NHỮNG BÀI CA MỘT THỜI CUỘC ĐỜI

        
 - B́nh, mầy nghĩ ǵ mà thẩn thờ vậy?

Tôi hỏi nhiều lần, tựa hồ nó không nghe ǵ hết? Đến gần, tay đụng nhẹ vào vai nó, tôi nhắc lại,

- Làm ǵ mà thẩn thờ vậy? Có ǵ ưu phiền?

B́nh không trả lời, nhẹ nhàng nhấc ly cà phê lên, miệng thả dài làn khói thuốc, mắt lim dim nửa tỉnh nửa mơ. Tôi tự động kéo ghế ngồi kế bên, im ĺm không một nửa lời. Hôm nay, quán cà phê vĩa hè vắng vẻ. Chúng tôi có vị trí trong góc, iêng ẳng. Cô chủ quán đem đến tôi ly cà phê phin và gói Ruby Quân Tiếp Vụ. Dựa vai vào thành ghế, sải chân trên nền xi măng, châm điếu thuốc, mắt nh́n cà phê uể oải giọt vắn giọt dài, tôi nghĩ về anh ta, quen nhau từ những năm Trung Học Chu Văn An với Ư, Thắng, Sử,  thành bọn “Ngũ Quỷ”, hay chun lổ tường “cúp cua” ra “Quán Cà Phê Chú Chệt” góc đường Ngô Quyền và Đại Tá Trần Hoàng Quân hút thuốc, ngẫm sự đời. Thầy Tự Giám Thị, Thầy An dạy Triết, Thầy Lương dạy Anh Văn, cũng chán bọn “côn đồ” ham chơi, biếng học nầy, lắc đầu!. Thằng Ư Cư Xá Đô Thành, thằng Thắng Ban Nhạc Mây Trắng năm đó rớt Tú Tài 2, vào Thủ Đức; Thằng Sử Tân Định đậu Quốc Gia Hành Chánh; Tôi và B́nh tiếp tục lên Văn Khoa, Luật Khoa. Và bây giờ, thằng nào cũng Thiếu Tá, Đại Úy, Phó Quận Trưởng, thê nhi đầy nhà, ít có dịp gặp nhau lại mà, “quậy” như hồi nào. Không hẹn, B́nh từ Quảng Ngăi về, tôi Hậu Nghĩa lên, gặp nhau lúc hai đứa lang thang về trường cũ Văn Khoa trên đường Cường Để. Những ngày phép ở Sài G̣n, chúng tôi thường đến quán cà phê nầy, nh́n những em Văn Khoa, Nông Lâm Súc, Nha, Dược bây giờ mà nhớ ḿnh những năm về trước. Th́nh ĺnh, B́nh hỏi tôi

- Mầy có nghe ǵ không?.

- Có ǵ đâu?. Tôi trả lời. Hơi thắc mắc, tôi hỏi lại, nghe là nghe cái ǵ?.

- Mầy đúng là thằng có lổ tai trâu, không nghe Thái Thanh “Trả lại em yêu, khung trời Đại Học, con đường Duy Tân, cây dài bóng mát. Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát, vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt”. À, th́ ra vậy.

- Đang lăng xăng thế nầy mà nghe với ngóng cái ǵ. Tôi trả lời cho qua. B́nh rất đa cảm và hết sức nghệ sĩ.. Những bài ca buồn và giọng hát Thái Thanh trong lúc nầy, làm sao nó không ngẩn ngơ? Nó nói tiếp

- Trước khi mầy tới, bài ca “Trả Lại Em Yêu” nầy của Phạm Duy mà Thái Thanh đang hát đó, đă làm cho tao nghĩ về những bài hát ăm ắp kỷ niệm. Từng bài hát sẽ khơi lại trong tao một quăng đời người vui buồn đi qua, hay vô cùng, thích và thương hết sức. Nó không cao sa, trí thức mà cũng không b́nh dân, hạ cầp. Có ai đem kỷ niệm ra mà định mức giá trị? Có chăng là mối cảm hoài rong ruổi theo gịng kư ức gặp lúc ngừng lại nhắc cho ta những chuyện đời xưa, vui cũng có, buồn cũng có, làm thăng hoa cuộc đời bềnh bồng vốn đau khổ hơn hạnh phúc, được không bao nhiêu mà mất mát thi nhiều quá. Ai không có kỷ niệm? Ai không có kỷ vật? Đó là hành trang cuộc đời mà, có lúc ru ta ngủ mà cũng có lúc bứt rứt ḷng ta.

- Với ai th́ tao không tin, với mầy tao tin. Mầy là thằng có tâm hồn “ngụy thi sĩ”, làm thơ dở ẹt mà cứ cắm đầu làm hoài, cứ phải bao người ta uống cà phê hút thuốc lá chỉ để nghe thơ ḿnh thôi, mà cũng bị chê là “thơ con cóc”. Tôi nói lại với B́nh như vậy. Chúng tôi thân nhau, những lời nói thường không quanh co mà có bao giờ giận nhau đâu. B́nh thông thả nhắp chút cà phê đen, mồi thêm điếu thuốc cho vào miệng, nh́n trời mây lảng đảng, không ngó đến tôi mà nói

- Mầy ngồi sát lại đây, tao sẽ kể cho mầy nghe những kỷ niệm theo từng bài hát như kư ức một thời đi qua đời tao và đất nước ḿnh. Không nói về giá trị nghệ thuật âm nhạc hay văn chương, tao muốn nhắc lại những bài hát đó như một t́nh tự trôi qua từng chặng, từng khúc gịng đời của ḿnh, có vui, có buồn mà mỗi lần nhắc lại không khỏi bồi hồi, chạnh ḷng. Tao nói hơi dài ḍng một chút, mầy ráng nghe nhé. B́nh nói nhẹ nhàng có chút ǵ t́nh cảm, suy tư.

- Ừ, th́ kể đi. Tao nghe đây. Nói trước, kể hay tao nán lại, dỡ tao “dzọt”  nghen. Tôi lấp lững đùa đùa giỡn giỡn cho không phụ ḷng “cái thằng ngụy thi sĩ “, “cái thằng mộng mị mơ hồ”. “Cái Thằng Mộng Mị Mơ Hồ” nó mang từ ngày mê con nhỏ Tàu bán rau má góc đường Ngô Quyền và Hùng Vương, bên hông trường Chu Văn An. Chúng tôi được nó bao uống nước rau má hoài, giúp nó có can đảm đến gần con nhỏ, chỉ nói “nị hữu leng”. “Cái Thằng Ngụy Thi Sĩ” là do thằng Sử đặt tên cho. Nó nhái tên “Ngụy Quân Tử” của Nhạc Bất Quần, chưởng môn Phái Hoa Sơn trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. V́ thằng B́nh không có khiếu làm thơ mà thẩn thờ thơ với thẩn làm như thi nhân. Thằng Sử đọc”Hôm qua tao đi học. Quen cô gái trên đường. Về nhà nhớ nhớ thương thương. Hôm sau tao đi học. Không gặp cô gái hôm qua. Chắc cổ ở nhà!? Ở nhà với mẹ hay đi chơi với bồ? Tao khổ” Bài thơ “Yêu”, thằng B́nh làm, thằng Sử đọc, nhại, chê hoài, bốn đứa chúng tôi, ai mà không thuộc bài thơ c̣n tệ hơn “con cóc trong hang, con cóc nhảy ra” nầy của nó. B́nh nhỏ nhẹ, bắt đầu:

- Từ vùng tản cư Phú Lâm về Thành Phố Phan Thiết năm 1952, tao đă 10 tuổi rồi mới đi học lóp Năm ở Trường Làng Đức Long. Nói là trường, thật ra chỉ có một pḥng, một Lớp Năm và một Thầy Giáo Lê dạy. Trường mang tiếng là Trường Tiểu Học Đức Long mà nằm ở Xóm Bánh Tráng trong Làng Lạc Đạo. Là thằng nhà quê lớ ngớ, tao bị mấy đứa nhỏ ăn hiếp hoài, nhất là anh em thằng Quách Kim Bửu, Quách Kim Hoa, cháu Ông Bang Bộ. Nhờ lúc nào cũng đứng nhứt trên Bảng Danh Dự, tụi nó sau nầy là những bạn thân. Lên Lớp Tư, anh Nguyễn Văn Thinh đi lấy vợ. Lên Lớp Ba, anh Nguyễn Văn Chính bắt chước đi lấy vợ luôn. Lúc bấy giờ, mấy ổng cũng đă 16, 17 tuổi rồi mà, không biết làm sao vào học được Lớp Năm? Thầy Lê vừa dạy học vừa dạy hát. Có lẻ tại chiến tranh, tại nhiều con, tại quần quật suốt đời lam lũ mà tao chưa bao giờ nghe mẹ hát hay ḥ: “Ru em cho théc cho muồi, để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu. Mua vôi Chợ Quán Chợ Cầu. Mua Cau Nam Phổ, mua Trầu Chợ Dinh. Chợ Dinh bán áo con trai. Triều Sơn bán nón. Mậu Tài bán kim” hay “Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi. Con đi trường học, mẹ đi trường đời”. Thầy là người dạy tao hát và cho tao nghe hát đầu tiên trong đời. Cám ơn thầy. “Một con chuột là một cái đuôi, hai tai, hai mắt một đầu, bốn chân, tang tính tang t́nh tang; tang tính tang t́nh tang. Hai con chuột là hai cái đuôi, bốn tai, bốn mắt, hai đầu, tám chân...”, “Nhà em có nuôi một con chó, trông nó ngoan như con ḅ. Mai nó kêu “gấu, gấu, gấu”. Trưa nó kêu “gâu, gâu, gâu”. Tối nó kêu “gầu, gầu, gầu”. Nào ai từng nom thấy, thấy, thấy. Nào ai thấy vui, vui, vui. Được trông thấy đuôi chuột, chuột, chuột. Tḥ chân ngoáy tai mèo, mèo, mèo”. Nhưng một bài hát, tao nghĩ mầy cũng thường hát thời c̣n nhỏ. Bài “Học Sinh Hành Khúc” bây giờ mới biết của Lê Thương sáng tác. “Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau. Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao. Lúc khắp quốc dân tranh đấu, hy sinh cho nền độc lập. Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu. Đem hết can tràng của Người Việt Nam tiến lên...”. Thầy Trần Văn Lê bắt học tṛ chúng tao từ những năm Lớp Năm đến hết Lớp Ba hát mỗi ngày. Nó thành kỷ niệm, khó quên. Nhớ suốt đời. Nói tới Thầy Lê không thằng học tṛ nào mà quên được. Thằng nào không thuộc bài, học dỡ, hoang nghịch bị bắt tụm mấy đầu ngón tay lại, thầy lấy thước bảng khẻ. Đau chết điếng. Thầy cũng biểu tụi nó nằm xuống cái “banc” cho, thường là tao đánh. Tao đánh nhẹ, thầy đánh tao. Tao đánh mạnh, ra ngoài mấy đứa nó hăm he, chửi bới. Học đứng nhứt cũng khổ. Bạn bè nay đă hai mươi mốt năm rồi c̣n ǵ. Năm 1953 mướn được Vạn Khánh Long làm Trường Tiểu Học Đức Long có hai lớp: Lớp Tư và Lớp Ba. Trường có sân chào cờ. Mỗi sáng Thứ Hai, thầy tṛ hai lớp nghiêm chỉnh hát Quốc Ca và thượng kỳ. Tao biết Quốc Ca, Quốc Kỳ từ đó cho đến bây giờ và có lẻ suốt đời. “Nầy công dân ơi! Quốc Gia đến ngày giải phóng. Đồng ḷng cùng đi hy sinh, tiếc ǵ thân sống. V́ tương lai Quốc Dân cùng xông pha khói tên, làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho thây phơi trên gươm giáo. Thù nước lấy máu đào đem báo”. Hồi đó Nguyễn Văn Đỏ hát bài “Dư Âm” rất hay, bị cắp đôi với Nguyễn Thị Cẩm Nhung, cháu Phạm Ngọc Phi hoài. Có ǵ đâu, trong lời ca có “anh bao nhớ nhung” thôi à. Khi anh ta hát tới “anh bao nhớ  nhung” th́ cả lớp cười ồ lên. Thầy cũng chẳng biết mô tê ǵ, tại sao tụi nó cười dữ vậy? “Dư âm tiếng hát reo lên trong ḷng, anh bao nhớ nhung. Đê mê ḷng nhớ, đêm qua giấc mơ môi em hé rung. Anh muốn thành mây, nương nhờ làn gió, đưa anh tới cơi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng”. Mới Lớp Năm thôi đó, mấy ổng đă quỷ quái quá sức. Không, Lớp Năm của tao năm xưa, có nhiều anh lớn tuổi đủ để đ̣i ba má cưới vợ được rồi. như tao đă nói ở trên đó. Quách Văn Hoa, trước thù sau bạn, cứ giành trả tiền Đậu Đỏ Bánh Lọt và thỉnh thoảng dắt tao xuống Tiệm Ông Bụt cho ăn tô Ḿ Hoành Thánh. Tao lần đầu tiên vào Tiệm Nước vừa sợ, vừa run, vừa ngỡ ngàng, ngượng ngùng. Ông Quách Kim Bửu thường bao một Chai Xá Xị, hay một bịch nước đá bào xịt bạc hà xanh. Những tên Thời, Hang, Năm Bét, Sáu Lựu ở Xóm Ghẹ và Gạo, Keo Rổ, Tư Anh, Năm Ù ở Xóm Câu... đến bây giờ cũng c̣n nhớ rơ ràng ràng không suy suyễn một chút nào trong kư ức. Rồi năm 1953, năm 1954 lên Lớp Tư học với Thầy Thính và Lóp Ba trở lại với Thầy Lê trong Vạn Khánh Long. Cũng đă mười một, mười hai tuổi rồi, có đủ trí khôn, biết cóp nhặt được sự đời vào kỷ niệm, tao vẫn nhớ anh Thạch chồng chị Bé lúc bấy giờ là Trung Sĩ Truyền Tin. Những ngày nghỉ ở nhà, ảnh cứ ngúy ngoáy những nốt nhạc với Cây Đàn Mandoline cụt ngủn và nghêu ngao “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi! Mẹ hiền ru nhũng câu xa vời à.. à…ơi, tiếng ru muôn đời” hay “Làng tôi nghèo nho nhỏ ven sông, gió Bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ. Làng tôi nghèo gió mưa tơi tả, trai gái trong làng vất vă ngược xuôi”. Hồi đó ḿnh biết ǵ ư nghĩa? Đă hơn hai chục năm rồi mà, những bài hát đó mỗi khi được nghe lại dù ở đâu, dù ai hát th́, tao vẫn thấy rơ ràng trước mặt ḿnh những ngày chúng tao sống chung với nhau trong cùng một mái nhà tranh nghèo, đông người, vui vẻ. Chị Bé vợ của ảnh là con của O Hùng, người chị kết nghĩa của ba má tao. Vợ chồng ảnh chỉ ở đậu nhà tao, có vẻ yêu đương da diết và tương đắc lắm. Không biết tại làm sao, một đêm Mùa Thu, anh Lê Văn Thạch bổng âm thầm cuốn gói ra đi, để lại người vợ thương chồng đang có bầu. Bà con lối xóm la chỉ rằng “Ngủ với chồng mà để chồng đi hồi nào không hay. Đáng đời!”. Nhưng nhà tao đông cả tiểu đội, có một người nào biết ảnh trốn đi hay không? Quanh quẩn bên nhà có hằng chục gia đ́nh san sát, có nhà nào phát giác ảnh trốn đi đâu? Cũng không biết tại làm sao ảnh lại cao chạy xa bay? Có lẻ, má chị Bé khi có một chung rượu trắng vào là chửi chàng rể, mắng nhiếc con gái. Và cũng có thể là, ảnh đă “chạy làng”, sợ sắp làm cha chăng? Chị Bé buồn lắm, khóc hoài. Một tháng sau, má chị Bé, chị Bé, ba má tao, tao và một thằng nhóc hàng xóm lên đường đi t́m anh Thạch. Nhà ảnh ở tận hóc bà tó Bến Súc má vợ ảnh cũng t́m ra vào một chiều âm u cây rừng Dầu Tiếng. Anh chị gặp nhau cũng vui vẻ. Sui gia hai bên gặp nhau cũng vui vẻ. Anh Thạch hứa sẽ trở về với vợ và con. Tao và thằng bạn nhỏ đi theo thích chí quá trời, cứ leo trèo hoài cây chôm chôm, chịu cho kiến lửa cắn mà ăn Chôm Chôm Tróc. Lần đầu tiên trong đời thằng nhỏ, tao được ăn gà tây. Nó béo, nó ngon chi lạ! Ngoài vườn, những luống khoai lang, tao chưa từng thấy bao giờ những con dế cơm, con nào con nấy ḿnh trùng trục, vàng óng, to hơn ngón chân cái người nhà quê. Nhờ chuyến đi, Sài G̣n tao mới biết.  Nó lớn kinh khủng. Nó đẹp kinh khủng. Từ đó, tao cũng biết được làm sao đi xe lửa từ Phan Thiết vào Sài G̣n, đi xe đ̣ từ Sài G̣n lên B́nh Dương rồi Dầu Tiếng. Nhưng người con trai đă “quất ngựa truy phong” rồi, có bao giờ giữ lời!? Anh Thạch một khi đă ra đi là đi, đi măi, không bao giờ trở về với chị Bé và đứa con gái nữa. Tội nghiệp cho chỉ, một người vợ chung t́nh, một đứa con có hiếu, một bà mẹ hiền mẫu. Có điều, ảnh để lại Cây Mandoline để tao tập gảy bài Trăng Mờ Bến Suối “Rề, rề, fa, sol, lá, fa, rề, lá. Ṣl, ṣl, la, rế, rế, đô, là, rế. Ṣl, la, rế, đô, rề, mi, fa, lá. Là, rề, mi, fa, sol, lá, fa, rề...” và hát “Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối. Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu. Một đêm thiết tha rồi đây xa cách. Rồi đây hai ngả biết tới phương nào”. Đến bây giờ tao có quên được đâu cây đàn của Anh Thạch; mối t́nh của Chị Bé; nốt nhạc rề, rề, fa, sol và lời ca Trăng Mờ Bến Suối của Lê Mộng Nguyên?

 - Rồi sau đó, mầy có biết những ǵ tiếp theo của hai người? Tôi hỏi B́nh.

 - Anh Thạch, có thể đă theo Việt Cộng và chết ở đâu đó trong vùng Bến Súc, Bến Tranh. Nhà ảnh ở heo hút trong rừng, dễ là cứ điểm của bọn đỏ ma quái. Chị Bé thủ tiết thờ chồng, sống với đứa con gái ở Đà Lạt cho đến bây giờ.

Sau Hiệp Định Genève kư ngày 21 tháng 7 năm 1954, trên tám trăm ngàn đồng bào ngoài Bắc di cư vào Nam. Chính Phủ Ngô Đ́nh Diệm đă từ từ ổn định được. Họ siêng năng, cần cù, thông minh, mau an cư lạc nghiệp. Những bài ca dù c ủa nhạc sĩ ngoài Bắc hay trong Namvới lời lẻ nói lên mối hoài cảm như tâm t́nh quê hương họ gói ghém vào hành trang mang theo, tao thường bắt gặp họ hát “Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xôi. Ánh đèn giăng mắc muôn nơi. Áo màu tung gió chơi vơi. Hà Nội ơi! phố phường dăi ánh trăng mơ. Liễu mềm nhủ gió ngây thơ. Thấy chăng ḷng khách bơ vơ?” hay “Buồn nh́n về xa xôi, Hà Nội ơi đă xa thật rồi. Mịt mùng ngàn trùng khơi, thành phố cũ lắng sau núi đồi. Đâu Thăng Long năm xưa cùng tháp cũ rêu phai mờ? C̣n t́m đâu nên thơ, cành liễu úa rũ bên ven hồ”. Cứ “Hà Nội ơi”, “Thăng Long ơi”, “Tháp Rùa ơi” đi đâu người ta cũng hát, đi đâu tao cũng nghe. Nghe thét thành quen, thành thuộc ḷng, thành thương họ hết sức, phải ĺa chốn “chôn nhau cắt rún”. Những năm trước 1963, Đức Long của tao ở, có lúc gọi là Hộ Đức Long, có lúc gọi Ấp Đức Long và cuối cùng là Phường Đức Long thường có văn nghệ taị chỗ, hay tranh tài với Đức Nghĩa, Đức Thắng, Phú Trinh...trong thị xă mà không lần nào không có bài Hướng Về Hà Nội của ông Hoàng Dương , T́nh Cố Đô của Lam Phương cả. Các ông anh của tao cùng vài cô bạn gái nửa bạn nửa bồ trong Ban Văn Nghệ của Thanh Niên Cộng Ḥa và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia Đức Long tập dợt những bài đó hoài, mùi mẫn c̣n hơn Người Di Cư. Dẫu c̣n nhỏ, tao cũng thấy vui lây, thích lây mà bây giờ c̣n nhớ tiếc, huống ǵ mấy ổng, mấy bả lúc bấy giờ đă biết mùi trần tục bồ với bịch. Ngày 23 tháng 10 năm 1955 qua một cuộc bầu cử gọi là Trưng Cầu Dân Ư có sự sắp xếp và gian lận, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm lên làm Tổng Thống và khai sinh ra Nước Việt Nam Cộng Ḥa. Hồi đó tao mới 13 tuổi, học Lớp Nh́ của Thầy Khánh trong Trường Nam Tiểu Học. Thầy có bộ râu mép trên và hay “véo” rất đau vào bắp chuối đùi của mấy đứa học tṛ không thuộc bài. Tụi tao được bố trí “hướng dẫn, coi chừng” quư cô bác đi bỏ phiếu tại địa điểm bầu cử trong Pḥng Đọc Sách Thị Xă ngay Bùng Binh Ngả Bảy. Việc “bắt” phải bỏ cho Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm và “bắt” phải không bỏ cho Quốc Trưởng Bảo Đại làm cho tao thấy bất măn hết sức, không ưa một chút nào. H́nh ảnh ông Nguyễn Văn Hai của Nhà Trồng Răng Nguyễn Văn Hai đường Gia Long công khai gian lận trước mắt mọi người, đến bây giờ tao cũng không quên, nhớ mà khó chịu. Sau đó vài năm, tương tự, ông Chủ Tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia Tỉnh B́nh Thuận thời bấy giờ là Dược Sĩ Trương Văn Chôm, con ông Trương Lễ Nghi, nhà trên đường Trần Hưng Đạo, người dân không ai biết mặt, đă “thắng vẻ vang” ông Thị Trưởng Phan Thiết Phạm Ngọc Th́n, người dân ai cũng biết, cũng mến. Ông Phạm Ngọc Th́n có rạp hát Phạm Ngọc Th́n đầu tiên ở Phan Thiết, sau đổi tên là Modern rồi Ngọc Thúy. Hồi đó năm 1952, 1953, Rạp Phạm Ngọc Th́n có “xổ đề”. Tao có các ông bạn của ba tao, say mê đến không c̣n đồng xu dính túi. Chú Hàm c̣n cái nồi đồng nấu cơm cũng đem bán mà chơi cho sạch sành sanh đến nỗi Thím Hàm dắt con chạy trốn về Quảng B́nh, ở ngoải không về. Nhiều Đồng Bào Di Cư nói “ông Trương Văn Chôm là ai? Tôi chỉ biết Ông Thị Trưởng Phạm Ngọc Th́n đă giúp đỡ chúng tôi những ngày chân ướt chân ráo đến đây mà thôi”. Dẫu sao, Nền Đệ Nhất Cộng Ḥa đủng đỉnh bước đi những nhịp vững chắc. Ḥa b́nh ló dạng an cư lạc nghiệp. Những cái Radio Ấp Chiến Lược ĺ lợm biết chừng nào, quăng lên liệng xuống cũng không biết hư là ǵ, cứ vang vang khắp thành thị đến thôn trang lời ca, ư nhạc của cặp song ca Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết. “Đêm nay bao con thuyền về đậu xuôi mái. Ai ca dưới trăng ngà gần xa vắn dài, mái chèo khoan thai, trên sông hai màu, con thuyền về đâu. Ô hay sao trăng rụng xuống cầu?” hay “Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang. Ai đang say, chày buông rơi, nghe tiếng vơi, tiếng đầy?” Tao dám chắc, không ai hát hay bằng giọng lơ lớ Huế, Quăng Trị của cặp song ca nầy lúc bấy giờ. Từ trẻ đến già, từ Phan Thiết ra đến Quảng Trị đều“mê”. Được dịp nghe lại th́, cả một quăng đời thơ ấu vô cùng thân thương của tao lại trở về một thời thanh b́nh thuở nào thật ngắn ngủi, thật hiếm hoi của đất nước và con người Việt Nam luôn phải binh đao chứ không phải như bây giờ bom đạn rền vang khắp rừng sâu thành thị, anh em say máu chiến tranh khoe nhau xác chết! Gặp mầy đây th́ biết c̣n đây, mai không biết ai sẽ giành trước làm người thiên cổ!? Hồi đó, ngày cũng như đêm, đi chơi thả giàn không có một mén du kích Việt Cộng nào quăng “lựu đạn chày”, “đắp mô”, “giựt ḿn” đâu. Hai anh tao là Thanh Niên Cộng Ḥa, tập bắn súng, diễn văn nghệ, đi cắm trại, tập diễn hành, dạy “b́nh dân giáo dục”, đá banh làng nầy với làng nọ và tao đi theo ăn có, vui biết chừng nào. Tao cũng khó quên được những năm đầu thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tổ chức những lễ tiễn đưa những người con trai tuổi 18 “đi quân dịch”. Văn nghệ, liên hoan, choàng ṿng hoa, quà tặng, các cô gái bịn rịn...làm nức ḷng “nam nhi chinh chiến”. “Ước ǵ ḿnh được đi”, tao nói thầm trong bụng như vậy. Nhưng c̣n nhỏ mà, ai cho đi? Những ngày năm tháng đó, tao chỉ nghe và nghe hoài bài Bức Tâm Thư mà thuộc ḷng đến bây giờ cũng không quên được, “Vài hàng gởi anh tŕu mến. Vừa rồi làng có truyền tin, nói rằng nước non đang mong, đi quân dịch là thương ṇi giống. Người thường t́m sang giàu tới, ḷng nầy th́ khác t́nh ơi. Ước nguyện hứa duyên trao người. Cầm tay súng ṭng quân anh tươi cười”. Ông anh tao đi quân dịch, lảnh lương một tháng 120 đồng vẫn c̣n dư giả 90 đồng gởi về cho ba má tao xài. Hồi đó tiền lớn lắm. Tao c̣n nhớ tờ một đồng bạc xé ra làm hai để làm hai tờ năm cắc. Chính quyền chưa in tiền th́ phải vậy thôi.

-    Sao mầy bi quan quá vậy? Sống chết có số. Thằng bạn tao không đậu Tú Tài 1, nhảy sông chết. Con bạn gái học cùng Lớp Đệ Nhị của tao, nghe tin bồ tử trận, uống thuốc chuột tự tử, kéo theo thằng con trai chết lảng nhách v́ trộm yêu cô bạn gái không bao giờ yêu nó. Chết cũng cái số, cái phần cả. Tụi nó đi t́m cái chết bi thảm trong cảnh ngặt nghèo tự thân cuồng loạn, không thấy tương lai, không có lối thoát. Tao, mầy cũng sợ chết, nhưng không đi t́m cái chết chạy làng. Đời, ai không một lần chết!? Tôi triết lư quèn năm ba xu cho qua nỗi ám ảnh chiến tranh mà chúng tôi thời năm 1973 ai không vác nặng trên vai? Năm 1956, tao đậu vào Trường Trung Học Công Lập Phan Bội Châu, Thầy Tiến Thành dạy Nhạc, tập chúng tao hát Bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước, thề tranh đấu cho tự do? Người cương quyết chống Cộng. Bài Phong Kiến bốc lột. Diệt Thực Dân đang giắt reo tàn phá”. Từ sau đó, trong mỗi lễ lượt chính quyền tổ chức, ngay cả trong học đường, trong các rạp ciné...sau Quốc Ca bao giờ cũng có Suy Tôn Ngô Tổng Thống “Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống. Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm. Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống. Xin thượng đế ban phước lành cho Người”. Người ta bị bắt buộc hát, bị bắt buộc nghe hơn là người ta tự nguyện. Không ai thích nịnh bợ một cách trâng tráo, tâng bốc như vậy. Tụi nhỏ cũng đổi lời, huống ǵ: “Toàn dân Việt Nam nhớ ơn tô hủ tiếu. Tô hủ tiếu, tô hủ tiếu muôn năm”. Thằng Khoa, thằng Công, thằng Thái cứ “tô hủ tiếu, tô hủ tiếu” bị thằng Dũng, thằng B́nh con các ông trong Đảng Cần Lao Nhân Vị của Ngô Đ́nh Nhu “mét” Thầy Cơ, Thầy Thành, Thầy Giêng nên bị đuổi một tuần lễ. Bàn học tụi tao  ngồi, lúc đó chỉ c̣n lại hai đứa, tao và thằng Cu. Ba thằng quỷ sứ khai ra tên hai đứa tao. Các thầy “không bắt được tay, vây được cánh” cũng “hỏi cung” dữ. Tụi tao già miệng già mồm, các thầy đồng ư tha mà kèm theo lời răng đe “coi chừng”. Tao hồi đó không biết ghét, không biết thương nhưng không thích chút nào bài hát đó, c̣n cho là kỳ cục, kỳ dị, nâng bi. Cho nên, hát là hát theo nghi thức vậy thôi, có bao giờ khoái mà hát đâu. Năm sau, ba má tao ra Huế dự “Chạp Họ” ở Phú Bài, Quận Hương Thủy. Dù bị “Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm”, ba tao cũng ráng mua cho được, đem vào cho được Cây Guitar mới tinh cho tao như là phần thưởng đậu vào Đệ Thất. Năm đó, mấy người Cố Vấn Mỹ ở Pḥng Ngủ Hồng Hương mở lớp dạy Anh Văn trong Trường Nam Tiểu Học Phan Thiết. Họ thường hát hay huưt sáo bản nhạc tên là Que Sera, Sera. Tao nghe hay hay. Tao t́m cho ra bản nhạc đó. Tao tập đờn, tập hát bản nhạc đó dữ lắm mà dỡ vẫn hoàn dỡ ẹc. Dù có mấy Thầy Đại Úy Cố Vấn chỉ cho, nhưng hát vẫn ngọng nghịu. Các ổng cười cười cầu tài theo kiểu ngoại giao, nói:  “I don’t know what you are singing”. Sau nầy, tao hát tương đối đúng giọng, đúng điệu “When I was just a little girl, I ask my mother, what will I be. Will I be pretty, will I be rich? Here’s what she said to me, que sera, sera, whatever will be, will be. The future’s not ours, to see, que sera, sera. What will be, will be”. Thời đó, chưa thấy tăm hơi Việt Cộng, tụi tao vào tận pḥng ở của mấy ổng mà xí xô xí xào và uống Coca Cola. Cũng vui! Thằng Toại đứng ra thu tiền để “đăi” mấy Thầy Cố Vấn ở Tiệm Cơm Hai Mọi. Tao uống lon Coca bị sặc, tưởng chết. Lần đầu tiên trong đời thằng nhỏ mới mười lăm tuổi được uống nước ngọt trong lon của Mỹ. Nó ngon quá sức! Bây giờ cũng đă mười sáu, mười bảy năm rồi, khi nghe lại bài hát đó th́, tao lại nhớ đến mấy Anh Cố Vấn Mỹ, nhớ Lớp Học Anh Văn đầu tiên với Mỹ, nhớ lon Coca của Mỹ muốn giết ḿnh chết và nhớ cả câu “I don’t know what you are singing”. Khoảng những năm 1960, thằng Phong con Bác Ba Bé, nhà sát bên nhà tao, cứ mỗi tối ôm Cây Đờn Guitar mới mua, ra trước nhà nằm trên đường Trần Quư Cáp mà tập tới tập lui hơn cả một năm trời bài “Besame Mucho”. Không biết nó khoái bài đó thiệt hay nó mê giọng con nhỏ ca sĩ người Ư, Dalida? “Besame, Besame Mucho. Cette chanson d’autrefois je la chante pour toi. Besame, Besame Mucho. Comme une histoire d’amour qui me finirait pas”. Thằng Phong ra Quốc Gia Hành Chánh và bây giờ đang phục vụ tại Ṭa Hành Chánh Tỉnh Quảng Ngăi.

-    Năm 1962, thiếu ¼ điểm, tao rớt Tú Tài 1, buồn thúi ruột. Con bồ nhí đoán bắt được tương lai Trung Sĩ của ḿnh, nó chia tay không một lời. Mới nửa tháng trước đó, nàng tiển tao ra NhaTrang thi, hứa hẹn đủ điều và t́nh tứ “cho anh một nụ hôn may mắn nầy”. Ra Nha Trang mang theo nụ hôn ngây ngất ma quái đó, không lo ôn bài, chỉ lo dạo phố với mấy tên lăng tử, nghêu ngao “Chiều qua bao nhiêu lần môi cười, cho ḿnh c̣n nhớ nhau. Chiều qua bao nhiêu lần tay mời, nghe buồn ghé môi sầu. Ngày nào ḿnh c̣n nhớ có nhau xin cho dài lâu. Ngày nào đời không có nhau xin người biết đau…” Ai bảo đảm được lời minh sơn thệ hải của người con gái mới độ trăng tṛn!? Thôi, thực tế đi. Tao tự an ủi. Đồng Đế cũng được, hai năm sau vô Sĩ Quan Đặc Biệt rồi cũng Chuẩn Úy như ai mà. Sao đâu? Có điều, những thằng tiếp tục Đệ Nhất, nó vênh vênh cái bản mặt thấy mà ghét mà ḿnh th́ lầm lầm ĺ ĺ cúi xuống với vài thằng ăn không ngồi rồi, lang thang khắp Thị Xă Phan Thiết, nghe giọng Hoàng Oanh ca bài Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc của Phạm Duy mới vừa sáng tác. Bài ca nghe sao u hoài, vừa như chờn chợ mối nhân duyên vừa như vụn vỡ thân xác một đời người “Rồi anh trôi theo vận nước miệt mài. Việt Nam chia đôi mảnh đất lạc loài. Toàn dân thương đau, đau ḷng nước. Toàn dân thương đau, đau ḷng Quốc. Toàn dân ngậm ngùi v́ t́nh sông núi lẻ loi”. Thời bấy giờ c̣n có Trúc Mai hằng đêm tỉ tê bài ca Hàn Mặc Tử của Trần Thiện Thanh như thêu dệt thêm tấm ḷng ray rứt buồn chưa nguôi của tao trong các Quán Kem Mỹ Wũ, Khánh Long, Đào Viên, Liên Hưng...”. Mầy cũng biết, tao quê Phan Thiết, cũng đă cùng với người bạn gái mối t́nh đầu nầy thường đạp xe đạp lên Lầu Ông Hoàng, dấu tích t́nh yêu tang thương giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm. Bây giờ đă mười một năm rồi c̣n ǵ, tao có quên được đâu “Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa. Lầu Ông Hoàng đó, thuở nao chân Hàn Mặc Tử đă qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng. Tiếng chim kêu đau thương như nức nở dưới trời sương. Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người, t́m về nửa đêm buồn…”. Người ta thường khen loại nhạc nầy “sang” cho người giàu có, học cao, trí thức nghe. Loại nhạc nầy “xệ”, “sến” chỉ cho giai cấp nghèo, b́nh dân, ít học thưởng thức. Tao không bao giờ nghĩ như thế. Nghĩ như thế là nghĩ cố chấp, nghĩ hẹp ḥi, nghĩ câu nệ, không có tấm ḷng, nếu không muốn nói là “kỳ thị”, “đua đ̣i” ra vẻ ta đây. Hồi học Đệ Nhị ở Phan Thiết, mấy thằng bạn học tên Điệp, Hào, Chiêu, Lược, Tiển,...thường trầm trồ, khen nức nở “tuyệt, tuyệt” trước những bức tranh trừu tượng, lập thể của Picasso không hiểu nổi, hay đúng hơn không đủ tŕnh độ hiểu nổi. Tao th́, thật t́nh ai nói ngu đành chịu. Tao không biết nó đẹp ở chỗ nào, nó có giá trị ở chỗ nào!? Tao chỉ thấy nguệch ngoạc những nét vẽ vô trật tự mà màu sắc th́ loạn cào cào. Tao biết tụi nó cũng cá mè một lứa như tao mà thôi, chẳng qua muốn ḷe cho người ta thấy “ta đây” sành điệu vậy mà. Nhiều lúc tao hỏi “tụi mầy thấy nó đẹp, thấy nó tốt ở chỗ nào?” Y như rằng, tất cả tụi nó cùng trả lời giống nhau “nghệ thuật chỉ cảm nhận, không giải thích được”. Đối với tao, có bản nhạc nào, lời nhạc nào hay hơn, giá trị hơn những bản nhạc đă đi vào ḷng tao một thời đong đưa kỷ niệm, một khi được nghe lại đâu đây là cả khoảng thời gian đời người của tao sống lại một cách thân thương dẫu có vui hay buồn. Ứ! cũng nên nói cho mầy nghe, Lầu Ông Hoàng là lầu của một ông Hoàng Tử người Pháp là Công Tước De Montpensier xây đầu thập niên 1900. Nếu quây lưng ra con lộ nhỏ th́, trước mặt ḿnh là vùng trời biển bao la nằm bên dưới mà giới hạn hai đầu là mủi biển Kê Gà và Mủi Né. Thêm một chuyện thằng Hùng, Nguyễn Văn Hùng, bạn cùng lớp cùng trường của tao, vừa đậu Tú Tài 1, giả đăng tên đi Thủ Đức để qua mắt chính quyền mà bỏ mẹ, bỏ bồ, bỏ bạn vào rừng theo Việt Cộng, chết tiệt ở đâu đâu rồi, có thể là rừng thiêng nước độc mà cũng có thể là viên đạn không thù không oán của những thằng bạn năm xưa cùng trường, cùng lớp, cùng làng xóm! Vài tháng trước khi đi, không thấy nó lộ vẻ ưu tư ǵ hết. Có thể nỗi ưu tư đó, nó đă trang trải vào hai bài hát “Con Đường Mang Tên Em” và “Từ Đó Em Buồn”. Nó thường khảy đờn và hát một ḿnh hay với bạn bè “Trở lại chuyện hai chúng ḿnh. Khi em với anh, vừa biết đam mê t́nh yêu tràn trề. Đường ṃn đêm vắng bước chân em. Rồi thời gian qua lối nầy, khi tay trắng tay, buồn vác lên vai, hành trang đường dài. V́ đời nên giả mắt giai nhân cho đời” và “Từ biệt nhau đi giữa mùa trăng xẻ đôi, lúc t́nh mới thành lời. Trông nhau lần cuối, nước mắt tuôn mặn môi, nước mắt chia đôi đời... Đường đời ngăn đôi để một người sầu lên môi nên, từ đó em buồn!” Con Minh Tâm đă vào tận G̣ Bồi đưa nó vào rừng vô Mật Khu Ba Ḥn. Gặp tao, nó mếu máo “Anh Hùng đi theo Việt Cộng rồi. Sáng nay, em tiễn ảnh đi. Em buồn chảy nước mắt. Ảnh cười cười, không nói một lời”. Con Minh Tâm là con một ông Thiếu Tá Quận Trưởng của Việt Nam Cộng Ḥa. Thằng Hùng th́ “ba tao đang làm Huyện Ủy ở Ninh Thuận”. Chiến tranh!

-    Ngày hôm qua, tới nhà thằng Sử ở Tân Định, nó giờ là Phó Quận Trưởng Hành Chánh, một chức vụ thư lại, thông thả, bổng nghe Thanh Tuyền hát “Em ơi, suốt đêm thao thức v́ em, v́ lời giả từ lúc anh ra về, rằng mai đây anh lại thăm, ước nguyện trọn một đời là, ḿnh luôn luôn có đôi” và Duy Khánh tỉ tê “Người ơi! tôi kể lại chuyện xưa bao kỹ niệm êm ái lúc tuổi c̣n thơ. Nhà tôi sang nhà người em gái cách nhau con sông dài. Đuổi bướm hái hoa nàng cất tiếng ca bên tôi những chiều lộng gió. Kết hai mảnh hồn đă bao trăng tṛn, ngày mai đẹp hơn”. Tao như đang sống lại những ngày kỷ niệm một mối t́nh tươi sáng với Cô Gái Bắc Kỳ răng khểnh ở dưới Ấp Đông Ba, Gia Định. Tao không biết tại sao tao lại có quá nhiều “duyên" với các Cô Gái Bắc? Cô ta không quá đẹp nhưng duyên dáng lắm, chắc là Tuổi Thân con khỉ hay sao đó mà linh hoạt và “lém” dữ. Cổ từ Sài G̣n ra ăn Tết ở Phan Thiết và du cảnh “Chùa Núi” Ba Ngày Xuân. Nàng thật sự đă làm tao quên mau mối t́nh đầu không trọn vẹn và khuây khỏa chuyện thi cử. Tụi tao quen nhau mau, đi chơi Xóm Lụa, một nơi nổi tiếng bánh hỏi ḷng heo, đi chơi Thanh Hải, một làng sầm uất hữu t́nh của người dân Ba Làng di cư vào và đi dạo hết các đường thành phố nhỏ Phan Thiết mà trong bụng như nói thầm ḷng yêu nhau. Hằng tuần, tao nhận những nụ hôn son trên giấy thơ pelure hồng mùi hương phấn và những lời yêu thương nồng nàn. Đậu Tú Tài 1, tao vào Sài G̣n học Trường Chu Văn An mới có với cô nàng được chừng một năm những ngày tháng tuyệt vời vùng Lái Thiêu, Rạp Hát Văn Hoa, Tiệm Chè Hiễn Khánh, Quán Kem Mai Hương, Bến Bạch Đằng….Đùng một cái, có trời mới biết, nàng đi lấy chồng khi tao mới vào ngưỡng cửa Văn Khoa.. Nghĩ  cho cùng, tao cũng phải nói “Em ơi, em chọn đúng lắm, chồng em là một Phi Công Thiếu Úy và anh chỉ là một thằng bạch diện thư sinh, đang đủng quần mài ghế nhà trường, ăn cơm khín”.

-    Từ sau em đi lấy chồng, mầy c̣n tin tức ǵ không? Tôi ṭ ṃ hỏi. B́nh chầm chậm nhắp ly cà phê lạnh tanh và châm thêm điếu thuốc cho vào môi đen, mắt nh́n xa xăm bầu trời xanh, lờ mờ trả lời:

-    Tao không c̣n ǵ liên lạc với cô ta nữa. Nghe chừng như nàng đă có hai con và chồng vừa mới lên Đại Úy, có vẻ hạnh phúc. Cũng mừng. Nầy Sáng, mầy nghĩ có đúng không, trên đời nầy đâu có t́nh yêu nào vô điều kiện. Họ yêu ḿnh v́ họ yêu chính họ. Giả thử mầy bây giờ không phải là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, liệu con nhỏ Thủy Tiên của mầy có mê mầy không? Giả thử mầy mất một chân, mầy đừng trách tao miệng ăn mắm ăn muối nghen, con nhỏ Thủy Tiên của mầy có bỏ mầy không!? Tôi ngần ngừ không biết sao trả lời. B́nh nói tiếp:

-    Tháng 12 năm 1967, tao đổi ra Quảng Ngăi với bốn anh bạn cùng khóa. Năm thằng chung một “tổ quỷ” cũng làm “xốn mắt” mấy cô nữ sinh Thị Xă Cẩm Thành mới biết xum xoe chuyện yêu đương. Mỗi thằng ít nhất có một cô để làm bông hoa trang điểm đời trai độc thân lữ thứ nơi quê người. Mấy cô học tṛ cũng thích có ông “kép” Sĩ Quan mà “nhá le”. Mới vài hôm, chưa biết “Vùng I Chiến Thuật” là ǵ th́ Rạp Kiến Thành đă bị tụi Đặc Công Việt Cộng cho nổ lựu đạn. Người chết, người bị thương được xe nhà binh chở lên bệnh viện trên Đường Phan Bội Châu. Tao thấy toàn là xác người không toàn thây nằm ngỗn ngang. Chắc chắn có nhiều người đă chết rồi. Có nhiều người bê bết máu me, la khóc. Thảm thương vô cùng! Bà vợ ông Tạ Ảnh làm Cảnh Sát, chủ căn nhà cho năm thằng chúng tao mướn, sợ người chết mà ḿnh mẩy không nhận diện ra, sợ người bị thương thân thể nát bươm và sợ máu me chảy lênh láng, sao vẫn  ham ra coi mà xanh máu mặt rồi xĩu, rồi đi nhà thương cấp cứu!? Một đêm, thằng bạn học cũ, cùng Trường Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết, thằng Nguyễn Văn Sơn, Trung Úy Đại Đội Trưởng  một Đại Đội Biệt Động Quân thuộc Tiểu Đoàn 37, 39 ǵ đó đang hành quân vùng Quảng Ngăi. Nó “quậy” làm sao mà bị mấy ông Sư Đoàn II của Đại Tá Nguyễn Văn Toàn mới vừa lên lon Chuẩn Tướng, rượt chạy trối chết với một Thiếu Úy tên Thanh của nó nữa, trốn vào căn nhà xép của mấy đứa tao. Có lúc nó nói “B́nh à! Anh em tao nói thiệt, đời tụi tao sống đó, chết đó. Hành quân một trăm trận cũng sẽ có một trận “dính”. Đâu có may hoài. Tao đă biết bao nhiêu lần suưt chết. Nhiều lắm, không nhớ hết”. Bên kia đường, quán Bà Hai Triêm không c̣n nhớ là Bắc Sơn hay Nam Sơn ǵ đó lại cho Thanh Tuyền hát nữa, “Cạn một ly, ghi kỷ niệm đêm nay. Xin cạn nốt niềm thương yêu nỗi nhớ. Rồi ngày mai xa cách chốn trời mây, ta nhớ phút gặp đây”. Năm sau, nghe tin nó chết ở Sài G̣n trong tai họa Tết Mậu Thân mà Việt Cộng tấn công. Bốn năm Biệt Động Quân lăn lóc chiến trường không chết. Mới mấy tháng làm Đại Đội Trưởng Cảnh Sát Dă Chiến th́ ra người thiên cổ trên chiếc commando car từ một viên đạn địch quân bắn sẻ vào đầu. Thanh Tuyền lại ca tới ca lui nữa những lời ai oán từ sáng đến chiều, bắt cả Ngả Tư Phan Bội Châu, Lê Trung Đ́nh và Quang Trung không muốn cũng phải nghe “Thời gian hay mang lại nhiều buồn vui. Khi từ giả tưởng đâu không gặp nữa. Nào ngờ đâu anh cuối gió đường mây mà vẫn gặp đây”. Đó! Tao không nói ǵ bài hát đó cao cấp hay b́nh dân. Nhưng rơ ràng ràng nó đă đánh dấu một thời đong đưa kỷ niệm buồn thật là buồn của tao với Sơn. Bài hát mà tao chưa bao giờ được nghe hồi nào, ở đâu. Tao chỉ được nghe và nghe thường xuyên dài cả một năm trời nơi  quán cơm của bà Hai Triêm, kế bên Tiệm Chụp H́nh Lệ Ảnh và Khách Sạn Việt Nam ở Quảng Ngăi mà thôi. Tết Mậu Thân năm 1968, Việt Cộng tấn công Thị Xă Cẩm Thành của Quảng Ngăi, cũng là lúc tao mới quen thật thân cô Y Tá người Sông Vệ của Mộ Đức. Nàng trắng trẻo, mảnh khảnh, đẹp mà đa t́nh. Thời đó, ở Quảng Ngăi mà cũng có lẻ cả Miền Nam Việt Nam nữa, lúc nào và đâu đâu cũng “Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ. Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua. Trên bước chân em âm thầm lá đổ, chợt hồn xanh buốt cho ḿnh xót xa”. Bài Ca Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn, chính ông ta đánh với Cây Guitar Thùng và giọng “liêu trai chí dị” Khánh Ly. H́nh như mấy cô mấy cậu học sinh, ai ai cũng phải nhâm nhi, ngân nga cho hợp thời, không th́ “quê”? Có ai biết rằng, dù miệt mài đời lăn lóc khắp Minh Long, Trà Bồng, Đức Phổ, Nghĩa Hành…nhưng là lần đầu mới biết thế nào là “ăn nằm” với người con gái hay đúng hơn, một người đàn bà từng trải ái ân. Cũng cảm ơn nàng cho tao những khoái lạc t́nh dục đầu đời. Cũng trách nàng quá ham hố, lăng mạn, phải chia tay là đương nhiên. Mấy thằng bạn xí xô xí xào “Tụi tao đă nói với mầy rồi mà. Con Gái Quảng Ngăi lăng mạn, đa t́nh lắm”. Tụi nó đồng thanh tương ứng, xổ Nho “Đa t́nh tự cổ không dư hận. Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ”, rồi rủ nhau cười khà khà. Chẳng biết lăng mạn, đa t́nh hay không không biết, chỉ biết tụi nó sau đó không lâu, mỗi đứa ôm một cô ở cái xứ sở nầy làm vợ hay ít ra là “đào” nhí. Cũng những ngày đó, tứ bề Duy Khánh ca lời trách móc chiến tranh đă gây “tang tóc” t́nh yêu cho những mối t́nh không đủ mặn nồng, không được trọn vẹn. “Tôi ở miến xa, trời quen đất lạ, nhiều Đông lắm Hạ nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà. Đơn vị thường khi nằm trên đất giặc, thèm trong hăi hùng tiếng hát môi em, tiếng hát ngọt mềm”. Không quên một trong bốn thằng bạn, thằng Đặng Văn Thử người Long An, tướng ta trông rất “savant” cứ “Xin đối diện một lần bên tôi. Cho tôi yêu bằng h́nh hài đó không thôi, Đến với tôi. Hăy đến với tôi. Đừng yêu lính bằng lời”. Nó cứ hát hoài bài hát “Kẻ Ở Miền Xa” nầy của Trúc Phương. Chinh nó hát và giới thiệu với tụi tao lần đầu bài hát nầy mới ra ḷ, đâu giữa năm 1968. Con nhỏ Nhật làm ở Ṭa Lảnh Sự Mỹ trên Ngả Năm, đẹp, duyên dáng, nét mặt lúc nào cũng buồn buồn, u sầu, mà thích nó cũng nhiều và yêu nó cũng quá sức. Hai đứa không có duyên phần. Dang ra. Nó lại cút bắt và “dính” cứng ngắt cô thợ may, con gái nhà nấu cơm tháng. Nghe nói, nó có với cô ta một đứa con trai, tính đến ngày tháng nầy chắc cũng được năm tuổi rồi. Thằng Hạnh gốc Quảng Ngăi thích ăn Cháo Don, lấy cô Tuyết, cháu không biết mấy đời Ông Nghè Tộ? Thằng Hoàng có biệt danh là Khổng Tử “cà nhỏng” với cô con gái, con ông nhà giàu trên đường Lê Trung Đ́nh có tàu biển chạy đường dài Miền Trung, không biết tới đâu th́ tao đă ra Đà Nẳng rồi. Thằng Cảnh th́ phất phơ cánh bướm, nay đậu bông nầy, mai đỗ hoa kia, giữ mạng độc thân đào hoa. Tất cả nhập nhằng, quyến luyến ḥa nhịp hay xung khắc đối đầu đều nặn thành kỷ niệm, nặn thành kỷ vật để đời cho người trai có vui có buồn, đố ai mà quên được. Nói có vẻ như chơi mà thật là thật đó. Nếu nhắc Quảng Ngăi, tao chỉ nhớ ba bài hát đó với hai mối t́nh trai tơ gái mới như nói ở trên và thằng Sơn tử trận một cách oan uổng mà thôi, dù Quảng Ngăi có muôn sự đáng yêu vô cùng. Không nhớ sao được . Hát ǵ mà hát ngày hát đêm, hát tháng nầy qua tháng nọ, hát tới hát lui cũng “Thời gian hay mang lại nhiều buồn vui...”, “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”. “Tôi ở miền xa. Trời quen đất lạ” như “soi mói” vào tim óc người ta, bụng dạ người ta mà t́m vào những khoảng đời buồn thật là buồn đang nức nở một cách thê lương, ảm đạm mà xoáy!? Cũng trong năm 1968, một lần về phép, ghé thăm nhà Chú Tùy Cảnh Sát ở sau Rạp Ciné Văn Hoa Đakao trên đường Trần Quang Khải, tao gặp lại Cô Bé Bắc Kỳ tên Loan ngày xưa bé tí tẹo, bây giờ đă Đệ Tứ có vóc dáng thiếu nữ đẹp lắm, quyến rũ lắm, đang là hoa khôi của Trường Văn Hiến lúc bấy giờ. Tao đến khu xóm nầy từ năm 1964, lúc học Đệ Nhất Trường Trung Học Chu Văn An Sài G̣n làm “précepteur” kiếm cơm ăn mà đi học. Khoái quá, tao cưới cổ làm vợ ngay trong năm đó mà ở đến bây giờ năm 1973 cũng đă 5 năm rồi có 3 đứa con. Với vợ tao, ba chuyện không làm sao mà quên. Chuyện bả chịu “couper le cours” vào Nghĩa Trang Mạc Đỉnh Chi với tao. Cái cổ trắng phau phau, mờ mờ những sợi lông tơ và nốt tàn nhang đen, tao hôn vào. Bả tát nhẹ, phụng phịu, giả đ̣ giận hờn. Chuyện dắt bả đi dọc đường Hiền Vương, ghé vào tiệm nước giải khát, bây giờ không nhớ tên, nằm sát bên Tiệm Gị Chả Phú Hương. Một ly chanh muối cho tao. Một ly cam vắt cho bả. Không đủ tiền trả. “Quê” hết sức. Nhờ lon lá và Bộ Đồ Sĩ Quan, cô thu ngân viên cũng xuề x̣a“xí xóa”. Chắc trong bụng cô ta cũng “cười bể bụng”, chê thằng con trai dắt bồ đi chơi mà không lo xa. Chuyện ngày đám cưới ở Nhà Hàng Tân Tân, đối diện Rạp Casino Dakao trên Đường Đinh Tiên Hoàng và đầu Đường Hiền Vương. Nhà hàng nầy nấu món ăn Tây không phải Tàu như Nhà Hàng Tân Tân ở Chợ Lớn. Khách khứa, cô dâu, bên đàng gái ngồi chật chỗ chờ chú rể và đàng trai lâu quá sao không thấy tới!? Chú rể, gịng họ chú rể đang “nóng” cả ruột gan, chạy lăng xăng chờ ông bỏ thơ phát cái “mandat” mới có tiền. May mà gần 4 giờ chiều ổng đủng đỉnh mang cái bưu phiếu hai mươi hai ngàn đồng tới. Không th́, “bỏ mẹ” rồi, “chết cha” rồi. “Bưu Điện Con Rùa” đúng lắm. Vợ chồng đời lính, dắt nhau đi, nay Phan Thiết, Đà Nẳng, mai Nha Trang, Quảng Đức, mốt Sài G̣n...Thời mới quen nhau th́ trong Radio hay trên TV, lúc nào Ca Sĩ Kim Loan cũng,“Tôi ở ngoại ô, một căn nhà tranh có hoa đơm trái hiền. Cận kề lối xóm có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn. Hai đứa chưa ước hẹn lấy một câu, chưa nghĩ đến mai sau. Nhưng đêm, thức giấc ngỡ ngàng, nghe ḷng thương nhớ, biết rằng ḿnh yêu”. Kim Loan cũng cở tuổi của bả. Bả khoái Kim Loan trên TV có má lúm đồng tiền, đôi mắt nháy nháy và hai môi chúm chím hát câu chót bài ca “Căn Nhà Ngoại Ô”, “Em ơi, trái đất vẫn tṛn. Chúng ḿnh hai đứa sẽ c̣n gặp nhau”. Từ bài hát nầy, tao nhớ năm 1966, nhà vợ tao, nhà tao ở trọ dạy học hay đa số những nhà khác vẫn chưa có TV nên, tụi tao thỉnh thoảng gặp nhau nơi có cái TV công cộng của Khu Phố mở cho bà con coi. Máy Vô Tuyến Truyền H́nh, người ḿnh quen gọi là Ti Vi, lúc đó chưa có màu, được  người dân ở Sài G̣n coi lần đầu tiên tao c̣n nhớ rơ lắm là vào ngày 7 tháng 2 năm 1966. Nhớ rơ lắm là v́ một anh nghiện từ nhà bà Được ra, ăn trộm không may nhằm túi của một anh Lính Cảnh Sát Đặc Biệt, bị bắt. Ồn ào hết sức! Người ta bỏ coi TV mà coi anh chàng móc túi dám chọc Ông C̣. Rồi chiếc xe Jeep màu xanh trắng của Cảnh Sát rọi đèn thật sáng, chạy tới với lu bù tiếng tu huưt. Anh móc túi bị c̣ng tay lên xe, chắc chở về Bót Lê Văn Duyệt. Bà Được là chủ chứa “chích choát” nổi tiếng vùng Dakao, Tân Định, nhà sát vách nhà bà má vợ tao. Bả lúc nào cũng nhóp nhép miếng trầu và miếng thuốc xĩa nhích cái môi lên, miệng đỏ màu đỏ úa, khô, sẫm đen. Những “chàng tuổi trẻ vốn gịng hào kiệt” vật vờ vật vưỡng, nước mũi nước miệng, lôi thôi lếch thếch bước vào. Bà Được “làm phép” chích, uống, những công tử đẹp trai, con nhà giàu, hiên ngang bưóc ra. Tao về phép ở đây, ít nghe tiếng bà má vợ mà nghe tiếng Bà Được chữi rủa thậm thệ mấy đứa con nhà danh giá lỡ vào đường hút xách nhiều lắm. Trên gác nhà bả, lúc nào cũng Út Trà Ôn ca “Ḥ.. ơ...Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm. Công tôi cực lắm, mưa nắng dăi dầu. Chiếu nầy tôi chẳng bán đâu. T́m em không gặp, ḥ.. ơ...t́m em không gặp, tôi gối đầu mỗi đêm” hay Minh Cảnh “Ai nức nở quỳ bên chánh điện, khi chuông chùa vừa điểm tiếng công phu. Tín nữ ơi, nguyên do nào người muốn đi tu, vui kinh kệ và quen mùi khổ hạnh? Nhưng tín nữ đi tu làm sao cho thành chánh quả, bởi làn phấn son c̣n in rơ trên đôi má dạn phong trần”. Rồi bây giờ cao nguyên núi rừng Quảng Đức lành lạnh ngày tháng Đông, vợ chồng thường ôm nhau nằm nướng, nghe Sơn Ca hát “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, ôm nghiêng tập vở tóc dài tà áo vờn bay. Em đi dịu dàng bờ vai em nhỏ. Chim non lề đường nằm im dấu mỏ. Anh theo Ngọ về gót giày lặng lẽ đường quê”. Có ǵ có, Bài “Căn Nhà Ngoại Ô” và “Ngày Xưa Hoàng Thị” nầy đă đi vào ḷng tao với bóng dáng người vợ yêu quư. Cho nên, dù ở đâu, ai hát, “Là chinh nhân tôi bạn với sông hồ. T́nh yêu em, tôi nguyện vẫn tôn thờ, và yêu không bến bờ” hay “Em tan trường về, anh theo Ngọ về, chân anh nặng nề, ḷng anh nức nở, mai vào lớp học, anh c̣n ngẫn ngơ ngẫn ngơ” th́ làm sao không nhớ đến bà vợ hết sức lôi kéo tao, cuốn hút tao xoay ṿng định mệnh đời tục lụy bằng những kỷ niệm yêu đương trai gái và t́nh vợ chồng. Có bài hát nào cho người trí thức và bài hát nào cho người b́nh dân? Chỉ có bài hát nào đă gơ nhịp thời gian đồng hồ chun vào kư ức, quấy động ruột gan, xung động đầu óc, cho ta xúc cảm, làm ta bồi hồi một thời đi qua trong đời, mới quư hóa biết chừng nào, mới hay thiệt là hay mà thôi. Mầy thấy, tụi nhỏ xập x́nh những bài ca Tây Phương dậm dật, ồn ào. Có hồn đâu!? Nghe đau cái đầu, điếc con ráy. Tao không thấy hay chút nào. Mấy thằng bạn tao, mấy con bạn tao cứ vênh vênh cái “bản mặt song song” lên mà tru tréo cho là trí thức, danh giá, hợp cách, hợp thời “Ce soir, je serai la plus belle pour aller danser. Danser. Pour mieux évincer toutes celles. Que tu as aimées. Aimées” trong bài “La Plus Belle Pour Aller Danser” mà Sylvie Vartan hát. C̣n bắt chước kiểu tóc cúp ngắn cụp quanh cổ nữa chớ. Thời đó, tao cũng khó quên thằng Dũng Kèn. Nó nhỏ con hơn chú lùn Nhật Bản trước thập niên 1940 nhưng táo bạo và nghệ sĩ lắm. Cậu ta thường đờn và hát “I took my troubles down to Madame Rue. You know that gypsy with the gold capped tooth. She’s got a pad down on 34th and Vine, selling little bottles of Love Potion number 9” theo kiểu cách “quậy” của bốn chàng “The Beatles” Vương Quốc Anh, đứng đầu là John Lennon. Năm 1971, lại trở về Thủ Đức học Khóa Đại Đội Trưởng, thấy tụi nhỏ “quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu, tiến lên, tiến lên, dù nhọc nhằn…” lại thương. Các Khu Sinh Hoạt Thiết Giáp, Gia Binh, Tuyến B và các Câu Lạc Bộ cứ “Nhắm mắt, ôi nửa hồn bỗng thương đau. Ôi, sao ngàn trùng măi xa nhau, hay ta c̣n hẹn nhau kiếp nào. Anh ở đâu? Em ở đâu? Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu” lại trở về thời “huấn nhục”, “nhảy xổm”, “phạt dă chiến”, “đi băi”, “ḅ hỏa lực”, “ đoạn đường chiến binh”…ngày nào nhiều năm trước.. Th́nh ĺnh lại gặp một thằng ngày xưa học cùng Trường Phan Bội Châu, Phan Thiết. Cái thằng nầy là con một, bị “cấm cung” dữ lắm nhưng “bung” không ai bằng. Thi rớt Tú Tài I là đương nhiên. Học đâu mà đậu với đỗ? Nó có một đặc điểm kỳ dị là tất cả các nữ sinh các Trường Trung Học Công Lập, Bán Công, Tư Thục trong Thị Xă đều nằm trong sổ đen của nó hết. “Sổ đen” của nó có lư lịch về tuổi tác , sắc vóc, địa chỉ nhà ở và trường học, học sinh mới hay cũ, học lớp mấy, giỏi hay dở, con nhà giàu hay con nhà nghèo, nhà quê hay thành thị, tính t́nh dễ ghét hay dễ thương…Đứa nào muốn sưu tra th́ một chầu cà phê b́nh dân Mỹ Wũ. Bị ông bố chửi hoài, “người ta, con năm, con bảy, đứa Bác Sĩ, đứa Kỹ Sư. Đứa nào cũng “nên thân”. Mầy, tao chỉ có một, Trung Học Đệ Nhất Cấp phải thi 2 lần, Tú Tài 1 đă mấy lần rồi vẫn không đậu, chỉ c̣n nước đi bốc cứt”. Giận đời, không học nữa, đi Đồng Đế, nó ra Trung Sĩ. Có tật ham chơi mà không có gan ĺ đi Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, nó tà tà ở Tiểu Khu B́nh Thuận hơn 2 năm đeo cánh gà, bấy giờ mới chịu khó vào Thủ Đức học Khóa 6/70 Sĩ Quan Đặc Biệt. Tao chộp ngay nó vào một quán ăn dưới Khu Sinh Hoạt, vừa ăn uống, vừa nghe kể chuyện xưa nay. Nó bối rối, không vui một chút nào, tâm sự rằng “đời hơn thua nhau một cái bằng cấp”. Nó đă long đong, bầm dập khi là cấp dưới ngay bạn học của ḿnh, bạn học của vợ bạn ḿnh. Cho nên, với vẻ chua chát, đắng cay, nó mỉa mai: “thưa Đại Úy, em phải gian khổ vào đây để kiếm cái “Alpha” với người ta”. La nó một hồi. Tao im lặng, Nó im lặng. Bên kia giàn máy Akai, Thái Thanh đang da diết, “em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ.trở lại. Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về. Anh trở về, anh trở về có thể bằng chiến thắng Pheime hay Đức Cơ, Đồng Xoài, B́nh Giả…Anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngă. Anh trở về, có khi là ḥm đuốc cài hoa”. Chia tay, chúng tao không nói một lời mà nỗi buồn mang theo. Có biết đâu, đó là lần cuối gặp nó. Nó chết ngay ngày hành quân lần đầu tiên làm Trung Đội Trưởng tại Chi Khu Hải Long do Thiếu Tá Út làm Quận Trưởng Kiêm Chi Khu Trưởng, cũng trong Tiểu Khu B́nh Thuận cũ của nó. Cái Lon Chuẩn Úy của nó mới toanh, chưa ṃn tiếng quân lệnh “Đứng Dậy Các Tân Sĩ Quan”. Nói Chi Khu Hải Long có thể mầy không biết nó ở đâu đâu nhưng nói Chi Khu Hải Long hay Quận Hải Long là Mủi Né, chắc mầy biết. Nơi đây có bải biển trong xanh, sạch sẻ, đẹp và yên ả. Nơi đây có những đụn cát, đồi cát của vùng bán sa mạc, đẹp nhất nước. Nơi đây đặc biệt có măn cầu dai, ai cũng thích, không được ăn, uổng đời. Ông Tướng Toàn ở Quân Đoàn II cứ cho thằng bạn tao lái trực thăng từ Pleiku về đây chở măn cầu dai lên trển ăn. “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô” sướng thật. Đời quân ngủ, sống chết ai biết được phải không mầy!? Con người cũng chỉ là cái máy bị cuống hút theo những thúc bách tự thân mà kết cuộc cái chết không c̣n là khái niệm mà là một thực thể tan hoang, vụn nát! Tao thương những người lính, họ đă không c̣n ǵ khi chết và không có ǵ khi sống. Họ đă hy sinh cho ngay những người ích kỷ đang hưởng thụ trên xương máu oan khiên hằng ngày của chính ḿnh.“Đền nợ nước” cũng chỉ là một cách nói, an ủi cho người chiến sĩ vĩnh viễn ra đi khi chưa chết. “Anh hùng” thật ra, là chiêu bài xúi giục cho mầy, cho tao hy sinh tận cùng sự sống con người của ḿnh, có phải cho Tổ Quốc hay cho những người lẻ ra phải đem ra tử h́nh. Dẫu sao, có điều chắc chắn là anh đă “trả lại em yêu, Khung Trời Đại Học, Con Đường Duy Tân, cây dài bóng mát. Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát, vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt” cho em rồi đó, rồi anh miệt mài “vào nơi gió cát”, quê hương người trai thời binh loạn. Có phải vậy không Sáng? Cho nên, có những bài hát nó găi đúng tâm sự, nó chạm nọc trái tim, nó gieo đúng vào điểm chấm sinh thời đầy oái oăm th́, đố ai quên được vóc dáng thuở xưa ngày nào. Những bài hát đó, những ca sĩ hát bài hát đó trở thành bất tử, phải không Sáng? Tôi chưa kịp trả lời, nó nói tiếp:

-    Như bài “Hai Mùa Mưa” và tiếng hát Trang Mỹ Dung. Năm đó 1969, tại Đà Nẳng, hai vợ chồng tao mới cưới ở trọ trên lầu nhà ông chú làm ḷ bánh ḿ, sát nhà một cô nữ sinh có Đạo, học Trường Trung Học Sao Mai, khu Nại Hiên Tây. Cô bé đẹp thanh thoát, đẹp thánh thiện, đẹp trong sáng như ánh trăng mười sáu và trẻ thơ vô tích sự. Những ngày hậu cứ, tao thường găy đờn, nhắp ly trà lạnh và nghêu ngao trên lầu vài bài ca của Phạm Duy như “Ngày trở về, anh bước lê trên quăng đường đê đến bên lũy tre, nắng vàng hoe vựn rau trước hè cười đón người về” hay “Một chiều anh bước đi, em tiễn chân ra tận cuối đồi. Nghe dặn lời, rằng chiến đấu đừng sờn ḷng. Rằng sóng gió đừng sờn ḷng, đừng nề gian khổ” vân..vân...Mầy cũng biết, tao hay uống nước trà lạnh. B́nh Trà Đà Lạt lúc nào cũng trong tủ lạnh, khi uống lấy ra. Không như người ta, phải nóng mới đúng điệu. Những Ngày Đông ngoài Vùng I, trời quá lạnh cho người trong Nam ra, bà xă tao cứ “sao anh không uống nóng cho ấm bụng? Uống vậy c̣n ǵ hương vị!?” Dưới kia, bên thềm giếng, cô gái học tṛ giúp mẹ nấu ăn, thường khe khẻ hát theo, thỉnh thoảng nghếch lên một cách chùng lén, e thẹn. Đúng vào những lúc đó th́, chục lần như một, “Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi, t́nh xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi. Tách cà phê ấm môi, ḿnh ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rôi…” chất giọng khàn khàn như nhựa á phiện của Trang Mỹ Dung lại rề rề, tha thiết làm sao! Tao, ǵ cũng Trung Úy, có vợ đang ở bên. Nàng, ǵ cũng c̣n Nữ Sinh Đệ Nhị, trẻ măng. Nói th́ nói vậy, vợ ḿnh chắc c̣n trẻ hơn con người ta nữa mà. Một hôm, hai vợ chồng tao vừa mới ăn sáng xong, bả t́m cuốn Bách Khoa nằm đọc, tao ṃ Cây Đàn Guitar mà đánh. Phía dưới có ǵ bất thường, bả nh́n ra cửa sổ và la lên “trời ơi! Bà hàng xóm làm thịt chó anh à”. Tao nh́n xuống, cô bé “đẹp trong sáng như ánh trăng mười sáu” đang phụ ông anh đập cho chết một con chó c̣n sống. Đâu đây lại “Hai đứa vui, chưa vơi tâm sự, hôm sau anh lên đường. Tôi tiễn anh như bao anh hùng, hiên ngang ra sa trường. V́ yêu quê hương, anh lặng lẽ bước chân đi. V́ thương non sông tôi gạt nước mắt phân ly. Từng cơn mưa vẫn rơi năo nề. Anh nói một năm nữa anh về”. Tao không thích những người làm thịt chó và ăn thịt chó. Không phải tại tao không ăn hay v́ ḿnh là một Phật Tử, mà v́ tao nghĩ, giết chó, ăn thịt chó, là bất nhẫn, bất nhân, ghê tởm. Bây giờ, ở đâu, lúc nào nghe lại bài hát Hai Mùa Mưa th́, bối cảnh ngày đó bày ra như hiển hiện với sắc son giọng ca bất tử Trang Mỹ Dung và cô con gái Nữ Sinh Trường Trung Học Sao Mai đang làm thịt chó mà rùng ḿnh.

-    Chơi với mầy ít ra cũng từ ghế nhà trường Chu văn An, Văn khoa, Luật khoa, làm sao không biết “Cái Thằng Mộng Mị Mơ Hồ” , “Cái Thằng Ngụy Thi Sĩ” của mầy đầy t́nh cảm thương vay khóc mướn, mê gái mà không dám chọc. Xă hội hàng hàng lớp lớp phủ phàng thực tế không kịp vuốt mặt, đâu cho ḿnh viễn vong mơ với mộng, vừa phí phạm trí tuệ, mệt mỏi con tim vừa không thức thời. Thôi, hôm nay can đảm lắm rồi, tao đă ngồi hằng giờ nghe mầy tâm sự chuyện của mầy, nói măi rồi cũng không bao giờ hết mà cũng chẳng đi đến đâu, bởi v́ đó cũng là tấc dạ chung của anh em chúng ta sinh bất phùng thời. Vừa nói, tôi vừa đứng dậy. B́nh hiểu ư, im lặng đứng dậy theo, trả tiền rồi cùng nhau về. Tôi kêu nó ghé lại nhà chơi. Nó nói phải về Phan Thiết. Chúng tôi chia tay. Đằng sau, Thái Thanh tiếp “anh sẽ ra đi, nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ. Anh sẽ ra đi, chẳng mong ngày về…”
             

B́nh quẹo trái về đường Hiền Vương, tôi quẹo phải, ngang rạp Casino về Trần Quang Khải. Trên đường, tôi có nhiều suy nghĩ rằng “văn hóa là những ǵ c̣n lại sau khi đă mất” như người ta thường nói, nhưng kỷ niệm th́ c̣n đủ y nguyên không suy suyễn, có khi c̣n thâm trầm hơn, đậm đà hơn. Trong bốn đứa:  thằng Sử ngang tàng; Thằng Ư  hiền khô; Thằng Thắng ham văn nghệ đờn ca; Thằng B́nh ủy mị và tôi ham vui…”Cái Thằng Mộng Mị Mơ Hồ”, “Cái Thằng Ngụy Thi Sĩ” B́nh nầy, xin được bổ túc thêm một chuyện nữa, nó đă kể cho tôi nghe. Đâu khoảng năm 1969, con bồ già nhân nghĩa, non vợ chồng của nó, từ Sài G̣n lên thăm nó tại tiền đồn Dakson “Ba Biên Giới”, Quảng Đức. Vừa háo hức lửa ái ân, vừa nghe đạn thù băng rừng réo hồn tử sĩ mà cũng vừa nghe Thanh Tuyền ca “thương, c̣n thương những chiều, đời chưa biết nhiều, nghẹn ngào nh́n nhau không nói. Yêu, c̣n yêu tiếng cười ngày mới quen nhau, ngỡ ngàng t́nh trong mắt sâu…” Chưa đầy một tháng sau, nàng đă theo tiếng hát Thanh Tuyền đi lấy chồng, “Hôm em bước lên xe hoa thềm nhà tươi pháo hồng. Em ơi! pháo vui như vô t́nh xé nát tim anh. Bao nhiêu ước mơ nay phai tàn. T́nh ơi phủ phàng! Một ngày dù duyên chưa thắm, chuyến đ̣ xưa sao nỡ quên!?...”. Cô ta bỏ nó, một Trung Úy Biệt Động Quân rày đây mai đó, sống chết không biết chừng, lương tháng không đủ xài, đi lấy một Thiếu Tá Mỹ da đen, Cố Vấn Tiểu Khu Gia Định, nhiều tiền, nhiều đồ ăn, nhiều mỹ phẩm để phung phí, xa xí. Cho nên, trong một lúc nào đó, ở đâu, nó bắt gặp Thanh Tuyền the thé giọng xé nát tâm can “Mưa khuya hắt hiu xuyên qua mành, t́nh ngăn cách rồi!” th́, nhất định “Tắt. Tắt. Tắt”, không bao giờ chịu nghe. Dẫu sao, chúng tôi năm thằng đă đi lính cũng đă bảy, tám năm rồi chớ giỡn sao, mà đă có đứa nào thương tật ǵ đâu, nói chi đến tử trận với tử thương. Có lẻ nhờ Phật của tôi và thằng B́nh, nhờ Chúa của thằng Sử, nhờ Đức Huỳnh Giáo Chủ của thằng Thắng và thằng Ư, đồng ban phước lành cho. Đúng vậy không!? Có ǵ bi thảm như Vương Hàn “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?”./.
                                                                        
NGUYỄN  THỪA  B̀NH
Một tối giữa Hạ 2010, Canh Dần 
                                              

 


 


VĂN CHƯƠNG

Cây viết Bất Khuất

Thuyền đời
Highway of Heroes
Nắng ấm quê hương
Truyện dài Bất Khuất
Thuyền đời ơi !
Những thằng chúng tôi
Bài thơ trên đồi Bác sĩ Tín
Viên đạn vang rền
Chuyện t́nh trái ngang
Khối diễn hành
Băi tập
Lễ măn khóa
Một Đời Bất Khuất
Kỷ niệm Quân Trường - Về phép
Kỷ niệm Quân Trường - Cúp phép
Hồi tưởng chiến trường 1062 Thượng Đức
Dọc đường gió bụi
T́nh Bất Khuất
Ngày xưa thân ái
Tôi đi lính
Bất Khuất
Quan Âm Tây Du Hí truyện
Làm trong sáng tiềng Việt
Hạ cờ tây
Thù dai
Kỷ niệm khó quên
Trận cuối trong đời lính của tôi
Khúc hát Quân Hành
Một nỗi đau
Thủ Đức - Tuần huấn nhục
Tâm thư của Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí
Trận Ô-Căm
Một lần vĩnh biệt
Một lần đi
Chuyến đi cuối năm
Nhớ về mái trường xưa
Phạm Xuân Tịnh - Một cuộc đời
Những ngày tháng không quên
Tự do ơi, tự do!
V́ hai chữ Tự Do
Ngh́n trùng cách biệt
Thầy Chín
Để nhớ để quên


Người lính VNCH

Soái hạm HQ5 và trận hải chiến Hoàng Sa
Ngày 19-01 Kỷ Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
Đi vào ḷng địch: Câu chuyện thật của người Nhái HQ VNCH
Người bạn 101
Năm tháng tuổi thơ thuở nào
Lực lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH
Đối diện tử thần
Một thời để yêu
Phi Công thời chiến
Người con dâu nước Mỹ
Tưởng bỏ anh em
Đành bỏ anh em
Mai
Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời
Một đời binh nghiệp hai màu Mũ
Biệt Hải trên vùng biển băo tố
Chuyện người lính trinh sát
Nhan sắc cư tang
Niềm vú quân trường
Sự trịch thượng
Hộ tống hạm HQ11 & Những ngày biến loạn tháng Tư đen
Bạn tôi, những SVSQ khóa 2 Học Viện CSQG
Cuộc sống của người lính chiến ĐPQ và NQ
Sông Mao, Ngày tháng cũ
Tự truyện của một phi công

Chập chùng tủi nhục
Tâm sự người lính

Nén hương tưởng nhớ bạn Dương Quang Ngọc
Một mai giă từ vũ khí
Mối t́nh đầu
T́nh lính
Đời lính
Tàn cuộc hoa này
Nó và Tôi
Viên ngọc nát
Những năm dài qua đi... hội ngộ
Ngày Quân Lực : Lời thú tội
Nhớ An Lộc - Chuyện người Thương Binh bị bỏ quên
Nghĩ về người vợ lính
Chuyện t́nh với chàng cựu Không Quân Y 2 K
“Hát Ô” qua Mỹ
Anh hùng tử - Khí hùng bất tử
Thằng lính bạc t́nh
Cuối đường
Đó đây trên quê hương
Here and There In The Homeland
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Những ngày tù chung với Ông Đạo Dừa
Cây cầu biên giới
Khu trục bọc thây
Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh Dưới Cái Nh́n Của Người Ngoại Quốc

Đêm liêu trai
B̀NH-TUY, những ngày cuối cùng...
T́nh Anh Lính Chiến Biệt Động
Trận chiến đẫm máu của HQ/VNCH: Trận Ba Rài
Mặt trận Miền Đông vẫn yên tĩnh
Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
Màu cờ và sắc áo
Tù binh và ḥa b́nh
Tây Ninh, chút c̣n lại trong ḷng một người lính
Hoài niệm
Tâm tư và cuộc sống quả phụ
Thượng Tọa Thích Quang Long
4 ngôi mộ lính nhảy dù Vị Quốc Vong Thân
Hai người bạn
Đôi ḍng về “Cỏ Thu Hoàng thị”
Cái chân gỗ
Một H.O. muộn màng
Vài hàng gởi anh Tŕu mến
Thiên bi hùng ca QLVNCH
Để nhớ lại những ngày Mùa Hè Băo Lửa
Trận chiến cô đơn
Biệt đội 817 - LĐ81 BCD
Trận đánh cuối cùng của ĐPQ...
Qua những trại tù cộng sản...
Sông Mao, phi vụ ngày 30 Tết
Nước mắt mẹ già
Viên đạn cuối cùng
Điếm Cỏ Cầu Sương
Người lính ấy của tôi...
Khóc một ḍng sông
Cái muỗng
Tử thủ
Những tiếng hát bừng sáng A 20
Thiên đường đỏ
Khoác áo chiến y
Chuyện t́nh của một Phi Công
Hai v́ sao lạc
Tôi thương nhớ vợ tôi
Bông hồng tạ ơn
Viết về Lê Hữu Lượng
Chinh nhân và người t́nh
Tôi vào học viện Cảnh Sát Quốc Gia
Cảm nghĩ của một người Lính về Ngày Quân Lực 19/6
Nhiệm vụ
Cô gái B́nh Long
Những ngày hồi đó
Ngày QL19/06 - Người Lính VNCH ... Tôi nợ Anh ..
Nhớ đến Biệt Đội Thiên Nga
Viết về ngày QL 19/6/2011
Người không nhận tội  
Chào cô ... em gái Biệt Cách Dù
Chuyện t́nh chị Hạ và anh Nuôi
Huấn luyện Sĩ Quan tại Hoa Kỳ
Ở cuối 2 con đường
Đêm Cao Miên
Đồn Dak Seang
Giải toả căn cứ hỏa lực 6  Tân Cảnh
Quan Âm chí lộ
Rải tro theo gió
Một chuyến đi toán phạt
Chinh chiến điêu linh
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Người không nhận tội
Tháng 4 xót xa
T́m lại thương đau
Nụ cười người tử tội
Ngày về
Người lính miền Nam
Phan Rang nỗi hờn di tản
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Găy súng
Chuyện người Nghĩa Quân
Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ H́nh Của Chính Ḿnh
Đại Bàng Gảy Cánh Tháng Tư
Trại gia binh
Viết về người lính Địa Phương Quân
Quốc lộ 20 - hành lang của tử thần
Phnom Penh, ngày ấy c̣n đâu?
Vinh danh Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"
Ngọn đồi cuối cùng
Nhớ hay Quên
Người lính miền Nam
Charlie, ngọn đồi quyết tử
Chú Quế
Pleiku nắng bụi mưa bùn
Mê thần tượng
Cơm cháy quân trường
Anh trai Biên Hoà, em gái Cà Mau
Giọt nước mắt Đêm Giao Thừa ...!
Kiếp người... đời lính...
Câu chuyện tù của ĐT Phi Công HK...
Ḍng sông cỏ mục
Bên những bờ rừng
Đêm thánh vô cùng
Người tù kiệt xuất
KBC Một thời để nhớ
TPB Những mảnh đời bất hạnh
Mùa Đông năm ấy
Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa qua những t́nh khúc bất tử của Một Thời Chinh Chiến
Phi vụ cuối cùng
Những người tù cuối cùng
Lửa máu hận thù
Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam
Mẹ VN ơi - Chúng con vẫn c̣n đây
Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là 'giặc' !
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Chiếc áo phong sương t́nh anh nặng
Người lính VNCH trong nhạc sỉ Trần Thiện Thanh
Đêm hỗn mang
Ngỡ ngàng đời chiến sĩ
Chuyện nhớ trong đời
Để ghi nhớ tháng 4 đen
Nỗi đau thời chiến
Cọp rằn Chương Thiện
Quà cho con trong tù
Những gịng sông lịch sử đời người
Một người đi
Trận cuối 2
KBC 4100 & Tết Mậu Thân
Rừng khóc giữa mùa xuân
Lá thư t́nh của người lính VNCH
Cô con gái quá giang trong đêm mồng một Tết
Lon Guigoz hành trang người tù...
Con chó Vện và người tù cải tạo
Một lần toan tính...
Tấm thẻ bài
3 người chiến binh "homeless"...
Trôi theo vận nước
Trận cuối
Chiến sĩ Kha Tư Giáo
Em không nh́n được xác chàng
Chuyện buồn người vợ tù
Người Việt của tôi - Quận Dĩ An
Sao hôm, sao mai
Những lá thư t́nh
May mà có em
Thằng bé đánh giày người Nghĩa Lộ
May mà có em đời c̣n dễ thương
Gói quà đầu năm
Cây Mai rừng của người Lính Trận
Cánh chim Thần Tượng
Ba ḍng nước mắt
Những xác chết trên mănh đất chữ "S"
Thân phận người lính găy súng
Chuyện vượt ngục ở trại Gia Trung ...
Những mảnh đời dang dở - phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần cuối
Mưa trên Poncho
Người ở lại Saravan
Nhớ hay quên kỷ niệm thời chinh chiến
Vược ngục
Chuyện t́nh khoai lang
Tâm t́nh người lính VNCH tỵ nạn ở Thái Lan
Hồi tưởng ngày Quân Lực 19-6-73
Vinh danh người lính VNCH

Linh tinh

Dị mộng
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tập thơ "đôi hồ" và một thiên diễm t́nh
Về Quê
Ông già bơi rác
Nhớ thời trường cũ Chu Văn An
Người chú họ của tôi
Tôi bị bắt
Nhớ lắm… những mùa Thu
Những chuyện trời ơi !
Người đồng hương
Bên đời hiu quạnh
Việt Cộng con
Phượng hồng vào Hạ
Sức mạnh của cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại
Giai thoại văn chương
Kỷ niệm nỗi trôi cùng trí nhớ
Bà xă đai-ét
Chuyện kể: Một buổi trên đường vượt biển
Những vần thơ chui
Đi t́m Jackpot
Cây cầu biên giới
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Như những giọt buồn
Một cơn đau tim….và một lần phẫu thuật
Đứa con dị chủng
Bài thơ dang dở
Thất t́nh
Dấu "Hỏi Ngă" trong văn chương Việt Nam
Ngày xưa thân ái...
Gió bụi một thời
Người sợ bóng
Hoàng hôn trên núi Tây
Ư yêu đương
Đêm qua sân trước nở cành mai
Vệt nắng cuối chiều
Đừng yêu người làm thơ
Tết Nguyên Đán
Đừng yêu người làm thơ
Như những vần mây
Đám cưới
Hạnh phúc muộn màng đêm Giáng Sinh
T́nh... tiếc
Giáng Sinh năm nào
Ván cờ ma quỷ
Văn thơ trữ t́nh
Mùa Thu qua thi ca  
Phụ nữ Việt Nam qua Ca Dao
Tháng năm ngoảnh lại
Thu xưa
Thu có sầu chăng sáng nay!
Cơn mưa chiều nay
Xuôi ḍng sông Hương
Nỗi niềm cố cựu
Thiện và Ác
Tóc May sợi vắn sợi dài
Tâm sự tuổi già
Xóm biển
Đi t́m tâm linh
Mấy đoạn đường đời
Tản mạn những giao thoại văn chương
Xin hăy giúp tôi
Con c̣n nợ Ba
Nhăm nhi bầu bạn
Một thời để nhớ
Người quét chợ
Lời tỏ t́nh
Bạn cũ năm mươi năm
Về lại cố hương  
Đường đi không đến
Xương trắng Trường Sơn
Về lại cố hương
Thoáng xưa
Cánh Hoa Ngọc Lan
Bước không qua số phận
Đọc thơ Trạch Gầm
Con Gà ṇi
Con Mèo hay con Thỏ?
Đời vẫn đáng sống
Tết làng tôi
Bầu Bí một giàn
Nghỉ hè ở Mallorca
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Em đi để lại con đường
Một thời con gái
Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện
Trường ca trang sử Mẹ....
Nỗi đau bẽ bàng
Khi con đường không lối thoát
Những bài ca một thời cuộc đời
Tiếng chuông ái t́nh
Những con cào cào xanh
Nếu chỉ c̣n một ngày để sống
Bố tôi
Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn
Giấc mộng dài
Duyên số trời định
49 Ngày với em
Bài ca của người du tử
Tấm vạc giường
Cố hương, 35 năm sau
Vượt biển một ḿnh
Hăy bế em ra khỏi cuộc đời anh
Những Tết năm xưa ở Phan Thiết
Làm thinh
Màu tím trong thơ
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
Thằng cháu nội đích tôn
Chị Cả Bống
Làm rể Ninh Ḥa
Trời đất bao la
Nỗi buồn mùa Thu
Duyên Nam Bắc
Đà-lạt trời mưa
Xót xa
Tiểu thơ
Đôi mắt
Giọt mưa trên tóc
Quê tôi, ngày bé thơ lớn lên
Mùa thu cuộc t́nh
Cây sầu riêng sau vườn cũ
Tản mạn - Về những người bạn
Nh́n những mùa xuân đi...
Quê hương ruồng bỏ
Ba tôi và tôi
Vượt thoát
Made in VietNam
Giọt nước mắt
Ngày vô vị
Khóc lặng thinh
Đời c̣n vui v́ có chút ṭm tem
Đôi mắt Phượng
Ngựi bán liêm sỉ
Bài ca vọng cổ
T́nh già
Buổi chiều ở Thị trấn Sông-Pha
Saigon ngày ấy
Phàm phu tục tử
Thăm quê
Dấu tích ân t́nh
Địch thủ
Tâm
USS Midway - Ông bạn già năm xưa - English
Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho
Vài ṿng Thơ, Rượu và Tết
Mùa Xuân uống rượu
T́nh người
Hồi kư của một người Hà Nội
T́nh nghĩa, nghĩa t́nh
Đôi đũa
Gịng đời... và hồi âm gịng đời...
Không cho phép ḿnh quên
Thảm sát trên đảo Trường Sa
Em tôi
12 bến nước
Chào Mẹ
Cháo tóc
Những người không đất đứng
Vợ hiền
Theo ngọn mây Tần
T́nh ngây dại