NHỮNG NĂM DÀI QUA ĐI…HỘI NGỘ

Vào 9 giờ tối thứ Tư ngày 23 tháng 5 năm 2012 nhân Thiệp Mời của Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia mời tham dự Đại Hội Tổng Hội CSQG Kỳ VI và Kỷ Niệm Ngày CSQG Năm Thứ 40 (Ngày 26 tháng 5 năm 2012), vợ chồng tôi tới phi trường John Wayne Airport (SNA) của Orange County, California. Chúng tôi kéo hành lư ra Terminal A, đứng đợi ông bạn Vĩnh tới đón. Vĩnh cho biết sẽ trể vài phút. Th́nh ĺnh, nghe như có ai cười, ai nói đằng sau lưng ḿnh, tôi ngoái lại, th́ ra một ông bạn cùng Khóa II Học Viện CSQG. Dù đă ba, bốn chục năm trời chưa từng gặp lại một lần, nhưng cái ông nầy trời có bôi son trét phấn bụi thời gian lâu đến chừng nào, dầy cợm đến bao nhiêu đi nữa, tôi vẫn “ông là Phạm Hoài Dĩnh”. Dĩnh biết tôi tới giờ nầy đă nhờ một co-worker làm thế, ra đón bạn, “có ǵ chỉ, chỏ cho”. Rơ ràng ràng, ta có một người bạn có tấm ḷng. Vĩnh đến với đứa con trai sau đó chừng 10 phút. Chúng tôi tới Little Saigon Inn hơn 10 giờ đêm. Hai tầng lầu, các pḥng sáng trưng đèn điện, người ta vô ra tấp nập. Đêm, mà người ta cũng đang tới rất đông. Đêm, chung quanh rộn ràng những những tiếng nói, giọng cười thỏa thuê, hả dạ. Chắc là những người anh em bạn lâu năm mới gặp lại đây? Có điều, tôi nghe như thể, họ toàn là người Huế, người Quảng Trị. Họ về đây tham dự các buổi lễ, tiệc Đồng Hương Thừa Thiên chăng? Và tôi nghĩ cho tôi, ngày mai vui biết chừng nào sẽ gặp những bạn bè Đồng Hương Phan Thiết, những bạn bè Cảnh Sát Quốc Gia của Bốn Vùng Chiến Thuật hồi nào mới đó đă nửa đời người. Ḷng thấy nao nao, bâng khuâng, bồi hồi…Qua một ngày dài cái bụng trống trơn, đói meo. Cất đồ đạt vào pḥng 125 rồi đóng cửa lại, vợ chồng tôi mon men t́m ăn. May giờ nầy, vào Tip-Top Sandwiches kế bên mấy bước mua được hai ổ bánh ḿ thịt nguội với hai chai nước lạnh. Ăn. Uống. Một ngày mệt mỏi. Một đêm ngủ ngon.

Kỷ niệm là những hiện thực đời xưa chắt chiu, hiếm hoi qua thời gian vắt khô, héo hắt, mơi ṃn c̣n sót lại. Kỷ niệm của người lính Cảnh Sát Quốc Gia và của những người bạn Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia vào thời Quốc-Cộng truân chuyên biết chừng nào, ư nghĩa trân quư biết chừng nào: quân trường, chiến đấu, ở tù và lưu vong! Biết bao nhiêu điều để nhớ; biết bao cảnh đời làm sao quên đi được. Thời gian cứ trôi như mây bay trên trời cao vô t́nh. Tuổi già cứ chồng chất theo tháng năm chơi vơi, heo hút… đẽo gọt trí nhớ và dắt ta vào cơi thiên thu từng ngày! Ai nỡ trách ai những người bạn năm xưa trai trẻ hiên ngang bây giờ c̣n t́m đến gặp nhau đây lở có ǵ một chút ăn to, nói lớn nở đành nào bắt bẻ nhau phải không!? Tôi vào Khóa II Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia trong một ngày đầu của năm 1967 rồi Quảng Ngăi những ngày sắp hết của năm 1967 đến năm 1968 rồi 1969; Đà Nẳng giữa năm 1969 đến đầu năm 1970; Phan Thiết đầu và gần cuối năm 1970; quân trường Thủ Đức c̣n mấy ngày nữa là Giáng Sinh năm 1970 đến tháng 11 năm 1971; Nha Trang một tháng cuối của năm 1971; Quảng Đức c̣n mấy ngày nữa là 1972 ở ĺ đến 23 tháng 3 năm 1975, Việt Cộng chưa tới, Tiểu Khu cùng CSQG Tỉnh rủ nhau chay, gọi là di tản về Sài G̣n. Tôi đi tù Cộng Sản mà gọi là “học tập cải tạo” ở Biên Ḥa, Yên Bái, Hoàng Liên Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Z.30 C Hàm Tân từ 27 tháng 6 năm 1975 đến 23 tháng 4 năm 1984. Tôi qua Mỹ hai vợ chồng với năm con ngày 18 tháng 11 năm 1992, ban đầu ở Kansas City của Missouri rồi qua Bushnell, xuống Lakeland của Florida và trở về đinh đóng cột nơi đây thành phố Kansas của tiểu bang Missouri với chừng hơn hai ngàn người Việt Nam. Một đoạn đường dài phân nửa một trăm năm nhấp nhô những thăng trầm thế cuộc. Những thằng bạn bây giờ c̣n sống, c̣n đến được với nhau bảo sao không cuồng phong băo táp nói ǵ la với hét, cười với nói. Tôi nghĩ, mai đây thức dậy, những bản mặt ngày xưa thân ái gặp lại nhau có nhận ra “tao, mầy” hay không? Có lẻ qua một đêm ngủ thẳng giấc cũng có mà nôn nóng cũng có, mới tờ mờ 6 giờ tức 4 giờ sáng bên Kansas City thôi, tôi đă thức dậy rồi. Ở Kansas City tôi có dậy sớm ban mai ban mặt cũng phải sau chin giờ. Nhưng có “nằm nướng” cũng không được rồi. Những người bạn của tôi, của vợ tôi cứ làm cho hai cái “cell phone” của chúng tôi bắt Quốc Khanh, Đan Nguyên hát liên tù t́. Những ngày nào không biết, những ngày nầy ở Tip-Top Sandwiches sao đông dữ. Đông không phải đông những người trai trẻ nhâm nhi cà phê sáng. Đông là đông những ông bạn già lâu hằng nhiều chục năm và xa hằng ngàn cây số hôm nay gặp nhau cố tri. Vợ chồng tôi bước vào tiệm như đi trong rào rào tiếng súng trận bắn từng loạt “rafale”. Náo nhiệt! Tưng bừng! “Ngộ cố tri” những ngựi lính năm xửa năm xưa không chết trận, không chết tù vẫn sống, vẫn c̣n gặp nhau. Họ đập vai, bá cổ, đá chưn, bắt tay, chữi thề, la, hét, cười, nói…oang oang như sấm vang, như sóng vỗ ào ào đời kiêu hùng cái thời chiến thắng Cộng quân cắm cờ trên Kỳ Đài Huế hay Cổ Thành Quảng Trị năm nào. Tôi nghe ḷng ḿnh rào rạt niềm vui - một niềm vui thăm thẳm, trùng trùng, vời vợi- …

Mấy bàn bên trong, góc trái đă có những ông bạn của tôi ngồi chờ. Dẫu thời gian oan khiên dữ dằn gần năm chục năm làm các bạn của ḿnh ngày xưa “ngon cơm” quá chừng, bây giờ là những ông già “xấu đủ thứ” đi nữa, tôi cũng nh́n ra được một, hai ông như thường. C̣n lạ ǵ ông Cảnh với tôi năm 1967, 1968 ở Quảng Ngăi; ông Toàn với tôi ở Quảng Đức năm 1971, 1972; ông Tài với tôi ở Z.30 C Hàm Tân năm 1982, 1983, 1984. C̣n các ông Lợi, ông Hải nhờ “poste” h́nh trong những buổi lễ của ngành CSQG hay của Khóa II Học Viện CSQG trước đây, thấy là biết ngay. Người mà hơn một năm trước đây, tôi chưa bao giờ nghe tên, chưa bao giờ biết mặt là ông bạn “trẻ tuổi tài cao” Dư Quang Nê. Nê nổi tiếng từ hồi tổ chức Kỷ Niệm 45 Năm Học Viện CSQG tại San Jose năm 2011 vừa qua, có vẻ phóng khoáng, xuề x̣a, vui tính của người miền Nam. Anh em ngồi đây không phải để thưởng thức cà phê ngon hay dở mà ngồi đây chỉ kể chuyện ngày xưa hồi đó sau ngày ra trường cho đến bây giờ lưu lạc, chất ngất những nỗi buồn vô biên, bập bùng những hạnh phúc vô cùng…và bây giờ vui hết sức là vui ta c̣n với ta hôm nay nơi nầy!!!

Thật mà nói, nếu không có mấy đứa nhỏ “con đă mua vé máy bay và mướn pḥng ngủ rồi” và “Ba Me bọc hai ngàn rưỡi mà xài” th́, biết bao giờ có dịp chúng ḿnh gặp nhau đây!? Đẻ con ra cũng có nhờ. Ai nói những người lớn tuổi như chúng ta đây qua Mỹ không nhờ một đứa con nào hết? Nhờ nó nghe điện thoại cho; nhờ nó làm thông dịch viên; nhờ nó giải nghĩa thư từ hàng đống gởi về; nhờ nó chở đi đây đi đó; nhờ nó trong nhà có tiếng nói, tiếng cười mà vợ chồng già không nh́n nhau cô đơn, côi cút; nhờ nó chuyện nầy, chuyện kia vặt vảnh… chớ đâu phải không đưa tiền bạc cho ḿnh là “chúng tôi không nhờ tụi nó cái ǵ cả” đâu. Qua đây, trước là để dự Đại Hội Tổng Hội CSQG và sau, nói là phụ nhưng thật là chính, là Hội Ngộ Khóa II Học Viện CSQG một ngày sau đó. Luôn thể một công hai chuyện, vợ chồng tôi đi sớm vài ngày để gặp những người anh em bạn Phan Thiết hồi những năm xưa thật là xưa thập niên 1950, 1960, 1970. Mấy hôm nay, với những người anh em bạn Phan Thiết đó, chúng tôi ngồi nói chuyện thời xưa quê hương ḿnh: con sông Mường Mán, cây Cầu Quan, Château d’Eau, trường học Phan Bội Châu, Tiến Đức, những con đường - “con đường t́nh sử nằm đây” - , băi biển Thương Chánh, Mũi Né, lầu Ông Hoàng…và lính tráng thời chinh chiến nay đóng chỗ nầy, mai đóng chỗ kia, sống đó, chết đó. Những ông Vĩnh, Sáu, Hạ, Mạnh, Mai Thiết,Thời, Hùng, Thiện, và cô em gái Liễu…bỏ công, bỏ của chở đi đây đi đó và đăi ăn đăi uống chỗ nầy chỗ nọ ở tiệm, ở nhà. Người ta nói: “Little Sàig̣n ở Westminster, Garden Grove, Fountain Valley…cái ǵ của Việt Nam ở đây cũng có mà ngon hơn, sạch hơn, đẹp hơn…có khi lại c̣n rẻ hơn nữa là khác”, có sai đâu? Dẫu trong ṿng 5 cây số vuông thôi, nhưng cả trên 200 ngàn người Việt nam ta, cả hơn hằng ngàn cửa tiệm bề thế nghênh ngang mà tụ tập san sát vào một nơi nên có lạ ǵ, Little Sàig̣n trông vô cùng sầm uất của một thành phố Việt Nam văn minh nơi xứ người. Đi trong Little Sàig̣n, tôi thấy như ḿnh đang ở trong nước Việt Nam. Có khác là, ở đây người ta ăn mặc tươm tất hơn, cung cách lịch sự hơn, sang trọng hơn và nhất là, xe cộ th́ toàn là thứ mắc tiển, đắc giá hơn người dân bản xứ Huê Kỳ nữa. Sự hiện diện của Little Sàig̣n là một niềm tự hào cho chúng ta những người Việt Quốc Gia tránh nạn Cộng Sản bỏ nước ra đi t́m tự do với hai bàn tay trắng. Trên đường từ nhà cháu ông Lê Văn Thuận về, Ông bạn Hồ Hối mời tôi với Vũ Khắc Cảnh, Đặng Thanh Toàn, Trần Khánh Thiện tới tiệm Liên Huế 2 của ổng ở 141291 đường Euclid, Garden Grove ăn bún ḅ Huế. Hồ Hối, người cao lớn, oai vê và có lẻ phần nào nhờ đai đen Thái Cực Đạo mà trông lăo ta có vẽ hiên ngang, “dữ dằn”. Hồ Hối, Đại Úy Đại Đội Trưởng Cảnh Sát Dă Chiến ở Quảng Đức rồi ở Lâm Đồng, cùng Khóa II Học Viện CSQG với chúng tôi năm 1967 trong Biệt Khu Thủ Đô. Cuối tháng 3 năm 1975 di tản từ Quảng Đức về Lâm Đồng, tôi ở nhà anh ta hơn một tuần lễ. Trong Học Viện hồi đó, ai cũng buồn cười khi nghe điểm danh các SVSQ có tên Hồ Hối, Sơn Na, Bùi Cà, Đồng Thủ mà đến bây giờ có ai quên được đâu. Tôi có hỏi “tại sao tiệm có tên là Liên Huế?”. Hối trả lời: “bởi bà xă tên Liên và vợ chồng tôi là người Huế”. Có phải bữa đó v́ đói hay bà xă ổng, bà Liên nấu ngon, ông nào ông nấy ăn vô, nói ra: “đă quá”. “Đă quá”, ông nói lại với bà xă là “ngon lắm” đó ông Hối ạ. Tôi nghĩ, những bà con ḿnh người Quảng Trị, Huế, Đà Nẳng… khi nào đến Little Sài G̣n, ở lữ quán Little Sài G̣n Inn, nên đến thử món ăn quê hương “núi Ngự B́nh trước tṛn sau méo; sông An Cựu nắng đục mưa trong” xem sao.

Sáng ngày 26 tháng 5 năm 2012 sau khi uống cà phê ở Tip-Top Sandwiches, ông bạn Lợi, Nguyễn Văn Lợi chở những người đồng khóa của ổng là chúng tôi đến Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster để cùng với những người lính CSQG từ nhiều nơi tới làm lễ vinh danh và tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ đă vị quốc vong thân. Tôi gặp lại những anh em Khóa II Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia: vợ chồng Nguyễn Ngọc Thụy, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Một, Trương Thuận Quang, vọ chồng Bùi Xuân Hoan, Văn Minh Tịnh, Lê Sỹ Tài…, ông bà Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh, ông bà Trung Tá Trần Quan An và nhất định không thiếu ông bạn tù của tôi ở K.1 Tân Lập Vĩnh Phú ngoài Bắc năm nào, Thiếu Tá Phan Tấn Ngưu, Khóa I Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia. Vũ Khắc Cảnh ghé tai tôi nói nhỏ: “tao không thích ông B́nh”. “Tại sao?” tôi hỏi. Nó trả lời là: “ổng hắc ám”. Tôi vừa cười vừa nói đùa: “mầy không hắc ám sao?” Thật t́nh mà nói, ngày xưa ai dám bảo rằng th́ là các ông Tướng, các ông Tá của ḿnh không ông nào không “hách”, không ông nào không “kiêu” và không ông nào không “hắc ám”!? Ngay cấp “cắc ké” Thiếu Tá, Đại Úy chính ḿnh đây “xét nét” lại coi, có “hắc ám” không cái đă? Chắc ǵ lính không chê ḿnh như ḿnh đă chê “Xếp”. Nếu chi ly, chúng ta khó tập họp lại với nhau. Chúng tôi lợi dụng c̣n thời giờ, chụp những tấm h́nh kỷ niệm. Người bạn trẻ khóa đàn em Dư Quang Nê mới biết tôi lần đầu Nguyễn Thừa B́nh mà từ lâu chỉ “văn kỳ thanh bất kiến kỳ h́nh”, bấm máy chụp h́nh lia lịa. Anh ta dù hơi mầm mập một chút nhưng nhanh hơn sóc và “hề hề” như Ông Địa Phát Tài dễ mến. V́ có “credit” của một phó nḥm, ai cũng muốn “Nê chụp đi”. Xin cám ơn anh chị Nê, chúng tôi có những tấm h́nh lưu niệm một chuyến đi đầy ư nghĩa và đáng giá.

Hơn 5 giờ chiều cùng ngày, Vĩnh chở vợ chồng tôi tới Seafood Kingdom Restaurant ở 9802 Katella Ave, Anaheim để dự Dạ Tiệc Hội Ngộ của toàn thể CSQG Hải Ngoại. Khóa II, Lợi đă điều đ́nh với Ban Tổ Chức chọn cho mấy bàn đầu tiên bên phải. Măi tới 7 giờ, các ông Khóa II hoặc đi một ḿnh hoặc đi với mấy bà mới tới ngồi kín. Mấy ông, mấy bà nầy đă quên câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” rồi. Anh em, thật t́nh mà nói “tao không nh́n ra mầy” là đương nhiên bởi trí nhớ th́ ṃn, th́ cùn mà thay đổi th́ quá là thay đổi. Ai nh́n cho ra ông Quan Tṛn bây giờ, tóc trên đầu chỉ c̣n một ṿng hàng rào Ấp Chiến Lược chạy quanh ngọn đồi trọc dù giọng nói Bắc Kỳ đểu y nguyên và con người tṛn tṛn hột mít y nguyên!? Ai nhớ cho ra ông Viễn, Viễn Vương Ngao hồi nào năm xưa nhỏ con, lăng quăng như con vụ quay vù vù mà bây giờ tốt tướng ra, đẹp lăo ra, thông dông, từ tốn…đâu c̣n dấu vết người trai trẻ khoái nhảy đầm mà Hán-Việt một chút là khiêu vũ và Tây học một chút là “dancer”. Không biết là “thân” là “thế” hay là “chầm chày may rủi” làm sao mà đương sự mới ra trường c̣n non choẹt đă ngồi ch́nh ́nh cái ghế bành tô Trưởng Chi Cảnh Sát Quốc Gia Quận Đức Tu ở Biên Ḥa từ 1968 đến 1969. Cái ghế mà những kẻ cường hào ác bá, những tên ma đầu giáo chủ, những loại thảo khấu, cường tặc lúc nào cũng ŕnh rập, sẳn sàng bắn, cưa, chặt…Đời những thằng Sĩ quan mới ra trường rơ ràng ràng đứa nào y như đứa nấy mang bầu nhiệt huyết bao la trùng trùng và tấm ḷng trong sáng vằng vặc trăng sao th́ làm sao “mới ra trường c̣n non choẹt” mà Viễn ngồi vắt chưn chữ ngủ rung đùi!? Khoảng 7 giờ hơn, 45 bàn trong nhà hàng đầy người là 450 người tham dự dạ tiệc. Như vậy là đông lắm. Buổi lễ khai mạc. Những người anh em Khóa II Học Viện CSQG với mấy bà vợ ngồi xa tít cuối nhà hàng h́nh như chẳng có ai quan tâm. Họ đến đây như thể mượn dịp, mượn chỗ chỉ để tâm sự vơi đầy với bè bạn cùng khóa đă mấy chục năm mới gặp lại mà thôi. Thôi th́, xí xóa cho những người anh em cũng đă “gần đất xa trời”, không biết họ có c̣n một lần hội ngộ nữa hay không! Như ông Nguyễn Văn Linh, bạn bè ở Nam Cali nói là “cứ trốn hoài” khó gặp lắm. Ổng già th́ có già đó, đă 41 năm rồi từ ngày tôi với Quang 3 Ca gặp trong Trại Vơ tánh, chưa một lần thấy mặt lại, vậy mà tôi vẫn nh́n ra ngay. Không nh́n ra ngay sao được, mấy chục năm trước, ổng cũng là “Linh Già” rồi. Tiếc là, những người bạn “Tam Huỳnh” của tôi hồi trong Học Viện là Huỳnh Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Thuận, Huỳnh Hữu Đức biệt tăm biệt tích ở Utah, Florida, Paris không chịu về “gặp nhau cho vui”. Ông Toàn, Đặng Thanh Toàn, cựu Chỉ Huy Phó Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Quảng Đức từ thời Khóa II Học Viện năm 1967 đă nổi tiếng “dù”, sau nầy cũng nổi tiếng, không phải “dù” mà “lặn”. Ổng “lặn” sâu hun hút dưới đáy đại dương hằng nhiều chục năm bên Pháp. Không biết cơn địa chấn nào “móc” ổng lên, “quăng” ổng qua Little Sài G̣n dự Đại Hội Tổng Hội CSQG cũng như Buổi Hội Ngộ Khóa II Học Viện CSQG ngày mai Chủ Nhật 27 tháng 5 năm 2012 tại nhà Lợi Biên Ḥa. Có lẻ v́ quư mến, Toàn được anh em đặt cho nhiều biệt danh: Toàn Dù, Toàn Sốt Rét, Toàn Chết Trôi, Toàn Điếc. Cũng “tuưp” người gan, ĺ, “chịu chơi”, Toàn đă không ngán Đại Tá Nguyễn Thanh Châu đương thời là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang và đương sự là Đại Đội Trưởng Đại Đội Công Vụ Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Khu II? Đại ca và tiểu đệ “giành” nhau em ca kỹ thơm như múi mít trong một quán Bar ở băi biển Nha Trang. Đă là Toàn Điếc, có sợ ǵ súng với đạn trong cơn say rượu, say t́nh với xung quanh là đàn em một lũ “dzô, dzô Đại Úy”. Bị “mắng vốn”, Toàn Điếc bị Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Khu II lúc bấy giờ là Đại Tá Lê Trọng Đàm “tống nó đi là yên”. Toàn Dù, Toàn Số Rét, Toàn Chết Trôi, Toàn Điếc đi, đi hoài, đi măi, đi miết không bao giờ thèm về lại Nha Trang.

Ông bạn Nguyễn Văn Vĩnh chở vợ chồng tôi, vợ chồng Thiện Anh Khoa đến nhà Lợi khoảng 10 giờ trưa ngày 27 tháng 5 năm 12012. Vào giờ nầy, những anh em có ḷng, tạm gọi là Ban Tổ Chức Buổi Hội Ngộ Khóa II tại Nam Cali vẫn c̣n bận bịu giăng lều, dọn bàn, sắp ghế…và anh em, những người bạn cùng Khóa II Học Viện CSQG với vợ đến cũng đă đông. Buổi Hội Ngộ Khóa II Học Viện CSQG nầy chỉ xẩy ra sau những ư kiến của nhiều anh em đồng khóa và được sự hưởng ứng nhiệt liệt. Thời gian từ từ trôi cũng tới mức 11 giờ trưa và bạn bè vội vàng tới, tới thật đông. Ai ai cũng mầy, tao thân thiện tay bắt mặt mừng, hớn hở, niềm nở, vui vẻ…Có những anh em dù thời gian xa lắc xa lơ mà dấu vết ngày xưa chưa hề phôi pha vẫn c̣n rơ ràng ràng trên người. Tôi nh́n ra ngay ông Phạm Văn Cờ người Tây Ninh, cựu Trưởng F Đặc Biệt Bộ Chỉ Huy CSQG Tỉnh Tuyên Đức mà một lần năm 1973 tôi nhờ chở ra phi trường, không nhớ là phi trường ǵ, không phải Liên Khương, chắc Cam Ly? Ông Nguyễn Một cũng gần 45 năm từ sau ngày ra trường cuối tháng 10 năm 1967 bây giờ mới thấy lại cái bản mặt và giọng nói Quảng Nam của ổng cũng “đồng dạng” thuở nào với thuở nay, không một chút suy suyển. Hồi đó, tôi với ổng thường ṿng ṿng trong sân Học Viện mỗi chiều “ngồi lê đôi mách” chuyện thiên hạ sự. Ông Nguyễn Văn Sết, biệt danh Sết Cô Đơn vẫn tính vui cũng có vui những nụ cười dễ dăi nhưng “quạu” th́ ngán ǵ mà không “cằn nhằn cẳn nhẳn”. Sết vẫn con người nhỏ thó, không thèm đua đ̣i to con lớn xác với ai. Tôi cứ nhớ hoài ổng ngày nào cuối tháng Ba năm 1971, cách nay cũng đă 41 năm thêm một, hai tháng rồi. Ngày đó, ngày đầu tiên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức, huynh trưởng bắt đàn em ôm cái “sac marin” nặng chết cha “chạy ra mắt” quanh Vũ Đ́nh Trựng. Sết chưa hết một ṿng đă “xỉu”, miệng sủi bọt, lăn khềnh ra nằm vạ. Đâu khoảng cuối năm 1979, ḿnh bị giam ở K.5 Tân Lập của Vĩnh Phú đói hết chỗ nói, nghe ổng đánh xe ḅ chở quà thăm nuôi của vợ những người bạn tù “học tập cải tạo” từ Bến Ngọc vào, trông gặp ổng kiếm chút cháo. Ổng trốn kỹ quá, đố t́m ra! Có những anh em vật đổi sao dời nhiều quá sau gần nửa thế kỷ trần ai, tôi cố moi móc trong kư ức ra cho hết cũng “không nhớ mầy là ai”. Ông Nguyễn Văn Em ngày xưa có nghe, c̣n nhớ tên chứ không nhớ một chút nào h́nh hài Em với Anh vuông, tṛn, méo… như thế nào ai biết. Huống ǵ bây giờ, ổng phương phi ra, đẹp lăo ra, làm sao mà nhớ!? C̣n ông Nguyễn Văn Hiền là Hiền Tèm Lem tóc không chịu “muối tiêu” với người ta, bắt chước Marilyn Monroe trắng muốt như Bạch Mi Lăo Tổ. Ngày xưa ổng đâu đầy đặn như bây giờ; ngày xưa ổng đâu “già khú đế” như bây giờ; và ngày xưa ổng đâu “găng” như bây giờ. Đố trời mà nh́n ra ổng, nói ǵ tôi. Tôi nhớ một lần, không nhớ năm tháng nào từ Quảng Đức về, có ghé thăm ông Đại Đội Trưởng dưới gầm cầu Chà Và là ổng. Nguyễn Văn Hiền mời tôi “đi nhậu”. “Cám ơn”, tôi không có th́ giờ. Nếu không có 30 tháng 4 năm 1975, ông Hảo của ổng sẽ Đại Tá làm Chỉ Huy Trưởng CSQG Khu IV, ổng sẽ là Thiếu Tá theo thầy lảnh một chức Chỉ Huy Trưởng CSQG một tỉnh nào đó ở Vùng IV. Tiếc, tiếc cho ông Hiền Tèm Lem “giấc mộng Nam Kha” chưa có, đă “bừng mắt dậy, thấy ḿnh tay không”. Khóa II Học Viện CSQG có thể nói là một khóa có nhiều bí danh, biệt danh vô cùng. Có điều, nhắc lại bí danh, biệt danh nầy dễ bị mếch ḷng. Nhưng thử nghĩ, chúng ta không có nó, kỷ niệm nào chúng ta c̣n? Chúng ta có thể nhớ tên nhưng không có thể nhớ người. Ai biết ai Ngô Văn Quang, Ngô Công Quan, Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Như Quang, Trương Thuận Quang, Trương Minh Quang hay Trương Đ́nh Minh, Trầm Quốc Minh, Lê Văn Minh, Nguyễn Văn Minh? Tôi th́ tôi chịu thua. Khi mà nhắc đến bí danh, biệt danh, tôi sẽ nói cho các bạn nghe rơ ràng ràng rằng “nó là thằng…” ngay. Trong tinh thần nầy, tôi vô cùng hoan hô cái bụng “t́nh xưa nghĩa cũ” của Nguyễn Văn Lợi, của Trương Thuận Quang. Ai biết Lợi có biệt danh Lợi Điếm Biên Ḥa? Không ai biết. Chính đương sự phô trương “tao là Lợi Điếm Biên Ḥa”. Trương Thuận Quang có dấu ai cái tên nghe có đẹp ǵ đâu nhưng rất dễ thương, dễ mến Quang Bếp. Những bài thơ Quang làm ra đều kư tên Quang Bếp Khóa 2. Hai ông bạn tôi đó, ḷi ra cái gốc gác chân chất của người Miền Nam có ǵ nói nấy, sợ ǵ ba cái lẻ tẻ. Chúng ta có lạ ǵ các bí danh, biệt danh ăm ắp Kỷ Niệm Ngày Xưa Học Viện như Nam Cà Cộ, Quang 3 Ca, Thanh Cổ C̣, Đức Fulro, Sáu Lèo, Hoàng Khổng Tử, Thanh Bốc Khói, Huỳnh Tùng Lâm, Lâm Babylac, Tài Ngưu Ma Vương, Thành De Gaulle, Châu Xe Cán, Thành Nùng, Sơn Bẩn, Trân Sầu, Trực Thối, Lư Tông Đơ, Tư Bắt Gôn,... mà khi nào viết về kỷ niệm một thời Học Viện, tôi cũng thường đá động tới một cách thân thương, trân quư và trong tâm trí sẽ hiển hiện ra rơ ràng bóng dáng những người bạn của ḿnh một thời Khóa II năm nào. Kỷ niệm đào, bới, xới, moi, móc t́m ra đâu có nhiều, c̣n nhiều để nhớ thời trai trẻ, th́ có ai lấy cái tên gọi là bí danh, biệt danh ra chọc giận ai và ai lại đành giận ai bao giờ!?

“Tới nhà Lợi rồi”. Xuống xe, người đầu tiên tôi gặp lại cũng ông Dĩnh, Phạm Hoài Dĩnh vẫn nụ cười tṛn trịa đôi môi như mấy hôm trước ở Phi Trường John Wayne Airport ngày đầu tiên và cũng là lần đầu tiên tôi đến Orange County. Hơi cải lương một chút, tôi la lớn lên “hữu duyên thiên lư năng tương ngộ”. Thật t́nh, lời nói phát ra tự nhiên từ tấm ḷng vào lúc bất ngờ th́ có ai bảo ai cải lương với không cải lương mà xúc xiểm? Ông Dĩnh tính t́nh ḥa hoăn, xuề x̣a, miệng luôn nhoẽn nụ cười vui vẻ dễ mến. Qua cả mấy chục năm từ Học Viện đến bây giờ, tôi thấy ổng cũng y nguyên cái tính, cái t́nh thuở nào như thuở nào. Từ sau ra trường, ổng về Ty CSQG Tỉnh An Xuyên, tỉnh mà Việt Cộng đổi là Minh Hải năm 1976 và Cà Mâu năm 1997 đến nay. Ở đây, ổng làm Phó Ty, xử lư thường vụ Trưởng Ty một thời gian huy hoàng đời một Sĩ Quan trẻ tuổi chí cao. Rồi không có “tài”, không có “thế”, không có “thân”, ổng bay một cái vù lên Đà Lạt nghỉ mát nơi Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dă Chiến Trại Mát. Đi vô, đi ra cứ “phố núi cao, phố núi đầy sương. Phố núi cây xanh, trời thấp thật buồn…” chán quá, ảnh tọt về Học Viện CSQG làm Giảng Sư cho đời nhàn nhả, khỏi nợ nần t́nh ái mấy cô sơn nữ “may mà có em, đời c̣n dễ thương”. Không yên với cái phần, cái số, Phạm Hoài Dĩnh nay làm Chủ Sự Pḥng Nghiên Kế, mai nắm vai Sĩ Quan Báo Chí, mốt là Sĩ Quan Tham Mưu…của Nha Tâm Lư Chiến. Có “bể dĩa”, không th́ không biết ổng sẽ ngồi, nằm ở đâu đâu nữa? Vậy mà không nhớ năm nào, ổng cũng ṃ lên Quảng Đức gặp Sáu Lèo tôi đang là Trưởng F Đặc Biệt ở trển. Vậy th́ “hữu duyên thiên lư năng tương ngộ” có ǵ cải với không cải lương!? Gặp lại những anh em một thời Khóa II Học Viện CSQG hồi đó: Tưởng, Tuất, Hợi, Hoàng, Tài, Thụy, Lợi, Hải, Lâm…mừng th́ mừng thiệt mà buồn cũng không dấu nỗi xót xa. Thời gian mới đó đă một nửa “ba vạn sáu ngàn ngày”, những người trai trẻ hồi đó bây giờ là những cụ già “thất thập cổ lai hy”. Ḿnh biết ḿnh sẽ dần dần mai một và tan biến về nơi gió cát ngh́n trùng mịt mùng một ngày đâu c̣n xa xăm ǵ nữa. Cũng mong và may, hôm đó gặp lại Vũ Khắc Cảnh, một người bạn thân trong chúng tôi năm đứa đổi ra Quảng Ngăi cuối tháng 12 năm 1967. Lúc đó, bên kia đường Phan Bội Châu, quán cơm của bà Hai Triêm, Thanh Tuyền cứ “thời gian hay mang lại nhiều buồn vui. Khi từ giả tưởng đâu không gặp nữa. Nào ngờ đâu anh cuối gió đường mây mà vẫn có gặp đây…. Trong “tổ quỷ” của mấy thằng Sĩ Quan độc thân mướn của ông Tạ Ảnh, Đặng Văn Thử của Long An th́ “Xin đối diện một lần bên tôi. Cho tôi yêu bằng h́nh hài đó không thôi. Đến với tôi, hăy đến với tôi, đừng yêu lính bằng lời…”; Phạm Đức Hoàng của B́nh Định lại “Hàn Mặc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân nơi nhà hoang. Mộng Cầm hỡi! Thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi…”. Sau đó, Cảnh thuyên chuyển về làm Trưởng Pḥng Học Vụ của THHL/CSQG Rạch Dừa ở Vũng Tàu. Thời đó, trung tâm có nhiều tiểu đoàn khóa sinh quân nhân biệt phái. Vào một đêm, hầu hết Cán Bộ Khóa Sinh rủ nhau ra ngoài “nhậu cho vui”, 2 Tiểu Đoàn Khóa Sinh dàn trận, quyết đánh “xáp lá cà”. Trung tâm loạn! Vũ Khắc Cảnh đếm “một, “hai”, “ba” nhưng cả rừng người cứ như tượng đá. “Tôi đếm lần nữa, không giải tán, Tuần Cảnh, Pḥng Vệ bắn”, Cảnh nói. Nhưng “một”, vẫn đứng yên, “hai” vẫn đứng yên, “ba’ vẫn như trời tṛng, 2 Tiểu Đoàn Khóa Sinh không nhúch nhích. Vũ Khắc Cảnh hô to: “ bắn”. Những tràng “rafale” M16 chát chúa, gịn giă nổ. Hai Tiểu Đoàn Khóa Sinh chạy như chạy giặc về pḥng im thin thít. Đó, một sự giải quyết tinh tế, khéo léo, gan dạ của một Cựu SVSQ Học Viện CSQG đáng được nhắc nhở. Như anh em, sau năm 1975 Vũ Khắc Cảnh đi tù Việt Cộng, không may bị chuyển ra Nam Hà làm trâu cày hai năm trời, từ 1977 đến 1979. Trâu cày là 3 người đi trước đeo dây vào cổ, vào vai kéo đằng sau một cái bừa có một người nữa giữ cho bằng, cho sâu dưới vũng bùn Đầm Đùn sâu gần đầu gối, có chỗ đến bụng. Cày từ sáng đến 4 giờ chiều suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông có lúc không được ăn, không được nghỉ giải lao, không được tắm, bị đạp xuống bùn, bị quất bằng roi tre vùn vụt và bị chửi th́ không ngày nào không có! “Mỗi lần nghĩ lại, tao không lần nào cầm được nước mắt”, Cảnh chạnh ḷng và tiếp “Đầm Đùn là một vùng trũng úng thủy từng hằng chục năm, hằng trăm năm chứa hằng hà sa số cây, lá, tranh, cỏ, lát… “đùn” ra từ bốn bề núi cao và “đùn” vào đầm”. Trại Nam Hà được Pháp lập ra năm 1945 với tên là Đầm Đùn. Năm 1954, Việt Cộng đổi ra là Ba Sao, năm 1976 là Nam Hà, năm 1979 là Hà Nam Ninh và năm 1997 đến nay là Hà Nam. Đời tù “học tập cải tạo”, trại trong Nam hay trại ngoài Bắc; Trại Văn Bàn Lào Cai hay Trại Z.30 C Hàm Tân…cũng đều khắc nghiệt của một chế độ ác quỷ trút lên đầu lên cổ người Việt Quốc Gia bị Mỹ làm cho thua trận những oan khiên trời long đất lở, kinh thiên động địa! Trong hoàn cảnh tang thương cùng cực, những người tù đạp đất, đấm trời thét vang lời thống thiết! Tù Khúc ra đời. Tù khúc là nỗi đoạn trường chính của những người tù là những tù “học tập cải tạo” viết ra cho chính thân phận ḿnh, bạn tù ḿnh than thở, thề nguyền… ai lại không thấy ḿnh ngất ngư nỗi chết không rời ở trỏng! Tôi đọc chứ không hát mấy câu trong tù khúc Anh Ở Đây của Trung tá Vũ Văn Sâm là Nhạc Sĩ Thục Vũ “anh ở đây, ngày ngày bên trong rào sắt, hận thù ưu tư chất ngất giữa ḷng núi cũ sông xưa. Anh đẩy xe, bạn bè anh cũng đẩy xe dưới nắng gắt gay trưa Hè, ḷng đau viễn xứ ê chề. Mưa chiều Đông, nhạt nḥa mưa rơi lạnh giá, ngậm ngùi trông nhau lặng lẽ, chân buồn đếm bước lê thê…” Tôi định đọc thêm th́ anh bạn Hiền Tèm Lem của tôi nói là để ảnh lên hát bài hát Tù Ca Số 1 của Nam Hà. “Trên đường đi của trâu ḅ và dê, những bàn chưn nứt nẻ kéo lê theo ngày tháng ê chề. Những bàn tay chai cứng măi mê vân vê túi cơm bể. Từng bộ xương lê thê thề nhất định sẽ về. Trên đồi cao đập đá, nắng cháy da đầu. Dưới đầm sâu buốt lạnh, kéo cày thay trâu. Lưng c̣ng gánh đá mệt nhoài. Đá vát trên vai khổ sai. Đêm bụng đói cào khó ngủ, ngày lă thân gầy chân đá chân. Áo quần tơi tả không kịp vá. Trưa thức ăn ngựa, ăn không kịp thở. Chiều tắm vũng trâu, tắm không kịp lau. Ngày sợ rắn, rít, đỉa, ruồi. Đêm sợ muỗi, ṃng, rận, rệp. Ngày lại ngủ ngồi. Đêm nằm co ro”. Anh ta hát với tất cả nỗi ḷng người trong cuộc nghe sao buồn tới ruột, nghe sao buồn thấu gan! Không gian lặng thinh! H́nh như Hiền, Nguyễn Văn Hiền đang khóc! Và h́nh như nhiều anh em cũng chơm chớm nước mắt! Ai bảo những chàng trai, những ông lăo già là nam nhi chi chí “lưu huyết, bất lưu lệ” không biết khóc? Tiếp theo, Nguyễn Ngọc Thụy, người xông xáo trong sinh hoạt Lực Lượng CSQG nói chung, nói riêng là Học Viện CSQG và riêng hơn nữa là Khóa II Học Viện CSQG cầm micro hát bài Việt Nam Tôi Đâu của Việt Khang. “Giờ đây, Việt Nam c̣n hay đă mất, mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta!? Hoàng, Trường Sa đă bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi v́ tay súng giặc Tàu. Là một người con dân Nước Việt Nam, ḷng nào làm ngơ trước ngoại xâm, người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi…” Thụy người Huế hạp với giọng buồn, than thở, ai oán… phải được khen là “dễ chạm đến tấm ḷng sắc son nước non” của anh em đồng khóa chung quanh. Có người nói “thằng hát hay dữ”. Trong không khí buồn buồn và ḷng nao nao t́nh tự ray ray rứt rứt, tôi làm bài thơ Hội Ngộ. Nói là bài thơ cho nó oai chứ thực ra chỉ là một cảm hoài mượn chữ nói ra lời mà thôi. Bài thơ Hội Ngộ: “từ 23 tháng Giêng 1967, đă 45 năm 3 tháng 26 ngày, bây giờ mới gặp đây tụi mầy. Khoan chuyện nầy chuyện kia, uống beer cái đả. Đứa nào Corona; đứa nào Heineken, Buweizer và đứa nào đàn bà Coca-cola hay nước lă? Khui. Khui. Uống cho vui. Uống cho đă. Chắc ǵ rồi mai tao mầy c̣n gặp lại hả!? Mấy chị Bà Xă đừng chấp nê lỗi với lời tụi tôi, ngồi chơi, nói chuyện đời. Đời những ông chồng tù - tù học tập cải tạo - “Ôi đời ta, ngờ đâu trăm cay ngàn đắng. Khúc sắn, bát ngô vơi đầy. Sầu nuôi thân xác hao gầy. ..”. Đời những bà vợ - Bà vợ những ông chồng cải tạo- “Con c̣ lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non…” 45 năm 3 tháng 26 ngày. Lâu dữ! Lâu dữ! Tụi ḿnh vẫn c̣n, vẫn c̣n đây hôm nay. Tụi mầy, uống, uống cho say…nằm dài. Mai tỉnh dậy, mới thấy: “Say là say nghĩa say nhân. Say chung Lư Bạch, say đàn Bá Nha” Ta hát, hát bài ca Học Viện, Chinh Chiến… Ta nhớ ta: thằng Lợi Điếm Biên Ḥa, thằng Sáu Lèo tếu quá cha. Thằng Quang Bếp, chính là thằng Quang Bếp, không phải Quang Khều mà cũng chẳng phải Quang 3 Ca ca bài ca vọng cổ “Nh́n trời hiu quạnh, rừng đêm sương gió lạnh, hướng quê nhà ḷng thêm chạnh tủi niềm riêng. Em ơi, muôn dặm xa xôi xin em giữ trọn hương nguyền…” Nghe sao buồn cả ruột! Nghe sao buồn cả gan! Những thằng tù tụi ḿnh- những thằng tù tụi ḿnh một thời trai trẻ- hiên ngang, anh dũng. Và bây giờ, một ông già bệnh hoạn, yếu đuối, tật nguyền…Ta c̣n gặp ta hôm nay, May! Rất may! Ngày mai, ai biết đứa nào c̣n, đứa nào mất, đứa nào nằm liệt giường trong nhà thương, trong nursing home, trong hóc hẻm tối om…chất ngất nỗi buồn, nỗi buồn thênh thang, mênh mông!?” Thời gian th́ vô cùng nhưng sự đời th́ có mức. Buổi Hội Ngộ Khóa II Học Viện CSQG dù ǵ đi nữa cũng từ từ chấm dứt, để lại trong ḷng anh em một kỷ niệm sâu xa khó phai, khó t́m.

Nếu so với ông bạn Đặng Thanh Toàn ở Pháp hay ngay cả ông Bùi Xuân Hoan ở Florida, ông Nguyễn Hồng Son ở Texas qua nhà ông bà Nguyễn Văn Lợi dự Buổi Hội Ngộ Khóa II Học Viện CSQG, ḿnh ở Kansas City của Missouri có xa xôi ǵ đáng nói. Có điều, vợ chồng tôi đi máy bay Delta Air Lines loại “Economy” phải qua Salt Lake City ở Utah mới tới Orange County của California cũng phải trải dài 1,505 mile hay 2,257 cây số. Đi th́ 5 giờ 30 chiều ngày 23 tháng năm 2012 mà tới là 9 giờ tối cùng ngày. Chúng tôi phải dậy từ lúc 3 giờ sáng và xong đâu vào đó ở Little Sài G̣n Inn bên Cali lúc 12 giờ đêm tức 2 giờ sáng ngày hôm sau nơi tôi ở. Vậy là vợ tôi với thằng tôi đă “chịu” dài cả 11 tiếng đồng hồ của thời tuổi già sức yếu không phải là không “quải” mà “khỏe ru” được sao. Nói th́ nói cho vui, chứ một chuyến đi nầy, một ngày hội ngộ nầy biết bao nhiêu kỷ niệm làm sao có lần thứ hai? Một buổi hội ngộ không được dự trù trước mà anh em đồng khóa đến với nhau rất đông. Quư hóa biết mấy, các cụ c̣n “khoèo” được mấy bà xă đi theo nữa mới hay thiệt là hay. Ông Nguyễn Hữu Hải c̣n dụ được thằng con trai “trẻ đẹp hơn ba nó nhiều” đi theo làm phó nḥm. Cháu đă chụp cho các chú, cho các bác của nó những “pose” h́nh thật đẹp, thật quư giá. Không biết một ngày nào đó năm nay, năm sau hay năm sau nữa, ông Nguyễn Ngọc Thụy nhà ta ở Bắc Cali có tập họp được Huỳnh Văn Thanh, Nguyễn Văn Tua, Trần Bửu Giao, Trương Văn Sang, Trần Khánh Thiện, Vũ Đ́nh Bôn, Vũ Khắc Cảnh…làm một Buổi Hội Ngộ Khóa II Học Viện CSQG một lần nữa như ông bà Nguyễn Văn Lợi và các anh chị em ở Nam Cali hay không? Chúng ta tháng ngày chồng chất lượng trời đất c̣ng nặng trên người mà con đường ṃn thế gian ngày lại một cụt dần, ta có c̣n gặp ta chăng, nói ǵ lần nầy với lần nữa? Ít nhất Đêm Dạ Tiệc của Tổng Hội CSQG và Ngày Hội Ngộ Khóa II, tôi đă gặp lại chừng sáu, bảy chục anh em chúng ta ngày xưa chung đụng trong mấy dăy nhà tôle nghèo nàn nơi Biệt Khu Thủ Đô. Quư biết chừng nào! Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia- National Police Academy- một thời những người trai trẻ Sinh Viên Sĩ Quan tuấn tú “sẳn sàng phục vụ bất kỳ nơi nào trên toàn lảnh thổ Việt Nam Cộng Ḥa”. Vật có đổi, sao có dời nhưng t́nh đồng khóa, đồng nghiệp, đồng đội, chiến hữu…chúng ta vẫn sống măi, không hề suy suyển.

NGUYỄN THỪA B̀NH
Đêm Chủ Nhật 1/7/2012
( 13/5 Nhâm Th́n )



 


 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại