VỀ LẠI CỐ HƯƠNG

 Người ta vội vă chạy khỏi Việt nam. Ngựi ta hăng hái trở về Việt nam. Chạy đi hay trở về, mỗi người có một tâm sự không ai giống ai. Tôi v́ “Ngụy” không đất sống trên chính quê hương ḿnh mà phải ĺa xa nơi chôn nhau cắt rún, sống đời lưu lạc. Tôi v́ đă hai mươi năm trời, cha chết không ở bên, mả mồ không biết nơi chôn cất, ḷng đau nhói không chịu nổi, phải về! Nhớ chiều ngày 16 tháng 11 năm 1992 hối đó, ba tôi lom khom với cây gậy trúc, nước mắt rưng rưng: “Thôi con đi”; Đứa con gái út của tôi ôm cổ ông nội, vừa khóc vừa nói: “Con ở với ông nội, không đi”. Tôi quây mặt đi, nghẹn ngào: “Con đi”. Ba tôi bùi ngùi: “Con đi”. “Con đi” nghe sao năo ḷng, nghe sao vụn vỡ nát tan! Tôi chảy nước mắt lâu biết chừng nào! Tôi biết, ba tôi đang khóc và khóc thật nhiều. Khóc như khóc buồn, đau, khổ hết sức hồi anh Năm tôi bất ngờ qua đời. Ông cụ, người đa cảm, đa sầu, bảo sao bụng dạ b́nh yên mà không chảy dài giọt lệ?! Má tôi thanh thản ra đi một sáng tinh sương, con cháu đủ mặt, đủ tiếng khóc, đủ lời ai oán thở than. Ba tôi nằm xuống, mắt không chịu nhắm v́ c̣n chờ con, cháu xa lắc xa lơ vô t́nh chưa về. Dẫu biện bạch cách nào đi nữa, tội bất hiếu, bất nghĩa, bất trung đố mà tôi giải bày cho hợp lẻ đạo làm con. Bây giờ đă trể tràng lắm rồi, tôi nhất định phải về. Phải về c̣n hơn không. Mấy hôm nay, vợ chồng tôi bận bịu cân, đong, đo, đếm hành lư, sửa soạn cho chuyến đi dài trở lại quê hương, sẽ khởi hành vào thứ Sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2011 nầy. Một chuyến đi lao xao trong ḷng, vui buồn lẫn lộn.

Trong E-ticket receipt & travel itinerary, chúng tôi được biết là máy bay United Airlines mà chúng tôi mua về Việt nam sẽ khởi hành ở Kansas City lúc 6 gờ 40 sáng thứ Sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011 và đến San Francisco lúc 8 giờ 38 sáng cùng ngày. Tám giờ ba mươi tám sáng là giờ địa phương, chứ để nguyên đồng hồ không lui lại 2 tiếng th́ đă 10 giờ 38 phút rồi. Như vậy, chúng tôi phải mất cả 4 giờ bay. Nói là máy bay cất cánh lúc 6 giờ 40 sáng nhưng gần như cả nhà suốt đêm không ngủ. Vợ chồng tôi “Coi c̣n thiếu ǵ nữa không?”. Hai đứa con tôi “Ba, me coi c̣n quên ǵ nữa không?”. Bốn giờ sáng đă lên xe đến phi trường quốc tế MCI của Missouri, tức phi trường Kansas City International Airport, cách thành phố khoảng 15 mile về phía Bắc. Lấy vé, cân và gởi hành lư mất chừng 15 phút. Dặn ḍ các con “Coi nhà cửa nghen con”, “Đừng chơi khuya lắm nghen con”, “Cho chó ăn uống nghen con”, “Dũng Chinh nhớ cắt cỏ nghen con”, “Hạnh Diễm nhớ tưới lan nghen con”, “nhớ thắp nhang, thay nươc Phật nghen con”. Có cả ngàn câu dặn ḍ nghen con. Đây là lần đầu tiên vợ chồng tôi để con ở nhà mà đi lâu tới một tháng một tuần lễ, không yên tâm chút nào. Dẫu là chúng nó đă lớn rồi, đă ra Đại học rồi và đă đi làm hết trơn. Nhưng, dươi mắt cha mẹ, con lúc nào cũng con c̣n bé nhỏ, thơ ngây, non dại, cần chăm sóc...Nói th́ nói vậy chớ nhiều ông bà đâu cần lo quá lắm vậy, có chết thằng tây đen, tây trắng nào đâu. Cái valise kéo, cái túi xách tay, cái áo lạnh, cái bóp, sợi dây nịt, cái đồng hồ đeo tay Movado, cặp mắt kiếng Rayban, mấy đồng tiền 10c, 25c, đôi giày, 2 chiếc vớ, cell phone, cây viết Paker Jotter...bỏ hết lên conveyor cho chạy qua máy scan để screen. C̣n minh, con người được con người bắt “dang chân ra”, “dang tay ra” quơ quơ cái cái “matraque” điện, ḍ khắp người. Te te, tít tít...cho qua hay ở lại. Vậy là, check-in xong rồi đó, ngoái ra ngoài, tôi bảo: “Các con về đi”.

Phi cơ chưa kịp cất cánh, vợ tôi đă ngủ rồi. Cô tiếp viên hàng không hôtesse de l’air người Mỹ trắng, trẻ đẹp đưa cho ly cà phê đen nóng hổi. “Uống cho đỡ buồn ngủ”, tôi nghĩ vậy. Vật vờ coi TV, nh́n thiên hạ, đọc tờ Kansas City Star. Máy bay đến San Francisco hồi nào cũng không hay. Xem đồng hồ, đă 10giờ 40 rồi. Vặn lui lại 2 tiếng cho đúng với giờ địa phương là 8 giờ 40 phút sáng thứ Sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2011. Chuyến bay kế tiếp là San Francisco đi Incheon, Nam Hàn, sẽ khởi hành lúc 1 giờ chiều cùng ngày. Vậy là, chúng tôi phải chờ trên 4 giờ đồng hồ. Cả đêm đến giờ có hột cơm nào vô bụng đâu. Đói quá, vợ chồng kiếm nơi ăn. Ăn ở đâu không biết, ăn ở phi trường, nhất là phi trường San Fransisco th́ không ngon chút nào và mắc dữ. Tôi đă gặp như vậy và nghĩ như vậy. Chỉ hai cái hamburger dỡ ẹt cũng phải trên 16 đô rồi. Ba má tôi thường nói “Chưa ăn cha ŕu con rạ. Ăn rồi cha ngă con nghiêng”. Không đúng. No bụng một chút, vợ chồng tôi đi ṿng ṿng chụp h́nh, quây phim kỷ niệm. Nếu không, thời gian dài quá th́ chán và mệt lắm.

Đúng giờ, chúng tôi lên máy bay hăng Asiana Airlines, chuyến bay số OZ 213 băng qua Thái b́nh dương. Một chặng đường dài thật là dài cả 9 ngàn cây số, êm ả, thanh b́nh, thánh thiện. Các cô hôtesse de l’air toàn là những thiếu nữ Đại hàn tóc bối cao, trẻ đẹp, lịch sự sắp xếp chỗ ngồi, cách và nơi để những xách tay, valise kéo...Sau cùng, trước khi bay với tư cách là một flight attendant, các cô hướng dẫn cách xử dụng seat belt, emergency và không quên yêu cầu quư khách ngồi yên, đừng hút thuốc, tạm ngưng xử dụng cell phone, computer, máy móc điện tử...Hơn một tiếng đồng hồ sau, các cô đem thức ăn trưa tới, có “chicken” và “beefsteak” với một chén cơm trắng, một chén légumes rải ranch, một chén kem flanc, một cục nhỏ bơ, một chén trái cây, một hủ yaourt, các bịch nhỏ đường, muối, tiêu...Tôi beefsteak kèm lon Heineken “uống cho khỏe”. Bà xă tôi th́ chicken với ly cà phê “uống cho tỉnh”. Máy bay im lặng, thong dong. Không khí nhẹ nhàng, tĩnh mịch. Người ta, có người đă yên giấc ngủ say, đôi khi mộng mị, hoang đường; Có người ôm riết quyển sách dầy cợm đọc miết; Có hai ba người bên nhau “ngôi lê đôi mách”, rù ŕ chuyện người nầy, chuyện người kia. Bà vợ tôi ngồi đây với chồng chắc cũng đă về tới Việt nam rồi, tôi nghe giọng ú ớ lời chào hỏi, thỉnh thoảng nở một nụ cười tươi, chắc vui lắm! Tôi làm đủ mọi cách, ngủ vẫn không ngủ được. Nhớ một tối năm xưa 1988, khi đi đón vợ tôi bán ở chợ về, má tôi có nói: “Mua cho mẹ vài viên chè xôi nước nghen con”. Khi về lại quên, không mua. Bốn giờ rưởi sáng hôm sau, bà cụ lặng lẻ ra đi, đi biền biệt. Ḷng tôi đau biết chừng nào! Nhắc lại, không lần nào giữ được ḍng nước mắt rưng rưng! Má tha thứ cho con. Hồi nhỏ, khoảng mười tuổi, tôi bị má tôi bắt nằm xuống đánh đ̣n v́ tội dang nắng. Cái thằng tôi mếu máo chắc giống hề lắm, má tôi cười trừ, bỏ cây roi sóng lá xuống, rờ đầu tôi, ngữi tóc tôi, bảo “Đừng dang nắng nữa nghen con. Tóc khét lẹt à. Ra rửa mặt đi con. Ăn cơm đi con”. Khi bị ba tôi la, tôi sợ mà tránh mặt, có khi không dám về ăn cơm, thường là cơm trưa. Má tôi len lén dắt về, dọn cơm cho ăn và thường ngồi bên canh chừng , nhỏ nhẹ bảo rằng: “Ba con thương con lắm. Sao con không nghe lời ba?” Và bà cụ không lúc nào không nhắc tới nhắc lui “Giận vợ, giận chồng mất công bỏ việc. Giận cha, giận mẹ th́ thiệt miếng ăn con à”. Ba tôi, tôi biết chứ. Ông cụ thương con, thương cháu lắm chớ, thương cả ngựi dưng nước lă nữa kia mà. Sau năm 1975, ba má tôi mỗi sáng ngồi uống nươc trà thương nhớ thằng con út là tôi đang bị tù ở đâu đâu, khi th́ trong Nam, lúc th́ ngoài Bắc...mà nhiều lúc cùng nhau chảy nước mắt, thở dài. Anh Hai tôi nói, ba tôi có lần biết tôi bị đưa ra Yên bái, ông cụ khóc nhiều quá mà xĩu đi. Trong những năm 1977, 1978 nghe các cháu ờ Hàm kiệm, Hàm thuận Nam đói quá, không có ǵ ăn, ông cụ cà rịch cà tang chiếc xe đạp cũ, đèo đồ ăn vào cho, dù tuổi đă trên bảy mươi mà đường dài thật dài hai mươi mốt cây số. Thời tôi mới “học tập cải tạo” về năm 1984, những người miền Trung, miền Bắc có khi lẻ tẻ, có khi cả một gia đ́nh hay hai, ba gia đ́nh đùm túm vào Nam t́m sống. Họ đi tới đâu, xin ăn tới đó. Ba, má tôi dắt họ vào nhà nấu cơm cho ăn thật no, cho thêm cơm bới ăn dọc đường và không bao giờ quên dúi vào túi họ một ít tiền làm lộ phí. Ông cụ thông thả đọc mấy câu thơ trong Gia huấn ca: “Thương người, bớt miệng, bớt ḷng mà cho. Miếng khi đói, gói khi no. Của tuy tơ tóc, nghĩa so ngh́n trùng. Của là muôn sự của chung. Sống không, thác lại tay không, có ǵ?” .Năm 1992 gia đ́nh tôi qua Mỹ, ba tôi bịn rịn nắm ruột bị bứt ra đi. Ông cụ buồn thật nhiều mà cũng vui thật nhiều. Vui v́ “tụi nó đỡ khổ”. Cha mẹ nào không muốn con cái b́nh yên, hạnh phúc, phát đạt. Nhưng nỗi buồn của ba tôi ám ảnh cả cuộc đời tôi. “Con đi”, lời ba tôi nói, ngắn ngủi mà cắt ruột, xé gan! Trước khi nhắm mắt, ông cụ cứ “Vợ chồng thằng Sáu đâu, lâu quá không thấy về. Chắc “chú” chờ không nổi”, “Mấy đứa cháu Vũ Chinh, Thùy Diễm, Hùng Chinh, Hạnh Diễm, Dũng Chinh đâu, sao không thấy đứa nào về. Chắc nội chờ không nổi”, Ba tôi chờ không nổi. Ba tôi ra đi mà đôi mắt không chịu nhắm! Làm sao tôi không đau cả một đời!? Mắt tôi, nước mắt sao cứ chảy dài, chảy dài nỗi nghẹn ngào! Máy bay cứ vô t́nh, lặng lẻ, êm đềm trôi về chốn xa xăm, xa xăm...mịt mùng! Rồi 5 giờ 50 chiều hôm sau, thứ Bảy ngày 26 tháng 3 năm 2011, qua biển rộng mênh mông, trùng trùng sông núi, máy bay như chạnh ḷng, chờn chợ mối nhân duyên đời người, hạ cánh xuống phi trường quốc tế Incheon, Nam hàn sáng loáng ánh điện đêm

C̣n dư thời giờ, vợ chồng tôi tay lôi cái valise kéo, tay cầm cái túi xách đi lơn tơn, coi đời thiên hạ sự. Khoái cái ǵ, thích chỗ nào thi chúng tôi thay nhau quây phim, chụp h́nh để lưu niệm một chuyến đi, một chuyến đi đă đợi chờ đến hai mươi năm và một chuyến đi không biết có lần thứ hai nữa không. Phi trường Incheon International Airport nầy tuy không vĩ đại như phi trường quốc tế San Francisco nhưng cũng văn minh, to lớn, sạch sẽ... đáng tự hào. Những cửa hàng ăn Nhật bổn, Đại hàn ngon, rẻ. Vợ chồng tôi ăn 2 mâm cơm Nhật bổn với cá chiêng, cá hấp, cơm xào, cải cháy dầu, canh thuốc bắc, soup rong biển, kim chi Đại hàn và nhiều thứ lặt vặt nữa đố mà biết là ǵ... ăn rất ngon miệng và no nê, chỉ tốn hơn hai chục đô. Các tiệm, shop, quầy, “mart” rất nhiều, bán đủ thứ đồ lưu niệm y như các phi trường lớn trên thế giới. Có điều, nó không thua ai cái sạch sẽ. Tôi thấy các cô cứ “mop” tới “mop” lui chỗ nầy rồi tới chỗ kia đến bóng lộn cái sàn nhà vốn đă sáng lạn. Hai người đàn ông, một già, một trẻ dùng một cây nhỏ như chiếc đủa được bịt lại bằng miếng vải mà kỳ mà cọ từng đường chỉ sâu nơi vách tường toilet. Suưt soát tới giờ lên tàu, chúng tôi đến sắp hàng. Chuyến nầy không có Seating1, Seating 2, Seating 3 ǵ cả. Ai tới trước đi trước. Seating là chỗ ngồi ưu đăi, ưu tiên, lên máy bay trước. Hảng Asiana Airlines, chuyến bay số OZ 731 sẽ cất cánh lúc 7 giờ 10 tối thứ Bảy ngày 26 tháng 3 năm 2011, và sẽ đến Sài g̣n, Việt nam lúc 10 giờ 40 đêm cùng ngày. Các cô tiếp viên phi hành bây giờ toàn là người Việt nam, cao ráo, trẻ, đẹp, lịch sự, vui vẻ. Nhưng đừng trách tôi vong bản, vong quốc để cho có chút công bằng, tôi nói các cô hôtesse de l’air người Đại hàn coi nhích hơn người của ta một chút. Nhích hơn cái duyên dáng và cái lịch duyệt. Cả hai hôm nay, tôi như chưa chợp mắt chút nào. Tôi nghĩ về những người bạn. Những người bạn hôm nay hiếm hoi: Kẻ c̣n, c̣n ở đâu, lưu lạc ở nơi nào? Kẻ mất, mất ở đâu, nằm chốn nào? Ḿnh về đây, chốn cũ ngỡ ngàng, nỗi đau, niềm vui!? Bổng dưng tiềm thức xôn xao, man mác buồn thênh thang lời thơ Thôi Hộ: “...Nhân diện chỉ kim hà xứ khứ? Đào hoa y cựu tiếu Đông phong?” Ḿnh về Sài g̣n, c̣n ai nhỉ? Không nói anh em, con cháu, bà con. Đất rộng, người đông, mất liên lạc, biết ai ở đâu mà t́m ai ở đâu? Toàn thứ lính tráng, anh hùng, bạt mạng, tứ chiếng, bohémien...ai t́m ra tụi bây, những người-anh-em-bạn, t́nh hơn ruột thịt. Đời không để ḿnh không có ǵ. Ngoài Phan thiết đó, c̣n con sông Mường Mán ăm ắp kỷ niệm, lời ca: “Trên Mường giang, nắng đẹp một chiều nào thuyền ai lướt trôi. Lắng không gian theo nhịp chèo êm êm nhạc khúc yêu đời....”. Cái Château d’eau đó, cái Château d’eau có bông vông đỏ, có chim cưởng hót líu lo thay ve hè rả rich, buồn rười rượi... “Thương hàng cây cũ vườn bông, mùa hoa vông nở rực hồng b́nh minh. Thương em gái nhỏ vô t́nh, đạp lên hoa đỏ, lặng thinh tới trường”. Và những con đường, những con đường t́nh sử: Gia long, Trần hưng Đạo, Nguyễn Hoàng...mà nghe văng vẳng như cơi xa xôi ngàn trùng “Đường chẳng riêng hai chúng ḿnh. Nên khi vắng em, đường đă thay tên, c̣n chăng kỷ niệm...” Nữa, quán kem Khánh long, Mỹ Wũ, cả quán nhỏ chút xíu bên hông đâu c̣n nhớ tên nữa, chắc tên Liên Hưng trên đường Thành Thái mà đêm nào với Trúc, Hải, Hùng, Nghê, Nghĩa vào là y như rằng, xin cho nghe “Xích lại gần anh tí nữa đi em. Sao em ngồi xa anh thế. Em thẹn thùng hay em ngại ngùng chuyện ǵ mà sao không ngó anh...” Bỗng vợ tôi vừa tỉnh cơn ngủ dài mê muội, mộng mị, dáo dác hỏi: “tới chưa?”. “Tới rồi”, tôi trả lời trong trạng thái mộng du, mơ hồ, què quặt. Bên ngoài, xa xa hiu hắt ánh điện đêm nhạt nḥa, lạnh lùng. Tân sơn nhứt của Sài g̣n c̣n cơn ngái ngủ, bơ thờ, mệt mỏi như không muốn đón ai dù như thằng tôi đă hai mươi năm rồi mới về lần đầu. Kiểm soát passport, visa, hành lư xách tay của hai vợ chồng, mất hết 18 đô hối lộ cho mọi bề dễ dàng, nhanh chóng. Để ngựi ta lo hết các thứ, tốn 400 ngàn đồng Việt nam, tiền hai năm trước đứa con gái đem từ Việt nam qua để bớt bối rối, thảnh thơi và “không bị làm khó dễ”. Ở đâu tôi không nghe, không thấy chứ ở phi trường nầy ở Việt nam, việc nầy coi như thông hành qua cửa, không có th́ không được, không êm đềm chút nào.

Đă gần 12 giờ đêm, kẻ đón người về rất đông. Những khuôn mặt chờ nhau, t́m nhau vui tươi rạng rỡ. Những lời nói qua lại rộn ràng, thênh thang. Những nụ cười tṛn trịa hơn hoa trời rộ nở. Không thấy “Những chiếc khăn màu thổn thức bay. Những bàn tay vẫy những bàn tay. Những đôi mắt ướt nh́n đôi mắt. Buồn ở đâu hơn, ở chốn nầy” mà nhớ thuở t́nh yêu học tṛ. Năm đó 1963, con bồ đầu đời “tặng anh nụ hôn nè, để lấy hên” ra Nha trang thi Tú tài. Xe cứ chạy, ḿnh cứ ngoái lại luyến tiếc. Em giơ tay, vẫy chiếc khăn mouchoir trắng tinh, đầm nước mắt, chờ. Thiếu ¼ điểm để đậu, em không nói một lời, ra đi biền biệt hơn bốn mươi bảy năm trời không gặp mặt lại. Tôi, bà chị đi tu, già, yếu ở Phan thiết không vào đón thằng em; Ông anh năm ngoái bị stroke, líu giọng, yếu chân cũng nằm nhà dưới Quận 6, Sài g̣n “Chờ chú về rồi mai lên thăm”. Mấy người em vợ và mấy đứa cháu chờ từ 9 giờ rưởi tối đến giờ. Hai chục năm, vật c̣n đổi, sao c̣n dời, huống ǵ con người- những đứa cháu tôi nó nghèo-! Vật lộn với đời-hun-hút-tương-lai, đứa nào đứa nấy già khằn. “Khổ lắm phải không?”, tôi hỏi mà nhói cả ḷng. Tụi nó cười xuề x̣a, qua loa. Xe taxi chạy, tôi nh́n ra ngoài. Tất cả đều mới, đều lớn, đều đẹp, đều sang, đều văn minh. Không có ǵ của hai chục năm trước c̣n lại mà so sánh. Có điều, sao có nhiều người không nhà cửa, rách rưới, nằm lăn lóc trên băng đá, lề đường hay lang thang như bóng ma trơi vào cái giờ nầy nơi cái vườn bông xa hoa xe mới vừa chạy qua!? Dù đă quá khuya của đêm thứ Bảy, xe cộ đủ loại lớn nhỏ, sang hèn, mới cũ, hai bánh, ba bánh, bốn bánh, mười mấy bánh... cứ chạy loạn cào cào, bát nháo. Họ chạy theo phản xạ, không theo luật lệ. Có ǵ lạ, một nước nhỏ như Việt nam mà chết, bị thương v́ tai nạn lưu thông th́ quá sức là lớn. Theo thống kê năm 2008, người ta tính đổ đồng dân số là một triệu người th́ số người chết của các nước như sau: Anh 35, Mỹ 71, Đức 52, Ư 67...mà Việt nam đến 284. Dễ sợ! Đáng sợ! Xe qua ngả Bảy, vào chung cư Minh Mạng bây giờ gọi là Ngô gia Tự. Có đi xa mới biết, đất nước ḿnh c̣n lượm thượm biết chừng nào. Giàu sang có ở riêng biệt đi nữa nhưng quanh đâu đó vẫn tràn đầy rác rưởi, mất vệ sinh, chật chội, hôi hám...không dễ chịu chút nào. Người ta sẽ bảo ḿnh “thứ vong quốc” một cách vô ư thức, u mê, mù quáng. Ngày xưa cách đây đă bảy chục năm, tôi sinh ra ngoài vườn chuối, cắt rún bằng miếng mẻ chai dính bụi. Ai nỡ cười “lời thật mích ḷng” mà chê với trách, mà mắng với mỏ. Mấy ngày lêu bêu, mệt quá là mệt tưởng đêm mằm xuống là ngáy ngon lành. Không. Người ta nói “khác giờ giấc, khó ngủ”. Tôi biết chắc, v́ đă hai chục năm xa cha mẹ, anh em, con cháu, bà con cḥm xóm, bạn bè, kỷ niệm thời thơ ấu...cứ lảng vảng, trộn trạo cái tâm sự vui buồn, thúc bách kư ức lui về chốn cũ yêu thương, người xưa thân ái. Sao nhắm mắt cho đành! Sao vô t́nh cho được! Ngoài kia, chợ nhỏ chung cư, những người bán hàng đă ơi ới, lục cục lạc cạc kê sạp, che tent dù, bày hàng bán sớm mai ngày Chủ nhật. Cái lao xao ồn ào, cái mùi vị đủ thứ của chợ búa sát bên nhà không làm ai dễ chịu chút nào, nhất là thằng tôi từ tuổi c̣n trần trụi ngây thơ đến bây giờ già cả dạn dầy sương gió, chưa từng sống qua. Tôi biết, “Chú nghỉ, sáng mai đi sớm, tránh kẹt đường”, thằng cháu lái taxi nói như vậy. Nhưng, làm sao mà ngủ cho được!? Nhà ai trên lầu 3 bên kia đường, người ta c̣n say hát Karaoké những nhạc vàng thời Việt nam Cộng ḥa dù, bây giờ đă hơn 1 giờ sáng: “Em ơi, suốt đêm thao thức v́ em. V́ lời giả từ lúc em ra về...”., “Thành phố buồn, nhớ không em, nơi chúng ḿnh, t́m phút êm đềm...”, “Mất em rồi, xa em rồi. Hoa đă tàn, nhụy đă phai. Chiều hôm nay trời thanh vắng. Em đi về, về với ai!?”...Trăm Nhớ Ngàn Thương. Phải rồi, trăm nhớ ngàn thương! Hồi đó năm 1982 ở trại tù Thanh lâm, Thanh hóa, nhận được thơ của anh bạn tù Trần nhật Sô, Sĩ quan phụ tá Ty An ninh Quân đội Bạc liêu được thả về sớm, cho biết rằng, “Vợ anh đă đi lấy chồng khác rồi”. Đau biết bao nhiêu! Buồn biết chừng nào! “Ai ngờ, chim trời vỗ cánh tung bay. Người đi để nhớ cho đời”. Oan khiên! Trời bắt ḿnh ở tù chưa đủ, bắt ḿnh chịu thêm con xa cha mẹ, bắt ḿnh chịu thêm lưu đày biệt xứ, c̣n bắt ḿnh chịu thêm vợ bỏ...Thống khổ!

V́ chờ lảnh một thùng đồ bị thất lạc, vợ chồng tôi ra Phan thiết thứ Ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 thay v́ Chủ nhật ngày 27 tháng 3 như dự trù. “Phải đi sớm để tránh kẹt đường chú à”, thằng cháu lái taxi nói như vậy. Chúng tôi khởi hành trước 7 giờ sáng, nắng đă lên rực rỡ. Sài g̣n như không ngủ đêm và không có giờ nào là giờ không kẹt đường. Lúc nào, con người và xe cộ cũng vội vàng, chen lấn, luồng lách, vô trật tự một cách xô bồ, hồ đồ, hỗn độn,...Người ta, mấy cô con gái, miệng bịt khẩu trang, đầu nón sắt bảo hiểm, mắt đeo kiếng đen, tay mang găng dài, người mặc áo ấm có hood phủ đầu dù trời nắng thật nóng, chân mang đôi boot cao, vai kè kè xách tay...y hệt như nữ chiền sĩ sắp xông pha trận mạc. Không thoải mái chút nào! Họ đă quen? Ḿnh thấy mệt, nhức đầu, chóng mặt, sợ. Hồi đó những năm thập niên 1960, quốc lộ 1 từ Sài g̣n ra Phan thiết, không có ngày nào không bị đắp mô ở khu rừng lá. Đường sá vắng ngắt, đ́u hiu. Cuối thập niên 1970 và cả thập niên 1980, xe đ̣ chạy bằng than củi, than đá cà rịch cà tang, ́ ạch leo đèo Mẹ bồng con. Một vết thẹo nơi bắp vế c̣n đây của một cục than đỏ lói để lại. Con đường dài cả hai trăm cây số, thưa thớt xe cộ qua lại. Người ta phơi lúa, lá buông, trâu ḅ nghênh ngang...Bây giờ, đủ loại xe hơi, gắn máy, máy cày, xe ḅ, xe trâu, ba gát, “cải tiến”... bề bộn, chạy bất kể luật lệ và tính mạng. Đứa cháu theo nghề lái taxi đă hơn một chục năm. Tôi không biết làm sao nó “Chưa từng xẩy ra tai nạn chú à”. Hôm đưa vợ chồng tôi ra Phan thiết, nó ngủ gà, ngủ gật. Tôi bẻ tay lái, la to “Đâm vào xe người ta mậy”. Nó vừa lái vừa ngủ, c̣n một chút nữa là lủi vào xe container dềnh dàng rồi. Hết hồn! Đâu phải một lần. Ít nhất hai lần như vậy. “Thôi ngừng xe lại, uống cà phê cho tỉnh mầy”. Nó tấp vào quán Thanh tuyền 1. Trên xe cả chục người chớ ít sao. Quán xá bây giờ cũng văn minh hơn, vệ sinh hơn, khang trang hơn hồi trước khi tôi đi. Hồi đó, cái cầu tiêu cũng không có. Tôi mấy bà, mấy cô, sảng quá cũng “xè” đại ngoài bải cỏ đằng sau. Mấy ông th́ khỏi nói, lôi thằng nhỏ ra, ṭng ng̣ng “tè” bất kể chỗ nào. Biết sao bây giờ. Ai cười ai? H́nh như không có ǵ hồi đó c̣n lại hôm nay. Có điều, như tạm bợ, vay mượn, què quặt, ruỗng ruột...Người Bắc vào đây đất nầy của người Nam, đông quá, quyền quá, giàu quá. Giọng nói của họ lơ lớ, nghe sao trịch thượng, cao ngạo, hách dịch, phách lối. Dọc hai bên đường từ cây số 35 đến gần cầu Bốn mươi sát thành phố Phan thiết, xanh um vườn cây trái thanh long. Bây giờ chưa phải thời đơm bông kết nụ. Phải chi vào mùa th́ đẹp biết mấy một màu đỏ rực khắp vườn. Nhiều “đại gia”, nhiều nhà giàu nhờ thanh long mà phát. Ơn trời ban cho, chỉ có đất Phan thiết mới trồng tốt cây thanh long. Một nhà chỉ cần một ngàn gốc là sống ngon lành với đời. Hèn chi, có cặp vợ chồng người Phan thiết nghèo mạt rệp, ngày ngày vào đất Ba ḥn “giựt luống” trồng khoai lang, lây lất nơi vùng đất khô cằn cây số Sáu, Hàm thuận. Ổng bả chỉ có một cây thanh long nơi ảng nước mà đứa nhỏ nào đó quăng bậy quang bạ mọc lên. Qua Mỹ, hai vợ chồng khoe “Ở bển là nhà xuất cảng thanh long”, “Ở bển, có vài mẫu thanh long”. Cái tật ông bà nầy không nói bậy nói bạ, không làm bậy làm bạ như thể không chịu nổi. Trách ǵ, người ta ở đây đặt cho cái tên Ba Xạo. Tôi lại nhớ câu ông cụ dạy  “Cẩu bất dĩ thiện phệ vi lương. Nhân bất dĩ đa ngôn vi hiền”. Con ạ, “Chó sủa giỏi không phải chó hay. Người nói nhiều không phải người tài”. Đâu khoảng năm 1951, 1952, tôi thấy cây thanh long lần đầu tiên ở nhà bác Khóa ḅ quanh hàng rào. Cây cũng xanh tươi nhưng không trái. H́nh như hai vợ chồng bác có cô Thơm con của bác ở vậy không thèm lấy chồng, không cần nó ra trái chắc. Trồng cho có trồng vậy mà? Đất Xà kḥm ngày xưa chúng tôi đi bắt dế, bắn chim, câu cá hiu hắt g̣ mả, đụn cát, cây lưởi long, xương rồng, bây giờ có con đường mới mở chạy về Hàm tiến, Kê gà, chạy thẳng vào Bà rịa, Vũng tàu. Đồn chữ Y có cả một làng trên Căn mà mới năm 1992 c̣n mả là mả nghĩa địa. Dân làng Đức long có nhiều người kéo lên trển mà “đi đồng”, mà “bỏ thơ” và tôi th́ cũng thỉnh thoảng. Đường từ ḷ tĩn ông Trần bá Nghĩa về giữa khuya, ở khúc Giếng rọc gần nhà Cô Hảo, anh tôi thỉnh thoảng thấy bóng trắng người đàn bà gánh cỏ lững lờ đi qua đường, có khi c̣n vẫy tay chào bâng quơ. Người ta nói là ma. Ảnh sợ, không dám “đi đêm lâu ngày gặp ma” nữa. Lúc bấy giờ ảnh theo cô gái “đẹp nhứt làng” ở cây số Ba, sau là chị dâu của tôi và má sấp nhỏ cháu của tôi. Bây giờ ma “đi chỗ khác chơi” hết trơn hết trọi rồi. Nhà cao nhà thấp, nhà lầu nhà trệt kin kít nhau không c̣n lỗ trống cho ông Địa thở, nói chi sống. Về lần nầy, ḷng tôi vương vấn, mê mê, thích thích cây bông hoa vàng rộ khắp. Sáng rực vàng hoàng gia vua chúa, lả lơi gió biển khơi, “Hoa Ḅ cạp vàng”, thằng cháu của tôi nói. Đẹp làm sao! “Ḅ cạp vàng” có người gọi khác đi là Muồng hoa vàng hay Muồng hoàng yến và trí thức một chút, gọi là Osaka Nhật bổn, tiến Mỹ là Golden shower. Gốc gác của nó, có người nói ở Nhật bổn, người khác lại nói ở Ấn độ. Từ xưa ở ngoại quốc, nó được xài như loài hoa trang trí mà cũng là loại cây làm thuốc tri táo bón, sốt, thấp khớp, xổ...ngay cả ăn sống, ăn chín. Cái vàng sáng tươi, rực rỡ, bừng bừng của bông Hoa ḅ cạp vàng cho tôi nỗi ḷng lẽo đẽo t́nh yêu quê quán
 


Hoa Ḅ Cạp vàng

ḿnh Phan thiết biết bao lâu, biết bao giờ trở về: “Hoa vàng, vàng nhói trời xanh. Chờ anh, chờ hết mong manh tuổi vàng!”. “Tới nhà rồi chú”, các cháu tôi nói như vậy. Nh́n dáo dác, nh́n không ra nhà ḿnh đă bốn mươi hai năm sống. Nhà cửa chung quanh, các con đường hẻm, con người, con đường cái...không để lại vết tích nào để ḿnh biết ḿnh có thời lâu lắc lâu lơ đă sống ở đây. Theo tụi nó vào con hẻm người ta mỗi người lấn một chút, bây giờ nhỏ chút xíu, vừa người đi mà ḷng thổn thức, bồi hồi...nỗi buồn xa vắng, mênh mông. Con hẻm 71/1 Trần quư Cáp, Đức long, Phan thiết là địa chỉ nhà tôi, là con hẻm nhà tôi nó to lớn cả xe hơi chạy được, bây giờ không c̣n đâu vết tích, hơi hám. Căn nhà của ba tôi cất hun hút trong xóm để “tránh đạn lạc, tên bay” thời Pháp thuộc, rộng răi, vuông vức. Nay làm Từ đường Nguyễn quang bị ăn hiếp mà trở nên nhỏ hẹp, méo xẹo. Ai không xúc động trong ḷng!? Thắp nhang, trước bàn thờ ông bà, cha mẹ lạy bốn lạy mà nước mắt không cầm được. Làm sao tôi chịu nỗi, mẹ qua đời mà không có những viên chè xôi nước!? Làm sao tôi chịu nỗi, cha qua đời vẫn mở mắt chờ con xa về!? Thấm thía, tôi đọc trong ḷng “Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt. Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân”, người xưa không thấy được trăng ngày nay. Nhưng trăng ngày nay đă từng chiếu đến người xưa. Là bổn phận người nước Mỹ về “phải” ĺ x́ anh, chị, em, cháu, chắt, bà con cḥm xóm...trong ḷng vui cũng có mà buồn cũng có. Vui là có tiền mà cho. Buồn là bà con ḿnh nghèo quá. Dẫu ǵ, tôi cũng đỡ tủi là đă để tiền ra xây được hai căn Nhà tự bên tôi và bên vợ và một căn nhà cho đứa em vợ lấy thằng cháu trai. Vợ chồng tôi về sẽ ở đó, 23 Đoàn thị Điểm, phường Đức nghĩa, Phan thiết. Nghỉ và ngủ một đêm lấy sức. Đúng mười giờ sáng hôm sau, thứ Tư ngày 30, tôi ghé vào tiệm chụp h́nh Hiễn trên đường Đồng Khánh hồi đó, đeo kính đen thui, giả làm ông già lú lẫn mà cao ngạo, lạ lùng mà quen thân. “Anh như người quen”, Hiễn nh́n tôi, ngờ ngợ hỏi. “Không”, tôi trả lời cộc lốc rồi nói thêm “Tôi ngày xưa ở gần đây, vào nhờ chú chụp vài pô h́nh”. Hiễn vừa “Dạ” mà cũng “Sao tôi nh́n anh quen quen”. “Người giống người, chú nh́n lầm rồi”, tôi trả lời mà bụng không nhịn được cười. Hiễn ṭ ṃ nh́n tôi, đắn đo hỏi “Anh chụp kiểu ǵ?” và không quên kèm theo “Sao tôi nh́n anh quen quen”. “Chụp h́nh uống cà phê”, tôi vừa nói xong là Hiễn đă “À, anh Sáu. Tôi đă nghi anh rồi”. hai anh em ôm nhau, vui hết sức là vui. Hiễn trong nhóm anh em uống cà phê sáng nơi quán cốc của ông bà Vĩnh Tứ, đường vào nhà bác X́, trước rạp hát Hồng lợi và tiệm gỗ Đồng lợi. Chúng tôi hồi đó có Vĩnh Vu, Quang, Lan, Hiễn, Chí Cường, Minh, Thạnh, Nghệ, “Ông già Sư phụ”...và tôi. Hôm sau, chúng tôi gặp nhau trong một quán cà phê sang hơn, đẹp hơn, lớn hơn, thanh tịnh hơn...cái quán cốc hồi đó nhưng không thú vị bằng. Mấy chục năm, kiểm điểm lại, thiếu chỉ ông Vĩnh Vu đi Mỹ năm 1992 biệt tăm hơi. Các ổng nói chơi “Chắc ảnh sợ ngày xưa ḿnh là Đại úy Đại đội trưởng Chiến tranh Chính trị, thân cận với Đại tá Tỉnh trưởng Ngô tấn Nghĩa về ngán Việt cộng bắt chớ ǵ?”. Tôi nói “Không đâu. Chắc có lư do ǵ đó”. Trong ḷng tôi lại nghĩ dại, chắc ổng đă nghẽo từ hồi nào rồi hay khó khăn tài chánh chăng? Phải nói cái lạ của Việt nam bây giờ là đâu đâu cũng tràn lan quán là quán cà phê, quán nhậu, quán ăn...lúc nào cũng có người. Khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, tôi ghé nhà ông bạn trẻ Tại để đ̣i lại một case beer lon Sapporo Nhật bổn mà tôi đă bị ổng “ăn” năm 1991 bởi bài thơ “Tháng Sáu Trời Mưa” của ông thầy giáo Trần bích Lan. Tôi th́ nhất định “Tháng Bảy trời mưa, trời mưa không ngớt” Người ta th́ “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không ngớt. Trời không mưa, anh cứ lạy trời mưa...” rơ ràng ràng như vậy mà cứ ngang như cua, cải với người ta, Sĩ quan Không quân ĺ lợm, đă ba lần chiếc trực thăng bị bắn nát mà thân xác không hề hấn ǵ. “Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai. Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng Sáu”. Phải rồi, tôi sẽ và măi măi “Nhớ suốt đời mưa tháng Sáu”, ông bạn trẻ Tại à, đừng ḥng uống được Sapporo lần nữa nhé. Mà h́nh như bây giờ ở Việt nam không ai xài nữa phải không? Nhà nầy phải rồi, hai mươi năm có ǵ thay đổi đâu mà lầm vơí lẫn. Cũng vuông sân đá lát, các chậu bông, hàng cây kiểng, bậc thềm mờ mờ nhân ảnh hồi nào ngày đó “chén tạc chén thù”...và cái cổng sắt cót cót két két. Khác là, hôm nay có con chó đốm Dalmatian nhanh chân chạy ra, nhe răng gầm gừ, sủa. Tại bước ra đó, hai chục năm trời vẫn là con người đó, vẫn là nụ cười tươi đó lênh đênh cái t́nh bằng hữu bao la, b́nh dị, ngay thẳng, thủy chung...và lăng mạn th́ vô cùng. Một tia sáng ban mai len lén vào cánh hồng ướp sương khuya mới nở trước nhà. Một gị địa lan Lithophytes, Terrestrial hay phong lan Epiphytes he hé búp nửa đêm bên hông nhà hay sau nhà. Một ráng chiều hoàng hôn từ từ liệm nắng ngoài kia biển rộng thênh thang bên ḍng Mường giang...Tôi biết, anh ta đang ngây ngất “Kho trời chung mà vô tận của ḿnh riêng”. Tôi với Tại đă nhiều lần đồng cảm cái muôn màu ngây ngất của sự sống cuộc đời, có khi hai anh em đắc chí, thỏa thuê. Cuộc sống sao nó đẹp quá vậy! Lại nhớ câu thơ của Tô thùy Yên: “Cảm ơn hoa đă v́ ta nở. Thế giới vui từ nỗi lẻ loi”. Rồi hẹn “Uống cà phê quán 15 nhé”. Cà phê Phan thiết sắc, đậm, thơm, ngon. Hèn ǵ thằng cháu tôi chạy taxi khắp Sài g̣n và nhiều tỉnh trong Nam, ngoài Trung cứ tấm tắc khen “Cà phê Phan thiết quá đả”. Rồi hẹn gặp nhau tại nhà Tại, tại Đăng khoa, tại Cà ty. Tôi gặp lại những Tịnh, Hưng, Minh, Chính và chú út Đức Liên hoa. Hưng, “muôn thuở muôn nơi” con người hào sảng, ăn to nói lớn, nghĩ sao nói vậy, đếch biết run, không biết sợ mà ḷng dạ đậm đà t́nh tri kỷ. Tịnh, con người vấn vương máu giang hồ văn nghệ, nh́n như lúc nào cũng ngả nghiêng men say t́nh thơ văn, ca nhạc mà sâu sắc, mà mặn ṃi ḷng thủy chung bầu bạn huynh đệ như “Con sông Cà ty nước dồn ra biển. Dẫu ai biền biệt, vẫn nhớ vẫn thương”. Minh, Chính bây giờ như ḍng sông nước chảy nhè nhè nơi đồng bằng phẳng lặng, mệt mỏi nh́n lại một quăng đường dài thật dài, dốc đèo heo hút nỗi ngậm ngùi “Ta sống măi trong t́nh thương nỗi nhớ...” không c̣n “Ta vẫn là ta như từ muôn thuở”. Chú út Đức Liên hoa, nói là chú chứ trạc tuổi cháu tôi mà thôi, tính t́nh điềm đạm, nhân nhượng, biết t́nh có trước có sau, ít “xung khắc” như đàn anh Tại, Tịnh, Hưng hay cải lư rồi hề hề. Có phải như vậy không mà Đức đă quán xuyến nổi ba tiệm vải không nhỏ chút nào? Họ đă sống với nhau, bạn bè với nhau “keo sơn” cả năm chục năm dài. Có phải v́ người ta biết tôn trọng nhau, biết quư mến nhau và nhất là, nhất là thâm t́nh trước sau như một không suy suyễn bằng tấm ḷng của bụng, của dạ? Bỗng, tôi lại nhớ đến một câu tiếng Anh: “Reason often makes mistakes but conscience never does”. Đúng, “Lư lẻ làm nên lầm lẫn nhưng lương tâm th́ không bao giờ”. Nếu chuyến về nầy không đá động tới bà xă của ông bạn trẻ Tại th́ cũng một thiếu sót. Tôi nhớ hồi đó năm 1992, đêm trước khi vào Sài g̣n đi Mỹ, hai vợ chồng Tại lên nhà tôi để anh em chia tay kẻ ra đi, người ở lại. Thím đă đưa cho chồng chiếc nhẩn vàng, kiểu nhẩn lính Mỹ thường đeo, loại mà tôi rất thích để biếu làm kỷ niệm. Tôi cám ơn, xúc động nhiều nhưng dĩ nhiên từ chối, dẫu biết thời đó, một phân vàng cũng rất quư, nói chi cả một chiếc nhẩn có vàng, có hột cẩm thạch, có hai bên con ó Mỹ và khắc chữ chung quanh “US ARMY - AIR FORCE” và nặng biết bao nhiêu cái t́nh, cái nghĩa bao la! Và hai mươi năm sau, nay trở về, hai bữa cơm đón, đưa ê hề món ngon, vật lạ khoái khẩu và vui vẻ biết chừng nào, liệu những bữa ăn ngoài những tiệm lớn nổi tiếng ở đây có hơn không? Sáng thứ Tư ngày 30 tháng 3, tôi ghé làm răng nơi Nha sĩ Quản. “Ở Phan thiết bây giờ nhiều chỗ làm răng nhưng không đâu hơn ông Quản. Tôi thấy như vậy”, bạn bè tôi nhiều người nói. Mà trong bụng tôi thường thiện cảm những Dược sĩ, Nha sĩ, Bác sĩ thời Việt nam Cộng ḥa hơn v́ nghĩ là, các ổng, các bả được đào tạo khá hơn, kỹ càng hơn, tốt hơn bây giờ “không ra ǵ”. Ở Mỹ, răng cỏ tốn tiền biết mấy. Chùi răng nói là “clean” mấy trăm đô. Lấy gân máu gọi là”root canal” mấy trăm đô. Nhổ cái răng, quơ tay quơ chân: “pull my tooth out” mấy trăm đô. Làm bộ răng giả “denture” bạc ngàn đô. Trồng răng “implant” hàng chục ngàn đô...


Tác giả vơi các bạn: Tại, Minh, Tịnh nơi Quán Cà Phê 15

Tiền đâu chịu nổi. Già cả, hàm trên c̣n hai cái đủ nhát khỉ. Hàm dưới, cái c̣n, cái mất đủ làm con nít sợ. “Nhất định về Việt nam làm. Nó rẻ hơn”, ai cũng nói như vậy. Trước khi bước vào, tôi thấy một tấm bảng nhỏ viết ngoạch ngoạc mấy chữ “Xin để giày dép bên ngoài”, Trời ơi! Cái nầy lạ. Ở Mỹ tôi chưa từng thấy. Trước 1975 tôi cũng chưa từng thấy ở Nam Việt nam. Hèn ǵ, mấy hôm trước vào tiệm Hồng Anh đường Nguyễn đ́nh Chiểu, Sài g̣n mua mấy đôi giày, ngoài tiệm cũng đề “Xin đừng mang giày dép vào trong”. Ngay cái tiệm bán đồ đám cưới nằm bên kia đường cũng “Xin vui ḷng bỏ giày dép ở ngoài”. Vào pḥng, ông Quản đang nhổ răng cho đứa bé gái. Nó khóc quá sức. “Nín đi con. Mẹ về mét ba đánh chết cha ổng nghen?” Người đàn bà c̣n trẻ măng như đứa con nít nói với con đang sợ điếng hồn. Phụ ổng có cô bé chậm chạp, nghễng ngăng, chắc để sai vặt không phải là một Physician Assistant có PAC mà phụ việc chuyên môn. Pḥng làm việc lượm thượm. Dụng cụ cổ, cũ đến nhiều chục năm trước. Có cái ǵ không ổn về mặt vệ sinh. Tôi ngần ngại. “Tôi làm hàm răng giả trên và “rút cờ neo” cái răng hàm dưới”, tôi nói. “Rút cờ neo?” ổng hỏi lại. Chết cha, ai lại nói “rút cờ neo” ở đây bao giờ. Ở bển, làm răng chỗ Nha sĩ John Minh Le, tụi nhỏ nói “rút cờ neo”, “rút cờ neo” quen tai, ḿnh quen miệng đi rồi. Hàm răng giả tốn hai triệu hai và năm trăm ngàn cho cái răng lấy gân máu. Đổi ra tiền Mỹ khoảng một trăm ba chục đô theo thời giá. Rẻ quá. Cậu Nha sĩ Minh của ta ở bên Mỹ  “Cháu lấy rẻ chú một ngàn rưởi”. Mắc hơn gấp mười lần. Chột dạ, tôi phải đi cầu. Trong nhà cầu có một thùng đầy nước, một cái gáo múc, một hố xí ngồi chồm hổm, bóng điện chiếu sáng không đủ. “Không có giấy đi cầu?”, tôi hỏi. Con bé không nói không rằng, đưa tôi hai tờ giấy lau miệng như thể Napkin bên Mỹ, mỏng như tờ pelure. Trời, giấy chùi đít!? Tôi đành lấy nước lạnh mà rửa sạch cái hậu môn đầy cứt. Cái việc mà tôi chỉ nhớ mang máng “xưa thật là xưa” có thời trước 1952 ở nhà quê Phú lâm đă làm. Bây giờ, thấy sao mà ghê quá. “Chùi đít bằng nước sạch hơn chứ. Bây giờ ở đây, người ta dùng nước hơn là giấy”, các ông bạn ở Phan thiết nói như vậy. Chưa đủ, có ông c̣n thêm “Nước mát mẻ, thoải mái hơn nhiều”. Tôi chịu. Ở đâu quen nấy. Tôi nhớ ư của ai đă nói “Không thể lấy bụng dạ của kẻ ăn thịt mà xét đoán tâm ư của người ăn rau”. Chiều, ngang chùa Phật học, nhớ Diệu ngày xưa hát “Trang hỡi Trang, em là v́ sao sáng. Giữa khung trời, mây trắng với trăng thanh...” mà thằng thanh niên sợ gái của tôi thời bấy giờ đă vụng trộm thương yêu đơn phương. Cổ nào có hay, đi lấy chồng xa lắc xa lơ ngoài Huế, bỏ tôi bơ vơ nỗi buồn tênh hênh, vời vợi. Ghé vào nhà ba má cổ để thắp ba cây nhang lạy chú thím Truyền và anh Huy không chịu chết cô đơn ở Mỹ, về Phan thiết mà nằm gần cha với mẹ. Tôi nhớ, ba của ảnh đă “xáng” tôi một cái tát tai nẩy đôm đốm hồi năm 1955, thời nhà ảnh, nhà tôi gần bên nhau ở Đức long. “Xin lỗi anh, tôi tưởng là thằng Huy”, ổng nói với ba tôi như vậy. Đám cưới của ảnh cũng lạ. Cô dâu bên kia cầu Quan. Chàng rể bên nay cầu Quan. Chàng rể nắm tay cô dâu dắt về. “Rước dâu như vậy để giải tuổi kỵ của hai đứa”. Dị đoan mà! Ba má tôi, những ông bà lớn tuổi ở xóm Ngũ hành của tôi c̣n nói thêm: “Có khi cô dâu phải chui lỗ chó hàng rào sau nhà, như vậy, tụi nó mới ăn đời ở kiếp được”. Có phải nhờ rước dâu kiểu lạ đời như vậy mà anh chị Huy được ăn đời ở kiếp? Cũng v́ dị đoan mê tín, người Việt nam đặt cho con cháu những cái tên nghe không thanh tao, thơm tho chút nào: cu, cứt, heo, chó... để không bị ông bà “bắt”. Theo đó, có mẫu chuyện nghe tục tĩu quá trời được kể ra: “Hai bà già hàng xóm ngoài Bắc xa nhau hơn một chục năm mới gặp lại. Bà nầy nói với bà kia: “Phải cái Lồn của tôi c̣n th́ cũng bằng cái Mồm của chị rồi”. Bởi con bà nầy tên Lồn, con bà kia tên Mồm.

Sáng Chủ nhật, ngày 10 tháng 4, nhân mấy đứa cháu con anh Ba trong Sài g̣n ra khánh thành mả má và các em tụi nó xong, mời chú thím “đi Mũi né chơi cho biết”. Mũi né, chính quyền địa phương mở mang thành khu du lịch. Đường cao tốc 706B ra Ḥn rơm, Mũi né dài cả 17 cây số, rộng thênh thang, thoáng mát, đẹp đẽ. Con lươn ở giữa thẳng tấp với hàng bông giấy màu đỏ, màu trắng, màu vàng làm thanh thoát cảnh trí hoang liêu, quạnh quẽ. Đồi cát, biển khơi, điểm xuyến xanh xanh vườn dừa nhà ai, lúp xúp cây rừng lưa thưa, lấp ló đâu đó căn cḥi tiều phu, con trâu ung dung gặm cỏ, đứa bé thậm thà thậm thụt...thấy ḷng nhẹ tơn cảnh trí “ngư, tiều, canh, mục”. Xưa, nơi đây là vùng đất rất hoang vu, khô cằn bán sa mạc cũng là chiến địa xương máu anh em hai bên đă đổ. Tụi nó vào quán Thùy dương, có sẳn beer Tiger, có sẳn chả lụa, tôm luộc, mực khô, cá nướng ở nhà đem theo, mướn chỗ ngồi năm trăm ngàn đồng. Dĩ nhiên, ở Việt nam không giàu, tụi nó phải chơi sang kiểu nhà nghèo. Ḍm qua, việc tổ chức du lịch ở đây vẫn c̣n lượm thượm, ơ hờ. Những người bán hàng rong, những người bán giấy số và nơi bán quà lưu niệm c̣n quá lôi thôi, lết thếch. Vợ chồng tôi ra băi biển chụp h́nh, quây phim để lưu niệm một chuyến đi không biết có lần thứ hai. Ở đây, người ta che dù, dựng tent, kê bàn ghế kín mít hết lối đi. Ngoài kia, biển trong xanh, vài chiếc ghe nhỏ xa xa, trên trời cao vắt ngang vài đám mây trôi lờ đờ. Qua loa một vài pô h́nh chụp và quây phim, chúng tôi trở lại với tụi nó. Đứa nào đứa nấy cũng đỏ mặt tía tai, giành nhau nói, cải lư, kể chuyện, hát và ”Xin chú nán thêm một tiếng đồng hồ nữa, uống cho đả, hát karaoke cho sướng”. “Trời, tính một giờ vào Sài g̣n. Bây giờ đă hơn hai giờ rồi. Uống với ăn, hát với ca ǵ. Đi”. Bấy giờ là hai giờ rưỡi rồi, lên xe mà đứa nào cũng tiếc hùi hụi, “C̣n sớm chú”. Về không theo đường ban sáng mà theo đường vào, ra Mũi né - Phan thiết, Phan thiết - Mũi né có từ ngày xưa. Hồi đó, năm 1956 tôi đang học lớp đệ Thất trường Trung học Phan bội Châu ra cắm trại ở đây. Trước mặt, biển cả mênh mông trong xanh, mây trời vằng vặc. Ở giữa, vườn dừa kín nắng ban trưa chang chang, lác đác vài căn nhà tranh đơn sơ, heo hút. Đằng sau, những đụn cát trắng tinh rừng rực nóng lửa trời. Những con dông thềm da trần đỏ ối giỡn nhau như vũng thiên đường b́nh yên. Người ta gánh, nách, bưng bán măn cầu dai, bánh ít nhưn dừa, ốc hương, cá, tôm...Lời rao văng vẳng vào cơi thênh thang, xa vắng! Hai bên đường hàng hàng lớp lớp Resort: Phú hài, Romana, Pandanus, Sunny beach, Malibu, Bamboo village, Seahorse, Hoàng ngọc, Sài g̣n, Taracotta...“Thủ đô của resort” không sai chút nào. Đây đó, nhiều du khách ngoại quốc: ông tây bà đầm trắng có, đen có, già có, trẻ có, con nít có, bà bầu cũng có...thong dong, nhàn tản, dạo mát....”Resort” là cả khu nghỉ mát đầy đủ khách sạn, nơi thư giản, quán ăn, hồ tắm, biển cát, khu giải trí, thể thao...Có phải nhờ có Mũi né, Kê gà, Hàm tiến và lầu Ông hoàng có tiếng mà không có miếng và cả thanh long nữa mà Phan thiết bây giờ tôi về, nó văn minh hơn, h́nh như giàu hơn và đẹp hơn là cái chắc. Nhưng sao, ở đâu tôi cũng bắt gặp bóng dáng lam lũ của người dân b́nh thường vẫn quá cơ cầu, nghèo khó! Hôm đó hơn ba giờ, một cách trể tràng, chúng tôi mới khởi hành vào Sài g̣n mà thằng nào thằng nấy ngồi chèo queo ngủ, ngáy, c̣n biết ǵ trời trăng! Ở Sài g̣n, nhờ đứa cháu chở tới nhà anh Sơn, người tài xế năm xưa của tôi thời làm Phụ tá Đặc biệt ở Quảng đức. “Ảnh đă qua đời hai năm rồi”, người vợ nói như vậy. Thắp nhang, cho con, cháu của ảnh ít tiền, tôi buồn lắm, ra về. Sáng hôm sau ghé thăm cô Hoa người Bắc bán cà phê ở lô H đường sư Vạn Hạnh kế bên nhà, quen từ dạo mới ra tù 1984. Cổ rất trẻ, trẻ hơn một con Giáp, rất đẹp vô cùng và dễ thương lạ thường. “Cô Hoa đă đi rồi, không biết đi đâu”, người hàng xóm nói như vậy. Hơi hơi nỗi buồn xa vắng, mênh mang, tôi nhè nhẹ đọc câu thơ Thôi Hộ: “Nhân diện chỉ kim, hà xứ khứ” như từng bước đi khựng lại, tiếc nuối thời quen cổ đă qua đi, qua đi mất. Bạn bè, biết ai đâu mà t́m!? Sài g̣n lớn quá, đông quá, ngộp xe cộ quá! Người ta nói về Việt nam vui lắm. Tôi th́ ít thấy vui lắm, nhất là cái đất Sài g̣n nầy ngày xưa tôi nhiều bạn nhiều bè biết là bao nhiêu. Bây giờ, ḿnh với ḿnh bó gối nh́n thời gian đong đưa cái hiu hắt vào cơi cô đơn hun hút. Đi bộ ra ngả Bảy, khúc Lư Thái tổ, Minh Mạng và Phan thanh Giản cũ đặt thiệp cưới cho đứa con gái út. Khó khăn biết chừng nào mới vượt qua được bên kia đường như xông pha vào nơi chiến trường lửa đạn. Xe cộ ùn ùn một cách vô trật tự như sẳn sàng cán, chém, chặt đứt con người ḿnh như chơi. Đă đứng trên lề đường trước nhà in Khôi, nhiều chiếc gắn máy vẫn mở đường máu, chạy bán mạng lên, “dứt” cái cùi chỏ ḿnh một cái đau giàn trời mây, may không mất một cánh tay làm “Độc thủ Đại hiệp” như Khương đại Vệ. Dễ sợ lưu thông ở Sài g̣n, ở Việt nam! Hèn ǵ Bob, ông chủ người Mỹ của đứa con gái tôi nói, người bạn Huê kỳ của ổng đi Việt nam không phải v́ danh lam thắng cảnh ǵ ráo mà chỉ v́ để coi cái “hồ đồ, hỗn độn” lạ mắt, lạ đời xe cộ chạy tùm lum mà thôi. Mười ngày ở Sài g̣n sao nó dài quá sức và buồn quá sức. “Chú coi các dĩa sang “Thúy nga 102” giá hai chục ngàn đồng Việt nam và Asia “Ḍng nhạc Anh Bằng” khó mua hơn, mắc hơn là hai mươi lăm ngàn đồng Việt nam”? Mấy đứa cháu thấy ḿnh không vui, nói như vậy. Đă hai chục năm trời ở Mỹ, chưa từng xem những băng, dĩa sao chép bất hợp pháp bao giờ. Nay mới thấy cái “sao, chép” nó mờ, nó nhảy, nó rè...làm mất hết cái tinh túy, cái hay dĩa gốc của người ta, chưa nói tới cái tàn nhẫn là, giết chết cái tâm người làm văn nghệ Tô văn Lai, Anh Bằng, Vân Sơn... đến chừng nào. ”Nhàn cư vi bất thiện” trong trường hợp nầy với tôi là đúng một trăm phần trăm, dẫu không mua, chỉ coi mà thôi.

Thứ Năm, ngày 21 tháng 4, tôi với đứa cháu ra lại Phan thiết để ngày mốt dự đám giỗ bà bác. Taxi chạy từ ngả Bảy ra bến xe B́nh triệu mất cả một giờ đồng hồ. Đường sá đă bị kẹt xe nhiều nơi lại c̣n mắc nạn mấy ông “lục lộ” đào xới đường lên làm lô cốt ở khúc cầu Sơn, đường đă chật bị chật thêm, làm xe nào xe nấy ́ ạch, không muốn nhúc nhích. C̣n một chút nữa là trể chuyến 12 giờ trưa, phải chờ đến 3 giờ nữa mới có một chuyến khác. Đi xe hành khách Sài g̣n ra Phan thiết bây giờ sướng thiệt. Xe có máy lạnh, có chai nước uống, có ghế ngồi đường hoàng, có tài xế lịch sự, có tiếp viên vui vẻ, mềm mỏng và có cả nhạc vàng, nhạc xanh ca ngợi “đời lính gian truân thật nhiều mà em vẫn mộng, vẫn mơ từ thời niên thiếu” của người chiến sĩ Quốc gia. Không như hồi xưa, sau năm 1975, ngày đó những thập niên 1980, 1990 sau khi tù ra, tôi về Phan thiết những chuyến xe đ̣ 8 giờ, 9 giờ sáng chạy, ḿnh phải ra bến xe từ 3, 4 giờ sáng mà dành chỗ sắp hàng. Chỗ sắp hàng có khi là cục gạch, chiếc chiếu, cái ghế...có người đă “xí phần”. Muốn ở những vị trí cục gạch, chiếc chiếu, cái ghế...phải mua 5 đồng, thời giá vé ra Phan thiêt khoảng 30 đồng. Xe th́ xe than. Người th́ chật cứng. Hàng hóa chất kín nghịt. Tài xế lỗ măng. Lơ xe hung hăng. Có khi phải về v́ sắp đến ḿnh th́ “hết vé” dù đếm thử coi, bán chưa được nửa số ghế trong xe. Người ta c̣n “mánh mung” nữa chớ. Người ta hồi đó, chỉ bán vé xe đ̣ thôi cũng đủ cất nhà lầu. Ngược lại, từ Phan thiết vào Sài g̣n, tôi cũng phải nhờ cháu Minh bán cây xăng Sở muối mua vé giùm. Không, đố mà mua được vé dễ dàng. Những chuyện khó tin mà có thiệt ở Việt nam, không có nơi nào trên trái đất nầy. Có chăng, những nước nằm trong hệ thống Xă hội Chủ nghĩa trước đây mà bây giờ đă bị đào thải, xóa sổ. Nước nào c̣n đeo theo chỉ đi ăn mày như Cuba, Bắc Triều tiên, đem cái quốc thể ra lạy lục ăn xin khắp thế giới. Bạn bè Cộng sản không nói, ngay kẻ thù miệng ḿnh chữi ra rả suốt ngày đêm cũng cúi đầu. Việt nam, may mà cái xác là Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa nhưng cái bụng đă là Tư bản Chủ nghĩa từ xửa từ xưa rồi.

Trưa thứ Bảy, ngày 23 tháng 4, hai chú cháu tôi đến thắp nhang, cúng cơm cho bác gái Hai Xê. Bác góa chồng tuổi khoảng bốn mươi, nuôi một gái, chị Hai bây giờ đă tám mươi tám tuổi và bốn người con trai. Ba người lớn đă qua đời. Anh Luông, anh Dục theo Việt minh bị Pháp giết chết. Anh Bê bị đau ruột dư, không thuốc trị. Người trai út theo Mặt trận Giải phóng Miền nam bị lính Việt nam Cộng ḥa “lùng và diệt” dữ quá ra Chiêu hồi, nay tuổi Tây cũng đă bảy mươi mốt rồi. Ba má tôi thường kể lại chuyện đời xưa năm 1943, khi tôi gần được thôi nôi: “Nhà ḿnh vào Phan thiết sau bác Hai Xê và bác Hai Bé nên nghèo túng, khốn khổ hơn. Bác Hai Xê thương vợ chồng em và các cháu, giúp đỡ, hỏi han. Bác Hai Bé, nhất là bác gái, dững dưng một cách vô tâm, vô t́nh. Một hôm, bác gái Hai Bé đưa vé mời bác gái Hai Xê đi coi hát. Bác trai Hai Xê thấy, giận lắm: “Anh em, con cháu ở Huế mới vào, nó cần giúp đỡ th́ không. Tiền đâu dư mà đi coi hát, coi ḥ! Bụng dạ đâu mà đi coi hát, coi ḥ!?” Bác giựt vé, xé đi”. Ba má tôi quư hai bác lắm. Bác trai mất hồi nào tôi không biết. Bác gái thường hái đu đủ, chuối, ổi, măn cầu dai cho tôi “ăn đi con” mỗi khi tôi với thằng Sanh từ Phan thiết vào vườn của bác ở khu ḷ tĩn cây số Sáu, Phú lâm. Những t́nh cảm của hai bác, chúng tôi trân trọng và khắng khít. Dọn đồ cúng ra nhiều bàn. Chị Hai và tụi nhỏ ân cần “Mời cậu ngồi”, “Cậu ngồi” vào một bàn, một bàn mà người Mỹ thường gọi là “very important person” mà chữ tóm tắt là VIP. “Mời cậu”, “Mời chú”, các cháu khui lốp bốp lốp bốp nhiều lon Heineken xanh, đon đả vừa đưa, vừa nói. Tôi thấy vui trong ḷng, các cháu “cũng quư ḿnh dữ”. Nhưng cũng ái ngại, bên kia chồng chị Xê, tụi nó kêu bằng dượng th́ hơi hững hờ. Thằng cháu Lợi ngồi kế bên tôi nói nhiều lần “Cháu thương, cháu quư cậu hơn cậu Bảy”. Cậu Bảy là em ruột của má nó. Nói ǵ, d́ nó cũng đă chết từ đời nào mà dượng nó đă có vợ, có con khác rồi. Tụi nhỏ uống ghê quá, ực một, hai hơi là quăng cái lon xuống đất kêu lẽng kẽng. Lon đă đầy nhà. “Hôm đám giỗ Họ, con mua 17 kết, uống mới 7, c̣n 10. Thách tụi nó uống. Uống tới đâu?” Lợi nói như vậy và chỉ tay qua phía người bạn nó bên Mỹ về cả tháng nay: “Hát đi mậy. Hát cho cậu tao nghe coi được không thằng đă bỏ nước ra đi từ nhỏ mà hát vẫn ngọt ngào”. Nh́n qua bên kia, tôi thấy một đống bia, chắc hơn 10 kết. “Đă ba giờ chiều rồi, cậu có hẹn, các cháu tiếp tục. Cậu về”, “Chị Hai, tôi về”, tôi nói với thằng cháu Lợi ngồi kế bên và má nó lom khom với cây gậy lúc nào cũng đứng đằng sau. “Mấy khi, chơi với các cháu cho vui cậu”, chị Hai vừa nói vừa giữ tay tôi lại. “Cậu hẹn với ai? Con sẽ mời bạn cậu tới đây có cậu có cháu. Nếu không, con sẽ theo cậu tới với người ta”, thằng Lợi giữ tôi lại. Chiều đó, tôi phải ch́u và mấy ông bạn tôi: Tại, Tịnh, Hưng, Đức, Trí, Minh cũng phải chịu 6 giờ chiều tới pḥng 603 trên lầu 6 của Nhà hàng Cà ty có người đờn, người hát. Thằng nầy, tính t́nh ngay thẳng, hết sức nhiệt t́nh. Tôi biết như biết ngày mới về Phan thiết, vợ chồng nó, con nó, hai vợ chồng em gái nó, hai đứa em gái nó “chở cậu vào Hàm tiến chơi”. Một vùng hoang sơ, nghèo nàn, hiu hắt thời xa xưa cát trắng, biển xanh. Nay Hàm tiến, một nơi du lịch khang trang, đắc địa với nhiều resort cho khách văng lai ngoại quốc. Ngồi dưới những cây dừa già bóng mát, ăn sea food, uống Heineken, tâm t́nh...th́ mát ḷng, mát dạ biết chừng nào. Ở Mỹ, những người già như tụi tôi, ráng lắm mới mua nổi một chiếc xe hơi chục ngàn đô. Thằng Lợi, “con có 2 chiếc Lexus nầy, mỗi chiếc cả thuế má là 230 ngàn đô la”. Nó có hai cây xăng Hồng Lợi và sắp mở một quán cà phê gần năm tỷ đồng Việt nam nữa. Ở Việt nam, tôi thấy ai giàu sẽ dễ giàu thêm. Ai nghèo th́ nghèo mạt rệp, không ngốc đầu lên được. Mà nghèo nhiều quá, đâu xa, chung quanh, đó đây. Một ông anh bà con của tôi trên đường Hoàng văn Thụ ở Sài g̣n cũng nhà lầu ba, bốn từng cao ngất, hai tiệm vải bán sỉ, một căn nhà cho mướn. Tiền 100 đô làm lửa, ổng đốt ḿnh cháy như heo quây dễ ợt. Đố mấy thằng Việt kiều hạng cá kèo tụi tui dám ăn thua!?

Hôm Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 theo như hẹn sáng ngày hôm qua uống cà phê ở quán 15 trên đường Phan bội Châu, xế xế bên hông khách sạn Cà ty, tôi lại gặp Lan, Hiễn, Chí Cường, Tô Minh, Thạnh, Quang nơi quán “Ánh vàng” hay “Lá vàng” ǵ đó ở Bờ kè lúc thành phố đă lên đèn. Gọi là Bờ kè v́ hết thảy nhà cửa cư dân dọc bờ sông từ trước trường Trung học Tư thục Chính tâm xuống tới Thương chánh bị đuổi lên Ḷ heo hết trơn để trống đất đóng kè, đắp bờ ciment cho khang trang bờ sông thành phố. Nhà thằng em bạn sát đầu cầu Trần hưng Đạo không c̣n nhâm nhi “Ngày xưa xă thân v́ nước. Ngày nay bán nước nuôi thân” nữa. Nó, Trung úy Biệt động quân bị thằng quỷ sứ nào đó thổi B40, lầy nó hết một cái chân. Dẫu cà thọt, cà thọt cũng lấy được nước fontaine bán cho dân chài, dân lưới qua lại dưới sông mà sống đắp đổi qua ngày. Ngày ra Phan thiết, tôi nhờ Tại chở tới thăm nó. Bây giờ bù đất, bù vốn...nó có một căn nhà lầu sang trong, có chỗ giữ xe đạp và có nơi vợ bán hàng. Chắc cũng đỡ hơn hồi đó. Có điều, như nó đă bỏ quên cái tính thủy chung, cái ḷng dạ với anh em, cái chất chịu chơi hồi nào đó ở lại nhà cũ bên bờ sông mất rồi? Đáng buồn hết sức! Tấn, không c̣n Tấn nữa. Hôm đó, một bữa anh em đả ghê. Ai không biết uống rượu, không biết uống bia hồi nào, bây giờ cũng biết uống và uống ngọt xớt. Chai Johnnie Walker Black lebel đen, sương mù tôi đem từ Mỹ về, uống không đủ, phải thêm biết bao nhiêu là Heineken nữa với mực một nắng, cá bống nướng than hồng, cua hấp muối, không phải rang, ṣ nướng vĩ...cả khổ qua xào hột gà, rau muống cháy bơ...mà chia tay, ai cũng thấm mùi bia, men rượu mà ngất ngư con tàu đi. Nhà chụp h́nh Tô Minh, tay họa sĩ Chí Cường đă trên “thất thập cổ lai hi” mấy tuổi rồi, cũng vui hết sức là vui với anh em mà ực liên tù t́, có thua thằng Tây đen, Tây trắng nào đâu. Quyến luyến. Nhớ nhau. Về Việt nam, có anh em, c̣n anh em t́m đến với nhau là mừng biết chừng nào, vui cũng biết chừng nào. Sợ nhất, không c̣n ai. Mà cũng buồn nhất, bạn bè hờ hững với nhau, mời mà không đến, t́m nhau cứ tránh tới tránh lui. Sáng đó, ông bạn Tại đem tới tôi mấy cuốn sách của Bác sĩ Nhi khoa Đỗ hồng Ngọc và nhà văn nữ trẻ, rất trẻ Nguyễn ngọc Tự “để đọc cho vui”. Đỗ hồng Ngọc, sinh năm 1940, người La Gi, Hàm tân, một thời sống ở Phan thiết, nhà thơ, nhà văn có tâm hồn thoáng đạt, nhẹ nhàng, phúc hậu...man mác thiền., cháu kêu Nguiễn ngu Í bằng cậu. Nguyễn ngọc Tự, sinh năm 1976 tại Đầm dơi, Cà mau, học lực lớp 9, viết nhiều, viết mạnh về đời người là một dàn trải nỗi đau, được đánh bóng như một nhà văn nữ đầy triển vọng. “Già ơi...chào mi”, “Nghĩ từ trái tim”, “Những người trẻ lạ lùng” của Đỗ hồng Ngọc, tôi đă đọc, giữ lại và đem qua Mỹ để làm “quà kỷ niệm”. C̣n “Cánh đồng bất tận”, “Ngọn đèn không tắt”, “Giao thừa” của Nguyễn ngọc Tự, tôi có đọc qua, bỏ lại ở Việt nam, không đem qua Mỹ làm ǵ ba cái “Vuông ngực vỡ toác. Đôi mắt và đôi tay bị bọn ác ôn băm nát...” trong “Mối t́nh năm cũ” hay “Ông Chín bị cảnh sát gô cổ trói đem đi. Cái thời sao mà bất công, tai bay vạ gởi, quân cảnh thấy buồn bắt người chơi cho vui vậy... Ông mắc cười thiếu điều nhỉ nước đái...Tụi nó có biết t́nh người là ǵ đâu” trong “Cuối mùa nhan sắc”. Không biết cái cô nhỏ nầy có “hỗn hào” lắm không, khi nghĩ ra những chuyện trời ơi đất hỡi nầy lúc ba má cô ta chưa ăn nằm với nhau lận. Sáng thứ Tư, sau đó ba ngày, Lan, một người em bạn, đến “Tặng anh bức h́nh chụp cầu Quan và Château d’eau vào một đêm đốt pháo bông. H́nh chụp nầy đă được giải thưởng toàn quốc. Mong anh, chị c̣n một cái ǵ, c̣n một chút ǵ trong ḷng mà bịn rịn, quyến luyến đàn em, bè bạn, Phan thiết” . “Đón xuân”, tựa đề cho tác phẩm, một tác phẩm nghệ thuật cao, sáng tạo tinh anh, sắc sảo có hồn, mang tên tác giả Đặng thanh Lan. Bức ảnh dài 36 inches, rộng hơn 26 inches một chút. Tôi cảm nhận một màu đen âm u bao trùm cái sáng lạn đêm pháo bông lễ hội rực trời cao, sà xuống ḍng nước thinh lặng Mường giang nỗi ḷng u hoài một kỷ niệm thân thiết xa lắc xa lơ đă trôi đi, trôi đi biền biệt...trời xanh bao la, bồn nước rêu phong, bông vông đỏ với chim cà cưỡng, dốc-cầu-Quan-lên-ưỡn-ngực-xuống-cúi-đầu, những cô nữ sinh tà áo trắng bay bay...ngoài kia sóng động biển khơi Thương chánh. Phan thiết tôi đó. Những người anh em bạn tôi đó...Cám ơn.

Thứ Năm ngày 28 tháng 4, vợ chồng tôi phải vào lại Sài g̣n để tối thứ Hai ngày 2 tháng 5 lên máy bay về Mỹ. Mấy hôm nay, các đài truyền h́nh trong nước cứ chiếu phim, phỏng vấn, diễn kịch, ca hát... tới tới, lui lui hoài đường ṃn sáo rỗng thần thánh “Cách mạng” đến ngộp thở. May bây giờ ở Việt nam, TV có nhiều đài chiếu đá banh, có lẻ nhờ đại Hán “bố thí”, ḿnh cũng đỡ “boring”, nhức đầu, buồn thúi ruột. Bà vợ tôi nói: “Em với cô Tám, Mười Nhiều xuống Chợ lớn mua đèn, đài, cờ và vài thứ nữa cho chùa Quan âm”. Tôi nói: “Anh đến thăm má Vũ Chinh”. Tôi bảo thằng Xịn, đứa cháu lái taxi tôi đă nói ở trên “Gọi điện thoại cho thím, nói chú đến”. Thím, là người vợ trước có với tôi ba đứa con, không thích tôi là chồng khi làm tù “học tập cải tạo” ngoài Vĩnh phú Bắc việt, đi lấy chồng khác đă lâu ba chục năm rồi. Hồi đó, phần thân “cá chậu chim lồng”, phần mới đó vợ đă mau thay ḷng đổi dạ, buồn biết chừng nào! Tôi bỏ ăn, bệnh nằm dài cả tháng, làm thơ: “Thương em dậy xót đau vùng kỷ niệm. Nỗi nhớ nhung, tim t́nh lỡ bơ vơ! Măi cũng đành trắng tay, đời bỡ ngỡ. Người vợ, người t́nh, người yêu nhỏ bỏ đi”. Bây giờ th́, ai cũng có con đường riêng của ḿnh nhưng c̣n chút t́nh dính dáng mấy đứa con chung. “Không t́nh vợ chồng th́ t́nh người quen biết, có sao?” Một chị tôi đi tu cũng nói như vậy. Môt chị tôi không đi tu cũng nói như vậy. Một ông bạn trẻ Tại ở Phan thiết cũng nói như vậy. “Thím phải lên chùa Phổ quang Phú nhuận dự lễ 49 ngày của bác Hồng. Hẹn gặp chú ở đó”, thằng Xịn nói như vậy. Bác Hồng, cựu Đại úy, Pháo đội trưởng Pháo binh, bị thương ở B́nh long, đă giải ngủ năm 1967 là “cột chèo” với tôi. Ảnh lấy chị Hồng, trưởng nữ. Tôi lấy má tụi nó, út nữ. Tôi quư ảnh như ảnh quư mến tôi. Hai anh em trân trọng, quyến luyến nhau vô cùng. Ngày tôi tù ra năm 1984, hai anh em gặp nhau, ảnh đă ôm chầm lấy tôi mà chảy nước mắt thật nhiều. Tôi biết, ảnh thương tôi bị vợ bỏ. Anh em thâm t́nh như cốt nhục đến ngày tôi đi Mỹ tháng 11 năm 1992. Bây giờ không ngờ mà cũng may hết sức, tôi về đây dự đám “Bốn chin ngày” lễ Thất thất của ảnh. Đời, ai biết trước được. Gặp nhau, kẻ sống, người chết! Tôi nói trong ḷng, “anh Hồng, tôi lên thăm anh đây”. “Đi”, tôi bảo nó. Chùa Phổ quang nằm sâu trong con hẻm nhỏ. Bà vợ cũ của tôi đang đứng đó trên chánh điện. Không khó mà không nh́n ra dẫu đă hai chục năm nay chưa một lần gặp lại. Tôi vào thắp nhang, van vái trước linh bài, cầu “vong linh anh sớm siêu thoát”. Không hẹn mà gặp vợ chồng anh Định ở Cali cũng có mặt. Anh Định, Đại úy Quân nhu, ảnh lấy chị Hồng nhỏ, cũng là “cột chèo” của tôi. Anh em thấy nhau, mừng lắm! Ảnh ở San Jose, Bắc Cali, tôi ở Kansas City, Missouri, xấp xỉ ba ngàn cây số đường bộ, chưa hề gặp nhau. Xong lễ, chúng tôi xuống lầu ăn cơm chay. Ngồi bên bà vợ cũ, có cái ǵ vương vướng, ăn cũng cầm chừng mà nói cũng cầm chừng. Chia tay, vịn lên chiếc vai gầy của bả, tôi nói “Giận th́ giận, mà thương th́ thương”. Tôi nghe như có nỗi buồn thổn thức sau lưng. Bùi ngùi, tôi đi, đi mau như chạy. Nỗi buồn bay theo, bay theo...mà trong dạ cứ đọc thầm câu thơ Thôi Hiệu:”Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ. Thử địa không dư Hoàng hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản. Bạch vân thiên tải không du du...” và ngân nga như cuồng sĩ thất t́nh bốn câu thơ dịch của Tản Đà: “Hạc vàng ai cưỡi đi đâu. Mà đây Hoàng hạc riêng lầu c̣n trơ. Hạc vàng đi mất từ xưa. Ngàn năm mây trắng bây giờ c̣n bay”. Hồi đó, em nữ sinh hoa khôi trường Văn hiến, học tṛ cưng của thầy Phan Ngô, bé bỏng, thánh thiện, thanh khiết. Một lần hẹn, một nụ hôn, một mối t́nh lẽo đẽo bảy năm hơn, ba đứa con...rồi mịt mùng vào thinh không iêng ả, tan hoang, vỡ vụn. “Sắp tới rồi chú”, thằng Xịn nói. Như sực tỉnh giấc ngủ hồng hoang, mộng mị, mơ hồ, tôi th́ thầm trong dạ, “Em ở lại, anh đi”. Đi xa, đi măi, đi miết, có như Hạc vàng một khi vỗ cánh bay th́ không bao giờ trở vế!? Hạc vàng đi mất từ xưa. Ngàn năm mây trắng bây giờ c̣n bay..

Vợ chồng tôi sẽ theo chuyến bay số 732 của hảng máy bay Asiana Airlines đi Incheon, Nam Hàn lúc 11 giờ 50 đêm thứ Hai ngày 2 tháng 5 năm 2011. Như vậy chúng tôi đă có một tháng tám ngày ở Việt nam rồi. Cũng mau dữ! Đến phi trường lúc 9 giờ 30, chúng tôi đem hành lư vào gởi. Ừ, th́ tôi “để các cháu lo cho”. Tụi nó không thân thiết ǵ với ḿnh nhưng máu mủ với tiền. Mọi việc dễ ợt, chóng vánh. Tôi nghe theo “Hai bác có thể ra ngoài chuyện tṛ với bà con đưọc rồi”. C̣n hơn cả một giờ đồng hồ nữa mới lên máy bay. Đi ṿng ṿng hay đứng lớ ngơ cũng mỏi chân. Vợ chồng tôi, hai người em vợ, mấy đứa cháu ghé vào quầy bán thức ăn, nưóc uống kế bên. Tôi làm một ly cà phê đá cho tỉnh và lành lạnh trong người một chút. Những người c̣n lại, đàn ông cũng cà phê đá, đàn bà th́ nước trái cây. Chuyện tṛ như một tháng hơn chưa no nê, tất cả nói cười hả hê cho hết thèm chuyện hàn huyên dài cả hai mươi năm thường thược. Thằng Hào nói con của nó xin cái nón lưỡi trai đen tôi đang đội.“Trời, thằng nầy biết xin dữ”, tôi vừa nói vừa cười vừa lấy cái nón đang đội trên đầu xuống, đưa cho nó và ai cũng cười theo. Cái nón đó 59 Fifty, New Era con tôi mua cả mười hai cái mười hai màu khác nhau để vừa collection vừa đội cho “le”. Nhớ hơn nửa tháng trước, vợ chồng thằng Xịn xin cáí máy quây phim digital video camera recorder hiệu Sony. Tôi đă muốn cho trong ḷng hết sức. Nhưng mấy thằng em của nó “xía”, “đía” vô nhiều quá. Tôi bị tụi nó làm mất tính tự chủ, bị thu động nên nhất định mang về Mỹ, không cho. Đứng dậy chia tay mà ḷng bịn rịn, bùi ngùi. Bà vợ chảy dài những ḍng nước mắt nh́n hai người em, không nói được một lời. Đi. Phi cơ nổ máy, cất cánh. Màn đêm âm u. Điện đèn leo lét trong sương khuya. Mọi vật mờ mờ, xa dần xa dần. Ḷng tôi mông mênh thương nhớ: cha mẹ đă ra người thiên cổ, bà con cật ruột, bạn bè thân quen, những cuộc vui trể tràng, những con đường ngùn ngụt xe cộ...mà nghe ḷng dậy nỗi buồn ngàn trùng!

Nhiều người nói về Việt nam vui lắm: “Thâm sơn cùng cốc, hang cùng ngơ hẻm, đâu đâu cũng có chỗ ăn chơi trần thế, trần tục, trần đời, trần gian”. Nhiều người, ở đây tôi chỉ nói về chuyện mấy ông đàn ông mà thôi. Chuyện mấy bà đàn bà ai biết. Tôi xin đứng ngoài. Mấy ổng khoe say sưa những đêm “nhất dạ đế vương” hay du hí vào nơi gió cát pḥng trà, quán nhảy lung linh sương khói ma nữ đa t́nh. Có phải những năm tháng tha hương lạnh lẽo hay những mùa Đông xứ người tê tái quá mà các cụ đă “Thất thập nhi ṭng tâm sở dục bất du củ” rồi mà c̣n xênh xang cái tuổi-đèn-dầu-le-lói!? “Chịu chơi” kiểu đó, thằng tôi không dám léo hánh, không phải bây giờ mà từ xửa từ xưa rồi. Thời 1963 ra Nha trang thi Tú tài I, tụi bạn rủ “đi chơi đĩ”. Trời ơi! Tôi không ngờ tụi nó “hoang” dữ. Tuổi đời khoảng 17 đến 20 là cùng mà đă vướng ṿng tục lụy! Vợ chồng tôi về, vui cũng có mà buồn cũng có. Vui là lạy trước bàn thờ cha mẹ mà nước mắt lăn tṛn. Vui là gặp lại anh chị em, con cháu dẫu có nghèo mà đông đảo, đề huề. Vui là tái ngộ những người anh em bạn tri kỷ không ṃn dạ thủy chung. Buồn là đông đảo bạn bè giờ sao nghèo khổ quá! Buồn là bạn cũ, người xưa vắng tanh đất Sài g̣n không t́m ra một thằng để “cà kê dê ngỗng” chuyện hồi đó. Buồn là không c̣n con đường nào trống một chút mà đi bộ, đi xe đạp ngắm thiên hạ như thời “cọc cạch” đi học từ Văn hoa, Tân định về trường Chu văn An, Chợ lớn. Buồn là ra ngoài đường “ngán” xe cộ chạy “tứ tung lung tàn” đụng ḿnh hồi nào không hay và chết th́ dễ ợt. Bạn bà vợ tôi kể: “ḿnh đi trong lề đường với ổng chứ. Nó một tay cầm khay đựng mấy tô hủ tiếu, một tay lái xe gắn máy. Lạng quạng nó lủi ḿnh té. Hủ tiếu nóng chảy đổ lên người ḿnh. Xe gắn máy nó đè lên người ḿnh. Nó đứng khóc. Nó mới 16 tuổi. Nó làm công nghèo quá, tiên đâu mà “nằm vạ”. Tôi nằm nhà thương hai tuần v́ găy chân, tốn hơn một ngàn đô la Mỹ lảng xẹt”. Dẫu buồn hay vui, ngẫm nghĩ cho cùng, nó cũng có cái trắc ẩn của nó. Trắc ẩn của nó là cái li ti uẩn khúc tâm hồn đố ai giống ai, đố ai biết được. Nó có khi thế nầy có lúc thế khác. Trắc ẩn, nó mâu thuẩn tự thân không trách người nầy khen vui hay kẻ kia chê buồn. Tôi có niềm vui về lại cố hương với cha mẹ đă qua đời. Tôi cũng có nỗi buồn, về đây cha mẹ không c̣n ai nữa. Tôi vui ở Phan thiết với bè bạn c̣n sót lại đôi ba đứa. Tôi buồn nỗi buồn thăm thẳm không gặp ai quen biết ở Sài g̣n ngày xưa đông lắm, vui lắm...Biết làm sao!? Thôi th́ “Quand on n’a pas ce que l’on aime, il faut aimer ce que l’on a”, khi ta không có cái ǵ ta yêu thích th́ ta phải yêu thích cái ǵ ta có. Có như vậy, cuộc đời nầy thanh thản biêt mấy. Một mai ra đi, ta cũng không ngậm ngùi, bi lụy, chơi vơi nỗi xót xa trần thế./.

NGUYỄN THỪA B̀NH
Đêm Hè ngày 6 tháng 6 năm 2011


 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại