THÁNG NĂM NGOẢNH LẠI

Có ai “giàu ba họ, khó ba đời” đâu? Khi lên voi, lúc xuống chó, đừ cả một kiếp nhân sinh. Cổ máy cuộc đời cứ lăn bánh thời gian. Con người vốn kiếp phù du, quá lắm cũng “ba vạn sáu ngàn ngày”. Ðã sinh ra thì phải sống, dù sống không biết tương lai mịt mùng ra sao. May, rủi là duyên phận từng người. Oan khiên rồi cũng có ngày phước lộc. Vinh hiển đâu mãi mãi nằm trong tầm tay. Hãy tự tại an vui, tìm sự yên bình mà sống. Ðịnh mệnh cột mở từng giây, từng phút, từng “sát na” hỉ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục. Sống là sự thỏa hiệp và phải thỏa hiệp những mối tương quan chung đụng chung thân bất mãn. Sự bi quan làm xói mòn lạc thú và thành đạt, được gì đâu!? Cứ một lòng, một sức “tận nhân lực” mới “tri thiên mênh” . Tôi “từ thuở vào nơi gió cát”, bị bắt buộc làm thân lao lý, để lại đằng sau những người thân đầy nước mắt thống khổ, chung quanh là cuộc đổi đời vụn vỡ. Những ngụy danh “Cách mạng”, “Giải phóng”, “Xã hội Chủ nghĩa”, trơ trẻn, tếu. Khát máu, bạo tàn người đổ lên đầu người. Ma quỹ ngốc đầu làm người dã nhân, hành xử thú tính. Người thua trận, thất thểu, lang thang, tù tội, chết chóc, mất mát, không có quê hương. Kẻ thắng trận, say máu cuồng ngông lang sói, giở giói cướp giựt, xão quyệt, tráo trở. Lời khấn nguyện, kinh cầu không còn nơi sinh trưởng hiện thực. Giang sơn, tổ quốc nhấp nhô hang ổ đĩ điếm, tụ đường xì ke, ốc đảo trộm cướp, băng đảng lừa đão, người bốc lột người với súng đạn chính quyền đàng điếm, lưu manh, ...”Ba-Mươi-Tháng-Tư-Bảy-Lăm”, dấu tang thương của một dân tộc, một đất nước lùi về thời hồng hoang cổ sử. Thời gian nhanh như bóng câu. Ba mươi sáu năm là nửa đời người, suy nghĩ thế sự đã qua những tháng năm dài trong bể khổ tục lụy trần ai mà ngao ngán.“Thời lai phong tống Ðằng vương các. Vận khứ lôi oanh Kiến phúc bi” đã là thường tình, nghe sao lòng vẫn ngậm ngùi, thấp thỏm đau thương! Bây giờ cũng sắp “thất thập cổ lai hi” rồi, ngồi đây hắt hiu chắp vá sự đời tản mạn chuổi dài đi qua một thời dĩ vãng điêu linh chua xót mà thấy nỗi lòng thiên thu buồn thênh thang, mênh mông!

Lệnh đầu hàng buông súng, buồn thúi ruột?! “Ðôi dép râu dẫm nát đời son trẻ. Mũ tai bèo che khuất ánh tương lai”. Mọi người im thin thít, không nói được một lời. Bàng hoàng! Sững sờ! Khoảnh khắc oan khiên sẽ tròng đầu, tròng cổ những người trong Chính thể Việt nam Cộng hòa. Cuộc đời khắc nghiệt đang lùng sục gieo tang tóc từng gia đình người dân miền Nam Việt nam. Bát nháo! Hoãng loạn! Thế sự đổi dời như trời đất đang cơn thịnh nộ tận thế. “Nam kỳ Khởi nghĩa, tiêu Công lý. Ðồng khởỉ lên rồi, mất Tự do”. Người ta nhìn. Người ta chờ. Nhìn cái gì? Chờ cái gì? “Wait and see” thông báo cái ngày mình xin mình vào tù. Ngày 27 tháng 6 năm 1975, tôi hớn hở tình nguyện “học tập cải tạo” sớm. Trường Pétrus Ký là “địa điểm tập trung Tô pút ký” Nhiều khuôn mặt buồn vời vợi. Nhiều con người vui lạ lùng. “Học tập cải tạo” 7 ngày, 10 ngày, một tháng, một năm...ai biết? Méo mặt! Thỉu não! Trại Tam hiệp, Trại Suối máu mới vài tuần đã thấy đói meo, chết chóc ngày kéo theo ngày thê lương. “Cực kỳ” dã man! Ðại úy Nguyễn phúc Vĩnh mỹ tức nhạc sĩ Minh kỳ chết. Ðại úy Ung văn Tiến cụt một giò. Ðại úy Minh nổi cơn điên khùng “tam bành lục tặc” la, khóc. “Cá nhân xuất sắc” bang “ụ đất cản tank T.54” hộc máu tươi. Láng đoạt “cờ đỏ tiên tiến” 70 chục đứa, đứa nào đứa nấy cũng dật dờ hồn ma bóng quế. “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Những chuyện khốn nạn nầy lại là những chuyện xẩy ra như cơm bữa như “chuyện thường ngày ở huyện”, “chuyện dài nhân dân tự vệ” trong ngàn “trại cải tạo” bắt phải “học tập tốt, lao động tốt” trong tận cùng hóc hẽm rừng sâu, núi thẳm khắp chốn sơn khê từ Bắc vào Nam từ Cao nguyên xuống Ðông bằng. Một năm thay phiên nhau giữ cứt, nước đái và giòi bò lểnh nghểnh đề dành dụm làm “phân Bắc”, thi đua tăng năng xuất mà thân thì ngày một còm cõi trơ xương. Một ngày Linh mục Nguyễn Thanh, Tuyên úy Công giáo trưòng Bô binh Thủ đức cùng với ông bạn suyển của tôi, cậu ấm Thanh, Ðại úy Nguyễn văn Thanh, em út của đức Hồng y Nguyễn văn Thuận rủ nhau vượt ngục. Vượt ngục trong ngôn từ Việt cộng gọi là trốn trại. Hai ông vượt làm sao, trốn làm sao mà chiều hôm sau thì bị bắt lại. Khỏi nói, bọn ngạ quỹ, thiên lôi nổi trận lôi đình giáng những trận đòn thù độc địa chí tử xối xả xuống thân xác vốn bịnh hoạn, tật nguyền, đói khát, rách rưới của hai ông mà nỗi kinh khiếp không bút mực nào diễn tả hết cho được. Lòng đau nỗi đau đồng lân, tôi không còn ruột gan nào nữa mà nhìn, quây về với những giọt nước mắt chảy dài, chảy dài nỗi xót xa bò, lăn trong từng hang hóc xương tủy. Cuối tháng 8 năm 1976, trên chiếc tàu Sông hương, ai ai những “cải tạo viên” cũng chết điếng nghe “Ðể tạo điều kiện học tập tốt, các anh đang đứng trên đất miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa”. Tưởng gì! Ðất miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa trơ xương ra sau 30 năm Bác và Ðảng độc tài, độc ác cai trị dân ngu khu đen càng ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, đói rách, mà rình rập, lừa đảo, vô đạo... thì vô cùng. Nghẹn ngào! Bến phà Âu lâu, sông Hồng nước chảy cuồn cuộn đục ngầu qua bên kia thâm sơn cùng cốc hun hút đất trời “khỉ ho, cò gáy” xã Lạc hồng, huyện Trấn yên, tỉnh Yên bái, những người tù lầm lũi bước ngắn bước dài thê lương. Những địa danh nghe sao lênh đênh nỗi chết từng hồi, từng chặp...”Cốc”, “Suối Nhị Tì “, “Dốc Bá Thở”, “Am Cây Ða”, “Ðèo Thằn Lằn”, “Hang Dơi”... Ðói và đói. Rét và rét. Lao động và lao động. Nhồi sọ và nhồi sọ. Người tù Z ngày tiếp ngày “cải tạo” bụng ruột lép kẹp, vóc dáng ma trơi lần thần đi vào cõi chết ràng ràng trước mặt, trước mắt. Khắp chốn rừng thiêng nước độc, những người tù “tập trung cải tạo” sinh Nam, tử Bắc, uất hận chết mà không nhắm mắt vì bỏ cha mẹ, vợ con, người thân, quê hương cố quận Sài gòn, Nha trang, Phan thiết, Huế, Quảng trị, Cần thơ, Bạc liêu... tận cùng trong Nam xa lắc xa lơ. Lội suối, băng rừng, trèo non, vượt núi...khiêng, vác, gồng, gánh quanh năm suốt tháng với tre, giang, nứa, vầu, cây, gổ, rắn, rít, đĩa, vắt, khai sơn, phá thạch...lạnh thì lạnh thấu tim can vào mùa Ðông mà nóng thì nóng cháy da thịt mùa Hạ mà bụng thì lúc nào cũng kêu gào đói chét cha không chịu nổi! “Không đổ máu thì không có cái ăn”, ai cũng biết như vậy và ai cũng nói như vật. Bữa ăn thường là những khoanh khoai mì, vài củ khoai lang, lưng chén nhỏ “sắn dui”, “bo bo” hay chỉ một nửa chén nhỏ cơm trắng với những giọt nước muối, một, hai lá cải bé tẻo teo. Thèm ăn biết chừng nào mà anh bạn Cảnh bị bỏ đói một ngày “cấm ăn” vì không giữ lời giữ lẻ mà nói: “Bảy thằng đu một cái lá cải”. “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ, làm kỷ giờ ngủ, làm đủ hăm bốn giờ” như kinh nhật tụng, như điệp khúc ma bắt quỷ ám. Não lòng! Là “đồng bào” cùng ngôn ngữ, mới hơn 20 năm một chút đánh nhau mà nghe sao lạ hoắc, lạ huơ “trấn nột”, “giặt nái”, “đột xuất”, “khẩn trương”, “lính thủy đánh bộ”, “miền Lam”, “sự cố”, “tư liệu sản xuất”, “hoành tráng”, “biên chế”, “cực kỳ”, ...Là giống đa nghi như loài muông thú, các “trại cải tạo” nhốt người miền Nam được dấu kín, dấu kỷ như thói mèo hoang, dã thú “dấu cứt”. Các tù nhân ám danh Z, sống như người tiến sử, dị nhân rày đây mai đó “chuyển trại” quanh năm, chắt chiu bèo nhèo những phế phẩm thời chiến tranh. Áo, quần, khăn, nón, nệm, chiếu làm bằng bao cát theo thời gian cũng te tua, tơi tả. Cái nón sắt hết thời đội trên đầu nay lót đít ngồi, làm gàu múc nước, làm đồ đựng những thứ tập tàng “cải thiện”. Thùng đạn đại liên M.60 sét rỉ làm cái “hòm” đựng chén, đủa, muỗng và lĩnh kĩnh những thứ “kỷ vật cho em” ngày về...biết chừng nào về, biết em còn ở vậy hay đi lấy chồng rồi!? Chết, bỏ “dọc đường gió bụi”. Một cái “hòm rút đáy” làm quan tài chục lần, trăm lần mang xác người chết đến huyệt, rút đáy ra, cho xác người chết rớt tõm xuống lổ, lấp đất lại, đóng đáy vô, mang hòm về để dùng lần sau, lần sau nữa. Keo kiết cái thế giới Cộng sản “bần” đến như vậy, “khốn nạn” đến như vậy, “bất nhân” đến như vậy ngay cả người chết. Không còn cái đạo lý ông bà dạy “nghĩa tử nghĩa tận” từ khi mới lọt lòng. Người tù chết, chiếc chiếu còn chưa có, nói gì hòm, quan tài! Cái tán tận lương tâm của người Cộng sản thắng trận đểu cáng đến như vậy, độc địa đến như vậy là cùng. Bước chân thất thểu của “người tù không án” lập cập bò. lết lên đến “Cổng trời” trên đỉnh Fansipan của rặng Hoàng liên sơn qua bên kia những bản làng người Mán, người Mèo, người Tày của xã Dương quỳ, huyện Văn bàn, tỉnh Hoàng liên sơn. Ở đây, chính nơi nầy, những con người tuấn tú một thời ngang dọc, tung hoành chí trai “cung kiếm bằng thiên túng, nhất trạo giang sơn tận địa duy” phải bị đột quỵ một cách thảm thương, đau đớn, oan uổng. “Bần tiện gặp thời lên cũng dễ. Anh hùng lỡ bước, ngẫm càng cay”. Những anh bạn còm ròm cỏm rỏm Võ văn Sơn, Huỳnh ngọc Thuận, Dung Judo, ...làm sao quên bảy, tám nhóc con “cháu ngoan bác Hồ” bề hội đồng bằng tay đấm, chưn đá, báng súng đập...cứ chết đi sống lại, sống lại chết đi mấy bận. Võ văn Sơn, tao nghe mầy mới chết cách đây vài tháng dưới Houston, TX. Không một lời vĩnh biệt nhau. Mầy, thằng bạn tù với tao ở Văn bàn, ở Vĩnh phú đã “cõng” tao đi khám bệnh, “bồng” tao đi cấp cứu, “canh” tao giả bệnh nghỉ ở nhà, mà bụng thì đói quá, tìm vỏ khoai mì mà ăn, bốc vỏ lúa kiếm vài trăm hột gạo mà ăn và cứ vổ hoài cái bụng phành phạch “chắc chết đói quá mầy ơi”. Thương mầy quá sức! Những anh bạn Huệ, Châu, Ðức, Khánh, Vân, ...hồn xiêu, phách lạc bây giờ nơi đâu xứ lạ quê người!? Một nơi âm u rừng thẳm xa xôi biên ải Lào, Tàu làm sao ai tìm ra các anh? Thôi, đâu cũng là đất mẹ và ai cũng một lần chết mà bóng quế từng đêm về đừng thổn thức nữa với trăng sao mà đau lòng đôi ngả dưong gian, trần thế. Tù ở đâu không biết, chứ tù ở Văn bàn, tôi chưa nghe ai khen ai, khen cái gì “đẹp” bao giờ. Ở đây, không có khái niệm đẹp. Tiếng đẹp nghe đâu văng vẳng thưở nào trời đất xa xưa còn chăng là ký ức lờ mờ, vụn vỡ. Ở đây chỉ có “ruồi vàng”, “muỗi mọng”, đĩa, vắt... thèm máu người mà hút cho mau tàn đời một kiếp tù lang thang đi “cải thiện” bất cứ thứ gì bỏ được vào bao tử và những lời trăn trối đồng vọng chờ phiên chết bất cứ lúc nào. Những người tù đêm đêm hãi hùng la thất thanh “cứu tôi, cứu tôi” vì trong giấc ngủ thấy mình bị lôi ra xử tử. Tôi không quên, đêm đó một lần, ông Hà tiến Nhất mà chúng tôi thường trêu là Hà tiện Nhất la to nhất, hoãng hốt nhất làm thằng tôi nằm kế bên cũng hết hồn nhất. Ông Ðại úy Bắc kỳ Hà tiến Nhất lớn tuổi hơn chúng tôi, tính tình lại điềm đạm, hòa hoãn, vui vẻ, ai cũng quý mến. Thỉnh thoảng bây giờ, tôi thấy trên báo chí, trên mạng internet có cái tên Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất có phải là ông Hà tiến Nhất mà tôi nói ở đây không? Nếu phải thì mừng anh Nhất, anh vẫn còn tồn tại sau bao hưng phế thăng trầm rồi sẽ nhớ tôi là ai, cái thằng “trời đánh thánh đâm” không biết sợ ai. Tù chúng tôi, họ cứ như những bóng ma dưới âm phủ bị “khem” ma vương đầu trâu mặt ngựa “cán bộ dẫn giải”, “cán bộ quản giáo”, “cán bộ giáo dục”, “cán bộ trực ban” hành hạ một cách vô nhân, thú tình. Thêm vào đó, nhiều chiến hữu phe ta sớm thức thời, biết thay lòng đổi dạ, biết phản phúc mau mà nhập vào “ban trật tự”, “đội trưởng”, “ăng ten” thay cán bộ trại tù tận tình chăm sóc bạn bè mình một cách tàn nhẫn, hận thù như oan khiên truyền kiếp không thua gì công an, bộ đội của bọn Việt cộng. Những người bạn bè mình đâu đã lâu gì, mới vài tháng trước, vài năm trước cầm súng với mình xông pha trận tuyến đó mà. Ôi! Con người không sao biết được lòng! Thôi thì, trời đất còn thay đổi nữa là, huống gì con người vốn nhỏ nhoi, ích kỷ.

Biết bao nhiêu người đã nói “Ở tù mà không ở tù của chế độ Cộng sản là chưa ở tù. Ở tù của chế độ Cộng sản mà không ở tù ngoài Bắc là chưa ở tù. Ở tù của chế độ Cộng sản ngoài Bắc mà không ở tù ở Văn bàn là chưa ở tù”. Nói như vậy, để thây rằng, những anh em tù mang tên “học tập cải tạo”, “ tập trung cải tạo” hay “tù Z” ở đây ngoài Hoàng liên sơn nầy, nó “khốn nạn” biết chừng nào! Dĩ nhiên ai cũng biết là, đã làm thân tù của cái bọn Việt cộng thì ở đâu mà không bị hành hạ dã man hơn súc vật. Ðại úy Nguyễn bảo Ngọc, chúng tôi cứ gọi là Ngọc cận ở K.5 Vĩnh phú, cầu Trời khẩn Phật cho có một bữa ăn no dù chỉ khoai mì, khoai lang, bắp, củ chuối, bo bo, sắn dui...chết cũng cam. Hôm nay, ảnh chết không có hột cơm trong bụng. Ngày mai, vợ, mẹ đánh cả một xe bò “quà” ra cho chồng, cho con. Nỗi đau chết cả ruột gan! Chồng và con mới chết, mới chôn. Từ Văn bàn, chúng tôi “cuốn chiếu” về lại Yên bái rồi lên ngược trại Cải tạo Trung ương Số 1 Lào cai”. Vậy là tù chúng tôi được bàn giao từ “Quân đội Nhân dân” qua “Công an Nhân dân”. Nhân dân nào cũng “nhăn răng” hết trơn. Trại nầy nằm gần ga xe lửa Phố lưu, sát nách mấy anh Ba tàu. Những người tù khố rách áo ôm đêm đêm cầm canh đói dài thường thượt còn phải nghe tiếng còi xe lửa đâu đây rất gần mà ngậm ngùi nhớ cha mẹ, nhớ vợ, nhớ con, nhớ xóm làng đau điếng trong lòng biết chừng nào! Họ ra đi, bây giờ mới trắng mắt ra rằng đi tù là bị bỏ tù chứ “học tập cải tạo” cái gì, “cải tạo” ai. Họ lầm lủi vào sâu cuối đường hầm tối um, lần lửa kiếp sống đoài đoạn, trở nên lì lợm, bất cần, thách thức “thử xem con tạo xoay vần đến đâu”. Ngoài kia, cọp rống, vượn hú râm rang; Mưa rừng bão núi lao xao, mịt mùng; Ðường về trong Nam xa khơi thiên lý! Chưa chợp mắt thì tới ngày mai “lao động là vinh quang”. Vinh quang đâu không thấy, chỉ thấy “cái bánh xe lảng tử” nhỏ hơn cả khu đít chén lót lòng, ăn vào không biết nó nằm ở đâu trong ngõ ngách bao tử rộng thênh thang của mình. Sáng nào mùa Ðông lạnh chết cha, sợ thất kinh mà cũng phải 3 đứa ốm nho ốm nhách như con “chàng hiu” đạp cho ra một ụ đất sét dẽo quẹo cao gần 2 mét, rộng cũng gần 2 mét. Kêu trời không thấu. Chữi chùng chữi lén ai nghe! Mệt một chút là “trây lười lao động” bị “kiểm điểm” dán cho cái mác “người xấu việc xấu”. Chiều về, 365 ngày như một “bữa nay ăn cái gì?” Thì cũng một hai khoanh “ngà voi”, “bạch sâm” hay vài “cùi dìa” sắn dui, bo bo chưa ăn thấy như đã hết. “Biết rồi, nói mãi”. Làm sao mà quên những người anh em thắng trận hả hê, cao ngạo, hung hãn. Thôi thì, những người bạn tù đã chết vì bị giam cầm kỷ luật mà không được ăn, vì bị chết sông chết suối, chết bờ chết bụi, chết vì lao đông là vinh quang, chết vì bị cơn bịnh sinh tử mà chỉ có vài viên xuyên tâm liên, chết vì bị đánh đập bằng những báng súng AK, chết vì bị đói rách bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông, chết vì bị ngày đêm rình rập, đấu tố, chết vì đói mà ăn những cây trái độc trong rừng, chết vì trăm, ngàn lý do.... đâu cũng là cái số vô phần vô phước. Mong các anh siêu thoát, phiêu diêu xuôi Nam về gần với ông bà, cha mẹ, vợ con, bạn bè và miền đất thân yêu một thời các anh đã hãnh diện cầm súng diệt quân thù khát máu Cộng nô Bắc việt. Dẫu gì, hồn lãng đãng trong Nam, các anh còn cái ăn, cái mặc. Ngoài nầy, Xã hội Chủ nghĩa nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mổng tơi, người ta đi lượm mót còn không có cái gì để lượm mót. “Anh hùng tử, khí hùng bất tử”, các anh mãi mãi là những bậc anh hùng vị quốc vong thân, được dạy làm sao sống cho phải đạo làm người với người chứ đâu được dạy sống làm sao với loài thú hoang đội lớp người. Người tù ăn với củ, rể, lá và nước muối đã cạn kiệt máu trong huyết quản, đêm còn bị muỗi đói hằng hà sa số và rệp trùng trùng điệp điệp chích, hút. Từng đàn chuột đói giành ăn, cắn nhau ồn ào đêm khuya khoắc. Những con gìà nua ghẻ lở chạy cũng không nổi, đi cũng không nổi, ráng lết kiếm ăn, thình lình dảy đành đạch chết tức tưởi. Ðêm Ba mươi Tết, được một cái bánh chưng vuông vức một gang tay với hai, ba trăm gram thịt heo kho, anh em “tộn” hết vào cái bao tử một năm lép kẹp. Các ổng đã “của thiên, trả cho địa” hết trơn trong cái cầu tiêu đầy người, đầy cứt, đầy dòi lổn ngổn, đầy mùi thúi quá trời. Cho nên, đố ai đêm Giao thừa mà ngủ cho được, không nói tới nỗi lòng nhớ vợ, nhớ con, nhớ nhà...nhớ thời trai ngang tay súng mà ngâm nga “Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ! Là nơi giống hùm thiêng ta ngự tri. Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa. Nơi ta không còn được thấy bao giờ”.

Cuối tháng 12 năm 1980, vài trăm, loại anh hùng hảo hớn đã “gãy cánh đại bàng”, nay thân tàn mà dại bị lùa từ trại K.1 Vĩnh phú vào tận địa đầu giới tuyến miền Trung có tên nghe cũng rờ rợ bãi Trành. Bãi Trành rồi sâu nữa ngả ba Vườn chuối, sâu nữa Thanh lâm, nơi cầm cố một đời các ông bạn anh hùng Biệt kích. Thanh lâm của huyện Thanh xuân của tỉnh Thanh hóa của người Thái trắng, Thái đen, của đời đời âm u rừng thẩm, người tù không biết đường về, không có đường về mà thấp thỏm chờ chết từng hơi thở. Họ bị còng chung hai người với nhau một còng, một khi anh nào đi ĩa, đi đái, thì anh kia là “đồng chí”, đồng rận, đồng rệp...với mình. Mà mấy ổng một khi đã đi đại tiện, đi tiểu tiện có bao giờ đi mau đâu! Ruột gan chỉ nước là nước, thức ăn thì không có gì, mà “táo bón” lại quanh năm suốt tháng. “Mầy bảo mau là mau làm sao”. Những tên cán bộ nam, cán bộ nữ từ những “trự” gìà sắp lìa cõi đời đến những nhóc con hỉ mũi chưa sạch được ươm từ lò “vô sản” bần cố nông Cộng sản không tưởng, sống trong lòng trời đất khắc nghiệt rừng rú, thú hoang...nên tâm địa thằng nào, con nấy ngược ngạo, tham tàn, dã man “dễ sợ”. Dân thì bị kiềm kẹp ngày đêm “học tập’, phê bình kiểm điểm”, “hợp tác xã”, “chấm công bình điểm”, “thi đua” mà trên đầu trên cổ lủng lẳng cái “hộ khẩu”, cái “tem phiếu”, cái “tiêu chuẩn”....trở nên ích kỷ, hung hãn lạ thường. Thần chết chập chờn đẽo mòn sự sống thoi thóp. Những người tù Z nếu không được người nhà chắc chiu từng cây kẹo, cục đường, bịch bột...ngàn dặm trong Nam ra “thăm nuôi” thì đã rục xương từ hồi nào ở trại Trung ương Số 1 Lào cai hay K.5, K.1 Vĩnh phú rồi. “Ðánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Bác dạy các “cháu ngoan bác Hồ” của bác thật chí lý, thật “lô gic” quá trời đất. “Chạy đi”, lấy cái con đĩ mẹ gì mà đánh? Chỉ giỏi trả thù một cách dã man, hèn hạ mấy đứa ngu đã “chạy lại”. “Ðừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”. Những người Thái trắng, Thái đen chân chất, thô lậu bị “đảng ta” nhồi sọ riết rồi cũng hững hờ, ác cảm, sợ tù “Ngụy”, tù “Z”, tù “học tập cải tạo” trong Nam. Cấm “quan hệ” làm họ trở thành những người câm điếc. Cấm “quan hệ” làm mình cảm thấy họ xa lạ với mình quá, lạnh lùng với mình quá đến nỗi thấy mà dễ ghét. Thôi thì chẳng sao. Trong chế độ Cộng sản, ngay cả cha con, vợ chồng còn nghị ngờ, chia rẻ, đố kỵ, đấu tố lẫn nhau nữa là. Hè, gió Lào quẹt lửa qua da thịt, phỏng lốm đốm nốt bỏng, đau rát toàn thân. Rừng gỗ lim, đồi núi vôi, nước non độc địa, chướng khí sơn lâm...không có một tiếng chim hót, không có, không còn một cái gì để “cải thiện”. Ở đây, lần đầu hồi đó trong đời 39 tuổi mới nghe, mới thấy lạ đời mắm “moi”, mắm “chượp”. Mắm “moi” hay mắm“chượp” không biết làng xã bên ngoài cái xứ Thanh hóa thì sao chứ trong tù Thanh lâm của Thanh xuân thì, hầm bà làng muối, trùn đất, ruồi xanh, dòi là dòi...léng phéng nổi lềnh bềnh ít cái đầu và ruột cá tập tàng trộn “xà bần”. Chưa ăn đã “ọe”. Ghê thiệt cái ăn, cái uống của xã hội Xã hội Chủ nghĩa ngoài Bắc không giống ai. Trong Nam, vợ tôi 29 tuổi, dẫy dụa cuộc sống “đổi đời” làm sao mà chịu nổi với tay bồng tay bế ba đứa con mà đứa lớn nhất chưa tới 10 tuổi!? Gia đình “nguỵ quân ngụy quyền” nay đuổi “đi kinh tế mới”, mai bắt “đi lao động Xã hội Chủ nghĩa”, mốt xúc đi “đào ao”, “vét kinh” còn họp ngày, họp đêm tổ dân phố, khu vực, khóm, phường để điều tra, kiểm điểm, phê bình mà “hộ khẩu” không có, “tem phiếu” không có, “tiêu chuẩn” không có, thì cuộc đời đúng là địa ngục trần gian. Rõ ràng ràng là “Quyết Ðông hải chi thủy, bất túc dĩ trạc kỳ ô. Khánh Nam sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác”. Họ vắt sự chết người tù trong “trại cải tạo” từng ngày, từng giờ. Họ khắc nghiệt gia đình người tù “học tập cải tạo” ngoài đời như một mưu toan tiêu diệt một cách bất nhân. Anh Nguyễn văn Trí, Ðại úy An ninh Quân đội nhận được thơ vợ báo tin rằng “Thằng Nghĩa con mình học giỏi như thằng Huấn con chị Hai và em nhờ ơn Cách mạng, cuộc sống cũng khá giả không thua gì ông Ba hoành...” mà sao nước mắt cứ chảy dài, chảy dài! Té ra, “con mình học giỏi như thằng Huấn con chị Hai” mà thằng Huấn con chị Hai có bao giờ đi học đâu. Thì ra, “em nhờ ơn Cách mạng, cuộc sống cũng khá giả không thua gì ông Ba hoành” mà ông Ba hoành có khá giả bao giờ, ổng đi ăn mày mà. Sau đó nửa tháng, anh Trí vượt ngục, bị bắn chết. Những người tù khiêng xác ảnh về bị cả làng xã hùa, a dua, ăn có, ào ào như cái chợ vừa như muốn ăn tươi nuốt sống vừa ném gạch, quăng đá, chữi rủa một cách ma quái, phù thủy, ác độc đến nổi không ai có thể nghĩ ra được.

Cuối tháng 4 năm 1982, một số tù chúng tôi rời vùng rừng rú Thanh lâm rập rình con “Suối Giải Oan”, ngọn “Ðồi Tử Ðịa”, khu “Rừng Quỷ Ám”... vẫy tay chào tạm biệt “Nhóm Năm Người” của Trung tướng Nguyễn hữu Có, cựu Bộ trưởng Quốc phòng VNCH và Ðại tá Nguyễn văn Khải, cựu Giám đốc Nha Ðịa dư Bộ Quốc phòng VNCH,...cùng dân bản địa Thái trắng, Thái đen để “chuyển trại” vào Nam. Bãi trành, nơi đây đường mòn Hồ chí Minh có mấy đứa nhỏ bộ đội của bác ngán chết gọi tên là “Tuyến lửa” đi qua những binh trạm “giao liên”, “dừng quân” đèo heo, hóc hẽm. Chúng tôi về xuôi, đi xe lửa “Tàu Thống nhất 3” từ Thanh hóa vào Xuân lộc, Long khánh. Người ta dân địa phương, nhìn những người tù như thương hại, như khinh khỉnh, như thay kệ, như hằng trăm hằng ngàn cái như, ai biết trong lòng họ đang nghĩ gì? Dân tù đã xấp xỉ sáu năm trong trại “tập trung cải tạo”, không màng cái lòng thế sự, cặp mắt thói đời, cứ dững dưng. Họ cười, “vậy là ta vẫn còn sống”. Bởi khi đã vào Thanh lâm, người ta nghĩ sẽ là mồ chôn những người tù “Ngụy quận, Ngụy quyền” với âm mưu khuyến dụ vợ con người tù “học tập cải tạo” ra đây nơi “chó ăn đá, gà ăn muối” nầy lập nghiệp công nhân công ty chè quốc doanh mà đầu sỏ vẽ vời là cái ông Nguyễn hữu Có, cái ông Nguyễn văn Khải trong “Nhóm Năm Người” của mấy ổng. Kể ra, ở tù như mấy ông “Nhóm Năm Người” cũng khỏe re như đi cắm trại, đi du lịch vậy thôi. Làm lớn mà biết “bon chen” không cần danh giá gì thì lúc nào cũng sướng thiệt. Tàu qua cầu sắt Hàm rồng bắc qua sông Mã của Thanh hóa, tôi liên tưởng đến những trận không kích của không quân Hoa kỳ thời chiến tranh. Bên cố phá, bên cố giữ cho mãi đến năm 1972, nó mới bị “xụm bà chè” mà hai bên Mỹ và Việt cộng, bên nào cũng bị thiệt hại dữ. Vào Quảng bình, “Sông Gianh”, Sông Gianh”, anh em tù la lên như mừng mình thấy mình đi vào lịch sử chiến tranh Trịnh-Nguyễn 45 năm trời Ðàng trong, Ðàng ngoài. Vài câu thơ xưa thật là xưa, tôi nhẩm đọc “Ðây sông Gianh, đây biên cương thống khổ. Ðây xa trường, đây nắm mộ trời Nam. Ðây giòng sông, giòng máu Việt còn loang...” Tàu “cà xục cà xịch, cà xục cà xịch” cũng tới Quảng trị, con sông Bến hải trên Trường sơn chảy xuống cửa Tùng ở vĩ tuyền 17, phân chia Việt nam làm hai nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa và Việt nam Cộng hòa, có cây cầu Hiền lương bắc qua. Việt nam Cộng hòa không còn. Người lính Việt nam Cộng hòa bị bắt bỏ tù. Không ai nói với ai một lời nào, chắc họ bùi ngùi, xót xa trong lòng. Tôi nhìn xa xa ngoài kia, giòng sông xanh xanh lờ đờ đang dật dờ chảy mà sao thấy mình như muối xát thịt da rát buốt. Cuối đường cây cầu Hiền lương, tôi thấy bên nầy Quảng trị của Việt nam Cộng hòa ngày trước sao nó quá giàu có, văn minh, không giống một chút nào đằng sau tàu mới chạy qua Quảng trị của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam nghèo nàn, lạc hậu quá sức. Trên chặng đường dài, điều những người tù nhớ nhứt một chiều ở nhà ga Ðà nẳng là dân chúng đứng đầy nghịt, công an xua đuổi cũng không ăn thua gì. Người ta chen lấn, ồn ào, vẫy tay, chỉ chỏ, liệng quà...và những giọt nước mắt. Chặp tối, dân đứng hai bên đường, nhấp nhô những ngọn đuốc mới làm, sáng rực cả bầu trời đêm tối âm u dài cả vài cây số mà la to “đã về, đã về!” Anh em nhìn nhau không dấu được nỗi xúc động trong lòng “đồng bào vẫn còn thương nhớ chúng ta”. Chắc chắn sáng mai, bà con sẽ “lên làm việc” với công an phường, chủ tịch xã, bí thư huyện...rằng ai xúi giục, ai chủ mưu rồi bắt họ “đi cải tạo”, quăng gia đình họ vào “vùng kinh tế mới” mà sỉ vả “cho đáng đời, đáng kiếp”. Một tấm thạnh tình, một món nợ của bà con Ðà nẳng ưu ái những người “học tập cải tạo” chúng ta trên xe lửa Thống nhất 3 ngày tháng đó không biết bao giờ mới trả? Rồi ở Tuy hòa, Phú yên, tôi không thể và không bao giờ quên cho được một cô gái trạc tuổi mười sáu, mười bảy không biết bằng cách nào mà leo lên được bức tường gạch cao cở ba thước. Cô bé chắc là con, cháu một ông bạn nào “Ngụy quân, Ngụy quyền” đang bị Việt cộng nhốt tù? Cổ mặc bộ bà ba đen, ôm một trái dưa hấu chạy vòng vo giữa những toán phòng vệ, an ninh, công an vừa rượt đuổi, vừa lên đạn răm rắp cũng lại vừa la to “bắt lấy nó, bắt lấy nó”. Trái dưa hấu được đưa tận tay một người tù cũng là lúc em bị hằng chục người đàn ông hung dữ như trâu điên mang đầy lon lá, sắc phục, vũ khí chộp được, lôi xềnh xệch đi, miệng không quên lời nguyền rủa. Cô bé bây giờ tính ra cũng đã bốn lăm, năm chục tuổi rồi còn nhớ hay quên và nhất là còn sống hay đã chết rồi? Những ông bạn tù trên tàu Thống nhất 3 hồi đó, bây giờ còn nhớ hay quên? Có lẻ, ai mà quên cho được! Rồi ở ga xe lửa Nha trang, Khánh hòa, trên một chiếc tàu đối diện kế bên và ngược chiều, các bà, các cô đã quyên góp tiền mua thuốc Mai từng tút, từng tút chạy qua cho, quăng qua cho những anh em sa cơ thất thế đang bị còng tay hai người lại một, ngồi nhìn quanh quất như tìm người thân mà thoáng buồn nỗi buồn bao la mịt mùng. Rồi ga Mương mán, quê tôi Phan thiết tháng Tư “nóng hầm”. Tôi ngoái cổ ra ngoài nhìn đất trời cố quận, không tìm đâu ra thuở trời đất tuổi thơ “dang nắng dầm mưa” rong chơi. Trời tối hay không còn, tôi không nhìn thấy những máng nước thiệt là dài và thật là nhiều như những cái cầu khỉ đong đưa lắt lẻo hồi những thằng nhỏ chúng tôi vóc nước uống hay rửa mặt những ngày Hè lang thang bắn chim, bắt dế... Tàu hú qua ga những hồi còi lanh lảnh như tiếng la thảng thốt của loài thú vật hoang dã nào lạc loài kêu đàn. Ðèn đêm vàng vọt, leo lét, hắt hiu! Vài tên công an“bò vàng” tay giữ cây súng nhỏ đeo bên hông, mắt láu liêng dòm ngó. Nhiều ông bạn tù nóng nảy bất giác chữi thề bất kể. Tàu cứ xập xình lăn bánh vào đêm trời đen. Mười một giờ khuya đến Gia ray, ngọn núi Chứa chan của Xuân lộc, tất cả chúng tôi bị lùa vào xe hơi. Tôi may mắn được vào chiếc xe đò lỡ của thằng bạn Ba gà ngày xưa, không biết làm sao bây giờ nó lại làm lơ xe đò. Chúng tôi nhìn ra nhau. Tôi nhắn nó về báo cho gia đinh tôi biết rằng tôi đã về Nam. Nó nói “về Hàm tân”. Và rồi, không ai được nói với ai điều gì nữa. Nhớ ba miếng giấy nhỏ nhắn tin của ba thằng còn ở lại Thanh lâm, một cách cẩn thận, tôi thả ra đường, mong ai nhận được “trao giùm cho gia đình. Xin đa tạ”. Và tôi, cũng quăng ra ngoài xe một tin nhắn cho mình. Nhắn với vợ là “anh đã vào Nam”. Miếng giấy đó, vợ tôi có nhận. “Xin đa tạ” bà con nào hồi đó có tấm lòng vàng.

Khoảng 3 giờ sáng, chúng tôi tới trại tù Z.30C Hàm tân của Thuận hải. Thuận hải là tên tỉnh Việt cộng mới đặt ra từ hai tỉnh Bình thuận và Bình tuy gộp lại. Dáo dác nhìn thoáng qua khung cảnh bên ngoài thì ra, nó cũng giống miệt rừng núi Ba hòn quê tôi Phan thiết, cũng hoang vu những đụn cát trơ vơ, những bụi cây hoang cằn cỗi, những ụ đất gò mối quạnh quẽ, vài căn nhà lá bơ thờ đìu hiu, những luống khoai mì lè tè, khô khan ...Có khác là không có rừng lá làm ổ phục kích, đắp mô, đặt mìn của ba cái anh du kích Việt cộng thời chiến tranh đã đi qua. Phục kích, đắp mô, đặt mìn mà còn một chút nữa là tôi bị mấy méng du kích “cắc bùm” Việt cộng bắt hồi năm 1971 rồi. Hồi mà tôi được phép 72 tiếng đồng hồ ở trường Bô binh Thủ đức về Phan thiết mừng thằng con đầu lòng mới sinh. Tụi nó nhìn và biết tôi là linh chớ, nhưng đang chiến dịch tuyên truyền, rằng: “Chúng ta đang thắng trên khắp các mặt trận, bắt thằng Thiệu, thằng Kỳ và Ðế quốc Mỹ phải chấp nhận vào bàn Hội nghị Paris” mà hai thằng lên xe và cả một tiều đội nằm hai bên đường chỉa súng rất thiện chí, không buồn phách lối, hoạnh họe, giận dữ. Phục kìch, đắp mô, đặt mìn mà còn một chút nữa tôi bị chết chìm, chết trôi một lần năm 1966 đi ghe bà Ðương về Phan thiết từ khúc sông “Cầu Chà Và” bên bến Lê quang Liêm, Chợ lớn. Qua Rừng sát, ra Vũng tàu, đi Hàm tân, ghe bị lủng lổ, nước vào, chết máy. Bà con thay nhau múc nước đổ ra biển đã hụt hơi. Bà con xúm nhau quăng những bao gạo chỉ xanh xuống biển đã kiệt sức. Một vài chiếc tàu chạy xa xa ngoài khơi, làm đủ mọi cách “SOS” cũng chạy đi tuốt luốt. Người ta ngồi, đi, đứng, chạy, nhảy, bò, lăn, la, khóc, đọc kinh, cầu nguyện, kêu Chúa, kêu Phật, ...và ghe thì nước cứ chảy vào, nước cứ chảy vào. Tôi và anh Ba của tôi quấn chặt cứng lại với nhau bằng sợi dây dừa to, dài. “Thẻ căn cước bao trong bọc nylon, bỏ vào túi băng lại, có gì người ta còn nhận ra mình”, ảnh nói như vậy. Ai cũng biết mình sắp chết. May có một chiếc tàu Hải quân ở Phan thiết lấy tiền lương từ Vũng tàu về, chạy tới cứu kịp. Ai ai cũng chảy nước mắt. Ai ai cũng cám ơn những người lính Hải quân một cách chân tình, sâu xa...Tàu vào Hàm tân. Tàu qua Kê gà. Tàu về Thương chánh, Phan thiết bình yên. Hết ngày lễ Lao động 1 tháng 5, một số chúng tôi được “biên chế” qua cầu treo vào bên trong K.2 gần ngọn Mây tào, rừng lá buông và con sông nhỏ. Dẫu sao, về đây đủ điều người ta tin là khó chết, chỉ có điều không biết bao giờ được thả ra mà thôi. Cái sự đối xử khắc nghiệt, cái sự nóng lạnh trời đất, cái sự đói khát ăn uống cũng đỡ đi rất nhiều. Ðược nầy mất nọ, gần nhà lại nhớ cha nhớ mẹ, nhớ vợ nhớ con, nhớ bà con anh em, nhớ xóm nhớ làng...thật nhiều và buồn cũng thật nhiều. Hồi ở ngoải, Yên bái, Văn bàn, Lào cai, Vĩnh phú, Thanh hóa vì xa tít quê nhà mà mạng sống thì thấp tha thấp thỏm từng ngày từng giờ, lại cái ăn cái ở, cái lao động, cái sự cai trị khắc nghiệt... oằn nặng trên thân xác “fakir” trơ xương với da, người tù như chai hết cả tấm lòng. Về đây đi chặt lá buông, gieo lúa, trồng khoai mì, mía, đậu phọng... như không cần năng xuât mà cần “giam giữ chúng nó lại” mà thôi. Bên kia xa xa, cách một ngọn đồi nhỏ nhỏ “cũng có một trại tù nhốt người chế độ cũ”, người dân ở đây nói như vậy, “Trại Z.30D Hàm Tân”. Khi còn ỏ Thanh hóa, ông Trần nhật Sô, Sĩ quan Phụ tá Ty An ninh Quân đội ở Bạc liêu được ra tù trước, có gởi cho tôi một cái thơ báo vợ tôi đã đi lấy chồng. Về đây, biết đúng là bả đã có chồng khác và đã có con với người ta rồi. Tôi không một xúc động nào vì nỗi buồn vô cùng đã làm tôi chết điếng, hết hồn hồi đó ngoài Thanh lâm mà bây giờ hết vãng lai nơi đâu trong lòng tôi rồi. Ba má tôi đã trên bảy mươi, từ Phan thiết dẫn mấy đứa cháu nội và mang “quà thăm nuôi” cho con. Anh tôi từ Bù na đem cây guitar vào tù “cho chú đờn giải trí”. Chị tôi dắt người con gái xa lạ “ra mắt” tôi làm quen. Người con gái xa lạ đó bây giờ là vợ tôi đã gần ba chục năm, sinh một trai, một gái mà tuổi của tụi nó cũng gần số năm vợ chồng tôi quen nhau. Hình như vợ tôi sinh ra là để làm vợ, làm mẹ, nhất là làm vợ, làm mẹ người Việt nam, cho nên gia đình là một kết dài chuổi thời gian êm đềm, hạnh phúc. Là một gia đình giàu có nổi tiếng ở Phan thiết, nhà vợ tôi bị Cách mạng “giải phóng” làm sao mà “đánh tư sản mại bản” hai, ba bận đến bệ rạc luôn. “Ðánh tư sản mại bản” là cách ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp của mấy đứa “cháu ngoan bác Hồ” nghèo mạt rệp ngoài Bắc choáng ngộp sự giàu sang phú quý người trong Nam mà giở giói truyền thống đầu trộm đuôi cướp. Tính ngày tháng tù, còn hai tháng ba ngày nữa là chin năm tròn, ngày 24 tháng 4 năm 1984 tôi được thả ra. Vậy là, sáu năm ngoài Bắc, đất Xã hội Chủ nghĩa và ba năm trong Nam đất bị “Giải phóng”, trời vẫn để mình còn sống mà thấy được Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam nó “ưu việt” bần cùng và “ưu việt” tàn bạo đến thế nào!

Cuộc đời vốn dĩ “phước bất trùng lai, họa vô đơn chí” thế sự bể dâu cùng thông tắc biến, mù mờ ít lành nhiều dữ chợt đến chợt đi, biết đâu mà mò, mà rờ!? Vì “thiên cơ bất khả lậu” nổ đùng, bọn đốt đuốc soi rừng mọi rợ Việt cộng quỹ quái nhảy ra, kéo người ta đi giết, bắt người ta đi bỏ tù, đuổi người ta “đi kinh tế mới”, cướp nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc người ta. Một cõi âm ty địa ngục mà lời thán oán ngút trời xanh! Những người dân vốn dĩ hiền lành ngơ ngác, hoãng loạn, hãi hùng chạy trốn không biết trốn đi đâu mà chết trong rừng sâu, ngoài biển cả hay lưu lạc khắp năm châu bốn bể mà ưu sầu nỗi buồn vong quốc. May cho ai người Việt nam không có một ngày sống trong nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Bất hạnh thay cho ai người Việt nam vô phước vô phần không may sa cơ thất thế lọt vào cõi âm binh Marxism-Leninism. Cái thằng Thanh Cổ Cò cùng bạn khóa 2 Biên tập viên của tôi và cũng là thằng bạn tù với tôi, nói tầm bậy mà trúng tầm bạ, rằng: “Ra đường Sài gòn, tao thấy toàn là những khuôn mặt tàng tàng tửng tững. Tại làm sao? Tại vì người ta khôn lanh đã biết đường mà xa chạy cao bay hết trơn rồi”. Người ta có rất nhiều lý do ở lại, trong đó chắc chắn có lý do ngu ngơ mà hai thằng tôi là một ví dụ điển hình. Không nghe quái kiệt Trần văn Trạch đã nói: “Trụ đèn mà đi được thì nó cũng vượt biên rồi” sao!? Ðau cho ai, những kẻ đón gió trở cờ đeo băng đỏ, mang dép râu, đội mũ tai bèo, mặc bộ bà ba đen...bon chen làm tay sai chỉ điểm, bày vẻ thày lay, khom mình cúc cung nịnh bợ “Cách mạng”...làm khổ biết chừng nào những anh chị em bấy giờ mang tên “Ngụy quân”. “Ngụy quyền” tưởng tìm được miếng đĩnh chung, ai ngờ bị đá đít, bị bắt bỏ tù “đau chết mẹ” đời những kẻ phản phúc. Cho nên, cha mẹ đã dạy là, làm người, sống phải có nghĩa nhân, có cái liêm sỉ “giấy rách phải giữ lấy lề”. Ngồi nghĩ lại một quãng đường đời gian truân đã qua đi, thấy mà kinh hồn, bạt vía tưởng mình đã một thời đi lạc vào cõi chết Âm ty Ðịa phủ, sống với loài ma quái đầu trâu mặt ngựa mà đến nay, đêm vẫn thảng thốt cơn mộng mị hãi hùng. Văng vẳng đâu đây trong ký ức thật đẹp, thật êm đềm, thật hạnh phúc “...Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...” như một thời huyễn hoặc thuở yên bình xa lắc xa lơ đời nào đi qua, đi luôn không trở lại. Giòng sông Missouri mù sương những ngày cuối Thu mưa phùn lất phất, trời lành lạnh gió nhè nhẹ và lá vàng bịn rịn lìa cành, lái xe qua cầu mới Christopher S Bond mà lòng chùn xuống nỗi buồn mênh mông, bao la, hiu hắt!!! Qua cuộc bể dâu, may phước mình còn sống sót. Sống sót như má của tôi cứ nói tới nói lui một cách bình dân, bình dị rằng: “Mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một mới ra thái bình”. Ngoảnh lại trông vời thế cuộc đong đưa, đầy vơi... mà thương xót quá anh em bạn tù ngày xưa lênh đênh nỗi đau uất nghẹn, nỗi đói triền miên, nỗi chết không rời, hồn thiêng thác không nấm mồ, không chén cơm cúng... mà không ngăn được rưng rưng giòng nước mắt và lời nguyền rủa:

“Ðộc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội
Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi
Lẻ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được?”./.


NGUYỄN THỪA BÌNH
10/11/2011, Thu Tân Mão


 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện tình trái ngang
Khối diễn hành
Bãi tập
Lễ mãn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
Tình Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
Vì hai chữ Tự Do
Nghìn trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào lòng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển bão tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vuì quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giã từ vũ khí
Mối tình đầu
Tình lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện tình với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc tình
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người còn nhớ hay người đã quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
BÌNH-TUY, những ngày cuối cùng...
Tình Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và hòa bình
Tây Ninh, chút còn lại trong lòng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi dòng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Trìu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Bão Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một dòng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện tình của một Phi Công
Hai vì sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người tình
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái Bình Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Ðội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện tình chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
Tìm lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Gãy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy còn đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Dòng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa qua những tình khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn còn đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương tình anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những giòng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư tình của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nhìn được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư tình
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời còn dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba dòng nước mắt
Những xác chết trên mãnh đất chữ "S"
Thân phận người lính gãy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện tình khoai lang
Tâm tình người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm tình
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xã đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi tìm Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất tình
Dấu "Hỏi Ngã" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ý yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
Tình... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ tình
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi dòng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi tìm tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hãy giúp tôi
Con còn nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ tình
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà nòi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái tình
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ còn một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một mình
Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Hòa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc tình
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nhìn những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời còn vui vì có chút tòm tem
Đôi mắt Phượng
Ngưòi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
Tình già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân tình
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài vòng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
Tình người
Hồi ký của một người Hà Nội
Tình nghĩa, nghĩa tình
Đôi đũa
Giòng đời... và hồi âm giòng đời...
Không cho phép mình quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
Tình ngây dại