NHÂM NHI BẦU BẠN

 Bởi tuổi già chậm chạp mà xe cộ th́ rào rào, tôi với ông bạn Hai Huế tới sau cùng buổi trà đàm sáng hôm nay nơi tụ nghĩa đường nhà ông bà Tư Mập. Chưa bước vào cửa đă nghe lơ lớ giọng miền Trung, hai chúng tôi, ai cũng nhận ra đó là anh Ba Quảng đang ầu ơ ví dầu: “Thời gian hay mang lại nhiều buồn vui. Khi từ giả tưởng đâu không gặp nữa. Nào ngờ đâu anh cuối gió đường mây mà vẫn có gặp đây”. Đồng cảm làm sao, cụ Hai Huế nhà ta cũng hứng t́nh vói theo: “Cạn một ly ghi kỷ niệm đêm nay. Xin cạn nốt niềm thương yêu nỗi nhớ. Rồi ngày mai xa cách chốn trời mây, ta nhớ phút gặp đây”. Trời! Sao các cha nầy chọc tới tim gan tôi thuở trời đất xa lắc xa lơ năm 1968 ở Quảng ngăi quá dzậy cà. Hồi đó sau những ngày Việt cộng tấn công Tết Mậu thân, quán cơm bà Hai Triêm bên kia đường Phan bội Châu, kế căn nhà năm thằng sĩ quan đực rựa chúng tôi thuê lượm thượm như tổ quỉ, cứ cho Thanh Tuyền tỉ tê cả ngày, suốt tháng, quanh năm. Bài ca, tôi không biết tựa là ǵ nhưng dù muốn hay không cũng thuộc ḷng đến bây giờ đâu có quên được mà liên tưởng một thời chiến tranh chết chóc, tang thương khắp thị xă Cẩm thành, các quận Tư nghĩa, Mộ đức, Đức phổ, B́nh sơn..., máu trên sông Trà khúc dật dờ ra biển cả!. Bài ca b́nh dân, b́nh dị, tôi ít nghe ai hát ở đâu, không phổ thông lắm sao hai ông lính già nầy đồng ca ngọt sớt, nghẹn ngào. Tôi nghe như hư không lăng đăng tiếng súng dập d́u, trùng trùng đồng vọng từ cơi âm u xa xăm đâu đó đi về. Có phải chiến tranh mang oan khiên trời cao dồn xuống quá quắc mảnh đất nghèo nàn lắm tai ương miền Trung của anh Hai Huế người Quảng trị và anh Ba Quảng người Quảng ngăi mà hai anh đă nhớ không quên lời bài ca mà hát tội cho quê hương ḿnh, mà hát thương cho quê hương ḿnh?

Anh Ba Quảng tính t́nh nóng nảy. Lúc đầu ổng ngoậy ngọa đâu có chịu cái tên Ba Quảng với Bốn Quảng mà mấy ông bạn “Đồng thị thiên nhai lưu lạc nhân, tưong giao hà tất tằng tương thức” đặt cho nhưng, riết rồi cũng phải nhận, nhận rồi lại đâm ra thích, đâm ra khoái mà vỗ ngực “Ba Quảng là tôi đây”. Ảnh mang tính người con núi Ấn, sông Trà nói thẳng, nói liền, thật tính, giàu t́nh cảm, con thứ ba trong gia đ́nh có bốn trai không gái ở thôn Vạn tượng, sống đạm bạc nghề “nhủi” Don và vặt vảnh sông biển, học trường Trung học Trần quốc Tuấn Quảng ngăi rồi Trung học Phan chu Trinh Đà nẳng, nói giọng cứng cứng Đà nẳng hơn nhăo nhăo Quảng ngăi, chắc tại sống quá lâu cái xứ sông Hàn và ngọn Sơn chà, làm “Đại đội trưởng Công binh muôn năm” ở Cầu ghép gần Nam ô nhiều năm, vợ là một nữ sinh mỹ miều trường Trung học Sao mai khu Nại hiên Tây? “Chiến công tù 6 năm 6 tháng 6 ngày với Cách Mạng”, ảnh thường hề hề nói vậy, đi “học tập cải tạo” đâu hơn một năm, vợ theo “nón cối”, giận đời không thèm đi thêm một bước nào nữa, qua đây với hai đứa con trai và một đứa con gái, bây giờ cộng thêm bảy đứa cháu nội, cháu ngoại nữa.

Anh Hai Huế, tên chúng tôi thường gọi thay tên anh Hai, lớn tuổi nhất trong đám, gốc người làng Triệu tài, Triệu phong, Quảng trị. “Nơi có gịng sông xanh Vĩnh định mát rười rượi nối liền hai quận Triệu phong và Hải lăng lại với nhau, cho tôi tắm những trưa Hè miền Trung nóng cháy da. Nơi có trường Trung học Công lập Nguyễn Hoàng cho tôi học năm học đầu tiên niên khóa 1953-1954 với biết bao nhiêu kỷ niệm lớn lên tuổi học tṛ”. Vào Nam, ảnh học đến năm thứ hai Toán Đại cương và Vật lư Mathématiques Générales et Physiques, gọi tắt là MGP ở Đại học Khoa học Sài g̣n trên đường Cộng ḥa. Thật mà nói, chứng chỉ MGP khô khan, khó nuốt, học sinh chúng tôi “ngán” lắm. Ổng có khiếu thi, thi đâu đậu đó: đậu Hải quân, Điện Phú thọ, Quốc gia Hành chánh, Biên tập viên Cảnh sát... Bỏ hết, ảnh vào Học viện Cảnh sát Quốc gia học khóa I Biên tập viên năm 1966, lên Thiếu tá làm Chánh sở Cảnh sát Đặc biệt coi gần cả ngàn mạng lính, tù “học tập cải tạo” hơn mười lăm năm ṛng, cầm “Giấy ra trại” về nhà “đạp xích lô, tàn mạt, bữa no bữa đói”. Đối với chúng tôi, giọng nói Quảng trị và Huế khó mà phân biệt được cho nên, chúng tôi cứ gọi ảnh là anh Hai Huế cho có vẻ sông Hương núi Ngự một chút nên thơ. Vợ ảnh người Truồi, có bà con xa lắc xa lơ với Chủ tịch Nhà nước “Diệt cộng” Lê đức Anh và Trung tá Biệt động quân Lê văn Đàn, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia quận Tư, Sài g̣n. “Người có vẻ trí thức nhất trong nhóm bằng hữu “Lục Cốc Đào Tiên” của chúng ta”, anh em bảo nhau như vậy. Chúng tôi ngồi chưa nóng đít và chưa có một ngụm “Trà móc câu Bắc thái ngon lắm” anh Tư Mập mới vừa quảng cáo th́ vợ ảnh, chị Tư Mập đă mau miệng:

- Hôm qua ở đâu ổng đem về một đùi nai, bảo tôi sáng nay phá lệ, cho mấy ảnh lai rai. Mọi thứ đă xong, mời các anh nhâm nhi cho vui. Có dỡ cũng đừng chê nghen. Tôi không quen làm món nhậu.

Anh Tư Mập người cùng làng Tri thủy, Thanh hải, Ninh thuận với cựu Tổng thống Nguyễn văn Thiệu. Ông Thiệu nh́n ngọn núi Cà đú khô cằn và chùa Linh sơn hẩm hiu, heo hút mà làm tới Tổng tư lệnh Quân đội. Anh Tư Mập ham chăn trâu học đánh lộn như Đinh bộ lĩnh may lắm được học Trung học Duy Tân ở Phan rang và Vơ Tánh ở Nha trang. Vợ là con nhà giàu “hầm hộ”, nữ sinh Trung học Tiến đức Phan thiết có tiếng “đẹp hết hồn”. Ảnh có thời làm Supervisor cho hảng thầu RMK-BRJ của Mỹ ở Nha trang, động viên đi khóa 20 Thủ đức, Đại úy Đại đội trưởng Đại đội Công binh Chiến đấu, qua đây Ho.9 với vợ và một gái duy nhứt “cưng như trứng mỏng”, chịu ăn Hamburger Mỹ và “tao đă quá “đừ” rồi, bây giờ chỉ c̣n ngồi chơi xơi nước thôi” để mập thù lù mà dính cứng ngắt cái tên cúng cơm Tư Mập làm người vợ cũng bị liên can có cái tên chỉ không thích chút nào là Chị Tư Mập mặc dù chỉ cũng mảnh khảnh dễ coi chứ có mập thù lù ǵ đâu!

Bên cạnh anh Tư Mập, một người nhỏ thó, linh hoạt và cái đầu lúc nào cũng chải “tém đít vịt” láng cón, “mặc quần xệ đ́, áo mi ca rô” và cái miệng luôn luôn nở nụ cười mĩm chi là chú Mười Út. Chú Mười Út cùng gia đ́nh theo chân khoảng 860 ngàn người bỏ Bắc vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954 lúc khoảng năm, sáu tuổi ǵ đó. Chú được giữ nguyên tên “ba hồn chin vía” cha mẹ đặt cho, chúng tôi không thay đổi hay thêm thắt ǵ. Chú nhỏ nhất trong đám sáu người. Nói nhỏ chứ cũng trên sáu mươi cộng thêm vài tuổi nữa rồi. Chú là con trai út trong gia đ́nh chài lưới có tám trai hai gái, quê Yên bái bên nay gịng sông Hồng bên kia là xă Việt hồng, huyện Trấn Yên đi qua bằng phà bến Âu lâu, sống ở Liên khương Đà lạt, học trường Trung học Trần hưng Đạo, vợ không phải nữ sinh áo tím Bùi thị Xuân mà nữ sinh jupe xanh áo trắng Couvent des Oiseaux, học Chính trị Kinh doanh rồi vô Đại học Chiến tranh Chính trị nằm cùng trên ngọn đồi Lanbiang, Trung úy Chi khu Đức lập, tỉnh Quảng đức, năm năm tù “cải tạo” trên đất ngày xưa ḿnh sinh ra vào sâu trong Cốc, Hang dơi của Liên trại I, đoàn 776. Nh́n vợ chồng anh Tư Mập, chú nhanh nhẹn đứng dậy, huơ tay, nhoẻn miệng cười tươi, oang oang:

- Trời ơi! Ở cái xứ sở nầy, bợ một con nai, một con đỏ, dù đă bị cán chết rồi từ hồi nào cũng dễ bị c̣ng tay như thường. Anh Tư Mập có bị ǵ không? Nói ǵ th́ nói, chị Tư à, ông bà ta thường bảo “trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn”. Uống nước trà khiến người ta sảng khoái nhưng uống rượu th́ làm người ta tối tăm. Chị dám cho anh em tôi bỏ trà qua rượu à? Chị Tư Mập quây lại cười xă giao rồi nhanh chân vào bếp đang có mùi chiêng, xào ǵ trỏng.

Quây lại phía chúng tôi, chú Mười Út nghêng ngang diễn thuyết như một tay chính trị nhà nghề, một nhà hùng biện tài năng đang hô hào, vận động một cách chuyên nghiệp cho một chiến dịch, một phong trào, một học thuyết, ...mới thấy chú ta “có tài ăn nói hết sức”

- Kính các anh bề trên, Âu Dương Tu đời Tống bên Tàu nói một câu thật là chí lư: “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ bán cú đa”. Rượu gặp tri kỷ uống ngàn chén cũng c̣n ít. Lời nói không hợp nhau th́ nửa câu cũng là nhiều. Người Tây cũng có câu “Un jour sans vin est comme un jour sans soleil”. Một ngày không có rượu y chang một ngày không có ánh mặt trời. Chúng ta dư biết, kẻ uống rượu bên Tàu nhiều chuyện lắm. Chỉ có cái ly uống rượu thôi mà có hàng chục cái tên gọi khác nhau: tước, giác, cô, chi, hồ, bôi, giả, tôn, dữu, di, quang, lôi, bẫu... làm bằng vỏ bầu, vỏ ốc, thân tre, nứa, sừng gia súc, gốm sứ, sành, thủy tinh, sắt, đồng, nhôm mà cũng có thể là những nguyên vật liệu xa xí như, vàng, bạc, ngọc, ngà, pha lê, đá quư. C̣n uống rượu th́, uống với ai? Uống lúc nào? Uống ở đâu? Rượu nào uống với chén nào? Pha chế, nóng lạnh làm sao? Tên rượu nghe nổ to thiệt là to: Mao đài tửu, Thiệu hưng tửu, Phần tử, Trúc diệp tửu, Hoa đài tửu...cả Ngũ gia b́, Mai quế lộ mà các cụ ta ngày xưa dễ bị sáng say chiều xĩn nữa. Mỗi loại rượu, họ đều thêm thắc, thêu dệt, bày vẻ lư lịch cho phần xôm tụ, mê ly. Nào Hoa điều tử là Nữ nh́ Hồng tửu là rượu của người mẹ làm ra mất biết mấy công sức ủ, chôn, “dú” dưới đất từ khi con gái nhà ḿnh mới đầy tháng, để dành lâu đến ngày nó đi lấy chồng mà làm quà hồi môn hay để đăi khách.

Ngừng lại hớp một ngụm trà nóng hổi cho trơn tru cuống họng, chú nh́n quanh quẩn như ḍ xem phản ứng cử tọa chúng tôi năm người, rồi tiếp:

- Xin các anh đừng cho tôi “nói tầm bậy trúng tầm bạ”. Bên Việt nam ta, chén tạc chén thù làm đậm đà bọn mày râu kết t́nh tứ hải huynh đê. Chén rượu tôi mời các anh là chén tạc. Chén rượu các anh mời lại tôi là chén thù. Nếu có mời nhau th́, người vai vế nhỏ, tuổi tác nhỏ, khi cụng ly phải không được đụng ly và miệng ly phải thấp hơn miệng ly của người lớn hơn ḿnh, để tỏ ḷng kính trọng, không trèo cao. Các anh cũng biết, rượu ở Việt nam lúc sau nầy được nấu bằng nhiều loại bắp, khoai ḿ, đậu, bo bo, bả mía, khóm, dâu…nhưng ngon nhất, chính xác nhất vẫn nấu rượu bằng gạo hay nếp truyền thống. Rượu có tiếng ngon là rượu làng Vân ở Bắc ninh, rượu Kim long ở Hải lăng, Quảng trị, rượu Bàu đá ở B́nh định, rượu G̣ đen ở Long a, rượu Bà điểm ở Hốc môn... Cũng đă quá dài, quá nhiều, tôi xin nhường lại quư bậc đàn anh, đâu dám lỗ măng mà múa ŕu qua mắt thợ mang tiếng dài, dai, dỡ.

Chú Mười Út cầm ly trà anh Hai Huế đưa cho, từ từ nhắp từng hớp, khà nhè nhẹ, thoải mái ngồi xuống, cười tươi như hoa hồng thắm. Chú Mười Út, “Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy, độ dăm ba chén đă say nhè”, giỏi ăn nói nhưng dỡ ẹt bia với rượu. Chưa thấy chú ta cạn tới ba chai bia hoặc được hai “consummation” mà mấy ông bạn đánh chén chúng ta thường nói nôm na là "công xôm ma xông”. Có ai thấy chú say bao giờ? Bên kia, anh Bảy Chà, người Sóc trăng, gốc gác chắc có dính dáng máu mủ với Chế Mân, Chế Cũ, da đen như Chà và, chạy đâu cái tên Bảy Chà, tính t́nh bộc trực, thủy chung, xuề x̣a, vă lă.

Anh Bảy Chà sinh trong gia đ́nh 9 anh chị em, đến bây giờ vẫn c̣n sống nhăn răng. Ông cụ ngày xưa áp phe cách nào với Tây mà nay làm quan ở Việt nam, mai làm quan ở Cao mên, rất giàu tiền lại ruộng đồng c̣ bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi ở Bạc liêu. Ảnh học Y ở Sàig̣n, bị trưng tập vào trường Quân y, ra Trung úy năm 1971, Đại úy thời 30 tháng 4 năm 75, ở tù trại An Dưỡng Biên ḥa chỉ hơn 3 năm đủ để đi Mỹ, vợ hai gịng máu Ấn với Tàu học trường Marie Curie, làm Bác sĩ cho Việt cộng hơn ba năm trong Bệnh viện Sùng Chính ở cái gọi là Thành phố Hồ chí Minh, vượt biên mấy lần trớt quớt, “ngồi buồn găi háng, dái lăn tăn” mà chữi thề tùm lum. Ảnh đứng dậy một tay trong túi quần, một tay cầm ly trà đầy c̣n bốc hơi nóng, nh́n tôi chúm chím lên tiếng, giọng ng̣ng ngọng như người Srôk Kléang xưa hay người Khmer-Krom bây giờ:

- Nói có sách mách có chứng, tôi đề nghị anh Năm Lào Cai, chúng ḿnh vừa nhấm nháp mồi, vừa nhâm nhi bia, rượu nói chuyện ṿng vo Tam quốc, chắc thú vị lắm phải không các ông già Ba tri? Tất cả, tôi nghe “ừ” một tiếng và nói: “phải rồi, hay lắm, đúng vậy”.

Nghĩ là ḿnh cũng phải tự giới thiệu ḿnh một chút như đă nói về người ta rồi. Là người con thứ năm, út trong gia đ́nh không có gái, tôi sống trọn lỏn giữa sóng biển Thái b́nh dương và con sông ngoằn nghoèo Cà ty ngày hai lần nước lên và nước xuống trong vạn Khánh long cũng là làng Đức long, Phan thiết, học Trung học Phan bội Châu ở đó và Chu văn An ở Chợ lớn, năm thứ hai Luật khoa và Văn khoa Sài g̣n, Đại úy Phụ tá Đặc biệt Bộ Chỉ huy Cảnh Sát Quốc gia tỉnh Quảng đức, tù Việt cộng 6 năm ngoài Bắc, ba năm trong Nam, mất vợ trước để lại ba con, lấy vợ sau có thêm hai đứa gần ba mươi năm qua, tất cả bảy người qua Mỹ hết theo Ho.14. Bởi có thời gian dài hơn hết những năm “học tập cải tạo” ở Lào cai nên được quư ông bạn già cho một cái tên nghe phát ghét “Năm Lào Cai”. Nghe ông Bảy Chà đề nghị như vậy, tôi cũng không thắc mắc ǵ v́ tôi được mấy ổng “nịnh đầm” khen “nhiều hiểu biết chuyện tào lào trên trời, dưới đất, đông, tây, kim, cổ” mà không thể từ chối. Tôi nhờ anh Hai Huế ngồi kế bên b́nh trà chị Tư Mập mới chế, nói: “Anh Hai Huế, cho một ly trà nóng uống thắm giọng cái đă rồi hạ hồi phân giải”. Ly trà sóng sánh màu vàng nhạt, tôi nhè nhẹ đưa vào môi từ từ hớp một ngụm mà nghe vị chát chát, ng̣n ngọt lần hồi thẩm thấu vào các tế bào môi, miệng, họng... “Trà móc câu Bắc thái” ngon có ngon nhưng không “đả” bằng “Trà móc câu Thái nguyên”. “Trà móc câu Thái nguyên mà ông anh chú bác người Huế của tôi đă “đăi khách” nhân tôi từ Mỹ về Việt nam sau gần hai mươi năm. Hèn ǵ, ngày 21 tháng 4 năm 2011, hai chú cháu tôi ra ngả Bảy Sài g̣n, trên đường Lư Thái tổ, bên kia đường Ngô gia Tự mà ngày xưa gọi là Minh Mạng, các tiệm trà đều đồng thanh một giá “Trà móc câu Bắc thái hai trăm ngàn đồng. Trà móc câu Thái nguyên bốn trăm ngàn đồng”. Đâu vào đó, sửa lại bộ vó cho ngay ngắn, đề huề, tôi “mấy lời phi lộ” rào trước đón sau rồi từ từ mà “xổ”:

- Được. Biết tới đâu tôi nói tới đó, tránh khen chê nghen. Ngày xưa uống rượu chỉ bậc mày râu. Nữ nhi nếu có th́ cũng họa hoằn. Ai không nghe: “nam vô tửu như kỳ vô phong”. Người xưa cũng đắn đo lắm chớ, từng nói “tửu năng ích nhân, diệc năng tổn nhân” có nghĩa là rượu có thể lợi cho người mà cũng có thể hại cho người. Nhưng người ta cũng ca tụng thú thơ rượu tiêu giao, khuây khỏa, giải sầu. Xin miễn bàn đến cái lợi cái hại của việc uống rượu nhé, Tôi xin nói chỉ chuyện ”trà dư tửu hậu” dính dáng chút văn chương, không chày cối kiểu “Vua Ngô băm sáu tàng vàng, chết xuống âm phủ có mang được ǵ? Chúa Chổm đánh chén li b́, chết xuống âm phủ kém ǵ vua Ngô?” Cụ Nguyễn Khuyến với nỗi buồn mất bạn Dương Khuê: “Rượu ngon không có bạn hiền, không mua không phải không tiền không mua”, “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, chén quỳnh tương ăm ắp bầu Xuân”. Hàn Mặc Tử thất t́nh người yêu Mộng Cầm: “Đêm nay lại giống đêm nào, nhắp xong chung rượu buồn vào tận gan. Say thôi lại muốn nàng nâng đỡ, nhưng nàng xa từ thuở vu qui”. Tản Đà đau người con gái họ Đỗ phố hàng Bồ, Hà nội: “Say sưa nghĩ cũng hư đời. Hư thời hư vậy, say thời cứ say. Đất say, đất cũng lăn quay.Trời say, trời cũng đỏ gay ai cười?” Vũ hoàng Chương không cưới được người yêu bé nhỏ Trần Tố-Uyên: “Gặp gỡ chừng như chuyện Liêu trai. Ra đi chẳng hứa một ngày mai. Em ơi, lửa tắt b́nh khô rượu. Đời vắng em rồi, say với ai?” Đến như Phạm Thái, tác giả Chiến tụng Tây hồ phú và Sơ kính tân trang cũng vật vờ theo bóng quế hồn ma Trương Quỳnh-Như: “Một năm mười hai tháng. Một tháng ba mươi ngày. Hũ lớn cạn, hũ bé cạn. Hay!” Cao bá Quát giận người, chán đời, ngao ngán: “Thôi công đâu chuốc lấy sự đời. Tiêu khiển một vài chung lếu láo. Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu. Trầm tư bách kế, bất như nhàn”. Cụ Nguyễn công Trứ làm đến chức Binh bộ Thượng thư: “Dục phá thành sầu tu dụng tửu. Túy tự túy đáo, sầu tự sầu”, muốn phá thành sầu cần dùng rượu. Rượu làm say mềm mà sầu cứ vẫn sầu. Nhà thơ trẻ Nguyễn Bắc-Sơn nổi tiếng với “Chiến tranh Việt nam và Tôi”, thường trộn thơ vào rượu đem ra chiến trường đánh giặc: “Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu. Đi hành quân, rượu đế vẫn mang theo”, “Mùa nầy gió núi mưa bưng, trong ḷng thiếu rượu, anh hùng nhát gan”...Ngay trong ca dao, tục ngữ, chúng ta thấy: “Ở đời chẳng biết sợ ai. Sợ thằng say rượu nói dai cả ngày”, “ Rượu tăm, thịt chó nướng vàng. Mời đi đánh chén, cách làng cũng đi”. “Rượu men tẩn mẩn tê mê. Mảng theo con đĩ bỏ bê việc nhà”, “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa? Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè?”...Nảy giờ nói chuyện xưa, chuyện nay của người ta…có bao nhiêu, dài bao lâu cũng không hết, không đủ đâu. Tôi xin các anh, hăy nói về ḿnh có một lần với rượu. Làm ǵ trong chúng ta dẫu bây giờ có anh đă bỏ uống hay uống ít đi nhưng, trước đây tôi dám nói, ông nào cũng “giang hồ quen thói vẫy vùng, gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” thua ai đâu, phải không, dẫu rằng nghĩ lại, đó cũng là hơn nửa đời hư hỏng, bê tha. Ai lên tiếng trước nè?

Nói xong, tôi từ từ ngồi xuống nghỉ xả hơi, nh́n anh Tư Mập dềnh dàng cái bụng, ưỡn ẹo thân h́nh trên cái ghế bành như thể mỏi ḿnh mỏi mảy mà cựa quậy cho đỡ nhức nhối cái thân già mập mạp, nặng nề. Chưa ai trả lời th́, chị Tư Mập hai tay bưng hai dĩa bàng nai xào lăng và nai giả ḅ xào lá lốt, vừa đặt lên cái bàn rộng thênh thang, bề bộn những giấy tờ quăng cáo vô tích sự, đầy ắp những ấm, b́nh, ly, tách, bánh, kẹo, trái cây…vừa la lên:

- Cái ông chồng tôi thiệt là…ông chồng “liệt sĩ”. Không biết làm sao 11 năm trong tù Việt cộng từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam mà c̣n vác xác về được!? Ở tù ra, cứ “tao vào đời khi đúng 20,15 năm lính, 11 năm tù Vẹm, “quản chế” tới, “quản chế” lui năm năm”, mỗi năm tao thêm 1 tuổi, “bây giờ tao đă, bây giờ... bảy mươi”.

Anh Tư Mập xuội lơ, nặng nề xê cái ghế, đứng dậy dọn dẹp qua loa, kéo chú Mười út đi theo, cà rịch cà tang đến tủ lạnh sát bên, mở cửa ra, hỏi:
Anh em ai uống ǵ nào? Nhà tôi có bia nặng, bia nhẹ, chai, lon đủ thứ và ngay cả rượu mạnh cũng nhiều lắm. Tôi biết anh Ba Quảng th́ lúc nào cũng Corona và anh Hai Huế lúc nào cũng “cho tôi chai Heineken”. Phải vậy không, tôi đem đến cho? C̣n anh Năm Lào Cai và anh Bảy Chà?
Đang vui lắm và h́nh như có chút ǵ khoe khoang, anh Bảy Chà huyên thuyên nói về đứa con trai cưng ch́u của ḿnh tuần sau ra Nha sĩ mà ảnh thường huê mỹ: “hổ phụ sanh hổ tử”, cha Bác sĩ, con Nha sĩ th́ đời mới đúng là “con ông không giống lông th́ cũng giống cánh” chớ”. Nghe anh Tư Mập hỏi, dù có chút ǵ làm cụt hứng đi nhưng vốn là người chân chất, mau mắn, ảnh nói ngay:

- Chú Mười Út, tôi thấy có chai Martell XO Cognac ở trổng. Chú cho tôi một ly uống cho đả, bù thời Hoàng liên sơn, Yên bái, Vĩnh phú…gần bảy năm trời bị “Diệt cộng” giam cầm, hành hạ, bỏ đói và luôn thể hôm nay mừng thằng con sắp ra Nha sĩ, sẽ nhổ răng, trồng răng, khám răng miễn phí và làm nở mặt nở mày cho tôi với má nó.

Thấy anh Bảy Chà sa đà “hôm nay mừng thằng con sắp ra Nha sĩ, sẽ nhổ răng, trồng răng, khám răng miễn phí và làm nở mặt nở mày cho tôi với má nó” mà tôi phát mệt. Nhớ mới hai hôm trước đây chớ lâu ǵ đâu trong bữa giỗ vợ ở nhà anh bạn, ba ông có ba “đứa con học giỏi vô cùng tận” kháu nhau liền miệng đến nổi không c̣n chỗ hở để ḿnh chun vô lời nói cho vui. Ông nầy rằng: “Con Liên, út nhà tôi mới ra Bác sĩ tuần vừa qua là đi làm liền, lương cả trăm ngàn chớ giỡn sao”. Ông kia khoe: “Thằng Minh của tôi cũng học hay biết mấy, tháng tới là ra Dược sĩ và CVS đă thuê rồi”. Ông nọ th́: “đứa nhỏ của tôi đẻ khi ở tù về, quả là tài. Sách luật dày cộm quyển nầy tới quyển kia nó đều thuộc. Khoảng vài tháng nữa là ra Trạng sư và nghe rằng, sẽ làm việc trong văn pḥng ông Biện lư của Jackson County nầy”. C̣n ḿnh, đâu có đứa con nào là “đứa con học giỏi vô cùng tận” như của ba anh em bạn đó, chỉ biềt ngồi im thin thít mà phá mồi mà lâu lâu ực một ngụm beer cho đỡ tủi. Nh́n về phía chú Mười Út và anh Tư Mập, tôi nói:

- Xin cho chai Budweiser Select

Anh Tư Mập nhẫm tính: “anh Năm Lào cai Budweiser Select Mỹ, anh Ba Quảng Corona Mễ, anh Hai Huế Heineken Ḥa lan, anh Bảy Chà Martell XO Congac Pháp”. Nh́n chú Mười Út bên cạnh, ảnh hỏi: “c̣n chú, chú chơi thứ ǵ?” Chú Mười Út tḥ tay lấy chai Michelob vừa bước thụt lùi vừa nói: “em th́ chơi “cây nhà lá vườn”, xin chai Michelob light sản xuất tại thành phố St. Louis, tiểu bang Missouri của ḿnh thôi”. Anh Tư Mập ngoái lại sau lưng, dè chừng c̣n ai chưa có. “Vậy là đủ cả rồi và tôi th́ nhất định Heineken là “hẫu xực lớ”, ảnh vừa cười vừa nói cũng vừa lấy chai Heineken ra, nặng nề về chỗ ngồi rồi “mời anh em dzô, dzô”. Anh Tư Mập vừa gắp miếng thịt nai cuốn lá lốt đưa vào miệng vừa mắt liếc vợ nịnh đầm vừa trộn trạo giọng lai Nha trang, nói:

- Thời c̣n rất nhỏ tí teo, tôi thấy mấy cha lớn uống rượu thường đánh lộn, gây lộn, chửi lộn…với xóm làng, vợ con, bạn bè hoài. Xóm tôi thời 1950 có ông Ách Hoàng uống rượu quá trời, tướng tá bợm trợn lắm, là một người Huế, bà con trong xóm cũng thường gọi là Mệ Hoàng, ăn trầu hết sẩy. Sau nầy tôi mới hiểu ra, Ách là Adjudant, lon Chuẩn úy của Pháp và Mệ là tiếng gọi thân một ông nào đó trong Hoàng tộc nhà Nguyễn. Mệ Hoàng là Bửu Hoàng vai vế chú bác của vua Bảo Đại cứ nghênh ngang: “rót rượu mời Mệ coi”, “đưa Mệ miếng trầu coi”, “lấy Mệ ly nước coi”, “dắt Mệ cái ghế coi”…oai lắm. Người ta sợ Mệ. Người ta sợ ông Ách. Mệ say, Mệ chửi bất kể, Mệ cầm cây cane phạng bất kể. Ông Ách say ông Ách rút súng lục ra, vừa bắn tùm lum vừa hát “Frère Jacques, frère Jacques. Dormez vous?. Dormez vous. Sonnez le matin, sonnez le matin din din don, din din don”. Người ta hết hồn. Người ta trốn chạy trối chết. Rồi Pháp về nước mang lon Ách của ông Ách Hoàng đi. Rồi Ngô đ́nh Diệm cướp ngôi Bảo Đại, vứt “Mệ” của Mệ Hoàng vào quá khứ. Ông Ách Hoàng, Mệ Hoàng hết quyền, đói rượu, nghèo tiền lang thang, bệnh, chết tuổi mới 40. Người ta nói tưởng như chơi rằng, “sợ ĩa trong quần”, “sợ són đái”. Tôi không thấy như giỡn chơi chút nào. Ông Ách của Pháp hay Mệ của Bảo Đại đă làm tôi ít nhất sợ ĩa trong quần một lần và sợ són đái th́ nhiều không nhớ hết!. Kỷ niệm rượu của tôi đó mang theo hết một đời và cho tôi một bài học nói theo giọng nhà Nho: “cận mặc giả hắc, cận đăng tắc minh”, gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng nên, sắp sửa thất thập cổ lai hi rồi, mà chưa bao giờ dám say một lần.

Bên kia, anh Bảy Chà nhúc nhích như muốn nói. Anh Ba Quảng tỏ ư khuyến khích. Anh Bảy Chà cầm cốc đầy rượu Martell XO Cognac đổ vào ly lớn hơn có sẳn vài cục nước đá ở trỏng rồi vặn nắp chai Perrier nhè nhè, chúc nước vào ly rượu. Ngày xưa th́ ổng uống “sec” chứ đâu pha với chế lủng ca lủng củng như thế nầy. Nâng ly rượu lên, ảnh nói:

- Xin mời các anh. Cụng. Hồi đó th́ chịu chơi, say chết đêm nay, dzô dzô, trăm phần trăm, không say không về. Bây giờ ai cũng đă “lục nguyệt, thất nhật, bát thời” rồi, th́ hồn ai nấy giữ theo kiểu ép bất khả từ…từ từ tôi uống. “Lục nguyệt” là tuổi sáu mươi, sống chết tính từng tháng. “Thất nhật” là tuổi bảy mươi. sống chết tính từng ngày. “Bát thời” là tuổi tám mươi, sống chết tính từng giờ. Hồi làm bệnh viện Quân dân y Gia nghĩa tỉnh Quảng đức với Bác sĩ Phong, Trung úy Phụ th́ nhậu chết bỏ. Một lần túy lúy ở tiệm Ánh hồng đến đả đời, Thiếu tá Phi hết biết, lấy súng Colt 45 xin hụt Đại úy Đỗ thành Đảnh cái gị làm kỷ niệm, rồi tự dắt ḿnh vế âm phủ thăm Diêm vương lăng nhách. Ở đây có Đại úy Trương bạc Suổl uống bia là hộc máu mà uống Coke, Pepsi mấy cũng không ngán ai. Anh ta người Sóc trăng, Bạc liêu ǵ đó đang là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia quận Đức lập. Nhớ một lần ở tiệm Tàu đất, tôi nhanh miệng hưởng ứng: “anh tới đâu, tôi tới đó”, mà bị anh ta phạt. Nghĩ tức mà nghĩ cũng hay hay, lạ lạ, tôi đành ch́u theo lư luận: đâu th́ vô giới hạn mà đó th́ có giới hạn, phải nói là “anh tới đâu, tôi tới đâu” mới được, mới đúng. Các anh cũng dư biết, nghĩ với nghĩa trong bàn rượu thường kỳ cục, buồn cười, phạt tầm bậy trúng tấm bạ mà, đành lănh phạt 1 chai bia lớn, uống chết cha cái bụng, khỏi tiếng không chịu chơi. Cũng chịu chơi, không chịu chơi, một đứa cháu tôi bị xe “poids lourd” cán dẹp xác; Hai người bạn tôi, một già bị vợ con bỏ, sống nhâm nhi cuộc đời “cu ki” trên căn gác xếp; Một trẻ trắng tay, không nhà, không tiền, rầy đây mai đó kiếp Bohémienne. Hồi đó, bia đ̣i cho được “Bièrre 33 Export”, nếu có lớn phải trái khóm, trái thơm mới chịu, dù dây houbon hay trái khóm, trái thơm có đầu con cọp vàng cũng là một và cũng do hăng BGI làm ra mà thôi. Lúc lon thấp th́ whisky Jim Beam, Black & White, Crown Royal, Canadian Club hay Gin Gordon, Rhum đă quá sang. Khi lon cao th́ phải Martell, Courvoisier, Hennessy, Armagnac, Napoleon, Cordon Bleu… sương mù, cổ lùn mới điệu. Uống th́ phải cùng nhau lăn đùng ra say mới chịu, không có ông nào là “ông tỉnh bơ”, nếu có th́ bị sỉ vả nho chùm: “nhăn khan nhân tận túy, hà nhẫn độc vi tỉnh”, nghĩa là mắt nh́n người ta say túy lúy, đành ḷng nào một ḿnh ḿnh c̣n tỉnh bơ để rủ nhau từ chết tới bị thương, từ bị thương tới chết. Nhớ năm 1964 cùng bốn thằng bạn Chu Văn An ăn khao đậu Tú tài ll tại nhà. Năm thằng nhóc trưởng giả học làm sang, bao tử chưa từng chiến đấu ma men, dám đương cự 2 chai Johnnie Walker băng chéo đỏ 750ml, nồng độ 40 của dân Scotch bên Anh. Các cậu đă ộc hết ra cho mấy đàn cá cảnh “hưởng sái” đả đời rồi rủ nhau xuống chơi Âm phủ, bị các cụ Nội, cụ Ngoại, cụ Ba, cụ Má rủ nhau chữi không biết đâu mà đỡ. Mấy chục năm một đời nhậu rượu, nói sao là đủ. Xin để chú Mười Út, anh Hai Huế, anh Năm Lào Cai hay anh Ba Quảng tiếp đi, tôi xin một ngụm đă và cũng xin chấm dứt luôn.

Chú Mười Út nhanh miệng: “Thôi, anh Cả lên tiếng đi chớ, yêm yểm làm hiền sĩ lâu quá vậy cà”. Chú vừa nói vừa nh́n qua anh Hai Huế như thôi thúc, nhắc nhở. Anh Hai Huế vốn điếm đạm, chừng mực, khôn khéo của người miền Trung “nghèo lắm ai ơi” dơ cao hai tay, nở nụ cười hưởng ứng:

- Th́ có sao đâu. Tôi nhớ năm 1965, đùng một cái gặp lại những thằng bạn vô cùng thân, học trường Trung học Nguyễn Hoàng ngoài Quảng trị hồi nào: thằng Sơn lùn xủn có biệt danh Sơn Thổ hành tôn. Thằng Minh đào hoa chết tên “Minh Sở khanh”. Thằng Hóa học thói triết gia, khoái tên Hóa Socrates. Bấy giờ tôi đang học năm thứ hai MGP, Minh Sở khanh năm đầu Đốc sự Hành chánh, Sơn Thổ hành tôn và Hóa Socrates đă Thiếu úy, cùng đơn vị Tiểu khu B́nh thuận. Hồi đó chúng tôi nhất trí mỗi người một ư nhưng có một điều, chúng tôi mỗi người một lư nhất trí một ư: rượu. Mới 7 giờ sáng, bốn đứa rủ xuống Bà điểm uống ba xị đế. Rượu trắng Bà điểm trong vắt, nổi tiếng ngon, ngọt, nồng, nhiều bọt, ít mệt, lâu say… Mười tám Thôn vườn trầu tức là “Thập bát Phù lưu viên” hay nói cho gọn “Thập bát Phù viên” nầy, c̣n vang trong thiên hạ Sài g̣n cái tên ngựa đua, gà đá: “hai mươi hai hạt xa gần, tiếng ngựa Bà điểm ai b́ đặng đâu” và “tiếng đồn gà đá chưn trơn, thời gà Bà điểm lắm cơm, ăn tiền”. Tại nhà người bạn cùng trường Quốc gia Hành chánh của Minh Sở khanh, chúng tôi nhập tiệc với sự tham gia của cụ chủ nhà làm chủ xị. Trong bàn tiệc, một b́nh rượu tăm chính gốc con nai vàng Bà điểm, ê hề món nhậu cá ruộng, lương mương, rắn rừng , ếch hồ, chuột đồng…chấp cho ai phá mồi cũng không hết và đặc biệt chỉ có một cái ly không chưn thay nhau chuyền rượu mà uống. Ai chậm một chút là mang tiếng “Việt cộng đắp mô” ngay. Ai quên để ly xuống một cái là can tội để “tàu ch́m” liền. Đến 2 giờ chiều, ông chủ nhà mặc kệ tụi con cháu, ngủ ngon lành trên bàn rượu mà ngáy. Cái ly không chưn mà cũng biết chạy đi đâu mất rồi, để lại mồi nguội tanh. Năm thằng ngả nghiêng nửa hồn thương đau. Về đến Ngả tư Bảy hiền, Honda của Hóa Socrates quẹt cùi chỏ một cô gái đi ngược chiều. Mặc cô gái la ơi ới, triết gia cứ tự nhiên như người Sài g̣n, hét to: “Ai biểu. Thấy thằng say mà không tránh”. H́nh như bốn chúng tôi bị ảnh hưởng câu nói của thầy Minh dạy Pháp văn khi xưa trong lớp học năm Đệ ngũ: “pour ne pas mourir idiot”, để khỏi mang tiếng chết làm kẻ ngu dốt không biết ǵ nên lại nhổ neo về Nhà bè. Thằng Sơn Rhadé và tôi có hai con bồ hờ đang bán Bar ở dưới, mặc sức mà hút Pall Mall, Marlboro, Dunhill, Camel, Lucky, Winston…Salem hay x́ gà cán ngậm Hav-a-Tampa các loại Jewels Sweet hộp đỏ, Jewels Black Gold hộp đen… mặc sức mà hút cho bể phổi, cũng mặc sức mà uống bia lon, bia chai Budweiser, Miller, Beck’s, Busch, Coors, Bud, Michelob Larger, Hamm’s…hay rượu whisky Anh, Mỹ, Gia nă đại: Seven Crown, Crown Royal, Black & White, Johnnie walker, Forty Creek, Canadian Heritage, Jack Daniel, Jim Beam. Rhum, Gin...cho say chết đêm nay và cũng mặc sức đùa dai nhiều người đẹp ơng ănh ơng ẹo lời tâm sự bâng quơ…đến hơn nửa đêm ngất ngư con tàu đi mới chịu về. Bước vào bờ trên tấm ván mỏng mảnh dập dềnh, Minh Sở Khanh bắt chước Lư Bạch tơm xuống biển ṃ trăng, không bắt được trăng mà gởi cặp kiếng cận cho Hà bá làm kỷ niệm, chịu làm kẻ đui mắt, điên đầu. Mấy cô gái bán bar, cả bà chủ “mari sến” đứng vỗ tay cười. Dzọt. Được chừng một cây số, hai tay lái Honda Dame biểu diễn màn say rượu, càn 2 ṿng kẽm gai concertina giăng giữa đường. Hai xe ngă. Bốn thằng té. B́nh yên. Mai, hai thằng lính cô hồn về đơn vị, chưa ra trận đă bị thương tích tay chưn máu me. May mà không bị chết thúi ́nh để phải năn nỉ mấy sếp hợp thức hóa tử trận một cách anh hùng nơi trận tiền để được ăn lương c̣n được vinh thăng Trung úy và phủ lá quốc kỳ...Hôm sau, tôi vào giảng đường Đại học Khoa học và Minh Sở khanh vào giảng đường Quốc gia Hành chánh cứ cái nón đội trên đầu. Thầy hỏi, nói đại “đầu hớt bị hư”. Thật là “say sưa nghĩ cũng hư đời”. Phần tôi nói về đầu đời hư của ḿnh như vậy coi như qua. Bây giờ ai đây, anh Ba Quảng, Chú Mười Út, hay anh Năm Lào Cai?

Thấy năy giờ anh Ba Quảng chưa nhúc nhích ǵ cả, tôi đề nghị “anh Ba Quảng lên tiếng một chút lấy hên coi, chần chờ ai nữa đây?” Vuốt hàm râu mép dài dính một ít bọt bia Corona, anh Ba Quảng đằng hắng lấy giọng rồi lên tiếng:

- Từ từ, không người ta nói “Quảng nam hay căi, Quảng ngăi hay lo” th́ tội t́nh lắm. Là người Quảng ngăi, tôi may mắn lắm mới vào được trường Trung học Công lập Trần Quốc Tuấn. V́ có chút lêu lỏng, cha mẹ sợ hư, gởi cho ông chú ở Đà nẳng mà học Trung học Phan chu Trinh và dính luôn ở ngoải. Năm 1967 trong một dịp về thăm cố hương, được nhậu lại chim mía của Nghĩa hành, bê thui Sơn tịnh, bên kia bờ sông Trà khúc, uống Whisky, hút Pall Mall của Mỹ bán dăy đầy thị xă Cẩm thành hay lai rai mấy “lon thịt ba lát” của mấy anh G.I với vài chai ba xị đế Tư nghĩa, hút hai, ba gói Basto xanh Sài g̣n với mấy thằng bạn khố rách áo ôm thời chung lớp “đả quá” .Đả quá rồi xụm bà chè, rồi hết thấy “Thiên ấn niêm hà, La hà thạch trận” hay “Cổ Lũy cô thôn, Liên tŕ dục nguyệt” ǵ ráo. Hai ngày sau tôi mới ngóc đầu dậy nổi nhờ bên quán cơm bà Hai Triêm, Thanh Tuyền tỉ tê dẽo dẹo như mạch nha Mộ đức: “Cạn một ly ghi kỷ niệm đêm nay. Xin cạn nốt niềm thương yêu nỗi nhớ. Rồi ngày mai xa cách chốn trời mây, ta nhớ phút gặp đây” và đặc biệt là tô “don” ăn sáng của thím Ba cạnh nhà. Các anh cũng biết, don là món ăn b́nh dân, quê mùa, nghèo nàn nổi tiếng quê hương tôi. Mấy ông bà cụ thường vừa ăn vừa cà kê “Con gái c̣n son, không bằng tô don Vạn tượng” hay “ Nghèo th́ nghèo, nợ mắc nợ, cũng phải lấy cô vợ bán don. Mai sau nó chết cũng c̣n cặp ui”. Vạn tượng trên sông Trà khúc, cách thị xă Cẩm thành khoảng 3 hay 4 cây số ǵ đó và núi Thiên ấn th́ dềnh dàng trước mắt. Quê tôi mà. “Cặp ui” là 2 cái nồi đất nấu don, bây giờ là nồi đồng nồi nhôm rồi. Bác tôi nói “thằng Thái bị đồn Quân cảnh đại úy Nguyện bắt nhốt rồi. Thằng Hàn bị pḥng Cảnh sát Tư pháp ông Hinh giữ trên đó. Các cháu uống dữ quá!”. Tôi rất buồn. Thằng Thái bỏ lệnh cấm quân. Thằng Hàn trốn lính. Tụi nó “chết” là cái chắc. Nhiều năm sau đó, nghe hai đứa, một Trung sĩ, một Thiếu úy như người ta. Mừng. Nhớ hồi 73 ở Đà nẳng, ngày rửa lon chúng tôi những thằng lên Đại úy, lên Trung úy, tụi nó hốt, tụi nó cốt đủ thứ rượu, bia, thuốc hút, rất rẻ của Mỹ ngoài chợ Cồn và bê thui, ḅ tái, gà quay thiếu ǵ ngoài khu nhậu Ong Ích Khiêm đem về. Nói là hốt, nói là cốt chứ bỏ tiền ra mua chết mẹ. Ai cho!? Vừa ăn vừa bỏ, vừa uống vừa tắm, thằng nào cũng ướt mèm, say mềm. Thuốc vừa hút vừa giụi vừa giụt vừa quăng đốt nhà, cháy chạy không kịp. Hết hồn! Mất mặt KBC quá! Không giống ai! Chú Mười Út thích chí cười hô hố, sặc lẹo lưởi nói:

- Xin lỗi quư đàn anh. Chuyện anh Ba Quảng làm tôi hồi tưởng thời uống rượu cần với mấy anh em Thượng ở Đức lập. Các anh dư biết, cái lon Trung úy Chiến tranh Chính trị ở Chi khu ai cho việc đâu mà làm, thường “ngồi chơi xơi nước” hơn bon chen thế sự đa đoan nên rảnh nhiều hơn bận, chơi nhiều hơn làm. Quận cao nguyên vùng biên giới, đêm ngày heo hút gió núi băo rừng, mưa lầy nắng bụi… buồn muôn thuở với “mọi cà răng căn tai” Êđê, Stiêng, M’nông, K’ho…thúi cả ruột gan! Ngày ở Đà lạt cũng những người Mạ, Chil, Sré đóng khố, mang gùi, vác xà gạt…có thấy ǵ đâu? Ở đây, những ngày thứ Bảy, Chủ nhật, không phải người Thiên chúa giáo đố biết làm ǵ?. Một hôm được anh Trung sĩ “con tôm con tép” Y Prang rủ “uống rượu cần cho vui Trung úy”. Cheo leo bên suối, căn nhà sàn mới của anh ta trông cũng thanh lịch, thơ mộng. Ché rượu màu da lươn to tổ nái ch́nh ́nh giữa nhà với vài người-Thượng-đúng-là-người-Thượng đang chờ cầm cần.Tất cả quỳ gối, đít trên hai gót chưn. Có một cô gái trông ngồ ngộ bận chiếc váy đen chạy hoa văn đỏ trắng. Mọi người không ngồi xếp bàng kiểu đàn ông cũng không ngồi bẹt cách đàn bà và cũng chẳng ai ngồi chồm hổm kỳ dị như mấy anh “Giải phóng quân” 30-4. Một ống trúc thông đầu được lấy ra từ giàn khói bếp, chùi qua loa, đút sâu một đầu vào ché, phần c̣n lại nghiêng nghiêng như cây cần câu. Lệ người chủ nhà uống trước gọi là để thử độc “xưa rồi, bây giờ tiên khách hậu chủ”, Y Prang nói như vậy và mời tôi cầm cần. Trong khi tôi vít cần xuống cho vừa miệng th́ một người dùng cái sừng con min làm ly, cân đong đo đếm nước lạnh đổ vào ché. Con min là một loại trâu rừng ở vùng đầm lầy Đức xuyên tỉnh Quảng đức, xin giải thích để các anh khỏi thắc mắc rằng th́ là con min là con khỉ cóc gi?. Tất cả năm người chỉ có một cần thay nhau uống. Những người kia vừa chuyện tṛ vừa nhâm nhi thịt heo rừng nướng mới bẩy được hôm qua chờ lượt xoay ṿng. Rượu nước đầu ngon ngọt, nồng nàng hương men ủ đặc biệt . Những nước sau lạt lần, lạt lần… đưa tôi vào cơn say hồi nào không hay. Trong chuếnh choáng, tôi thấy cô giáo Thượng H’Lam bên cạnh đẹp như Ấn lai Anh làm tṛng trành trái tim tôi. Cô có bà con nội ngoại ǵ đó với Tổng trưởng Sắc tộc Paul Nưr hay Nay Luett. Cánh tay của H’Lam trắng nơn với lớp lông tơ mịn dễ thương lạ lùng mà nụ cười dễ hớp ḷng người chết mê chết mệt. Nàng chúm chím, nhỏ nhẹ bên tai: “Trung úy đi đâu hăy lận trong người một củ tỏi sẽ không sợ bị “thư”. Cũng chẳng ai “thư” ai, bởi v́ người thư sẽ bị thần “Yang” bắt phải nhận hết những ǵ người bị thư chịu”. Tôi bị kẹp giữa hai anh em Trung sĩ Y Prang trên chiếc Honda 68 mà đưa về nhà. Tôi nghe bà xă cằn nhằn. Tôi nghe thằng con khóc. Tôi ngủ. Chưa đủ sáng đă nghe chuông nhà thờ bốn phía vang vang, tôi lừng khừng sắp đứng dậy th́ nghe giọng cười quen quen của mụ vợ “em H’Lam ơi, em H’Lam à” như trách móc giận hờn, như chế diễu chọc quê. Th́ ra, tôi đă đem h́nh bóng cô giáo làng H’Lam người Thượng Phú bổn vào cơi mông. Hèn ǵ nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn nói “ta đọc ba ngàn cuốn sách. Xong rồi chẳng nhớ điều chi. Ta chỉ nh́n em một cái, sao mà nhớ đến mê si”. Thật ra, ḿnh có phải dân nhậu đâu, chỉ khoái nhất ngày nghỉ, được uống ly “cà phê cứt chồn” trên căn nhà gổ của ngài triệu phú đồn điền cà phê Trần Trọng Lưu, hút Bastos Luxe, nghe Thái Thanh hát nhè nhẹ nhạc Phạm Duy qua máy Akai, đọc tờ báo mới mà xe đ̣ liên tỉnh lộ 14 vừa thí cô hồn cho là thiên đường đây rồi. Nói “uống ly cà phê cứt chồn trên căn nhà gổ của ngài triệu phú đồn điền cà phê Trần Trọng Lưu” cho oai vậy thôi. Sức mấy hạng Trung úy tép riêu như ḿnh được dịp ṿi cao với ổng. Uống là uống với cái thằng “người coi nhà” cho ổng mà thôi. Hạng Trung tá Quận trưởng c̣n chưa chắc được ḍm ngó tới. Người làm ăn của ổng là những Tướng Tư lệnh Vùng: Nguyễn Văn Toàn, Phạm Văn Phú…hay tệ lắm là các ngài Đại tá Tỉnh trưởng Phạm Văn Ngh́n, Nguyễn Trọng Luật… Cũng một lần được sự ưu ái của cha Thanh trong Đức minh cho thử rượu lễ Vin de Messe “không say con à”, “không sao con ạ” mà say thấy mẹ, nhà không về, ra cái hồ kế quận làm triết gia thẩn thờ t́m triết lư. Vợ đi t́m. Vợ dắt về. Vợ ghen “anh đi t́m con nhỏ Tuyết Lan trường Bùi thị Xuân chắc?”

Chị Tư Mập ở đâu xọt vô một tiếng “các ông dữ lắm! T́nh cũ không rũ cũng đến mà”. Chú Mười Út ḍm tôi như phân trần “trời ơi đâu phải vậy” và như nhắc nhở tôI “đă tới anh rồi đó”.Tôi biết vậy, đứng dậy xin nhận tới phiên ḿnh. Cũng đă 2 chai Budweiser Select rồi, bây giờ tửu lượng, tuổi tác, bệnh tật, già yếu, tôi thấy ḿnh hơi ngà ngà:

- Hồi ở Việt nam trước khi Việt cộng ngoài Bắc đem nghèo đói và ác độc vào miền Nam, chúng ta uống rượu đâu tính sang hèn ba cái chữ V.O, V.S, V.S.O.P hay X.O có 1, 2, 3 ngôi sao “Very Old”, “Very Special”, “Very Special Old Pale” hay “Extra Old”. Tôi khoái Cordon Bleu, Courvoisier, Napoleon, Hennessy, Martell cổ lùn, sương mù…uống “sec”, ấm bụng. Vài người bạn của tôi lúc đó ở Nha trang ngược lại, đa số lại thích pha Soda Vichy của Pháp với một, hai cục nước đá cho lành lạnh mới chịu. Chỉ có người Việt ta mới có “Martell sô đa” mà thôi v́ mấy ai biết pha được một ly Cocktail phải điệu, đúng cách!? Vă lại, dân ta đă chơi sang những thứ rượu “xịn” cao cấp, dại ǵ Coctail, cockhead mất th́ giờ, mất ngon. Thời cuối những năm 1960 và đầu 1970, chúng tôi ở cái đất Nha thành nầy đều đồng ư, ngồi ở nhà hàng La Frégate, uống Martell, nhậu hàu huîtres, nghe Sylvie Vartan “Quand Le Film Est Triste” khi buồn hay Sheila “Bang Bang” khi vui th́ đời là đế vương thật. Một chiều đầu Đông năm 1969, một sự đụng độ súng colt 45 nẫy lửa giữa các lính say Việt, Mỹ, Đại hàn làm hết hồn bà vợ của tôi mới Sài g̣n ra. Tiếng súng bắn, tiếng la khóc, tiếng giày botte de saut rầm rầm... như ngoài mặt trận. Thời chiến đâu đâu cũng là giặc giă, một phút thanh b́nh không dễ t́m ra! Nhớ Noel năm 1983 c̣n tù ở Z.30C Hàm tân, sau hơn 6 năm trôi sông lạc chợ Yên bái, Hoàng liên sơn, Lào cai, Vĩnh phú, Thanh hóa ngoài Bắc và hơn 1 năm Biên ḥa mới được một bửa “uống rượu giăng màn” với Lâm, B́nh, Chi. Lạ làm sao Lâm B́nh Chi của Nhạc Linh San, rể Nhạc Bất Quần lại chịu tù Cộng sản ở K.2 nầy nhỉ? Rượu đế 100% do “B́nh dă nhân” chăn ḅ cho trại “quan hệ” được một bidon và bắt được mấy con “dông thềm” thui chín. Bốn thằng liên cư liên địa, mùng ai nấy căng, chỗ ai nấy giả bộ nằm ngủ. “Láng” tắt đèn. Yên ả. Ánh đèn bên ngoài vách tre hắt đủ ánh sáng lập ḷe vào. Vặn nhẹ nắp cho miệng bidon ti hí, không khéo rượu thơm khắp pḥng là chết. Tôi rót rượu không mất giọt nào. “Cắt cổ không bằng đổ rượu” mà. Từ từ từng người một nắp bidon ực một cái, khà một tiếng dài thật dài mà nhỏ th́ cũng rất nhỏ. Đả quá là đả. Vải thưa khó che mắt mấy thằng ăng ten. Bảy mươi hai đường “Tịch tà Kiếm phổ” của Lâm B́nh Chi đó, không thằng nào dám hó hé. B́nh yên. Năm 1984, giấy ra trại phân thây Lâm B́nh Chi. “Lâm chệc” về Sài g̣n. “B́nh dă nhân” xuống Long an. “Chi láu” ra Trung. Tôi chỗ nầy chỗ kia đời “ngụy” lang bạc. Cũng một lần làm sao quên được đêm tân hôn, một đêm cuối tháng Giêng năm 1968 với bà xă mới cưới bị mấy thằng bạn quỷ sứ gài say không c̣n biết trời trăng ǵ ráo. Mửa ḷi mật. Cạo gió. Uống đậu xanh. Ngủ như chết. Bà vợ mới cưới ngày hôm qua đ̣i ly thân, ly dị. Ai đời không lựa ngày say?! Biết đâu mà lựa. Vậy mà không tỡn. Đâu khoảng trung tuần tháng 9 năm1984 lại một lần nữa, vợ cũng mới vừa cưới mấy ngày, thằng cháu Bác sĩ Việt nam Cộng ḥa được Việt cộng trưng tập làm việc tại bệnh viện Phan thiết, nghèo rớt mồng tơi mua rượu trắng đựng can nhựa “mời chú uống cho vui”. Thứ rượu trắng không biết chưng, cất, nấu bằng bo bo, mía, khoai ḿ hay thứ thứ ǵ không biết....có khi chỉ nước lạnh với vài giọt thuốc diệt trừ sâu bọ Mytox 5H hay 40 EC hay 75 SP là chết như chơi. Uống cho vui th́ cũng có vui mà “say chết cha” th́ cũng có say làm bà xă nầy hết hồn, run cầm cập như bà xă trước “đ̣i ly thân, ly dị”. Bây giờ có nhắc lại, mấy bả cũng cười trừ. Có điều mấy cha uống rượu, nói ngược nói xuôi cũng đúng. Thua phạt uống. Thắng thưởng uống. Phạt, thưởng, trúng, trật đều uống hết. Khi mà rượu đă cứng bụng rồi, làm thêm ngụm nào là chết say ngụm nấy.

Chị Tư Mập trong bếp đi ra tay xách cái mâm, ư chừng muốn dọn dẹp bàn chắc, đến gần chồng kề tai nói nhỏ vừa đủ hai người nghe. Anh Tư Mập tủm tỉm cười. Thấy anh em nh́n ư ṭ ṃ, anh Tư Mập như không có ǵ phải dấu, nói:

- Bả nói chuyện tuần trước, nhậu nhẹt làm sao mà ông Th́nh bị ông Lại đánh bể đầu. Có ǵ, cái tật ông Th́nh cứ ḿnh là Đại úy, cho ḿnh là lính dữ hay châm chích lon lớn lon nhỏ, lính nầy lính nọ, học cao học thấp…khi mà máu giận trộn trong men say, ông Lại xách chai Heineken “ện” cho một cái. Mười cái đầu cũng chảy máu, nói ǵ một cái đầu nhát như cáy. Học thói cowboy Mỹ, ông Th́nh xách súng tới nhà ông Lại. Ông Lại xách súng tới nhà ông Th́nh. Cách nào, không gặp nhau “một sống một chết” giả, hôm sau bắt tay huề. Người ta thường nói “trà tam, tửu tứ…”, trà uống 3 cốc, rượu uống 4 ly để nhắc nhở chúng ta rằng là vừa. Trong bàn rượu qua lại “chính chị chính em”, tôn giáo, cái của anh cái của tôi…th́ y như là mầy tao cải lộn, chửi lộn, đánh lộn không giống con giáp nào!. Bả nhắc chuyện ngày ḿnh mới qua Mỹ ở những căn apartment đường Brownell. Con đường một chiều nhỏ đến nổi, dài không hơn một block nhà và t́m hoài t́m măi cũng không thấy trong bản đồ thành phố. Con đường gồm những kẻ háu hức tự do lạ thật là lạ từ nửa ṿng trái đất đến đây ăn trợ cấp Mỹ mà nhậu nhẹt liên tù t́ Budweiser lon, hút Marlboro đỏ ngày nầy qua ngày khác không biết mệt, chưa biết sợ, không ai khen chê ai giàu nghèo, sang hèn. Rồi 17, 18 năm qua đi, người ta lại hay suy b́ kẻ hơn người thua mà hết ḷng phách lối nhau, xoi mói nhau, không t́m đâu ra cái thuở ban đầu lưu luyến ấy ở pḥng thuê, ăn foodstamp, hưởng Medicaid, lội bộ… Nhớ một chiều tối đầu năm 1993, trời lạnh dưới 15 độ F, tuyết đầy tới háng và đường “đóng đá” bóng láng hết sức mà trơn th́ khủng khiếp, anh Hai Huế, chú Mười Út, anh Bảy Chà và cả tôi nữa, bên nầy đường phải ḅ cả hai tay hai chân trơn lên trợt xuống, té tới té lui, mất cả hơn mười phút mới qua được bên nhà các anh Ba Quảng, anh Năm Lào Cai bên kia đường nhỏ chút xíu để ăn một tô phở nóng, uống một ly rượu, nói chuyện t́nh nghĩa. Lạnh biết chừng nào mà ấm cũng biết chừng nào!. Bây giờ, đố t́m đâu ra!? Ai ai cũng nhà cửa, xe cộ, việc làm, ngân hàng, con cái…mà hênh hếch cái bản mặt trơ trơ ta đây một cách “dị hợm”, không nhớ ngày khúm núm mới qua.

Anh Hai Huế mặt hơi buồn buồn. Chúng tôi năm anh em cũng chùn lại tiếng cười, lời nói, im lặng! May mà chúng tôi anh em sáu người đang ngồi đây th́ “thủy chung như nhứt” không suy suyễn t́nh tri kỷ. Có lẻ, chúng tôi ai cũng cảm nhận điều không mấy cao đẹp, không mấy dễ chịu chút nào cái t́nh người anh em, không nói ai xa lạ, những anh em HO thời mới qua sao mà vui đến thế, t́nh cảm đến thế mà một sớm một chiều thay ḷng đổi dạ mau như chong chóng trẻ con chơi!? Thấy cũng đă trưa quá buổi rồi và chị Tư Mập bắt đầu dọn dẹp bàn nhậu ê hề những thứ lĩnh kĩnh chai, lon, dĩa, chén, đũa, nĩa... Anh Hai Huế đứng dậy, lên tiếng:

- Có lẻ được đại diện anh em ở đây, tôi xin cám ơn chị Tư đă cho chúng tôi một bữa nhậu ngon thật là ngon mà cũng vui thiệt là vui mấy khi có được. Nh́n anh Tư Mập, ảnh vừa cười thật to, nói thật lớn: “C̣n ông Tư Mập nầy, chúng tôi khỏi cám ơn, cám nghĩa ǵ nhé”. Chúng tôi xin cám ơn anh chị lần nữa. Cũng đă trưa trờ trưa trợt rồi, xin phép anh chị chúng tôi về. Về coi chừng bà xă ở nhà đang cầm cái “đ̣n” mà khện cho một hèo th́ chết cha đời già. Chúc ông bà một ngày vui.

Rủ nhau về, anh Hai Huế đi xe với tôi v́ nhà kế bên nhau. Chú Mười Út đi một ḿnh để c̣n đón bà xă ở chỗ làm Ameristar Casino. Anh Bảy Chà tới Price Chopper mua ít đồ ăn cho con chó nhỏ Terrier và anh Ba Quảng leo lên xe “dzọt” không biết vế nhà hay đi đâu. Ở Mỹ, những người già hưu trí c̣n sống chung hạnh phúc với vợ chồng, con cái, có chút đồng tiền, khỏe mạnh th́ “vui thiệt là vui”, tôi nghĩ như vậy. Không may bị nầy, bị nọ mà vào nursing home th́ buồn biết mấy!

Tháng 8 năm 2011, thành phố Kansas, Missouri
Nguyễn thừa B́nh
Nhớ kỷ niệm cũ



 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại