất Trận:

Vấn đề vô cùng khẩn trương lúc đó là việc tản thương, cứu thương và tiếp tế lương thực, nước uống, đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ trong lúc mọi đường giao thông liên lạc vào căn cứ đều bị Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn cắt đứt nhiều ngày. Căn cứ bị cô lập và bị bao vây chặt. T́nh h́nh bên trong căn cứ rất căng thẳng.

(1) Ngày 17-4-1974, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III, cho gọi tôi. Lúc bấy giờ tôi đang chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh hành quân thám sát “Khu Tam Giác Sắt” và “Vùng Hố Ḅ”, sau khi Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Dư Ngọc Thanh đập tan Tiểu Đoàn Tây Sơn thuộc Trung đoàn 101 Địa phương Việt Cộng giải tỏa áp lực địch chung quanh đồn Ḅ Cạp và đồn Chà Rày thuộc Chi Khu Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh.

Tôi lên trực thăng chỉ huy bay về Biên Ḥa tŕnh diện Trung Tướng Tư lệnh Quân Đoàn. Ông tiếp tôi và cho tôi biết qua t́nh h́nh địch và bạn và t́nh trạng hiện nay bên trong Căn Cứ Đức Huệ. Sau đó Trung Tướng ra lệnh cho tôi lấy trực thăng bay qua Đức Ḥa xem xét t́nh h́nh chiến sự bên đó rồi về tŕnh cho ông biết ư kiến.

Tôi liền lên trực thăng bay qua Đức Ḥa. Trên đường bay, tôi mải mê lo nghĩ phải làm ǵ để đối phó với Sư Đoàn 5 CS đây? Linh tính cho tôi biết có thể tôi sẽ được Bộ Tư lệnh Quân Đoàn chỉ định giải quyết t́nh trạng nguy kịch ở Căn Cứ Đức Huệ. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Cách đánh của quân địch từ trước tới nay vẫn là “Công Đồn Đả Viện”. Địch chủ động tổ chức chiến trường nhiều ngày chờ ta đến. Pháo binh tầm xa của chúng bố trí an toàn bên kia biên giới và sẵn sàng mở những trận địa pháo chính xác và ác liệt khó lọt qua được. Địch lại nắm ưu thế về quân số và địa thế. Ta có lực lượng Thiết Giáp hùng hậu, ta làm chủ không phận và có không lực yểm trợ mạnh mẽ. Nhưng gần đây, quân địch được trang bị nhiều vũ khí tối tân của Liên Sô như hỏa tiễn pḥng không tầm nhiệt SA7 đă gây cho Không Lực ta nhiều tổn thất đáng kể, và hỏa tiễn chống chiến xa AT3, một loại hỏa tiễn lợi hại có bộ phận điều khiển giống hỏa tiễn TOW chống xe tăng của Mỹ. Tôi đă từng gặp hỏa tiễn AT3 này một lần trên chiến trường Campuchia. Mải mê suy nghĩ, trực thăng đáp xuống sân bay Đức Ḥa lúc nào không biết khi một loạt đạn pháo kích của địch nổ chát chúa chung quanh trực thăng làm tôi giật ḿnh bừng tỉnh. Tôi cầm bản đồ phóng nhanh xuống đất và ra dấu cho trực thăng bay đi. Tôi vội lên xe Jeep đang chờ và cho tài xế chạy nhanh đến nhà máy đường Hiệp Ḥa là nơi Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ đang tạm đóng. Tôi leo lên tầng cao nhất của nhà máy. Ở đây nh́n ra ngoài, ta thấy con sông Vàm Cỏ Đông uốn khúc bên dưới. Bên kia sông là một dăy đất trải dài xa tắp đến tận biên giới Việt Miên. Trung Tá Lê Tất Biên, Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn 33 BĐQ, tiếp tôi và thuyết tŕnh cho tôi rơ t́nh h́nh của cánh quân BĐQ ở phía Đông Căn Cứ Đức Huệ. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông thất bại, Tiểu Đoàn 36 BĐQ và Tiểu Đoàn 64 BĐQ đang tổ chức lại hàng ngũ, bổ sung quân số và chờ lệnh mới của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn (xem h́nh 1).

(2) Kế hoạch hành quân của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh.

Rời Bộ Chỉ huy của Liên Đoàn 33 BĐQ, tôi lên trực thăng bay về hướng biên giới. Tôi cho trực thăng bay thật cao để có cái nh́n tổng quát bên dưới và cũng để đề pḥng pḥng không của địch bố trí dày đặc ở bên dưới. Bay qua khỏi sông Vàm Cỏ Đông là đến vùng biên giới Việt Miên. Bên này biên giới là một dăy đất bằng phẳng śnh lầy, chi chít những kinh lạch gần giống như vùng Đồng Tháp Mười ở Miền Tây. Xa xa trên đất Miên là những làng mạc rải rác vắng vẻ. Nằm xa tít về hướng Nam là Căn Cứ Đức Huệ lẻ loi, cô độc. Tôi cho trực thăng bay sâu vào đất Miên. Thị trấn ChiPu của Campuchia xuất hiện ở phía trước. Về phía Nam một chút, có một khu rừng chừng 10 mẫu tây gây sự chú ư của tôi. Tôi chợt nhớ lại cách đó 4 năm, trong cuộc hành quân “Toàn Thắng 42″ cuối tháng 4-1970, tôi có đi qua khu rừng này và tôi có biết rất rơ địa thế phía Nam của Thị trấn ChiPu.

Trong chớp mắt, tôi thấy ngay là phải hành động như thế nào để đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ. Quả thật giản dị đúng như Napoléon nói: “La guerre est un art simple et tout d’exécution” (Chiến tranh là một nghệ thuật giản dị và tất cả là cách thực hiện trên chiến trường). Trong đầu tôi hiện ra cách thực hiện một kế hoạch hành quân giản dị trong đó hành động táo bạo, nhanh chóng và hoàn toàn bất ngờ là ch́a khóa của thắng lợi. Ḷng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm.

Trở về hậu cứ của Lữ Đoàn ở Biên Ḥa, tôi liền tự tay phác họa ra kế hoạch phản công trong ṿng 20 phút. Đặc điểm của kế hoạch này là sự giản dị tối đa và bất ngờ hoàn toàn: Toàn bộ LLXKQĐIII sẽ cùng tôi vượt biên đêm và bí mật tiến sâu vô lănh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Nỗ lực chính là đột kích đêm vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5 CS từ hướng Nam ChiPu. Phải hết sức giữ bí mật và hành động thật nhanh, tập trung toàn bộ sức mạnh của Thiết Giáp, khai thác tối đa tốc độ và “Shock Action” trên trận địa, không cho địch trở tay kịp (xem h́nh 2).



Tôi cầm kế hoạch trong tay đi lên Bộ Tư lệnh Quân Đoàn gặp Trung Tướng Phạm Quốc Thuần. Ông tiếp tôi và tôi xin được tŕnh bày. Tôi trải tấm bản đồ 1/50,000 ra bàn. Ông chăm chú lắng nghe tôi nói: “Sáng nay, theo lệnh Trung Tướng, tôi đă bay đi thám sát mặt trận ở Đức Ḥa – Đức Huệ. T́nh h́nh rất xấu, chúng ta phải hành động ngay, sợ không kịp v́ Căn Cứ Đức Huệ bị vây hăm từ 27-3 đến nay hơn 20 ngày. Tiếp tế và tản thương cho Căn Cứ Đức Huệ bị địch cắt đứt hoàn toàn. Tôi xin đề nghị lên Trung Tướng: Sử dụng LLXKQĐIII phản công ở Căn Cứ Đức Huệ. Kế hoạch phản công của tôi có 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Hành quân lừa địch: Từ ngày N-6 đến ngày N: Rút LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong tỉnh Tây Ninh về khu C̣ mi ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một). Tôi sẽ tung tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển lên Xuân Lộc (Long Khánh). Mục đích của cuộc điều quân này là làm cho quân địch tưởng là lực lượng Thiết Giáp sẽ rút đi đến một nơi khác.

- Giai đoạn 2: Hành quân phản công: Từ ngày N: Xuất quân đêm, trở lên G̣ Dầu Hạ, vượt biên giới tiến sâu vào lănh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Sau đó chuyển sang hướng Nam ChiPu, dựa vào đêm tối tấn công toàn lực vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5 CS bố trí ở phía Tây Căn Cứ Đức Huệ ” (xem h́nh 2).

Sau khi tôi tŕnh bày xong, Trung Tướng có vẻ băn khoăn lo lắng. Ông suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Tôi lo kế hoạch này của anh sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về chính trị. V́ như thế là chúng ta xâm phạm vào lănh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Chính phủ Campuchia sẽ có phản ứng và Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ lên tiếng phản đối. Tôi sẽ gặp khó khăn.

- Nhưng thưa Trung Tướng, CSBV đâu có tôn trọng chủ quyền của Campuchia. Chúng đang sử dụng lănh thổ của Campuchia để tấn công chúng ta.

Tôi đáp lại.

- Đúng vậy, nhưng đây là một vấn đề rất tế nhị. Anh có thể làm một kế hoạch khác được không?

Ông hỏi tôi. Tôi liền đáp:

- Thưa Trung Tướng, tôi đă xem xét kỹ t́nh h́nh và địa thế, tôi nghĩ chỉ có kế hoạch này chúng ta mới đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ.

Ông trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Thôi được, tôi sẽ tŕnh kế hoạch này của anh lên Tổng Thống để ông quyết định. Nếu được chấp thuận, anh sẽ chỉ huy cuộc hành quân này. Hăy về chuẩn bị lực lượng.

Tôi nhận lệnh, đứng nghiêm chào rồi lui ra. Trên đường về Lữ Đoàn, tôi nghĩ chắc rồi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ chấp thuận v́ chúng ta không thể v́ lo ngại Liên Hiệp Quốc mà hy sinh sinh mạng của hơn 500 chiến sĩ BĐQ và gia đ́nh họ ở Căn Cứ Đức Huệ.

Trong ḷng tôi rất vui mừng và biết ơn được vị tư lệnh Quân Đoàn tín nhiệm. Đây là lần đầu tiên tôi có trong tay sự tập trung một lực lượng Thiết Giáp lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam và cũng là lần đầu tiên tôi được cho toàn quyền hành động để đương đầu trực diện với một Sư Đoàn CS kể từ khi Hiệp Định Paris ra đời.

Tôi vừa được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp tướng một sao cùng với các anh Nguyễn Văn Điềm Sư Đoàn 1 BB, Phạm Ngọc Sang Không quân, Hoàng Cơ Minh Hải quân. . . Đây là dịp tôi muốn chứng tỏ khả năng chỉ huy của ḿnh và muốn chứng tỏ một đại đơn vị Thiết Giáp biết sử dụng tập trung là một vũ khí lợi hại có thể đánh bại các đại đơn vị CS trong thế công cũng như trong thế thủ.

Ngày 20-4-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận Kế hoạch Hành quân của tôi, đồng thời ra lệnh cho Không lực VNCH trực tiếp yểm trợ tác chiến cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh 120 phi xuất (Tactical Air Support) từ ngày N đến ngày N+3 theo yêu cầu của tôi.
Tôi chọn ngày N là ngày 28-4-1974.

Phần 2

 


TÀI LIỆU

QLVNCH

Tháng Tư đen


Video về quân cách lễ nghi
Cách thức đeo dây biểu chương...
Lễ nghi quân cách - Vị trí các lá cờ và toán quốc quân kỳ
Quân phục, cấp hiệu, huy hiệu... QLVNCH
Tiến tŕnh h́nh thành Quốc Kỳ & Quốc Ca VN  
Tim hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6
Lịch sử Hướng Đạo Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa  
và Trường Trung Học Vơ Khoa Thủ Đức
 
Đệ nhất Cộng Hoà - Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10
Vài Nét Về Quân Lực VNCH Và Sự H́nh Thành Ngày Quân Lực 19.6


Gươm lạc giữa rừng hoa  
“ Triều đại “ Tổng Thống lạ lùng nhất lịch sử Hoa Kỳ  
Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa
Vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ
Giờ phút cuối cùng của một thành phố – Tháng 3 - 1975
Từ chiến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân   
5 điều có thể bạn chưa biết về lá cờ Hoa Kỳ
Sự ra đời của chữ quốc ngữ...
Nh́n lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953
Lời phản biện tại buổi tŕnh chiếu sơ lược
phim the Việt Nam War
 
Không quên biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 – 2001 !  
140 chữ với mẹo nhớ Hỏi, Ngă & chính tả  
Cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19/8/1945 tại VN  
Vị Tổng Thống giữ chức vụ lâu nhất Nước Mỹ  
Tổng Thống Abraham Lincoln  
Video về quân cách lễ nghi
VNCH 10 ngày cuối cùng...
Bảo vệ an toàn cho công dân Hoa Kỳ khi ở Việt Nam
Lễ Hùng Vương
Cần bảo trọng niềm tự hào dân tộc  
Luận về Tậm Lư Chính Trị  
Từ chến trường Khe Sanh đến chiến dịch Tết Mậu Thân  
Cố Tổng Thống Ronald Reagan và… H.O.  
Diễn tiến cuộc đảo chánh lật đổ Ông Ngô Đ́nh Diệm  
Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm  
Ai ra lệnh giết Ông Ngô Đ́nh Diệm? Tại sao?

Một tài liệu 42 năm cũ  
Dựng Lại Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ 
Quốc Kỳ chúng ta giương cao khắp nơi

Tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974  
Những điều nên biết về Medicare 2016
Remember C-Rations?  
Ai đă bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?  
Tướng lănh VNCH  
Bài phỏng vấn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  
Hồi kư về Tướng Lê Văn Hưng và trận An Lộc 
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3, 1975
Đại Tá Nguyễn Văn Cư
Trường Sa: Băi Cỏ Mây
Thiên Thần Mũ Đỏ ai c̣n ai mất
Tổng Thống Trần Văn Hương những ngày cuối tháng Tư 1975 tại Sài G̣n
Chuyện của một ngôi trường  
Luận về khoa bảng  
Liên Hiệp Quốc và vấn đề: Bảo vệ nhân quyền  
Phiếm luận về mộng mơ qua văn chương và triết học  
Chính sách thuế khóa
Cách viết hoa trong tiếng Việt
Đoàn thể Xă hội và Sinh hoạt Chính Trị
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
John Paul Vann, một viên tướng CIA
Văn hóa ảnh hưởng ngôn ngữ như thế nào?
Một vài nét về văn hóa Việt Nam  
Tiếng Việt ba miền - Tiếng nào là ‘chuẩn’ ?  
TT Ngô Đ́nh Diệm đă từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?  
HCM đă âm mưu bán nước từ năm 1924  
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Hải chiến Midway  
Adm Chester Nimitz  
Nguồn gốc thuyết âm dương tám quẻ...
SĐ Nhảy Dù và cuộc hành quân Lam Sơn 719  
Những trận đánh đi vào quân sử 
Nguyên nhân xụp đổ VNCH 1975
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa
Thuyết bất biến
Chương tŕnh chiêu hồi của VNCH
Chiến tranh Việt Nam (1945-1975)
50 năm đọc và coi lại clip cuộc đảo chánh 1963
An Lộc anh dũng  
Nguyên do chính khiến VN bất tử  
Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Trận Ấp Bắc: Thực tế và huyền thoại
Vài nét hoạt động của Biệt Cách Dù tại Bắc Việt
Cảnh Sát Dă Chiến VNCH
Trung Đoàn 44 trong Mùa Hè Đỏ Lửa ở Kontum
QLVNCH - 1968-1975
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Đại đội 72, TĐ7 ND mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
Nhảy Dù và Cổ Thành Đinh Công Tráng
Nhân chứng lịch sử: Mậu thân Huế
Trận KAMPONG TRACH 1972
Trả lại sự thật v/v Sư Đoàn 3BB lui binh...
Thống Tướng Lê Văn Tỵ
Tướng Đỗ Cao Trí và Tôi
Những ngày cuối cùng của QLVNCH
Tướng Dư Quốc Đống
Dư âm Cửa Việt
Tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG...
Lịch sử Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Người Nhái VNCH
Mùa hè đỏ lửa 1972
Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
NT Nguyễn Mạnh Tường
Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4
Bậc thầy vĩ đại
Quân Dù tiến về thành nội Tết Mậu Thân  
Một ngày với Đô Đốc Chung Tấn Cang
Tr/T Huế, chiến binh anh dũng và trung thành với Tổ Quốc  
Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần - Trung Tướng Dương Văn Đức
Viễn thám
Hổ Cáp - Gia đ́nh 9 Kỵ Binh cuối tháng tư 75
Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân
Sống anh dũng, chết hiên ngang
Chuyến công tác cuối cùng
Cái chết của Cố Thiếu Tá BĐQ TRẦN Đ̀NH TỰ
Chuyện một người chiến binh...
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 3 buồn hiu...
Người Lính Ǵà Không Bao Giờ Chết
Thành h́nh của Quân Lực VNCH
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
Một chuyến đi toán phạt
Những NT Vơ Khoa TQLC
Tôi nh́n đồi 31 thất thủ
Ngày tàn cuộc chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù - Trấn thủ B́nh Long; thượng kỳ Quảng Trị
Quân trường
Những người lính bị bỏ rơi
Tết với người lính cũ
Thái Dương - Nguyễn Văn Xanh
Phi vụ Tống Lệ Chân
Trên đỉnh Chu Pao
Trung Tá Nguyễn Văn Cư
Vài biến cố đàng sau mặt trận Tây Nguyên 75
Trận đánh phi trường Phụng Dực...
Sinh nhật thứ 58 - Trường BB/TĐ
Trung Sĩ Vũ Tiến Quang
Mũ Đỏ, mũ Đen
Chân dung người Chiến Sĩ
CIA và các ông Tướng
Dựng Cờ
Bức tượng Thương Tiếc
Kẽm gai bọc thây anh hùng
Lịch sử h́nh thành QLVNCH
Văn tế Chiến Sĩ Trận Vong
Người lính VNCH trong mắt tôi (video)
Cà-fê nha, Chuẩn Úy?
Chân dung người lính VNCH
Chiến thắng An Lộc 1972
Quảng Trị - Mùa hè đỏ lửa
Trương Văn Sương - Người tù bất khuất
Chết trận Đồng Xoài
Ư nghĩa ngày QL 19/6
Viết cho ngày QL 19/6
Sự h́nh thành QL 19/6
Nhân ngày QL 19/6
Tâm t́nh ngày QL 19/6
Bối cảnh chính trị quân sự trước 19/6
VNCH bị bức tử
Thủ Đức... gọi ta về
Chân dung người lính VNCH
Sự thật về cái chết của Tướng Lê Văn Hưng
Người lính không có số quân
Giày Saut trong tử địa
Chuyện tháng 4 của những chàng BK
Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
Những v́ sao thời lửa đạn
Mùa hè đỏ lửa: Phần 1, Phần 2, Phần 3
Lịch sử chiến tranh VN từ 1945...
Thời chinh chiến
Tiểu Đoàn 5 Dù
Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai
Vài kỷ niệm với Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tiểu Đoàn 42 BĐQ - Cọp Ba Đầu Rằn
Địa Phương Quân và Nghĩa Quân QLVNCH
Những người trở về với đại gia đ́nh dân tộc
Khe Sanh trong ṿng vây
Vietnam, Vietnam
Từ Mậu Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa 72...
Trận đánh Đức Huệ
Lam Sơn 207A - Khe Sanh
Trận chiến Khe Sanh
Mật trận Thượng Đức - 1974

Linh Tinh

Người cha đẻ hành khúc "Lục Quân Việt Nam"...
Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Vua Duy Tân
Lịch pháp bách Việt
Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
Sự đáng sợ cuả nước Mỹ
Oan hồn trên xứ Huế
Sau 42 Năm, Nh́n Lại Vụ Tết Mậu Thân
Mưa Đồng Tháp Mười
Chăn gối với kẻ thù
Ông Lộc Hộ - Anh hùng vô danh
Cải cách ruộng đất...
Giờ thứ 25
Biến động miền Trung
Người Mỹ phản bội chúng ta
cs nằm vùng
Những ngày cuối của TT Nguyễn Văn Thiệu ở SG
T́m hiều về h́nh Tiếc Thương và Vá Cờ
Tháng Tư đen
Giờ phút hấp hối Thành Phố Đà Nẵng
Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ
H́nh ảnh VN từ 1884-1884
Thổn thức cho VN
Valentine trong di sản Chiến Tranh
Hoàng Hậu Nam Phương
Thảm sát ở Tân Lập
Hố chôn người ...
T́nh h́nh nhân quyền ở VN năm 2007
Người Việt xây thành Bắc Kinh