Tản mạn - Về những người bạn…

Mấy tháng liền, bỗng dưng tôi trở chứng rơi về lại tâm trạng “bời rời”, chán chường đă khiến tôi gần như liệt tay không cầm nổi bút, cách đây 17 năm, lúc tôi c̣n viết bài bằng bút lông, cho đỡ chai mấy ngón tay. Lúc bấy giờ chẳng rơ v́ sao, nhưng kết quả là tôi ngưng viết cũng đến hơn 10 năm…Phải chăng nhờ sắm máy điện toán -cách đây vài năm thôi, quá muộn màng- mà tôi viết trở lại được chăng? Có phần đúng. Nhưng tôi nghĩ đa phần là do tôi chứng kiến những điều quá “xốn mắt” ở quê nhà qua lần duy nhất quay về quê cha đất tổ 6 năm trước đây, sau 28 năm biệt xứ…

Rồi bỗng nhiên tôi lại mất cảm hứng, mất hăng say nữa! Tuổi tác? Sức khỏe? Hay c̣n nguyên do ǵ khác? Khủng hoảng niềm tin về mọi thứ, kể cả niềm tin vào chính ḿnh…chăng?

Rồi đột nhiên hôm nay tôi lại ngồi vào máy bắt đầu gơ, gơ chưa có chủ đề nhưng cảm thấy có nhu cầu gơ! Một vài “biến cố” dồn dập đánh động tâm khảm tôi, kéo tôi ra khỏi trạng thái ù ĺ, dật-dờ-mê-muội (léthargique) nhất thời …
*
-Anh Lộc hả? Biết ai gọi anh không?

-Nghe giọng quen quen, nhưng sao hơi đớt đớt vậy?

-Quâng đây. Nguyễn Viết Quâng-Collège de Vĩnh Long…

-Hồ Trường An! Trời ơi! Sao bặt tăm hơn chục năm vậy? Lặn kỹ dữ!

-Anh ơi! Tôi bị tai biến mạch năo…

-Trời đất! Hồi nào? Sao chẳng ai cho tôi hay hết vậy?

-Cách đây chừng sáu tháng. Tôi từ San Jose về nhà, đột nhiên ngă quị. May mà trở tay kịp, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nếu không…

-Bây giờ t́nh trạng bạn sao rồi?

-Tôi c̣n ngồi xe lăn nhưng có thể chống gậy đi chút đỉnh. Sắp tới tôi sẽ trở lại Trung Tâm Tái Thích Ứng (Centre de Réadaptation) luyện tập thêm đi đứng và “học lại” cách sử dụng máy điện toán, tạo cơ hội cho trí óc làm việc để trí nhớ được văn hồi lần lần. Nhân tiện “tập lại” cách phát âm cho đỡ đớt đát…

-Bạn sẽ tiếp tục sáng tác?

-Phải. Anh biết không, tai nạn xảy ra khiến tôi quên tuốt luốt một số lớn sáng tác dở dang và bây giờ không cách chi tôi khôi phục chúng được nữa. Dù t́nh trạng sức khỏe chưa mấy khả quan, tôi cảm thấy cầm viết trở lại vẫn c̣n là nhu cầu cấp thiết đối với tôi…

HTA tiếp tục kể những gian truân, khốn đốn trong thời gian nằm điều trị. Bernard, “chồng” của bạn tôi bỏ phế mọi công việc ở thư viện, ngày đêm túc trực bên “vợ”, lo lắng đến độ bị stress, gây rối loạn đường tiêu hóa, phải nằm bệnh viện mấy tháng trời. Cả hai “vợ chồng” nằm liệt giường cùng lúc! Nghe bạn tâm sự, tôi động tâm đến thốn tim. Và mọi định kiến tiêu cực của tôi lâu nay về những người đồng tính luyến ái bỗng nhiên tan biến hết. Chưa chắc những cặp vợ chồng “hétéro” thường được coi như “b́nh thường” đối xử với nhau trọn t́nh trọn nghĩa hơn đôi bạn “homo” Bernard-An, thường bị dán nhăn “bất thường” nầy…

HTA là bạn cùng lớp với em tôi, Lê Tấn Kiệt (Kiệt Tấn). Cả hai đều định cư tại Pháp, KT ở Bagnolet, ngoại ô Paris, HTA, Troyes. Tuy là bạn thân từ thuở c̣n học trung học, những lúc sau nầy hai đứa ít khi liên lạc với nhau, nếu không muốn nói là mất hẳn mọi giao tiếp.

Tôi trên chúng hai lớp. HTA đương nhiên coi tôi như người anh. Và lúc c̣n chung trường HTA rất quí mến tôi. Sau nầy cũng thế. Nhắc về thuở ấy, có lần HTA viết:
Anh lại có số đào hoa . Hồi học ở Cao Tiểu Vĩnh Long, biết bao nữ sinh lắm phen thổn thức con tim và say mê anh.(…) Anh (…) hát giọng chánh bằng một giọng trầm ấm và vang lộng.(…) Tôi mê giọng hát của anh Lê Tấn Lộc có một, nhưng tôi mê cái kiến thức triết học của anh tới mười. Tôi nghĩ anh có một tâm hồn nghệ sĩ, một đầu óc phóng khoáng, một kẻ chống lề lối cứng ngắc, chống những giáo điều khắc nghiệt khô khan, một anticonformiste(…)
Vào năm 1958, tôi có viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mô tả một anh chàng đồng tính luyến ái mới vào tuổi hoa niên. Tôi có nhờ anh Lộc góp ư kiến, nhứt là ở chót đưa anh chàng sống lại cuộc đời b́nh thường như bao nhiêu đàn ông dị tính luyến ái khác. Anh Lộc sẵn sàng nhuận sắc dùm tôi trên mười chương, nhưng ở chương chót, ảnh lắc đầu (…)Tuy nói vậy, nhưng anh Lộc vẫn giúp tôi sửa chương chót. Quyển sách hoàn thành.
(…) Về sau, tôi được biết, khi c̣n ở trại cải tạo, anh Lê Tấn Lộc sáng tác nhạc.(…) Anh viết bút kư, phóng sự rất hay, óc quan sát tinh nhuệ. Anh c̣n viết truyện ngắn, giọng văn dí dỏm, ngay cả những cảnh khổ mà văn anh như những tia nắng reo cười
”.

Nghĩ cũng lạ, HTA và tôi cũng khá nặng t́nh nghĩa. Vậy mà lại ít khi gặp được nhau, ngoại trừ lúc c̣n chung trường ở Vĩnh Long và lúc bạn tôi qua Mỹ Tho tiếp tục học tŕnh ở trường Nguyễn Đ́nh Chiểu, cùng trọ một nơi với KT. Lúc bấy giờ tôi đă lên trường Jean-Jacques Rousseau (Sàig̣n) nhưng vẫn lái Vespa xuống thăm hai đứa.

Măi 14 năm sau, tôi mới gặp lại HTA tại B́nh Dương. Lúc bấy giờ HTA là Chuẩn úy Nguyễn Viết Quâng và tôi đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Trung học Trịnh Hoài Đức. Chỉ gặp một lần duy nhứt trong một phiên họp tại Tiểu khu B́nh Dương, năm 1970. Rồi bặt tăm nhau luôn…

Cho tới năm 1989, qua Paris tôi lại lỡ mất cơ hội họp mặt với HTA v́ đêm ấy KT và tôi “quá chén lạc hoan” ngă ngựa dọc đường, không đến được điểm hẹn! Rồi 9 năm sau, HTA lại lỗi hẹn sang Canada ra mắt sách, trong khi các bạn đồng môn và tôi chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ rất chu đáo. Lư do: HTA bị bọn bất lương xô té bị thương, cướp giựt xách tay, giấy tờ tùy thân, gồm passeport, vé máy bay; dĩ nhiên tiền bạc cũng mất trọn!

Sau đó, biết bao lần sang Paris mà không lần nào tôi có dịp giáp mặt bạn tôi. Để rồi…giờ đây được bạn tôi báo tin suưt vong mạng v́ đứt gân máu! Tôi cũng đành tự an ủi là HTA vẫn may mắn chưa dứt nợ trần. Hy vọng hai đứa c̣n có cơ hội tay bắt mặt mừng nhau trước khi vĩnh viễn xuôi tay! Nhưng xem ra cũng rất vất vả. Chẳng những HTA đi đứng khó khăn mà khả năng đi đây đi đó của tôi giờ đây cũng rất hạn chế bởi đă bức khá xa tuổi “thất thập cổ lai hi”. Tôi nghĩ rằng bạn văn cũng như thân hữu khắp nơi, không ai có thể phủ nhận nhiệt tâm đóng góp công sức cho nền văn học hải ngoại, cũng như sự tận t́nh khuyến khích các “mầm non văn nghệ” hăng say viết lách của HTA.

Ước mong bạn tôi sớm b́nh phục, tiếp nối sự nghiệp văn chương của ḿnh vốn đă rất phong phú và thành đạt từ lâu. Một người bạn lâu rồi không gặp, tái xuất hiện không báo trước, suưt chút đă hóa ra người thiên cổ!..

***

-Quâng có biết Huỳnh Quang Nhựt mất rồi chưa?

-Trời Phật! Mất hồi nào vậy anh? Mà tại sao chết?

-Cũng chút năm rồi. Bệnh suy đường hô hấp (emphysème pulmonaire). Lâu nay Nhựt thường trăn trối với KT và tôi rằng tuy luôn cười giỡn với anh em, Nhựt vẫn có thể ra đi bất cứ lúc nào. Đi đâu Nhựt cũng mang theo một lô thuốc men và ôm kè kè b́nh dưỡng khí! Tôi gặp Nhựt lần cuối tại San Jose, năm 2005. Tội nghiệp, tuy t́nh cảnh khó khăn vậy mà Nhựt cũng ráng lái xe, có vợ theo kèm -dĩ nhiên!- từ Sacramento xuống gặp Nguyễn Đồng Danh -Danh “trại gà”- và tôi. Quâng biết đó, tụi nầy năm đứa Thứ-Danh-Lộc-Nhựt-Kiệt xưa kia hỗn danh “ngũ hổ” đại náo vũ trường và …t́nh trường! Bây giờ một con đă ĺa bầy, mấy con c̣n lại cũng đă ít nhiều sứt càng gẫy gọng: Cánh tay Thứ xưa kia từng vung gươm thiêng, “giương cung bắn ra bốn phương trời để nói lên ư chí tang bồng hồ thỉ” -như bạn đă viết- tại vũ đ́nh Trường Vơ Bị Quốc Gia, nay đă gần như tê cứng v́ thấp khớp, hậu quả của mười mấy năm ngồi tù CS. Nhưng tinh thần và lập trường quốc gia của Thứ luôn vững chắc, minh bạch, càng lúc càng bền vững, càng lúc càng rơ rệt, dứt khoát với CS. Danh, thoát chết trong gang tấc sau một cơn đau tim đột biến, giờ cũng ngất ngư con tàu đi nhưng chẳng bao giờ thèm chơi tṛ tâng bốc, xu nịnh các quan kách mệnh an nam ta “kiếm chút cháo”, rất thịnh hành trong đám việt kiều kéo nhau về VN “vô tư” ăn chơi phè phỡn. Kiệt th́ Quâng đă quá rơ, vào ra bệnh viện tâm lư đều chi. Tôi th́, như Quâng biết, tưởng đă đi chuyến tàu suốt sau cơn giải phẫu tim cách đây hơn 14 năm…

Nói tới HTA, KT mà không nhắc Huỳnh Quang Nhựt là một thiếu sót đáng kể. Bởi lẽ bộ ba nầy thuở c̣n mài đủng quần trên băng ghế học đường đă nổi máu…văn nghệ! Hăy nghe HTA kể về người bạn vừa nằm xuống:
Hồi học ở Cao Tiểu Vĩnh Long, nó học trên tôi một lớp. Khi học Triết ở Sàig̣n (và sau đó ở Yersin-Đà Lạt), nó làm thơ rất nhiều, tṛm trèm 200 bài. Nó lấy bút hiệu là Nguyễn Triết Vũ. Triết là môn Triết nó đeo đuổi. Vũ là cô vũ nữ. Thuở đó, Nhựt say mê một cô vũ nữ nên thơ nó có hồn lắm. Càng lớn nó càng đẹp trai giống giống Tony Curtis. Thơ của nó được tôi và Kiệt Tấn đọc hoài hoài. Sau đó Nhựt học Dược Khoa với tôi. Nó được tốt nghiệp, lao vào ngành doanh thương, giàu sụ. Tôi học tới năm thứ hai th́ trượt vỏ chuối, phải đi lính với số lương tiền lính tính liền”.

Thố tử hồ bi, nói chi tới một trong năm con hổ quị ngă! Có điều Nhựt vĩnh viễn ra đi mà măi nửa năm sau t́nh cờ chúng tôi mới được biết. Khi sống trên đất tạm dung, “cá tḥi ḷi” -hỗn danh của Nhựt, v́ Nhựt bị bướu cổ, mắt lồi- thường mai danh ẩn tích. Có lẽ v́ thế tang quyến mặc nhiên muốn bạn bè thân thương coi như bạn tôi “âm thầm qua đời, tội ác c̣n vương mang” chăng?

Khung trời thơ mộng xứ anh đào Đà Lạt đầy ắp kỷ niệm khó quên giữa Nhựt, Kiệt, Thứ, Trinh, HNBiên, Lưu, tôi…với Tú-nữ-bá-tước-chân-trần, nửa thế kỷ về trước, giờ đây măi măi vắng bóng hai cánh chim thân thương: Trinh, năm 1961, tức tửi gẫy cánh trong một phi vụ vào độ sức sống đang lên; Nhựt, năm 2008, ấm ức ĺa đời v́ thiếu dưỡng khí cần thiết cho hơi thở trợ lực chuyển máu luân lưu trong cơ thể, hụt hẫng, chao đảo rơi rụng xuống vực sâu đỉnh Lâm Biên…

***

Đă nhắc tới Đà Lạt không thể không nghĩ tới hai khuôn mặt rất “văn(học)nghệ (thuật)” của Viện Đại Học Đà Lạt thời xa xưa, cho tới nay vẫn c̣n đậm nét trong kư ức ngày càng hao gầy của tôi, “chàng” thư sinh năm nào c̣n ngơ ngơ ngáo ngáo rời Sàig̣n lên chốn muôn thuở mù sương, với đồi non thung lủng chập chùng vây quanh thành phố, với rừng thông ŕ rào, với suối reo róc rách, với thác đổ cuồng nộ không ngưng nghỉ: Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Xuân Hoàng!

Hai mươi chín năm trước, ra trại tù “cải tạo”, tôi gặp lại Biên và Hoàng tại toà soạn báo Tin Sáng, nơi trú-ẩn-giả-dạng-qua-ải của một số lớn đồng-nghiệp-mất(nghề)-dạy(học) của tôi, để tránh bị tống đi “kinh tế mới”. Hai đứa bạn xưa ráo riết “ vận động” cho một tay có “lư lịch xấu” như tôi được chen chân vào tổ “thầy c̣” (sửa lỗi bản vỗ). Tại đây, tôi giáp mặt chủ bút Hồ Ngọc Nhuận: Năm 1961, Nhuận cùng trung đội sinh viên khóa 14 SQTB Thủ Đức với tôi. Thuở ấy, hai chúng tôi cùng chung một giường hai tầng, thường tâm sự; chẳng có dấu hiệu nào cho tôi thấy HNN “thân cộng”. Trước đây tôi vẫn nghĩ Nhuận công giáo v́ ở trong Phong trào Thanh-Sinh-Công (JEC). Cho nên khi Nhuận cải chính và xác nhận với tôi anh là đảng viên cộng sản từ lâu, chứ không phải mới sau nầy, tôi…sững sờ giây lâu! Rơ ràng các bạn tôi và tôi quá “ngây ngô” về việc cài người của Việt Cộng!

Cũng tại đây tôi chạm mặt khá nhiều đồng nghiệp cũ, nhưng họ “bơ đi”, làm như không hề quen biết. Kể cà nhà-văn-nhớn từng dơng dạc tuyên ngôn: viết là… “thách-thức-thần-linh”, là …“đâm-nổ-mặt-trời” HPA! Cũng dễ hiểu thôi. Sợ vạ lây “liên hệ” với phần tử “phản động”!

Duy có Biên và Hoàng là ngang nhiên tiếp xúc và “giúp đỡ” tôi khi bị “lănh đạo” gọi lên “làm việc”…Cho đến lúc tôi vượt trùng dương t́m đất sống, liên lạc với hai bạn tôi bị gián đoạn một thời gian dài…

Hai lần gặp lại NXHoàng tại Montréal, một lần ở Westminster, trước năm 2000, nhưng không lần nào tôi có dịp gặp riêng Hoàng. Bạn tôi luôn bận rộn và bị vây khổn! Tôi nghĩ Hoàng cũng tiếc tiếc như tôi, v́ thuở c̣n là “đồng nghiệp-đồng-nghề-đồng-ngành”, cùng với Tạ Kư, Tôn Thất Trung Nghĩa (về sau có Kiệt Tấn gia nhập), chúng tôi rất thân thiết. Có lúc tôi nghĩ biết đâu v́ tôi không thuộc loại “đồng-nghiệp-làng-văn-chuyên-nghiệp” mà Hoàng không tiện giao du với tôi như xưa chăng? Có thể tôi nghĩ sai nên chưa vội kết luận nhân t́nh thế thái là…chuyện dài nhân dân tự vệ!
Cho đến lúc, nhân một bài viết về vài kỷ niệm vui buồn liên quan đến tiểu thuyết mới, do HNBiên -vừa từ VN sang định cư ở tiểu bang Utah- đánh máy giúp rồi chuyển cho NXH đăng trên Văn, tôi mới có dịp liên lạc trở lại với Hoàng. Lần đó Hoàng nói úp úp mở mở với tôi rằng HNBiên đau nặng mà không muốn cho bạn bè biết. Tôi điện thoại viễn liên cho Biên nhưng Biên cũng không muốn cho tôi biết bịnh trạng. Cũng lạ! Ngày xưa cùng trọ ở đường Phan Đ́nh Phùng Đà Lạt, hai đứa thân thích như ruột thịt và chẳng có điều ǵ giấu nhau. Hay bạn tôi cũng ở trong t́nh trạng “không tiện giao du” với tôi, như NXH? Có thể tôi lại nghĩ sai nữa...

Rốt cuộc rồi tôi cũng biết được cả hai đứa bạn cùng ḷ Đại Học Sư Phạm đều có vấn đề sức khỏe khá trầm trọng, nhân dịp tôi sang San Jose năm 2005 thăm Danh “trại gà”, cũng vừa thoát hiểm sau cơn heart attack! Lần đó tôi không gặp Hoàng, đang lu bu “tẩn liệm” tờ Mercury News. T́nh cờ, hết sức t́nh cờ, tôi gặp Biên nhờ bạn Nguyễn Đồng -cũng ḷ ĐHSP- cho số phone. Biên rời Utah mà tôi chẳng hề hay biết. Cả Hoàng cũng không rơ…

Biên lái V.U.S. đến đón tôi tới nhà riêng, dọc đường ghé hiệu bán bánh ḿ Pháp mua croissant au beurre, confiture, bánh ḿ baguette v.v…của Tây chính cống. Bạn tôi vẫn không thay đổi goût ưa điểm tâm “à la française” như thuở hay ghé La Pagode, đường Tự Do. Cũng có thể Biên nghĩ thằng bạn “parigo” xa xưa của ḿnh muốn nhớ lại thời hai đứa chia tay ở Đà Lạt, tôi đi “Tây” bỏ Biên ở lại một ḿnh trên gác trọ Phan Đ́nh Phùng đầp ắp kỷ niệm buồn vui đều có nhau, cùng chia sẻ...Hoài niệm về “la comtesse-aux- pieds-nus” chỉ một đêm duy nhất ghé qua gác trọ cùng tôi nghe nhạc thính pḥng, trong lúc Biên đi xem nữ danh cầm Supitra tŕnh tấu piano, vẫn c̣n sống động trong tâm tư hai thằng giờ đây đă hom hem, lụ khụ nhưng chưa đến độ nghễnh ngăng!

Khó khăn lắm tôi mới nh́n ra HNB dưới lớp áo “cư sĩ” đạo Phật, râu cḥm lất phất trông rất…“thiền sư”! Bạn tôi vẫn giữ nguyên vẹn sở thích ăn mặc khác thường thiên hạ…Thiếu chút tôi đă khoanh tay cúi đầu … “Bạch Thầy”!

Cách trang hoàng, bày biện nội thất của Biên gợi nhớ cách trang trí căn gác Phan Đ́nh Phùng-Đà Lạt, 1959. Rất điệu nghệ, tinh túy! Cái mới lạ với tôi là giàn computers quá chuyên nghiệp trong pḥng làm việc. Tôi nghĩ, trừ giờ ăn uống, tắm giặt, nghỉ ngơi, Biên ít khi rời giàn máy, tay luôn di động trên bàn phiếm. Dám ăn ngủ tại chỗ lắm! Biên chủ trương nhà xuất bản Tŕnh Bày từ thuở c̣n ở VN và Web Tiền Vệ hiện nay, nên hầu như không lúc nào rỗi rảnh.

Vài năm trước Biên bị tai biến mạch năo, rất may chỉ một phía trên mặt bị tê cứng, nhưng mặt mũi không bị “xiêu vẹo”! Lúc bấy giờ Biên phụ trách một tờ báo cho Đại học ở Utah. Sau “tai nạn”, Biên buồn t́nh dời nhà qua San Jose.

Câu chuyện trao đổi giữa hai thằng vẫn đậm t́nh như xưa. Nhưng hai đứa cố gắng né tránh các vấn đề liên quan tới chính trị và văn học. Cho khỏi sanh giặc! Về điểm nầy, tôi cũng e ngại như đă e ngại với NXH (và sau nầy với cả KT, em tôi): Tôi tự cảm thấy ḿnh không thuộc giới cầm bút chuyên nghiệp, không muốn các bạn ḿnh “lúng túng” trong giao tiếp với thế giới làng văn …v́ ḿnh!

Thế mà cũng không tránh khỏi buồn ḷng nhau. Một vài lần chuyển tiếp bài vở của thân hữu cho Biên “coi chơi” (những bài vạch trần những chuyện quá lố ở quê nhà và trong hàng ngũ Việt kiều “bưng bô” cho cán bộ CS), bạn tôi “lưu ư” tôi nên ngưng gửi. Từ đó, chẳng những tôi ngưng gửi mà ngưng liên lạc luôn, tránh cho bạn tôi khó xử trí! Nhưng cho dù ai có nói xa gần ǵ về HNB th́…tôi khẳng định bạn tôi không thể nào là…cộng sản. Cho dù trước đây Biên thường hay đeo ảnh Che Guevara trước ngực, tôi vẫn cứ xem đó cũng chỉ là một h́nh thức lập dị, thách thức, chọc đời cho vui vậy thôi! Ngay từ lúc c̣n là sinh viên ĐHSP, Biên đă để lộ phong cách “khác thường” như thế rồi!

Với NXH cũng thế. Ngoài lănh vực văn chương, Hoàng c̣n là một giáo sư triết có tầm vóc. Chắc chắn không thể là loại giáo sư “chết” lư như các “đấng”chuyên-viên-mị-dân Lư Chánh Trung và “ngài” cực kỳ đểu cáng Nguyễn Trọng Văn. Và cũng chẳng xỏ lá ba que như đám đồ tể Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân luôn trịch thượng chối leo lẻo đă tàn sát đồng bào hôm Tết Mậu Thân! Cho dù ít nhiều có liên hệ với gia đ́nh “kách mạng”, tôi tin NXH không thể là loại lợi dụng thời cơ, theo đóm ăn tàn, trở mặt hại bạn để vinh thân ph́ gia…Hoàng cũng chẳng thể là “đặc công nằm vùng” như một số người ác ư chụp mũ.

Mấy lúc sau nầy, tôi vô cùng xót xa đọc điện thư của NXH: Toàn những lời trối trăn, chán chường. Tôi gạn hỏi nguyên do, Hoàng chỉ vơn vẹn cho biết “NXH chỉ c̣n chờ ra đi thôi!”. Cho tới nay, tôi chỉ được KT cho biết lờ mờ là Hoàng mổ mắt gặp problème về thị giác…Chẳng lẽ NXH bô trai, cường tráng (viril) trước đây -như Casanova tái sinh- giờ đă trở thành Lục Vân Tiên hay Moshe Dayan? Tai hại bạc triệu!..

Mới đây, đọc những gịng chữ nầy, tôi càng chua xót, nhưng cùng lúc, rất nghịch lư, tôi cảm thấy vui vui v́ nghĩ là bạn tôi chưa thể ĺa đời…
“Nhưng người làm tôi‘shock’ khi gặp lại là nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng của tạp chí Văn ở San Jose. Anh vẫn duyên dáng nhưng tôi không nhận ra anh v́ mái tóc anh bạc trắng, trắng như tuyết. Khi nhà văn Mai Thảo c̣n sinh thời, ông vẫn gọi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là Don Juan của Việt Nam. Don Juan nay đầu tóc bạc phơ, rất siêu thoát. Anh cho biết bị ngă ở Pháp, gẫy bốn cái ba sườn v́ đêm trước nhậu múc mùa lệ thủy với nhà văn Kiệt Tấn, hôm sau đang đứng trong tiệm sách th́ ngă cái rầm”. (Hoàng Dược Thảo, Tân Văn, số 23, tháng 6/2009).

“Cảm xúc c̣n, đam mê c̣n là sức sống c̣n vươn lên”, tôi đă viết như vậy trong một lần toan tính…tự tử trong trại tù cải tạo. Với NXH, tôi muốn nhắn gửi: C̣n uống được rượu, c̣n thích thú uống, uống c̣n thấy “đă”, cho dù có ngă ngựa gẫy vài cái ba sườn (chuyện nhỏ!) cũng vẫn c̣n có thể ngồi dậy, đứng lên cười khanh khách: Anh chưa chết đâu em!

****

Cũng trong chuyến thăm thú bạn bè nầy, tôi dọ hỏi khắp nơi để t́m gặp Nguyễn Đ́nh Toàn mà tôi rất nôn nóng muốn choàng ôm sau 30 năm mất dấu. V́ tôi nghe rất nhiều chuyện về bạn tôi nhiều lần vào tù ra khám CS cùng với Duy Trác, bạn đồng tù, đồng nhà giam với tôi tại trại cải tạo Hàm Tân Z30D …

Ngày 2 tháng 5/1975, Toàn và nhà văn “đâm nổ mặt trời” ghé “vấn an” tôi, sau khi bị “kách mệnh” trục xuất khỏi nhà ḿnh trong Làng Báo Chí, do VNCH cấp. Lúc bấy giờ tôi cười mỉa, “chêm” hai nhà văn nhớn:
-Mới đây, khi Sàig̣n chưa lọt vào tay VC, hai bạn theo đoàn biểu t́nh do Hồ Ngọc Nhuận xách động xuống đường làm kư giả xách bị chống gậy đi ăn mày. Bây giờ th́, nhờ kách mệnh “rải fóng” hai bạn mới thực sự “tṛn mộng ước”, dắt díu nhau chống gậy xách bị ngửa tay kêu xin ông đi qua bà đi lại…

Thế nhưng, vượt thoát địa ngục sang được miền đất tự do, tuy đau ḷng nghe tin Toàn bị CS bắt đi bắt lại, hành hạ, khủng bố chí cốt, ḷng tôi nhẹ nhỏm nhận thấy bạn tôi sớm thức tỉnh trong khi anh bạn kiên-tŕ-thách-thức-thần-linh kia th́…chưa thấy có dấu hiệu nào rơ nét cho tôi được an ḷng đôi chút “người” đă thấm đ̣n “ma giáo” mập mờ đánh lận con đen của nhóm tự nhận là thành phần thứ ba -danh từ b́nh dân gọi là thành phần “chàng hảng”, cho tới nay vẫn chưa chịu nhận ra ḿnh chỉ…“ăn ké” theo MTGPMN cầm c… chó đái cho CSBVthôi!

Gặp nhau nơi quán cà phê trong khu Sàig̣n Nhỏ, tôi nhận thấy, không như Hoàng và Biên, dáng dấp bên ngoài của Toàn và người phối ngẫu không thay đổi nhiều. Tôi hơi bỡ ngỡ cảm thấy sự vồn vă của tôi h́nh như khiến bạn tôi không được thoải mái lắm. Và tự thấy ḿnh vô duyên.
Có lẽ -tôi lại suy diễn- bạn tôi “không tiện” giao du với người bạn cũ không có sau lưng “quá tŕnh tranh đấu” hay “sự nghiệp văn chương” như ḿnh chăng? Một lần nữa, tôi lại nghĩ rằng biết đâu tôi chẳng nghĩ sai…

***

Bạn bè cũ ở Sàig̣n ngày xưa nay chẳng c̣n bao nhiêu, trên xứ người cũng như nơi quê nhà. Tôi tự nhủ phải cố gắng nén cơn buồn ḷng để ǵn giữ tối đa t́nh bạn. Nhưng…sức người có hạn, tôi chưa phải là thánh, bụi hồng trần vẫn c̣n vương mang. Mấy lần định sang Saint-Paul (Minnesota) thăm vợ chồng anh bạn nhạc sĩ thời danh họ C. -bạn thân với cố nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương và cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền- vốn có mối thâm giao từ lâu với KT và tôi, trước 1975. Nhưng tôi chùn chân v́… nghe đâu bạn tôi có lần muốn hạ cờ vàng ba sọc đỏ, thượng cờ đỏ sao vàng để rước phường hát-chèo-hát-chống-hát-cổ-hát-họng ǵ ǵ đó từ Hà Nội sang, bị các hội đoàn kịch liệt phản đối! Giao dịch với nhà thơ nhớn chuyên viên ś-lát/ś-lát/ś lát, chặt câu thơ ra từng khúc/từng khúc/từng khúc, cũng được đi, dù trước đây bạn tôi coi tay nầy không ra ǵ, không đáng kể (quantités négligeables). Đằng nầy…

Ngoài ra, nghe đâu anh bạn nhạc sĩ của tôi c̣n hết lời ca tụng “bại” tướng “chạy” râu mép Nguyễn-Cao-Kỳ-Nhông và sẵn sàng suy tôn “người” làm lănh tụ anh minh! (Cụ “chơi” thế nầy th́ nhà cháu c̣n mong chi hoài cảm được chút hương xưa của thu vàng!). Đó là chưa kể chàng nhạc sĩ nhà ta nổi tiếng cực kỳ khó tính. Không khéo tôi dám mang đầu máu ra về lắm! Tội vạ ǵ! Đành chịu thua, bỏ số de thôi!
Chợt nhớ lời một bạn hiền: Chớ buồn phiền thiên hạ thay đổi. Ḿnh cũng đổi thay mà. Tất cả đều Vô Thường! Thôi th́…
Cũng đành thôi cũng đă đành!

Nghĩ cho cùng, c̣n gặp lại được bạn cũ đă là quá may mắn và…ít nhiều cũng đă mát dạ lắm rồi. Vẫn hơn phải chạm mặt hằng ngày, ngoài ư muốn, với đám điếu đóm cán bộ Cổng(tư)Sản của thiên hạ! Thế nhưng, thật bất ngờ, một vài mối sơ giao (hay thâm giao mà tôi lạc mất hoài niệm, cũng chẳng thể nhớ hết) bỗng nhiên đem đến cho tôi nhiều ủi an ở tuổi già thất thế nơi xứ người… “Ấm ḷng chiến sĩ” xiết bao!

Ngày tôi ra tù cải tạo…từng người t́nh bỏ ta đi như những gịng sông nhỏ…Những người t́nh mà tôi yên chí lớn, cả tin vào lời rên rỉ thê thiết là thiếu tôi họ sẽ…chết liền!!!

Đột nhiên, một buổi sáng đẹp trời, người bạn xa xưa chỉ một lần đối mặt nửa thế kỷ về trước t́nh cờ “t́m ra” được người bạn sinh viên năm xưa mà ḿnh đă có duyên hội ngộ chớp nhoáng trong đêm thanh vắng, cùng lặng im nghe nhạc cổ điển Tây phương trên gác trọ Phan Đ́nh Phùng (Đà Lạt), tuyệt nhiên không có mục ngày đó có em đi nhẹ (hay đi nặng) vào đời chi hết. Người sinh viên sau đó âm thầm ra đi biền biệt suốt…50 năm!
Nhưng rồi câu chuyện trên điện thoại viễn liên đă nối lại nhịp cầu tri âm giữa hai người bạn sơ giao, nay trở thành thâm giao. Thú thật, lúc nghe tiếng bạn cách xa những 3 múi giờ, tôi bàng hoàng ngớ ngẩn giây lâu…Không chờ mà gặp, không hẹn lại đến! Tuổi đời chồng chất xấp xỉ tôi, bạn tôi quả thực quá can đảm vượt 7000 cây số đến tận căn nhà ngoại ô “Thôn Trang Rêu Phong” t́m gặp người-bạn-cố-tri-chỉ-một-lần-gặp! Người t́nh th́…bỏ đi. Người bạn lại… ở lại, chí cốt t́m ta! Không ngạc-nhiên-thích-thú sao?

Hai mươi mốt ngày d́u chân bạn dạo khắp thôn trang, ôn kỷ niệm rất hiếm hoi nhưng khó quên thời sinh viên, chúng tôi bỗng nhiên như trở thành hai thiếu niên tung tăng đùa giỡn, nghịch ngợm chơi tṛ cúp cua trốn học! Chỉ tay về hướng một trũng sâu cỏ cây um tùm, ven sông, tôi ghẹo bạn:

-Nếu ngày trước, thay v́ cùng bạn giam ḿnh trên căn gác, nghiêm trang thưởng thức nhạc thính pḥng, tôi hẹn Nữ-bá-tước-chân-trần ra Hồ Than Thở mà ven bờ có bụi rậm như thế nầy để trốn học (faire l’école buisonnière) th́ chưa chắc giờ nầy ḿnh c̣n là…bạn tốt với nhau đâu!

Bạn tôi cười ngất. Tôi cùng cười theo, tin rằng ḿnh đă nói lên điều thực sự nghĩ ra.
Rồi khách và chủ lững thững quay về căn nhà ngoại ô khuất dạng sau rặng anh đào trổ bông hường đặc gật. H́nh như tôi nghe bạn tôi th́ thầm:
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
T́m hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ…
H́nh hài, dáng dấp chúng tôi dĩ nhiên mang dấu vết tàn phai của thời gian, nhưng h́nh như tâm hồn th́ không. Cổ nhân đă chẳng thừa nhận: Tim bao giờ có vết nhăn (Le coeur n’a point de rides) sao?

***

Tưởng rằng không c̣n ǵ trong giao tiếp của tôi với tha nhân có thể gây ngạc nhiên cho tôi nữa. Nhưng mấy ai học được chữ ngờ: vô số giao tiếp xa xưa ở quê nhà mà tôi chẳng thể nào chờ đợi c̣n nhớ đến “ông đồ già kiêm lính yếu” lưu lạc trên đất khách nữa… Bỗng dưng, không báo trước, một điện thư đáp xuống mail-box của tôi:
Em xin tự giới thiệu là học tṛ của thầy , môn triết tại trường Phục Hưng 73-74 , nhân đi dạo trên web t́m dấu tích trường xưa vô t́nh gặp được trang blog của thầy rất vui v́ nh́n được h́nh ảnh của thầy sau hơn 30 năm .
Nếu được sự đồng ư của thầy, em xin phép được đăng những bài viết trong blog của thầy vào trang web của đại học khoa học Sài G̣n.
(…)Nhờ có 1 kư ức tương đối khá nên những lời nói về Paris của thầy trong trí tưởng tượng của một cậu học sinh trung học em đă được nh́n bằng hiện thực , chỉ tiếc rằng lúc đó rời bỏ tất cả ra đi với 2 bàn tay trắng và phải bắt đầu một cuộc đời không định hướng nên cảm xúc đó không có được lâu . Nên cũng hiểu thầy có nhiều kỷ niệm với Paris .
Em cũng không nghĩ rằng sẽ liên lạc được với thầy , chỉ v́ chiều chủ nhật buồn chui vào google gơ bâng quơ " trường Phục Hưng đường Lê ngô Cát " hy vọng có một ai đó tạo 1 website Phục Hưng , và t́m được blog cuả thầy cùng với h́nh ảnh nên mới mail thử xem .
Em đă đăng bài Lệ đá xanh và sửa lại h́nh cô gái khóc , gửi lại thầy xem cho vui , nhờ bài này chắc sẽ có nhiều người biết Nửa hồn thương đau ra đời như thế nào…
http://www.khoahocsaigon.com/lang-thang-do-day/lang-man-tho-van/van-suu-tam/le-da-xanh -Trần Đức Diên-

Quá may mắn c̣n có người nghĩ đến tôi, dù chẳng thể nào tôi h́nh dung nổi khuôn mặt hay dáng dấp môn sinh Diên trong hàng vạn cựu môn sinh thuở đó của tôi. Bạn bè thâm giao phần lớn phai nhạt ân t́nh, lắm khi c̣n lánh mặt. Thế hệ con em xưa kia, nào tôi dám nghĩ chúng c̣n nhớ tới ḿnh. Thế mà…
Làm sao tránh khỏi bồi hồi, xúc động?

Chưa hết đâu! Lại một ngạc-nhiên-thích-thú nữa rơi vào hộp điện thư ông đồ già: một cựu môn sinh mách tôi vào website trường Trịnh Hoài Đức t́m lối… “Trở Về” chốn cũ B́nh Dương ân sâu nghĩa nặng…do cựu môn sinh Thùy Vương đưa lên mạng. (Bài viết nầy sau đó được bán tuần san Việt Luận chọn đăng, số 2380, ngày thứ sáu 24.7.2009).
Lần nầy th́ tôi nhớ “người xưa”, v́ thời điểm đó tôi phải đương đầu với hiểm nguy xách động gây xáo trộn trong sinh hoạt học đường mà tác giả bài viết vô t́nh hay cố ư ít nhiều liên can tới.

Chuyện xảy ra vào năm 1971, lúc tôi sắp sửa rời trường Trịnh Hoài Đức nhận nhiệm vụ mới. Chúng tôi chuẩn bị một chương tŕnh văn nghệ rất công phu và khá phong phú -mà Thùy Vương là giọng đơn ca chính trong trường ca Lửa Thiêng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- nhằm giới thiệu Trường trên đài Truyền H́nh Sàig̣n. Lúc bấy giờ chỉ có Trường Mạc Đỉnh Chi và Trường Trịnh Hoài Đức được chọn tŕnh diễn trên màn ảnh nhỏ. Và trường tôi được ưu tiên khai pháo.

Ṛng ră đôi ba tháng tập dượt, biết bao công sức… Mọi việc đang diễn tiến suông sẻ th́…đột nhiên có người rỉ tai tôi âm mưu lợi dụng cơ hội nầy để…ra ứng cử dân biểu! Và có một vận động ngầm thuyết phục Thùy Vương…rút lui. Lập tức, tôi cho họp Hiệu Đoàn với đầy đủ các thành viên trong Ban Văn Nghệ và long trọng tuyên bố với các em học sinh, nếu tôi ra tranh cử dân biểu các em có quyền khước từ coi tôi là thầy! Rồi đích thân tôi đến nhà ba má Thùy Vương xin phép cho em tham gia văn nghệ.

Tưởng đă yên. Nào ngờ, chiều hôm trước ngày lên đài Truyền H́nh, em đại diện học sinh, không rơ do ai xúi giục, gần như “hiên ngang” nói thẳng với tôi ngày mai các học sinh không…lên Sàig̣n! Không khí cực kỳ căng thẳng…Tôi không c̣n sự lựa chọn nào khác, ngoài việc xác định lập trường của một ông thầy trách nhiệm Hiệu Trưởng kiêm Hiệu Đoàn Trưởng:

-Các em nghe kỹ đây! Ngày mai, đúng 6 giờ sáng, xe đ̣ do Ban Giám Đốc thuê bao sẽ đậu trước cổng trường. Các em suy nghĩ cho thật chính chắn đi, rồi tùy nghi quyết định lên hay không lên xe. Nhưng, tôi xác quyết với các em: cho dù ngày mai chỉ có một em hay chẳng có em nào lên xe, tôi cũng sẽ cho xe lên đường đúng 8 giờ. Bởi v́ thành công hay thất bại trong chuyến đi nầy liên quan đến danh dự chung của tập thể Trịnh Hoài Đức. Và trách nhiệm nầy nằm trong tay của tất cả chúng ta…

Sáng hôm ấy, Thùy Vương và tất cả thành viên trong Ban Văn Nghệ có mặt đông đủ!
Chuyện xảy ra đă quá lâu, bao nhiêu nước chảy qua cầu…Không ngờ 38 năm sau Thùy Vương c̣n “ray rức” nhắc lại:
Gặp được thầy nơi đây, ḷng chỉ mong nói lên lời tạ-lỗi sau những năm dài ray-rứt trong đời. Dù em vẫn biết, với tâm-hồn dung-dị thanh-thản cùng những trải-nghiệm nghiệt-ngă của đời sống chắc không có chỗ cho thầy nhớ chi đến cái chuyện nhỏ-nhặt, tầm-thường và tẻ-nhạt thế nầy. Có chăng, chắc thầy cũng đă bỏ qua, cũng đă tha-thứ từ lâu… Nhưng riêng em, giây-phút được nói với thầy, với các bạn, là lúc hạnh-phúc thật ḷng… Trong nỗi mong chờ dường như vô-vọng, hun-hút, chơi-vơi; nhiều khi tưởng chừng phôi-phai, mờ-nhạt, nhưng nghe sao nó vẫn loi-nhoi ẩn-tiềm trong kư-ức làm con người khó nỗi an ḷng. Cho nên, chuyến hành-tŕnh nầy với em mang thêm giá-trị ngoạn-mục của một cuộc vượt-thoát, con tim đă được vui lại như thời bé dại...

Thùy Vương nhận định rất chính xác: Làm sao tôi c̣n để tâm oán trách những con em trong một tập thể mà từ lâu tôi đă xem như gia đ́nh thứ hai của tôi!
Nhưng điều khiến tôi rạt rào thương cảm là Thùy Vương đă thấu hiểu tâm trạng của tôi khi cầm bút. Chưa bao giờ tôi nghĩ ḿnh là cây bút chuyên nghiệp, có “triển vọng”, đến độ tất cả điệu bộ hằng ngày như ăn uống, bài tiết, hít thở, đi đứng, nằm ngồi, yêu đương, thù hằn, v.v…nhất nhất đều biểu lộ “ngụy tín” (mauvaise foi) “đóng kịch đạo mạo-esprit de sérieux” ta là nhà văn…nhớn, như anh hầu bàn rất ư “nghiêm chỉnh” đóng vai hầu bàn trong “Hữu thể và Hư vô” của Sartre! Nhân vật trở thành nhân cách!
Người ta đâu dễ đồng-hành trên cùng một vuông chiếu ấy, dù là vuông chiếu của nàng văn-chương. Có chăng, c̣n đứng chân trên đó, chỉ c̣n một nước là "đồng-đấu", "đồng-đá" với nhau thôi, để dành một chỗ đứng, để kiếm một chỗ ngồi, hay để bồi thêm chút lợi-nhuận. Nhưng thầy(…)th́ không, nên(..)đă giă-từ, dứt bỏ, quay đi... Vẫy chào những người đă một thời "đồng..." đủ thứ, chỉ giữ mỗi nàng văn-chương v́ cái nghiệp muôn-thủa của ḿnh thôi”.
Nếu được thêm một độc giả chia sẻ nỗi niềm của tôi -cây bút “tài tử”- như thế nầy th́ thật vinh hạnh cho tôi biết bao!

***

Tôi nhớ có lần một cây bút thân quen đă thố lộ chỉ viết khi trong t́nh trạng mất thăng bằng. Nếu thăng bằng th́ anh không cần viết. Hiện giờ tôi cảm thấy nội tâm không an b́nh. Tuy không hứng khởi lắm, nhưng tôi cảm thấy có nhu cầu gơ trên bàn phiếm. Cho đỡ buồn, cho vui vậy mà!(chữ của Nguyễn Mộng Giác)

Và quả thật, tuy sắp đi tới nơi hết mọi ưu phiền, trải qua cũng lắm gian truân, nếm khá đủ các món ăn chơi trong chuyện-dài-nhân-dân-tự-vệ-thế-thái-nhân-t́nh, tôi vẫn thấy được đời ưu đăi…

Tôi thành thật nghĩ rằng chính tôi phải cảm ơn cựu môn sinh Thùy Vương đă cho tôi sống lại những giây phút khó quên qua bài viết Trở Về. Vào buổi xế chiều của cuộc đời, tôi muốn chia sẻ niềm vui với quí bạn đọc ít nhiều c̣n ǵn giữ, trân quí vùng kỷ niệm xanh thời nền giáo dục nước ta c̣n tôn vinh những giá trị nhân bản, khai phóng, tự do…

Trước 1975, Trường Trịnh Hoài Đức nằm trong “vùng xôi đậu”. Sau 1975, “xôi” ngă theo chính sách bao tử trị, tràn đồng trấn áp “đậu”. Nhưng dần dần có dấu hiệu, tuy khiêm nhường nhưng rất khích lệ, cho thấy hạt “đậu” nhân bản, vốn được ấp ủ từ lâu trong truyền thống tôn sư trọng đạo, đă bắt đầu chuyển ḿnh dưới lớp “xôi” (thịt) dầy cộm phủ che bấy lâu, nẫy mầm triển nở, sanh sôi …

Xin cho tôi kết thúc bài viết bằng những ḍng chữ chan chứa T́nh Người dưới đây để tạ ơn đời đă cho tôi niềm hân hoan sâu đậm trước khi vẫy tay giă từ cơi mộng:

Thưa thầy,
Đọc tâm-t́nh tha-thiết của thầy về những giá-trị t́nh-cảm và tinh-thần trong cuộc sống, em không khỏi hổ-thẹn và chạnh ḷng... Cái giá-trị hôm nay lại có từ những phút lỗi-lầm ngày xa-xưa. Chính cái phút lầm-lỗi ấy đă mang thầy tṛ ḿnh gặp nhau và gần nhau thế nầy sao? Em cảm thấy lạ-lùng v́ cái cơ-duyên kỳ- cục đó.
Đúng là cuộc sống muôn trùng. Trong cái phúc vẫn ngầm có họa, th́ ngược lại, trong họa vẫn ngầm có phúc đó phải chăng?
Đời trôi qua bao nghịch-cảnh, có khi thật trớ-trêu mà ḿnh không lư-giải nổi. Bây giờ em nghe ḷng đầy ấp niềm an-ủi vỗ-về, vượt quá những ǵ hằng mong đợi. Chỉ biết cảm ơn, cảm ơn tấm ḷng bao-la rộng mở, thầy đă dành cho những đứa học tṛ trở về sau bao năm xa cách, tấm ḷng của người cha đón đứa con trở về sau những ngày tháng hoang đàng. Em hạnh-phúc được ngồi vào bàn tiệc của cha, với áo mới, quần mới, niềm vui mới...
học tṛ cũ,
Vương


Thôn trang Rêu-Phong, mùa hè 2009
Lê Tấn Lộc

 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại