NGƯỜI QUÉT CHỢ

"Nhớ dâng trà cúng sư thúc và dì Linh nghe con?" thầy nhắc chú tiểu khi thấy chú sửa soạn lên chánh điện để cúng ngọ.

"Bạch thầy, con nhớ," chú đáp.

Đó là câu mà thầy cứ nhắc chú mỗi ngày trước mỗi thời kinh. Chú chẳng biết sư thúc là ai, dì Linh là ai. Trên chiếc bàn thờ nhỏ đặt cạnh bàn Tổ, chú chỉ thấy hai cái bài vị được viết bằng chữ Hán chứ chẳng có hình ảnh gì cả. Vì thầy nhắc mãi nên chú không lúc nào quên, vậy mà thầy cứ nhắc. Nghe nhắc hoài, ban đầu chú hơi bực mình, nhưng riết rồi cũng quen. Và khi chú rót trà cúng cho hai người đó, chú cũng làm như một cái máy chứ không suy nghĩ gì. Chùa chỉ có một thầy một trò, nên thầy thương chú lắm và chú cũng quí kính thầy vừa như cha mẹ, vừa như thầy, và thỉnh thoảng như một người bạn đạo. Chú không có tên thế tục. Chú chẳng hiểu lý do vì sao. Có lẽ vì chú sống ở chùa từ nhỏ nên thầy đã không đặt tên thế tục cho chú mà chỉ đặt cho chú một pháp danh là Thanh Thị. Chú lớn lên ở trong chùa, quen với tên gọi mà thầy đặt cho, chẳng thắc mắc gì. Nhưng đến khi được thầy dạy cho học chữ Hán, chú mới hiểu được cái tên đọc nghe như tên con gái của mình lại có một ý nghĩa kỳ cục, không được thanh nhã cho lắm. Nó có vẻ như được đặt ra để đánh dấu một kỷ niệm nào đó của thầy, hoặc cho chính chú. Chú băn khoăn suy nghĩ mãi về ý nghĩa của cái tên mà mình đeo mang. Nhân lúc cùng thầy nhổ cỏ sau vườn chùa, chú hỏi:

"Bạch thầy, tại sao thầy đặt tên con là Thanh Thị?"

"Vì thầy thích đặt như vậy," thầy chú thản nhiên trả lời.

"Lâu nay con tưởng rằng chữ thị có nghĩa là đây, như vầy, giống như chữ thị trong như thị, đích thị hoặc chữ thị như trong biểu thị, thị hiện... nhưng mới hôm qua, thầy viết tên con bằng chữ thị có nghĩa là chợ. Con không rõ là tên con sao lại có cái nghĩa không được hay. Xin thầy giải thích cho con."

Thầy nghiêm giọng nói:

"Chỉ là tên gọi thôi, có gì mà phải bận tâm, nhổ cỏ đi."

Chú cúi xuống nhổ cỏ tiếp, nhưng được một lúc, chú lại hỏi:

"Con biết đó chỉ là tên gọi thôi, nhưng tên gọi cũng phải nói lên một cái gì, một ý nghĩa gì chứ."

"Thì chợ cũng là một cái gì, một ý nghĩa gì rồi đó," thầy đáp.

"Con thấy chợ chỉ có ý nghĩa là dơ, ồn ào, phức tạp... toàn là xấu không à. Con không tìm ra được ý nghĩa nào hay đẹp ở trong nó. Khi thầy đặt tên con, chắc chắn là thầy có nghĩ đến một ý tưởng hay một hình ảnh gì đó về cái chợ, phải không, bạch thầy?"

"Nhiều chuyện quá," thầy nói, "nhổ cỏ đi."

Chú im lặng nhổ cỏ, không dám hỏi nữa. Nhưng trong đầu óc chú bắt đầu nẩy ra những suy tưởng, những phán đoán về sự đặt tên của thầy. Chú nghĩ, năm nay chú đã mười sáu tuổi rồi, có thể nói là chú đủ trưởng thành để nghe thầy kể về lai lịch của chú. Lâu nay mỗi lần chú hỏi đến vấn đề đó, thầy chỉ nói là chú chưa trưởng thành, chưa đến lúc cần biết. Nhưng dù thầy chẳng nói ra, chú cũng không đến nỗi ngu độn để không biết rằng chú là một đứa bé mồ côi. Ai cũng có cha mẹ, riêng chú không có. Cái thực tế đó làm gì thầy che giấu được. Nhưng tại sao lại đặt tên là Thị, có nghĩa là chợ? Có lẽ... có lẽ cha hay mẹ của chú là người bán hàng ngoài chợ, hoặc là người chủ chợ. Nhưng ba mẹ chú đâu mà để cho thầy phải đặt tên? Cũng có thể mẹ chú đi ngang chợ thì sinh ra chú. Không, nếu mẹ chú sinh ra chú ở chợ thì cũng đem về nhà, và chú vẫn còn người mẹ đó chứ chú đâu có mồ côi để cho thầy phải đặt tên! Hay là... hay là thầy lượm được chú ngoài chợ, đem về chùa nuôi cho đến ngày hôm nay? Chính vì kỷ niệm đó mà thầy đặt tên cho chú là Thị (chợ)?

"Bạch thầy..." chú không ngăn được nỗi háo hức tìm hiểu thân phận mình, lại mở miệng hỏi.

"Gì nữa đây?" thầy không nhìn chú.

"Có phải... có phải con là đứa con rơi thầy lượm ở ngoài chợ đem về hay không?"

Thầy ngưng tay nhổ cỏ. Im lặng một lúc, thầy tiếp tục nhổ, vừa nói:

"Nhổ cỏ."

Đến chiều, sau giờ ăn cháo, thầy gọi chú cùng dạo sân với thầy. Hai thầy trò tản bộ cho đến vườn sau, nơi có hai ngôi mộ mà thỉnh thoảng chú thấy thầy ra thắp hương. Một cái mộ thì chú biết là của sư thúc chú, còn cái còn lại chú chẳng biết của ai và cũng không để ý lắm.

"Con đã dâng trà cho sư thúc và dì Linh lúc công phu chiều rồi hả?" thầy hỏi.

"Bạch thầy, rồi," chú trả lời như máy.

Thầy nhặt mấy chiếc lá nằm trên mộ sư thúc, nhổ vài bụi cỏ mới mọc quanh hai ngôi mộ. Rồi thầy bắt đầu kể chuyện cho chú nghe.

*

Thầy Hải Chấn đang ngồi đọc sách thì Hải Thanh, sư đệ của thầy, bước vào, mặt buồn dàu dàu. Hải Chấn hỏi:

"Gì mà sư đệ có vẻ rầu lo vậy?"

Hải Thanh buồn bã đứng nhìn ra cửa sổ một lúc rồi nói:

"Đệ... đã phạm giới..." Hải Thanh nói đến đó thì rơi nước mắt.

Hải Chấn kéo tay sư đệ ngồi xuống, vỗ về:

"Có trầm trọng lắm không? Đệ đã sám hối chưa?"

"Đã sám hối. Nhưng đó là cho tự tâm. Không giải quyết gì được cho hoàn cảnh."

"Chuyện gì vậy? Nói đi, để xem huynh có thể giúp gì cho đệ không."

"Huynh đừng trách mắng đệ nghe..."

"Phạm tội thì sám hối; huynh trách mắng có thay đổi gì được đâu! Nói đi, đừng chất chứa trong lòng," Hải Chấn nói với giọng đầy cảm thương.

Hải Thanh đưa hai tay ôm lấy đầu, mặt gục xuống bàn, nói:

"Cô ấy đã có mang."

Hải Chấn sửng sốt một lúc, rồi thở dài, hỏi:

"Cô ấy là ai vậy?"

"Sư huynh không biết đâu. Cô ấy không hề đến chùa mình."

"Vậy làm sao đệ quen để đến nỗi..."

"Thôi, huynh hỏi làm gì chuyện đó cho mệt. Bây giờ, đệ chỉ hỏi huynh một điều là đệ phải làm sao đây?"

Hải Chấn nhíu mày, thấy khó xử. Theo luật, Hải Thanh đã phạm một trong các tội Ba-la-di, tức những trọng giới mà đương sự bị coi như mất cả giới thể, không còn là tỳ-kheo thanh tịnh nữa, không thể chữa được nữa—như cây dừa, cây cau, đã chặt đi khúc đầu (đoạn đầu) thì không thể mọc lại tàu lá mới. Đã tới nước đó thì Hải Chấn biết góp ý với Hải Thanh điều gì nữa. Hải Chấn thở dài nói:

"Huynh cũng chẳng biết phải góp ý với đệ làm sao. Chuyện không đơn giản đâu. Đệ phải nói rõ sự việc may ra..."

Hải Thanh ngập ngừng lúc lâu rồi kể:

"Cũng vì cái hạnh quét chợ mà đệ vướng phải nghịch cảnh này. Huynh cũng biết mà, mỗi sáng đệ quét từ sân ra tới chợ, mặc ai cười ai chê, đệ quét thì cứ quét, vừa quét vừa quán niệm về sự cấu bẩn của thế gian và thanh tịnh của niết bàn... năm này qua năm nọ, mưa hay nắng, đệ cũng không bỏ ngày nào. Thế rồi... cô ấy lưu ý đến đệ. Và... một ngày nọ, đệ sa ngã."

"Buồn thay cho đệ. Cô ấy bán ngoài chợ à?"

"Không, cô chỉ đi ngang chợ thôi."

"Vậy bây giờ gia đình cô ấy đã biết rằng chính đệ đã làm... cái chuyện gì đó chưa?"

"Chưa, cô ấy không nói ra là ai. Nhưng... có lẽ có ngày họ cũng biết. Mà họ có biết hay không thì... mình cũng phải tự liệu."

"Tự liệu?"

"Ý đệ nói là mình phải giải quyết vấn đề đó bằng cách đến nói chuyện với gia đình cô ấy, xin hỏi cưới cô ấy, hoặc là... đệ cùng cô ấy trốn đi xa để khỏi mang tai tiếng cho gia đình cô ấy và cho chùa nữa."

"Nghĩa là đệ sẽ hoàn tục?"

"Chứ biết sao bây giờ. Huynh có cách gì hay hơn không?"

Hải Chấn ứa nước mắt, thương sư đệ mình gặp nghịch duyên đến phải bỏ đường tu, nhưng chẳng biết phải giúp bằng cách nào. Hải Chấn ngồi lặng thinh. Một chặp, Hải Chấn nói:

"Huynh chẳng biết cách nào hết, mong đệ tha thứ cho sự chậm lụt của huynh. Huynh nghĩ chắc phải làm theo một trong hai cách mà đệ nêu ra thôi. Mà cho dù chọn giải pháp nào, huynh cũng xin lưu ý đệ một điều rằng đệ nên giải bỏ hình thức tăng sĩ trước khi..."

"Đệ hiểu."

Hai huynh đệ im lặng, mỗi người một dòng suy tưởng.

Hải Chấn nhớ lại bao kỷ niệm mà thầy cùng Hải Thanh trải qua nơi ngôi chùa này từ thuở còn để chóp đến nay. Hải Thanh thông minh, nhanh nhẹn mà lại siêng năng nên cái gì cũng vượt qua mặt sư huynh. Nhưng đến khi sư phụ sắp viên tịch, sư phụ lại giao trọng trách trụ trì cho Hải Chấn. Lúc đó Hải Chấn đã không nhận vì cho rằng sư đệ vượt trội hơn mình quá nhiều. Hải Thanh cũng không chịu nhận chức trụ trì, còn sư phụ thì nhất quyết phải giao chức ấy cho Hải Chấn dù Hải Chấn học hành chậm lụt. Rốt cuộc Hải Chấn phải nhận. Giờ ra đi, sư phụ không nói gì nhiều ngoài việc khuyên răn hai huynh đệ nương nhau tu tập, và những lời cuối cùng của sư phụ đều nhắm vào Hải Thanh, cảnh giác Hải Thanh là không nên chú trọng vào sở kiến sở văn mà bỏ quên phần tu tập. Sau khi sư phụ mất, Hải Thanh thức tỉnh, nỗ lực hành trì, không bao giờ chểnh mảng. Rồi một ngày đó, Hải Thanh bỗng phát nguyện quét luôn cả chợ thay vì chỉ quét sân chùa. Hải Chấn không ngăn cản chi hạnh nguyện của sư đệ mình vì nghĩ rằng đó cũng là hạnh tốt thôi. Hải Thanh cho rằng hình ảnh người tu sĩ hiền lành nhẫn nại có mặt nơi phố chợ đông người sẽ cảm hóa và gây được tín tâm cho nhiều người. Ngoài ra, quét chợ cũng là một cách tu luyện cho tâm được định tĩnh ngay giữa chốn náo động. Không ngờ, chính hạnh nguyện cao đẹp đó lại đốn ngã Hải Thanh trong một nghịch duyên đau xót.

Hải Thanh không ôn lại kỷ niệm xưa mà chỉ ưu tư vấn đề xảy ra trước mắt. Hải Thanh nhớ đến Thùy Linh, cô gái đã có mang với mình. Cô ấy rất đẹp và là một tiểu thư con của quan huyện. Với sự thông minh vốn có, lại thêm sự giúp đỡ bày mưu của cô nữ tì, cô ấy đã tạo đủ điều kiện để lôi kéo Hải Thanh ngã vào vòng tay mình. Từ những phút đầu Hải Thanh đã biết mình rơi vào lưới tình, nếu không thức tỉnh quay lại ngay với thiền môn thì khó bề giữ gìn được đạo hạnh của mình, nhưng bóng sắc lộng lẫy kiêu sa của nàng đã không để cho Hải Thanh chùn bước mà còn kéo thầy lậm sâu thêm vào cơn men ái dục. Bây giờ chuyện đã lỡ rồi, không cưỡng lại được nữa. Hải Thanh muốn rủ Thùy Linh cùng bỏ huyện này trốn đi với mình qua xứ khác sinh sống và cũng để tránh tiếng cho cả đôi bên, nhưng Thùy Linh không dám. Nàng đã ở lại để rồi không che dấu được cái thai càng lúc càng lớn. Nàng đã bị cha đánh đập, mắng chửi dữ dội. Hải Thanh nghe nữ tì nói lại như vậy nhưng chẳng biết phải làm sao. Nhiều lúc Hải Thanh muốn lẻn vào tư dinh quan huyện để cứu nàng ra khỏi đó, nhưng lính gác canh phòng nghiêm mhặt, không cách gì vào được. Dù đã từng xem thế sự như một giấc mộng hư huyễn, trước tình cảnh đau xót mà Thùy Linh phải hứng chịu, Hải Thanh không khỏi nghe tan nát trong lòng.

Đêm đó, hai huynh đệ ngồi thức trắng bên bàn sách. Đến lúc mờ sáng, Hải Thanh mới rời phòng sách vào phòng riêng, lấy khăn chít lấy đầu để che dấu cái đầu tròn tu sĩ của mình, thay đổi y phục như một người thế tục rồi từ giã Hải Chấn mà đi. Hải Chấn hỏi:

"Đệ đi đâu vậy?"

"Đến tư dinh quan huyện nói chuyện thẳng với cha cô ấy."

"Sao huynh thấy ái ngại cho chuyến đi này của đệ quá. Thấy có gì không ổn. Đệ liệu có thể thuyết phục được cha mẹ cô ấy không?"

Hải Thanh không đáp, chỉ nhún vai rồi đi. Hải Chấn níu lại, dúi vào bọc vải của sư đệ một túi tiền nhỏ:

"Đó là tiền riêng của huynh, không phải của chùa đâu, đừng ngại. Đệ mang theo để có gì..."

"Cám ơn huynh. Đệ đi đây. Nếu có tin tốt đẹp, đệ sẽ cùng Thùy Linh ghé thăm huynh trước khi rời xứ này."

Và Hải Thanh đi luôn, không trở lại. Hải Chấn bồn chồn lo lắng suốt cả ngày và đêm hôm đó. Sáng hôm sau, khi Hải Chấn ra vườn thì thấy xác Hải Thanh nằm ở trước sân chùa, thân thể tím bầm vì bị đánh đập đến tắt thở. Hải Chấn đến khiếu nại với quan huyện nhưng huyện đường đóng cửa, lính gác xua thầy về. Thầy đành ngậm ngùi chôn xác sư đệ sau vườn chùa. Nghĩ rằng có làm to chuyện lên thì sư đệ nhắm mắt cũng không được yên.

Hai tháng sau, Thùy Linh sinh hạ một bé trai. Nửa đêm nàng lẻn trốn khỏi dinh, mang con ra chợ, ngồi nơi sạp hàng mà ôn lại chuyện xưa khi nàng đi ngang đây và bắt gặp nhà sư quét chợ lạ kỳ. Nàng ngồi giữa trời sương cho đến sáng thì chết, tay vẫn còn ôm đứa bé sơ sinh đang khóc.

Quan huyện lâu nay cố che dấu chuyện con gái mình nhưng nay, cái chết của Thùy Linh ngay giữa chợ đã làm cho câu chuyện nhanh chóng truyền đi; ông bực dọc và căm giận đến độ sai lính treo bảng thông báo rằng ông đã từ đứa con trắc nết phá hoại gia phong, rằng ông không chịu trách nhiệm về cái chết của Thùy Linh cũng như không chấp nhận đứa con của người quét chợ. Thông cáo của ông có vẻ như ngầm phán rằng đứa bé phải chịu chết giữa chợ đời, không ai được phép cứu nó. Vì uy quyền hống hách cũng như sự giận dữ của quan huyện, không ai dám mang đứa bé sơ sinh về nuôi. Người ta gỡ đứa bé khỏi vòng tay lạnh giá và cứng đờ của mẹ nó rồi đặt nó nằm trong một chiếc nôi, để giữa chợ để chờ kẻ nào động lòng trắc ẩn đến mang nó đi. Những người đàn bà bán hàng ngoài chợ đã chăm lo sữa cho đứa bé suốt ngày đó, nhưng cũng không ai chịu nhận đứa bé về. Còn xác Thùy Linh thì được quấn sơ sài bằng một cái chiếu, đặt ở gần đó. Đến chiều tối thì chuyện đến tai Hải Chấn. Thầy liền tức tốc ra chợ, ôm chiếc nôi nhỏ mang về chùa. Còn xác Thùy Linh, thầy bảo những người phật-tử bán hàng ở chợ giúp đem về chùa chôn. Ấy vậy mà quan huyện không dám động đến Hải Chấn vì cả nể đức hạnh và uy tín của thầy. Đứa bé được yên thân sống và lớn lên trong cửa chùa.

*

Nước mắt ràn rụa trên hai gò má bầu bĩnh, chú tiểu Thanh Thị quì xuống chân thầy:

"Tạ ơn thầy cứu sống và nuôi dưỡng con."

Thầy đỡ chú dậy, nói tiếp:

"Sư thúc của con có linh vị thờ trong chùa mà thầy thường nhắc con rót trà dâng cúng chính là Hải Thanh cha của con đó. Sư thúc với thầy tu học với nhau từ nhỏ nên ngoài tình đạo bạn còn coi nhau như anh em ruột. Chuyện của sư thúc khiến thầy đau lòng quá mà không biết giúp bằng cách nào. Nuôi dưỡng con chỉ là một chuyện nhỏ để biểu lộ sự mến tiếc của thầy đối với sư thúc thôi. Huống chi, làm sao thầy có thể bỏ mặc một đứa trẻ kêu khóc không người đoái hoài..."

Chú tiểu Thanh Thị bây giờ đã hiểu vì sao chú có cái tên lạ kỳ đó: Thanh là tên của cha chú còn Thị chính là chợ, là nơi ghi lại kỷ niệm chua xót đầu đời của cha chú, mẹ chú, và cả chú nữa.

"Vậy quan huyện hiện nay chính là ông ngoại của con hở, bạch thầy?"

"Không. Ông và phu nhân đều đã qua đời. Quan huyện hiện nay là người mới được bổ nhiệm."

"Vậy những người ở ngoài chợ... đều biết chuyện của con hở thầy?"

"Mười sáu năm rồi, nhiều người đã dọn đi xứ khác, nhiều người đã chết, chỉ còn lại rất ít người là biết chuyện của con, nhưng chắc họ cũng quên khuấy đi rồi. Mà sao con hỏi vậy? Con không muốn người ta biết rằng con đã xuất thân từ đâu, phải vậy không?"

"Bạch thầy không phải, không phải."

"Như vậy thì tốt. Nhân cách không nằm ở chỗ xuất thân từ đâu mà từ chính giá trị thực có của mình."

"Dạ, con biết," chú cúi mặt nói nhỏ.

Theo như lời thầy kể, rồi nhìn hai ngôi mộ song song trước mặt, đọc những chữ Hán viết trên mộ bia, chú thấy rõ đó chính là song thân của mình. Chú quỳ xuống nhìn thật lâu nơi hai mộ bia, lặng người một lúc lâu, chú bật khóc thảm thiết.

Vậy đó mà chú vẫn không sao tẩy xóa được nỗi mặc cảm đè nặng trong tâm khảm mình: rằng chú là một đứa trẻ vô thừa nhận, được sinh ra bởi một người cha tu sĩ phá giới, một người mẹ khuê các phá gia phong; rằng chú bị bỏ rơi giữa chợ đời như một tội nhân tử hình ngay từ lúc sơ sinh. Bao nhiêu ý nghĩ đó ám ảnh chú suốt mấy ngày kế tiếp sau khi nghe thầy kể rõ sự tình. Thầy theo dõi từng biến động tâm tư hiện trên mặt chú, bèn gọi chú hỏi chuyện:

"Con sẽ mang buồn cho đến bao giờ? Có sinh tức có diệt, sao phải ôm mãi nỗi đau khổ biệt ly như thế!"

Chú lặng thinh không đáp lời thầy. Thầy biểu lộ tình cảm, lấy tay xoa đầu chú:

"Thương cha mẹ, con rán tu học để cha mẹ vui lòng. Cha con là một tu sĩ thông minh, có tuệ căn, làu thông kinh điển. Chỉ một phút yếu lòng mà đánh mất sự nghiệp cao cả. Con có thương cha thì nối tiếp sự nghiệp đó mới phải, sao cứ ôm lòng buồn rầu mãi. Con đến rót trà dâng ba đi, rồi lên tụng kinh."

Chú cúi mặt bặm môi một chặp, bỗng ngước lên nói:

"Chỉ có thầy mới là cha con thôi. Ông ấy không phải là cha con!"

Nói rồi chú vụt đứng dậy, bỏ đi vào phòng riêng, đóng cửa lại. Thầy sững sờ ngồi nhìn theo, lắc đầu buồn bã. Chú bỏ tụng kinh chiều hôm đó. Thầy lặng lẽ đắp y áo, thắp hương, rót trà cho sư đệ Hải Thanh rồi thầy tụng kinh thay chú.

Suốt mấy ngày, chú vẫn không ra khỏi phòng. Thầy đến gõ cửa, gọi mãi mà không được. Mọi việc trong chùa thầy làm thay chú hết. Chú không ra khỏi phòng nên cũng nhịn ăn luôn cả mấy ngày. Hai thầy trò sống bên nhau mười sáu năm rồi, chưa lần nào vào bữa ăn mà thiếu thầy hay thiếu trò. Cho nên, khi chú nhịn, thầy cũng nhịn theo, không buồn ăn nữa, chia xẻ nỗi đau khổ nặng nề của chú. Đến ngày thứ tư, chú mới mở cửa bước ra, phờ phạc, bệnh hoạn. Chú đến quỳ dưới chân thầy và khóc nức nở. Thầy chỉ lấy tay xoa đầu chú.

Hai thầy trò bỗng dưng mà sống một cuộc sống lặng câm, buồn tẻ. Thầy để chú tự do trong những suy tưởng riêng tư chứ không gợi chuyện gì với chú cả. Không khí trong chùa vì vậy mà nặng nề. Cho đến một ngày nọ, sau khi cùng làm lễ sám hối với thầy xong, chú mới cất được gánh nặng trong lòng. Chú thưa với thầy:

"Con đã sai lầm. Con không thể phủ nhận công ơn sanh thành của cha mẹ."

"Tốt, con biết vậy là tốt. Mẹ con vì sinh mạng của con, vì muốn lưu giữ giọt máu và hình bóng của cha con mà nhẫn nhục sống giữa bao lời xỉ vả, bao trận đánh đập của gia đình để chờ ngày sinh ra con. Mẹ con tuy phá gia phong nhưng, theo thầy, bà là người tinh mắt, thông minh, một phụ nữ đức hạnh biết vượt lên cái hình thức bề ngoài để nhìn thấy được giá trị tinh thần nơi cha con. Còn cha con, tuy phạm cấm giới, nhưng biết ăn năn, biết trách nhiệm, đã can đảm bước vào tư dinh của ông ngoại con với ước mong là cứu được hai mẹ con ra ngoài... và cha con đã chết vì dám đứng ra đối đầu với nguy hiểm. Với truyền thống, với tập tục, cả hai đều bị lên án. Nhưng họ đã chết một cách cao cả, ít nhất là đối với sinh mạng của con, phải không? Ở một khía cạnh nào đó, một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, con sẽ thấy rằng cái mà người ta gọi là truyền thống, tập tục, gia phong, lễ giáo v.v... thật ra chẳng là gì cả. Rỗng tuếch! Chỉ có những tấm chân tình mới thực sự là có ý nghĩa mà thôi."

"Dạ, con hiểu," chú nói trong giọng xúc động và tri ân thầy đã chỉ giáo.

Chú không dám coi thường cha mẹ mình nữa. Chú thăm mộ cha mẹ hàng ngày, chú rót trà dâng cha mẹ vào mỗi thời kinh. Sư thúc và dì Linh, chú không còn gọi hai tên đó nữa mà gọi bằng cha mẹ. Chú cảm thấy có cái gì ngọt ngào và khiến chú ấm lòng khi gọi lên hai tiếng cha mẹ đó. Tuy nhiên, trên thực tế, chú chỉ vui sướng sống trong tình cảm và vòng tay vô hình vô ảnh của cha mẹ; còn đối với những mặc cảm về thân phận mình, chú vẫn không sao tẩy xóa đi một cách thoải mái được. Đến nỗi khi đi ra đường với thầy, chú có cảm giác như mọi người đang nhìn mình, xầm xì, chỉ trỏ, bàn tán về "người quét chợ". Từ đó, chú hết muốn ra khỏi chùa. Và đôi lúc, chú muốn cải đổi cái tên Thanh Thị mà chú mang. Chú thấy cái tên đó chỉ nhắc nhở chú về thân phận buồn tủi của chú mà thôi.

Vì thương chú, và vì chưa biết cách nào giải tỏa mặc cảm của chú một cách hữu hiệu, thầy cũng chiều lòng chú, không sai chú ra ngoài nhiều và cũng tránh cho chú những dịp phải ra trước đám đông.

Trải qua bốn năm, với tuổi đời thêm lớn, với sự học hỏi giáo lý, với sự tu tập thiền định, và với sự tiếp thọ đại giới để trở thành một vị tỳ kheo, chú dần dần thấy vơi đi những tình cảm lưu luyến xót xa cho chuyện tình thương tâm của cha mẹ. Nhưng cái mặc cảm sợ người khác biết rõ thân phận mình vẫn cứ đeo bám mãi trong lòng chú, không sao gột bỏ. Thầy biết vậy, cố gắng tháo gỡ cái mặc cảm đó cho chú lần nữa bằng một cuộc nói chuyện sau thời tụng kinh khuya:

"Thanh Thị, con đã trở thành một vị đại đức, một vị lãnh đạo tinh thần xứng đáng cho đồ chúng noi gương tu tập. Vậy mà thầy thấy con như vẫn còn ôm ấp cái mặc cảm rằng mình thấp hèn, phải vậy không? Con nói đi, cái gì khiến con nghĩ như thế? Con có biết rằng chỉ một cái phiền não nhỏ nhặt còn sót lại trong tâm cũng đủ ngăn trở con tiến đến giải thoát hay không?"

Thanh Thị không nói không rằng, lặng lẽ bỏ vào phòng. Thầy đến gõ cửa, đứng ngoài cửa nói vọng vào:

"Hãy nhìn kỹ những gì thầy làm. Nếu việc thầy làm khiến con thấy thầy không xứng đáng là thầy của con nữa thì con hãy rời thầy mà đi tìm một minh sư khác để tham vấn. Con không thay đổi thì suốt một đời ở bên thầy cũng chỉ vô ích mà thôi. Làm sao thấy được vòm trời giải thoát chứ!"

Nói rồi thầy bỏ đi. Thanh Thị thấy không khí im quá, biết là thầy không còn đứng ngoài cửa phòng mình. Thanh Thị thắc mắc không hiểu thầy đi đâu và làm gì. Chú bước ra, tìm thầy. Thầy không có trong chùa. Thầy đã đi ra ngoài. Chú bước ra cổng chùa nhìn hai bên thì thấy thầy đang cầm chổi quét ở xa xa. Thầy quét về hướng chợ. Chú bặm môi, rồi cắn răng chạy vào phòng mình, ôm mặt khóc như một đứa trẻ. Thầy đã quét chợ như cha chú đã làm trước đây. Thầy muốn chứng minh cho chú thấy rằng việc quét chợ không có gì xấu mà còn là một hạnh nguyện cao cả chỉ có cha chú mới làm nổi. Nhưng, sự cố gắng của thầy không mang lại kết quả gì. Chú vẫn không sao chấp nhận được hành vi quét chợ cho dù thầy có khoác lên đó bao nhiêu ý nghĩa cao đẹp.

Khi thầy quét chợ về, cất chổi dưới bếp, chú đón lạy thầy ngay ở thềm bếp, năn nỉ:

"Lạy thầy, xin thầy đừng vì con mà phải nhọc đến thân tâm như thế. Xin thầy đừng làm vậy nữa, con không chịu nổi."

Thầy không nói. Ngày mai thầy lại tiếp tục quét chợ. Chú lại lạy lục xin thầy chấm dứt. Thầy kiên quyết:

"Ta chỉ ngưng khi nào con thực sự đốt cháy được cái mặc cảm và ý nghĩ cho rằng quét chợ là việc xấu hay thấp hèn. Con không thay đổi, sẽ không giải thoát, sẽ không tìm thấy an lạc cho dù đang khoác mặc tăng bào. Và nếu con không thay đổi, ta sẽ quét chợ cho đến khi nào ta nhắm mắt mới thôi."

Thầy tiếp tục quét. Thanh Thị vẫn không thay đổi mà còn đau khổ hơn. Đến nỗi, chú bỏ thầy mà đi, chỉ ghi lại vài dòng vắn tắt rằng chú muốn đi tham học ở phương xa.

Chú đi xa thật xa khỏi nơi chốn sinh ra và trưởng thành của mình để xóa đi bao hình ảnh, bao ý nghĩ đau buồn về thân phận. Chú tìm tới nhiều vị thầy để học hỏi, nhưng không vị thầy nào đả thông được những mặc cảm của chú. Một hôm, nghe đến danh tiếng của một vị thiền sư tên là Đại Ngốc, chú tức tốc tìm đến vị này để học đạo vì chú hy vọng rằng ông ta cũng mang một cái tên không được tao nhã, có thể ông ta sẽ có thuốc hay để chữa căn bệnh mặc cảm của chú. Chú nghĩ có lẽ đằng sau cái tên của vị thiền sư này cũng mang một quá khứ nếu không đau xót như chú thì cũng cay chua buồn cười chứ chẳng không.

Thiền sư Đại Ngốc ẩn cư trong một am tranh trên núi cao. Khi lên tới nơi, chú thấy một cái bảng nhỏ treo trên một thân cây: "Đại Ngốc Am". Chú bước vào đảnh lễ thiền sư, hỏi ngay:

"Bạch thầy, làm sao có thể gột bỏ được một danh từ chỉ đem lại cho mình những buồn phiền, khổ đau?"

"Nó chỉ là một tên gọi giả tạo thì cần gì phải gột bỏ!"

"Nhưng... rõ ràng là nó đeo bám và gợi lên bao điều đau xót cho con từ nhiều năm nay."

"Đeo bám chỗ nào? Gợi lên cái gì? Ở đâu? Nói ta nghe!"

Thanh Thị hốt nhiên giác ngộ lẽ sinh diệt huyễn hóa của muôn sự muôn vật, liền sụp lạy thiền sư mà về. Chú đi ngày đêm không dừng nghỉ, những mong về quỳ dưới chân thầy mà sám hối.

*

Từ hai năm rồi, khi Thanh Thị bỏ chùa mà đi, thầy Hải Chấn cứ mang chổi ra quét sân chùa rồi quét luôn tới chợ. Ban đầu thầy quét chỉ để thức tỉnh Thanh Thị, nhưng khi quét, thầy cảm nhận được nhiều ý nghĩa cũng như công dụng tu tập ngay trong chính sự việc quét chợ đó. Thầy tập trung tâm mình vào từng động tác quét, lắng nghe tiếng chổi khua nhẹ trên đất, nhìn ngọn chổi vờn trên cỏ rác... không phút giây nào mà không lắng lòng vào việc quét. Đến độ, thầy với cây chổi chỉ là một. Vì vậy, âm thanh náo loạn của chợ búa không ảnh hưởng, không tổn hại gì đến tự tâm thanh tịnh của thầy. Chính trong loạn động thầy tìm thấy sự tịch lặng. Và thầy có thể an lạc trong chính việc quét chợ tầm thường hàng ngày. Trong khi đó, hình bóng của thầy, việc quét dọn của thầy giữa chợ đời cũng làm cho khu chợ sạch sẽ hơn, bớt huyên náo xô bồ, và người ta cũng bớt cạnh tranh cãi vả nhau. Mỗi lúc thấy thầy quét đến chợ, người ta bỗng dưng giảm chuyện nói năng, có nói thì nói nhỏ giọng xuống. Đức độ của thầy làm thay đổi không khí chợ một cách rõ rệt.

Hôm nay thầy đang quét đến giữa chợ, bỗng có người nắm lấy cây chổi của thầy, nói với giọng cung kính:

"Bạch thầy, thầy hãy về nghỉ ngơi để con quét thay thầy."

Thầy ngưng tay ngước nhìn và thấy Thanh Thị. Khuôn mặt của chú ấy không còn dấu vết của mặc cảm, khổ đau và phiền não. Thầy mỉm cười trao chổi cho chú quét, và thầy bước theo chú, từng bước chậm.

Từ đó, cứ mỗi sáng, người ta thấy hai thầy trò tu sĩ cùng quét đường, quét chợ. Bóng dáng họ xuất hiện nơi đâu, sự an lạc lan tỏa ra đến đó.

Hai năm sau, thầy Hải Chấn viên tịch. Trước khi từ giã cuộc đời, thầy gọi Thanh Thị đến bên thiền sàng, trao cho Thanh Thị cây chổi mà thầy thường dùng để quét chợ hàng ngày:

"Đời thầy mấy mươi năm học đạo không ngờ đến tuổi xế chiều mới tìm thấy được đạo lớn từ cây chổi tầm thường này. Đây là tất cả công phu và ý chỉ của thầy. Con hãy giữ lấy mà đi cho trọn con đường của con."

Nói rồi thầy hóa. Thanh Thị cất cây chổi đó trong phòng riêng của mình như một kỷ vật ghi lại hình ảnh cao đẹp của cha, của mẹ, và nhất là của thầy mình.

Sáng hôm sau, Thanh Thị vẫn cứ quét chợ. Người ở chợ thấy Thanh Thị quét một mình thì biết rằng thầy Hải Chấn đức độ khả kính của họ đã mất.

Thanh Thị quét chợ cho đến tuổi già. Mấy mươi năm không hề xao lãng. Bây giờ Thanh Thị đã trở thành một vị hòa thượng đạo đức thanh cao, nổi tiếng với cây chổi và hạnh nguyện quét chợ. Hải Thanh quét chợ sáu năm. Hải Chấn quét chợ bốn năm. Riêng Thanh Thị thì quét chợ đến sáu mươi năm. Bao khuôn mặt mới có cũ có, thay nhau ngồi bán hoặc đi mua sắm ở khu chợ, không ai mà không biết đến Thanh Thị quét chợ. Hình ảnh Thanh Thị đã trở nên quen thuộc và gắn liền với khu chợ khiến cho mọi người nẩy ý lấy tên vị hòa thượng này để đặt cho khu chợ: chợ Thanh Thị—một cái chợ sạch. Ngày Thanh Thị ngưng quét thì tuổi đã tám mươi tư. Ngày ấy, bầu trời u ám. Ngoài khu chợ, cỏ rác đầy mà chẳng thấy tăm dạng Thanh Thị đâu. Chợt nghe chuông chùa vẳng lại ba hồi buồn bã. Mọi người ở khu chợ bỗng sa lệ vì biết rằng vị hòa thượng già mang tên Thanh Thị sẽ không bao giờ cầm chổi ra quét chợ này nữa. Cả người bán lẫn khách mua đều sụt sùi khóc.

--
Tôi bỏ súng buông gươm làm bại tướng.
Xin cúi đầu nhận bản án chung thân.
Và từ đấy trên bàn tay năm ngón,
Biết ngón nào làm ngón nhẫn giao duyên?
 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện tình trái ngang
Khối diễn hành
Bãi tập
Lễ mãn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
Tình Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
Vì hai chữ Tự Do
Nghìn trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào lòng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển bão tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vuì quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giã từ vũ khí
Mối tình đầu
Tình lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện tình với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc tình
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người còn nhớ hay người đã quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
BÌNH-TUY, những ngày cuối cùng...
Tình Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và hòa bình
Tây Ninh, chút còn lại trong lòng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi dòng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Trìu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Bão Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một dòng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện tình của một Phi Công
Hai vì sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người tình
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái Bình Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Ðội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện tình chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
Tìm lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Gãy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy còn đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Dòng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa qua những tình khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn còn đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương tình anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những giòng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư tình của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nhìn được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư tình
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời còn dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba dòng nước mắt
Những xác chết trên mãnh đất chữ "S"
Thân phận người lính gãy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện tình khoai lang
Tâm tình người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm tình
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xã đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi tìm Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất tình
Dấu "Hỏi Ngã" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ý yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
Tình... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ tình
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi dòng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi tìm tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hãy giúp tôi
Con còn nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ tình
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà nòi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái tình
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ còn một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một mình
Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Hòa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc tình
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nhìn những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời còn vui vì có chút tòm tem
Đôi mắt Phượng
Ngưòi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
Tình già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân tình
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài vòng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
Tình người
Hồi ký của một người Hà Nội
Tình nghĩa, nghĩa tình
Đôi đũa
Giòng đời... và hồi âm giòng đời...
Không cho phép mình quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
Tình ngây dại