Con Mèo Hay Con Thỏ?

Duy Hưng Trần Nhật Tuyên

Từ nhiều năm nay, cứ mỗi lần Tềt đến thì làng báo Việt Nam lại có những bài viết về các con vật tượng trưng cho địa chi của năm mới. Tuy nhiên, chưa thấy có ai giải thích tại sao năm Tý lại là con chuột, năm Dần lại là con cọp, … Đặc biệt là năm nay - năm Mão, không ai lý giải tại sao người Việt lại nói năm Mão là năm con mèo mà người Tàu thì cho là năm con thỏ.

Người Tàu thì luôn cho rằng văn hoá Đông Á cổ là văn hoá Tàu nên con thỏ mới đúng, người Việt thì nói rằng Mão và mèo gần đồng âm với nhau nên Mão phải là con mèo mới đúng. Thực hư ra sao? Con nào thì đúng, con nào thì sai? Ai phải, ai trái?

Giữa người Việt và người Tàu có một thứ chữ chung là chữ Nho 儒, thứ chữ của người đi học, chữ cần dùng hàng ngày, mà người Tàu gọi là Hoa văn hay là Hán văn. Nếu người Việt căn cứ vào thứ chữ viết theo lối La-tinh còn người Tàu căn cứ vào chữ Hán thì sẽ không có cùng một cơ sở để tranh luận đưọc. Thế nên xin dùng cái chung này để giải quyết tranh chấp giữa hai bên Tàu-Việt về con mèo hay con thỏ. Vấn đề gọi là chữ Nho hay chữ Hán thì chúng tôi xin bàn lại trong một bài khác, nay xin tạm gọi là chữ Nho. Và, dù gọi là chữ Nho hay chữ Hán thì chữ Mão nghĩa là năm Mão cũng được viết bằng môt trong hai cách:
- Cách thứ nhất là viết với bộ Tiết 卯. Hầu hết sách vở hiện nay viết cách này và hầu hết mọi người cũng chỉ biết chữ Mão này.
- Cách thứ hai viết với bộ Hộ 戼 . Cách này chỉ thấy ghi trong Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu (nhà xuất bản TP HCM, bản in tháng 3/1999, trang 222) còn những quyển như Hoa Việt Tân Từ Điển (Lý văn Hùng, nhà Xuất bản Vĩnh Hoa, Hương Cảng, bản in 1971, và Từ Điển Hán Việt – Hán ngữ cổ đại và hiện đại (Trần Văn Chánh, nhà xuất bản Trẻ, bản in quý 1/2005) đều không thấy ghi .

Bản Thiều Chửu ghi chú: 戼 nguyên là chữ 卯
Như vậy, chữ mão viết với bộ Hộ và chữ mão viết với bộ tiết là hai chữ có cùng nghĩa chỉ khác nhau cách viết. Tôi cho rằng chữ 戼 phải có trước, sau mới đổi lại thành 卯 viết với bộ Tiết, vì hiện nay người ta dùng cách viết với bộ tiết này. Chính vì cái chuyện đổi cách viết này mà việc tranh cãi con mèo và con thỏ không có kết luận. Ai đã đổi cách viết và tại sao thì xin được bàn trong một bài khác, nay chỉ xin nói đến chữ Mão trước.

Tiết 卩là cách viết tắt của 節 có nghĩa là đốt tre, nhịp, … thế nhưng đốt tre hay nhịp có dính dáng gì đến con mèo hay con thỏ gì không thì không thấy ai giải thích. Các từ điển đều ghi Mão 卯 là: Chi thứ tư trong mười hai chi; từ năm giờ sang đến bảy giờ sang là giờ mão.
Hán Việt Tự Điển ghi thêm các chữ: điểm mão (gọi tên), ứng mão (trả lời khi được gọi)
Hoa Việt Tân Từ Điển ghi: mão nhi (món đồ hình méo)
Từ Điển Hán Việt ghi: mão chuẩn (mộng âm và mộng dương trong nghề mộc)

Hộ 戶có nghĩa là cửa ngõ, cái ngăn (Thiều Chửu), cánh cửa (Lý Văn Hùng), cửa (Trần Văn Chánh). Tại sao Mão lại viết với bộ Hộ?

Chữ viết thuở sơ khai là những hình vẽ hay ký hiệu dùng để ghi lại ý nghĩ hay nhận xét của con người về những gì có hoặc xảy ra chung quanh. Chữ nho cũng vậy. Thoạt đầu, đó là những ký hiệu ghi lại hình ảnh của các thứ xuất hiện chung quanh con người, rồi dần dần đi đến diễn tả âm thanh, ý tưởng bằng cách ghép các ký hiệu này lại với nhau.
Đầu tiên, người ta dùng vòng tròn có tia sáng chiếu ra để chỉ mặt trời ☼ rồi đơn giản hoá đi biến thành 日tức là chữ nhật. Để chỉ mặt trăng người ta cũng vẽ gần giống như vậy để phân biệt Ͽ rồi sau đó mới biến thành 月 tức là chữ nguyệt. Chính vì vậy chữ mão 戼 viết với bộ Hộ nghiã là mặt trời và mặt trăng đang ở cửa ngõ, hay là mặt trời và mặt trăng đang đi ra đi vào cũng thế. Xếp chữ mão vào bộ tiết tôi cho là không chính xác vì xem kỹ thì chữ mão 卯 cũng là hình vẽ của hai vật trái hướng nhau mà ra.
Ta hãy xem lại chữ mão chuẩn 卯 榫 : mộng và ngàm âm dương trong nghề mộc. Như vậy, rõ ràng chữ mão chỉ âm và dương, hay mặt trăng và mặt trời, ở cùng một chỗ hay cùng một lúc. Nói cách khác, mão cũng có nghĩa là không tối mà cũng chưa sáng, ta gọi là tranh tối tranh sáng, bảo là tối thì không phải mà bảo là sáng cũng không đúng, chưa có gì rõ rệt.
Trong tiếng Việt, chữ mão còn thấy trong cách nói của những người làm vườn: mua mão, bán mão. Một người buôn trái cây đến nhà vườn để mua thì người ta không đến vào lúc trái cây đã chin hay là lúc cây chưa ra hoa, mà người ta đến vào lúc hoa đã bắt đầu ra thành trái non và đặt mua tất cả trái cây trong vườn dù chưa biết đích xác số lượng trái cây sẽ thu hoạch ra sao, lối mua này gọi là mua mão, và lối bán này gọi là bán mão. Như vậy, mão cũng chỉ một việc gì chưa xác định.
Tự điển Thiều Chửu trang 545 có ghi chữ lữu 茆 là rau lữu, có một âm là mao đồng nghĩa với mao 茅 là cỏ tranh. Rau lữu là rau gì thì tôi chưa bao giờ nghe nói đến, xin các bậc cao minh chỉ giáo. Chữ mao là cỏ tranh thì dễ nhận ra vì nó viết với bộ thảo 艹 chỉ các loại cỏ, và chữ mâu 矛 nghĩa là cái giáo (gươm giáo). Cỏ tranh có lá nhọn như cái giáo thì ai cũng biết. Chữ cỏ mao茆 viết với bộ thảo và chữ mão rõ ràng chỉ một loại cỏ mọc khác với cỏ tranh.
Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh ghi chú chữ lữu này là Brasenia schreberi. Nếu đúng như vậy thì đây là một loại bông súng (gần giống sen) và nếu ghi rằng chữ này đồng nghĩa với chữ mao là cỏ tranh thì tôi cho là không đúng.

Theo Đại-Thanh Nhất Thống Chí (tức bộ sách địa-dư của Trung-quốc dưới đời nhà Thanh), ở biên giới Lĩnh Nam và nhà Hán có núi Phân-Mao (Phân Mao Lĩnh) ở động Cổ-Sâm, cách Khâm-Châu khoảng 3 dặm về phía tây. Tương-truyền trên đỉnh núi Phân-Mao có thứ cỏ mà ngọn ngả theo hai hướng Bắc và Nam cho nên mới có tên gọi là núi Phân-Mao, nếu như vậy thì loại cỏ này ph ải gọi là mao và viết bằng chữ mao 茆 mới đúng, bởi vì nó viết bằng chữ mão 卯chỉ hai vật quay về hai hướng khác nhau và bộ thảo 艹, chứ không thể viết chữ mao 茅 là cỏ tranh. Người Tàu đã tìm cách phá huỷ và thay đổi rất nhiều chi tiết trong các sách vở để bôi xóa chứng tích xâm lược của họ đối với Bách Việt nên rất có thể họ đã ghi chữ mao 茅 thay vì mao 茆 khi nói đến núi Phân Mao [1]. Dù thế nào đi chăng nữa, ta có thể thấy rằng thật sự có một loại cỏ mọc về hai hướng khác nhau và có một chữ mao viết với chữ mão và bộ thảo.

Người Việt cũng gọi năm mão là năm mẹo. Chữ mẹo ta có thể nghe trong mưu mẹo, đố mẹo, mẹo vặt,…
Mưu mẹo hay mưu mô thường được dùng như nhau. Chữ mưu 謀 do chữ ngôn 訁(có nghĩa là lời nói) và chữ mỗ 某 (có nghĩa là nào đó, đâu đó, gì đó [2]) ghép lại. Chữ mô, trong mưu mô mà người việt hay nói, khi qua chữ nho thì ý nghĩa khác đi. Mô 謨 mà người Tàu viết trong mưu mô là chữ ghép từ chữ ngôn 訁(lời nói) và chữ mạc 莫 (nghĩa là không, chớ, chẳng, như chữ mạc trong câu thơ “tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu” [3] vậy ). Mô 謨 được dịch nghĩa là mưu định hẳn rồi (Thiều Chửu). Xem ra cách giải thích này không có lý gì mấy. Tại sao chớ cộng với nói mà lại thành mưu định sẵn? Chúng tôi nghỉ rằng phải dịch là mưu không nói rõ ra được, hay là không giải thích rõ ràng được thì đúng hơn.
Nhân đây xin mở một dấu ngoặc để nóì qua về chữ mỗ 某 . Chữ mỗ này, theo tôi, chính ra phải đọc là mô. Nó là một từ tiếng Việt mà nay ta vẫn thấy người Huế hay dùng như: Đi mô rứa, mô nà, biết chi mô,... Chữ mô ở đây diễn tả một điều chưa chắc chắn, một điều người ta không biết rõ. Như vậy mưu là những tính toán có thể nói rõ ra được, còn mô là những gì chưa thể nói ra được. Chính vì vậy nên mưu mô và mưu mẹo mới được dùng giống nhau. Và như vậy mưu mẹo có nghĩa là một cái mưu không chính thức, đố mẹo là câu đố mà người ta phải suy nghĩ một cách không bình thường một chút, mẹo cũng là cách để giải quyết một vấn đề gì đó bằng một cách không chính thức. Bảo đúng thì không đúng mà bảo sai cũng không sai.

Như vậy, xin nhắc lại, mão có nghĩa là lúc tranh tối tranh sáng, chưa sáng mà cũng không tối. Chính vì vậy nên Mão mới (xung) đối với Dậu. Chúng tôi sẽ xin bàn đến Dậu trong một bài khác để làm rõ chuyện này.

Thế tại sao mão lại là con mèo?

Như đã nói ở trên, chữ nho là thứ chữ của người ta cần dùng hàng ngày. Nó được ghép bởi chữ nhân 亻 nghĩa là người, và nhu 需 nghĩa là thứ cần dùng. Chữ nho tương đối rắc rối và cần phải học mất thời giờ. Trong khi đó thì người nông dân, vốn là đa số rất lớn trong xã hội thời cổ, không có thời giờ và cơ hội để học, và do đó không biết chữ. Khi làm lịch để giúp cho người nông dân có thể hiểu được, cách dễ nhất là tượng hình, dùng hình ảnh để diễn tả. Ngay trong thế giới hiện đại, khi dạy ngôn ngữ người ta vẫn dùng hình ảnh minh hoạ để người học dễ hiểu và hiểu nhanh hơn.
Chính vì vậy, từ chữ mão hay mẹo người ta liên tưởng đến miêu (猫 hoặc 貓) tức là con mèo bởi vì mấy chữ này gần vần với nhau. Vẽ hình một con mèo thì dễ nhớ hơn là viết chữ mão. Từ đó, năm Mão thành năm con mèo.

Tại sao người Tàu lại vẽ con thỏ?

Chữ Thỏ 兔 còn được đọc là thố. Tự điển Hán Việt của Thiếu Chửu ghi âm thỏ. Chúng tôi tạm dùng âm thỏ để người đọc dễ theo dõi.
Chữ thỏ 兔 chỉ viết khác chữ miễn 免 (nghĩa là: từ bỏ, mất) có một cái chấm. Trong chữ nho có rất nhiều chữ viết bằng chữ thỏ này cộng với một chữ khác. Ví dụ: miễn 堍 tức là cái vệ cầu, cái mố cầu; oan 冤 có khi viết là oan 寃 nghĩa là oan ức. Nhiều chữ viết với chữ miễn cũng đọc với âm miễn (ví dụ: 俛 hay 勉) hoặc vãn (ví dụ: 娩 hay 晚). Ngoại trừ chữ thỏ (thố) 菟 trong thố ti tử (giây tơ hồng), không thấy chữ nào khác ghép chung với chữ thỏ hay chữ miễn đọc với âm ỏ, ố, hoặc thỏ, thố, cả. Và, những chữ này không có vẻ gì dính dáng đến hay vần với chữ mão cả.

Như vậy, năm Mão phải là năm con mèo thì hợp lý hơn. Nói tóm lại, chữ mão hay mẹo thuộc chữ Nôm, thứ chữ hay cách ghi lại tiếng nói của người nước Nam, phương Nam, không phải của người phương Bắc, tức là người Tàu [4].

Khi vẽ con thỏ thay vì con mèo, có lẽ người ta muốn xoá dấu vết của các chủ nhân đích thực của thập nhị địa chi. Vì không hiểu tại sao các con vật khác nhau lại được đem vào để chỉ địa chi nên người đánh tráo mới lấy những con vật của các dân tộc nông nghiệp thay bằng những con vật gần gũi với dân tộc săn bắn. Trong mười hai địa chi có bốn bị thay đổi là năm Sửu (con bò thay vì con trâu), Mão (con thỏ thay vì con mèo), năm Mùi (con cừu thay vì con dê), và năm Hợi (con heo rừng thay vì heo nhà).
Tại sao chúng tôi nói là đánh tráo? Bởi vì nếu xem xét kỹ mười hai địa chi người ta sẽ dễ dàng thấy rằng tên gọi của các địa chi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, …, và các con vật tượng hình của các địa chi này, gần với cách nói của người Việt hơn người Hán rât nhiều.

Chú thích:
[1] Nhà Thanh, đời Càn Long, đã cho thu thập sách vở để soạn Tứ Khố Toàn Thư và các thư tịch khác như Tử Vi Đại Toàn, đồng thời ra lệnh huỷ tất cả các sách vở khác không được triều đình cho phép. Nhà Minh khi sang xâm lược và đô hộ Đại Việt đã chở các sách vở trong thư khố của triều đình Đại Việt về Tàu, đồng thời tiêu huỷ các sách vở khác. Ngay từ đời Tần Thuỷ hoàng, việc đốt sách chon học trò (phần thư khanh nho) đã bắt đầu tiến hành, đời hán cũng thế.
[2]: Ví dụ như mỗ ông 某 翁 , người Việt nói là ông mỗ nghĩa là một ông nào đó; mỗ sự 某𠄙 người Việt nói là việc mỗ nghĩa là việc gì đó, việc nào đó. Người Việt ở Huế thì nói ông mô? bà mô?chi mô? Chính vì vậy chúng tôi mới cho rằng chữ mỗ phải đọc là mô mới đúng.
[3] Một câu trong bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn (687-726) có nghĩa là “anh chớ cười người say nằm giữa sa trường” .
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
[4] Chúng tôi sẽ bàn về “Người Hoa, người Hán, và người Tàu” trong một bài khác, để tìm hiểu tại sao lại gọi là người Hán, người Tàu.



 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện tình trái ngang
Khối diễn hành
Bãi tập
Lễ mãn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
Tình Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
Vì hai chữ Tự Do
Nghìn trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào lòng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển bão tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vuì quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giã từ vũ khí
Mối tình đầu
Tình lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện tình với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc tình
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người còn nhớ hay người đã quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
BÌNH-TUY, những ngày cuối cùng...
Tình Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và hòa bình
Tây Ninh, chút còn lại trong lòng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi dòng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Trìu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Bão Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một dòng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện tình của một Phi Công
Hai vì sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người tình
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái Bình Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Ðội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện tình chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
Tìm lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Gãy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy còn đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Dòng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa qua những tình khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn còn đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương tình anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những giòng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư tình của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nhìn được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư tình
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời còn dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba dòng nước mắt
Những xác chết trên mãnh đất chữ "S"
Thân phận người lính gãy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện tình khoai lang
Tâm tình người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm tình
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xã đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi tìm Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất tình
Dấu "Hỏi Ngã" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ý yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
Tình... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ tình
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi dòng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi tìm tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hãy giúp tôi
Con còn nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ tình
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà nòi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái tình
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ còn một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một mình
Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Hòa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc tình
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nhìn những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời còn vui vì có chút tòm tem
Đôi mắt Phượng
Ngưòi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
Tình già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân tình
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài vòng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
Tình người
Hồi ký của một người Hà Nội
Tình nghĩa, nghĩa tình
Đôi đũa
Giòng đời... và hồi âm giòng đời...
Không cho phép mình quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
Tình ngây dại